PHẦN THỨ NHẤT
I. CHÍNH SÁCH CAI TRỊ CỦA CHÍNH PHỦ ĐÔNG DƯƠNG
1. Toàn thể hội nghị của Ban Trung ương của Đảng Cộng sản Đông Dương xét rằng từ lúc Mặt trận bình dân thắng lợi, Chính phủ Blum - Chautemps lên cầm quyền ở Pháp, thì ở Đông Dương, một phương diện do sức tranh đấu của quần chúng, một phương diện nhờ lực lượng ủng hộ của bình dân Pháp, đã thấy ban hành ít điều luật cải cách như: ân xá một số đông chính trị phạm, thi hành ít điều luật lao động, bỏ sắc lệnh Laval giảm tiền lương viên chức và đồng thời tăng lương cho viên chức, sửa đổi một ít chế độ thuế má, cải cách một ít điều lệ tuyển cử, định phương pháp ngăn ngừa nạn cho vay cắt họng, v.v..
2. Tuy nhiên, luật lao động ban hành còn hết sức hẹp hòi, tiền lương tối thiểu quá thấp, tiền lương viên chức phần nhiều chỉ tăng trong những ngạch cao đẳng và trung đẳng, còn ngạch hạ đẳng và công nhật thì luật không tăng hay tăng rất ít. Việc cải cách thuế thân ở Bắc Kỳ tuy có đạt hạng 0đ50, hạng 1đ00; song số người được hưởng rất ít, trái lại làm cho các lớp trung sản phải gánh quá nặng. Ở Nam Kỳ, tuy có chia ra hạng thuế thân, song người dân quê nghèo có dăm ba sào đất hoặc miếng vườn đủ làm nhà ở cũng đóng thuế hữu sản. Còn thuế ba tăng lại không đánh vào hạng nhà băng, các công ty tư bản lớn, các đồn điền, mà các nhà tiểu công, tiểu thương, tiểu chủ lại bị tăng thuế ba tăng. Việc thêm một số ít cử tri ban thượng hội đồng thuộc địa và nới rộng điều kiện vô xã Tây, chỉ là đặc quyền của một tối thiểu số bọn tư bản và thượng lưu trí thức, việc buộc người ra ứng cử dân biểu Bắc Kỳ phải biết đọc và biết viết tiếng Pháp làm cho một số rất đông trong những người sốt sắng bênh vực quyền lợi cho dân chúng sẽ bị gạt ra ngoài nghị trường.
3. Những điều cải cách rộng rãi đúng theo tinh thần dân chủ của Mặt trận bình dân Pháp mà dân chúng Đông Dương mộng tưởng bấy lâu nay chưa thấy thi hành. Về quyền tự do dân chủ thì chưa có phổ thông đầu phiếu; những tự do nghiệp đoàn chưa ban hành, chế độ thuế má chưa sửa đổi đúng theo lối dân chủ luỹ tiến; chưa thi hành những phương pháp có hiệu quả để cứu giúp nông dân giảm địa tô, bớt thuế, đặt ngân hàng bình dân cho hết thảy dân quê vay nhẹ lãi, cứu tế tai nạn nông nghiệp, chưa tăng lương cho thợ thuyền và viên chức đúng theo giá sinh hoạt, khẩu hiệu toàn xá chính trị phạm chưa thi hành đúng và triệt để.
4. Cũng vì sự nhu nhược của Chính phủ Blum và cái khuynh hướng muốn thiên về hữu của nội các Chautemps, nên sức phản động ởthuộc địa vẫn còn mạnh. Bọn đại tư bản không chịu thi hành luật lao động, tuy hứa cho lập các hội ái hữu nhưng vẫn kéo dài chưa cho giấy phép. Bọn tích trữ tăng giá hàng hoá quá cao làm cho sinh hoạt quần chúng thêm khổ cực. Sau mấy năm khủng bố năm 1930-1931 thì không khí ở thuộc địa đã có dễ thở hơn nhiều, song hiện giờ thợ thuyền bãi công thì vẫn bị đuổi, bị bắt, nông dân tranh đấu thì bị tù. Trong bộ máy cai trị tuy thỉnh thoảng có một vài người chịu can thiệp một vài điều cho dân, song hầu hết còn là thủ cựu, quen dùng những chính sách thuộc địa khủng bố.
Các báo sách cấp tiến phần nhiều bị tịch thu, bị cấm, các nhà viết báo và chiến sĩ bình dân như Ninh, Tạo, Nguyễn, Giáp vẫn bị kết án. Còn báo chí phát xít hằng ngày chửi rủa Mặt trận bình dân thì không bị trừng phạt, các đoàn thể phát xít không bị giải tán, mà bọn lãnh tụ của chúng càng được trọng đãi
5. Tóm lại chính phủ bình dân có ban hành cho Đông Dương vài điều cải cách nhưng còn hẹp hòi. Sức phản động ở thuộc địa còn mạnh, vì rằng các Chính phủ Blum, Chautemps không cương quyết và không dựa vào sức ủng hộ của quần chúng, vì ở Đông Dương chưa có một Mặt trận dân chủ thống nhất nên cải cách chưa đúng với tinh thần dân chủ rộng rãi của Mặt trận bình dân.
II. THÁI ĐỘ CÁC ĐẢNG PHÁI
Sau cuộc Đông Dương Đại hội thất bại, vì thế lực phản động thuộc địa hăm dọa và thủ đoạn khiêu khích của bọn tờrốtkít phá rối, các đảng phái tư bản bản xứ tỏ ra thái độ bị động bi quan. Đảng Đông Dương Dân chủ tuy có chương trình cải cách có tính chất cấp tiến nhưng không hoạt động trong quần chúng, không dám liên lạc với nhóm Le Peuple và Đảng Xã hội. Phái Nguyễn Phan Long có hô hào mà chưa chịu hoạt động, Đảng Lập hiến chỉ còn cái tên mà mấy người lãnh tụ Lê Quang Liêm. Bùi Quang Chiêu thì bảo quần chúng ngồi yên để họ kêu nài ở Bộ thuộc địa; Việt Nam Quốc dân Đảng chưa có hoạt động gì trong quần chúng, chỉ thấy mấy đảng viên cũ ra tờ báo công khai; Đảng Phục Việt theo ảnh hưởng Cường Để, tay chân của Nhật, đương vận động ráo riết và có ít nhiều ảnh hưởng trong đám dân theo đạo Cao Đài; chi nhánh Đảng Xã hội ngoài Bắc có liên lạc với quần chúng ít nhiều, còn chi nhánh Xã hội ở Nam Kỳ, tuy có liên lạc với nhóm Le Peuple, song có một bộ phận cảm tình với bọn tờrốtkít và họ còn nhiều cái cô độc không dám hoạt động trong quần chúng Việt Nam. Đảng Cấp tiến phản đối việc nhóm Le Peuple yêu cầu gia nhập chi nhánh Mặt trận bình dân Nam Kỳ. Bọn tờrốtkít lộ rõ mặt là tay chân của phát xít, chúng là kẻ thù của dân chúng vì đã phá cuộc bãi công, mét tinh, đốt nhà (tại rạp hát Thành Xương), làm lính kín, ly gián các lực lượng dân chúng, công kích Mặt trận bình dân, ra sách phát không để chửi cộng sản. Đồng minh của chúng có bọn bảo hoàng (phái Cường Để) Bảo Đại, v.v., để ủng hộ Nhật. Bọn tờrốtkít đồng minh với Đảng Trật tự xã hội Đông Dương đã cùng nhau kêu đồ đảng phá cuộc mét tinh bình dân do nghị viên cộng sản Ônen trù tính tổ chức ra. Vì bọn phát xít và bọn tờrốtkít phá phách, chia rẽ các cuộc vận động dân chúng, nên sự đoàn kết tất cả đảng phái các lực lượng cải cách tiến bộ vào trong một Mặt trận thống nhất dân chủ ở Đông Dương chưa thực hiện được. Tuy vậy mặc dầu, Đảng Cộng sản và báo chí Le Peuple, En Avant1) Thời báo, các phần tử tận tâm với quyền lợi dân chúng không ngớt sự kêu gọi liên hiệp hành động. Sự kêu gọi ấy đã có ít nhiều kết quả, ở Trung Kỳ các lực lượng dân chủ đã đắc thắng trong kỳ tranh cử dân biểu, chiếm đa số trong dân viện. Ở Bắc Kỳ, Đảng Xã hội đương mời các nhóm cộng sản công khai, các báo En Avant, Thời thế, Thời báo, Tin tức cùng các nhóm, các báo khác tán thành cải cách, cũng bằng lòng tổ chức Mặt trận thống nhất hành động trong kỳ tuyển cử.
Công việc tất nhiên còn phải làm nhiều, song tất cả những điều đó là cái mầm đi tới sự thành lập Mặt trận dân chủ thống nhất Đông Dương để cùng với Mặt trận bình dân bên Pháp làm bảo đảm chắc chắn cho sự thi hành các điều cải cách dân chủ xứ này.
III. PHONG TRÀO DÂN CHÚNG
1. Đứng dưới hoàn cảnh khổ sở, sinh hoạt đắt đỏ, vì đồng bạc sụt giá, các thứ hàng hoá lên giá quá cao, một phương diện nữa, nhờ ảnh hưởng Mặt trận bình dân kích thích nên quần chúng thợ thuyền, nông dân và tiểu tư sản thành thị nổi lên tranh đấu. Trong khoảng sáu tháng nay những cuộc tranh đấu liên tiếp của thợ thuyền đòi thi hành luật lao động, đòi tăng lương, nhất là ở Nam Kỳ phong trào xin lập ái hữu, những cuộc nông dân biểu tình đòi giảm lúa ruộng, thêm công gặt, đòi bớt thuế (phần nhiều ở Nam Kỳ). Các cuộc biểu tình, mét tinh đưa nguyện vọng dân chúng chống thuế thân (ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ). Các cuộc biểu tình, mét tinh đưa nguyện vọng dân chúng ở các tỉnh Trung Kỳ ủng hộ cho viện dân biểu, các cuộc mét tinh chống đế quốc chiến tranh ủng hộ hoà bình của nhân dân Bắc Kỳ. Cuộc bãi công của binh lính Long Xuyên, Mỹ Tho, các cuộc phản kháng của dân Thượng Trung Kỳ, v.v..
2. Những cuộc tranh đấu phần nhiều có tính chất tổ chức, có khẩu hiệu rõ rệt, ngoài những khẩu hiệu thi hành luật lao động, tăng tiền lương, giảm địa tô, bớt thuế, dân chúng còn đề ra các khẩu hiệu chính trị chung như đòi ân xá chính trị phạm, đòi các điều tự do dân chủ, đòi tự do nghiệp đoàn, v.v.. Xét về số lượng, tuy phong trào dân chúng sáu tháng vừa qua không được bằng thời kỳ 1936-1937 song nó có giác ngộ quyền lợi rõ ràng sâu sắc hơn, và ủng hộ Mặt trận bình dân bằng cách hoạt động, chiến đấu cương quyết hơn những phong trào sôi nổi năm 1936 và đầu năm 1937. Một cực điểm trong phong trào dân chúng vừa qua là Đảng Cộng sản đại khái đã chiếm được địa vị ưu thắng và cũng nhờ vậy mà các khẩu hiệu cũng phần nhiều được giải quyết một cách mỹ mãn. Đáng chú ý là các cuộc tranh đấu của nông dân phần nhiều là Đảng ta trực tiếp lãnh đạo, còn phong trào công nhân, nhất là ở Sài Gòn - Chợ Lớn, có đôi cuộc tranh đấu không những Đảng không trực tiếp chỉ huy mà sau khi tranh đấu đảng bộ cũng không chú ý tìm mối liên lạc với họ, để cho bọn tờrốtkít xen vào gây ảnh hưởng trong đó. Các cuộc tranh đấu của binh lính, của dân Thượng, Đảng chưa chỉ đạo được Cuộc vận động của phụ nữ chậm phát triển, trừ cuộc biểu tình của học sinh ở Hà Nội còn thì Đảng chưa gây được phong trào thanh niên.
3. Tuy nhiên, phong trào quần chúng sáu tháng vừa qua cũng có nhiều khuyết điểm quan trọng:
a) Có một số đồng chí ta có xu hướng chính trị hoá các cuộc tranh đấu; các việc tụ họp thường thức như đi đám ma, đám cưới mà cũng nắm tay chào Mặt trận bình dân, đọc diễn văn ròng cách mạng, làm cho những đám quần chúng bình thường sợ phải bỏ ra và các phần tử khiêu khích mượn cớ mà tố cáo với các nhà chức trách khủng bố.
b) Phong trào tranh đấu phát triển không đều, các cuộc bãi công đòi thi hành luật lao động và biểu tình của nông dân đòi bớt thuế, giảm địa tô, phần nhiều ở Nam Kỳ.
c) Sau cùng, ở những nơi trung tâm kỹ nghệ, thợ thuyền tập trung (mỏ ở Bắc Kỳ, đồn điền ở Nam Kỳ) thì phong trào tranh đấu rất yếu vì thế lực Đảng ta ở đó còn yếu hoặc chưa thể gây dựng được.
IV. CÔNG TÁC NỘI BỘ .
1. Hội nghị xét rằng nói chung toàn quốc thì đảng viên tăng gia 60%, còn nói riêng từng xứ thì Bắc Kỳ phát triển không đều, Nam Kỳ bình thường, chỉ có Trung Kỳ là các đảng bộ lan rộng lanh chóng hơn hết, các cuộc liên lạc giữa các cấp bộ, đảng bộ có hệ thống, song nhiều chỗ chưa được giao tiếp kinh thường2). Điều khuyết diểm lớn là Đảng chưa có cơ sở ở Lào, ở Cao Miên thì rất yếu và thế lực ở tỉnh thành và tỉnh lỵ yếu hơn ở thôn quê.
2. Các đảng viên tổ chức phức tạp (nhất là ở Nam Ky) nên ở một đôi chỗ (như Chợ Lớn) những phần tử giả dối cách mạng chui luồn vào được hàng ngũ ta.
3. Các đảng bộ tổ chức được hàng chục ban huấn luyện chính trị để nâng cao trình độ lý thuyết đảng viên, nhưng còn thiếu, nên ở nhiều tỉnh Nam Kv có một số đảng viên không rõ chiến lược, chiến thuật của Đảng, ở Trung Kỳ (Nghệ An, Quảng Ngãi) nhiều đồng chí còn tiêm nhiễm óc cô độc hồi 1930-1931.
4. Kinh thường Đảng có báo công khai bằng Pháp văn và quốc văn làm tài liệu tuyên truyền, có xuất bản được 15 quyển sách công khai, ảnh hưởng của Đảng lan rộng trong quần chúng, hội nghị cho rằng con đường chính trị của các báo chí còn cô độc nên chưa kéo được những lớp rộng trí thức, tiểu tư sản, tư sản cấp tiến sang phe bình dân.
Đảng thường có gởi thông cáo bí mật cho các đảng bộ, các vấn đề quan trọng nội bộ mà các báo chí công khai không thể nói được, sách vở bí mật mấy tháng nay không có nên có nhiều điều quan trọng mà không thể giải thích cho đảng viên hay.
5. Nói chung thì Đảng ta đại khái chỉ đạo được công tác công khai toàn quốc, Ban Trung ương và các Xứ uỷ đã mật thiết liên lạc và chỉ thị được các đồng chí công khai tương đương, nhưng riêng ở Bắc Kỳ thì Xứ uỷ đã không chỉ thị được một cách mau cho các đồng chí công khai về chính trị thực hành hằng ngày và ở một ít tỉnh Nam Kỳ cán bộ chỉ đạo của đảng bộ bí mật thua kém các đồng chí công khai về trình độ chính trị và kinh nghiệm tranh đấu nên không trực tiếp lãnh đạo được công tác công khai, điều khuyết điểm đó, về một vài phương diện, có thể làm chậm trễ công tác quần chúng vận động trong địa phương ấy.
PHẦN THỨ HAI
Nhiệm vụ: Căn cứ theo những ưu và khuyết điểm nói trên kia, hội nghị định những nhiệm vụ như sau:
I. THỰC HIỆN MẶT TRẬN DÂN CHỦ THỐNG NHẤT
1. Hội nghị xét rằng vấn đề lập Mặt trận dân chủ thống nhất là một nhiệm vụ trung tâm của Đảng trong giai đoạn hiện tại, tranh đấu gần hai năm nay tuy chưa thực hiện được hẳn hoi nhưng trong các lớp dân chúng, các đảng phái, đã có ít nhiều xu hướng liên hiệp hành động và những mầm mống để thực hiện Mặt trận thống nhất. Vậy cần đưa hết toàn lực của Đảng dùng hết phương pháp để lan rộng các xu hướng, phát triển các mầm mống ấy thành một lực lượng hành động mạnh mẽ.
2. Các đồng chí ở Trung Kỳ nên đề nghị cho phái dân chủ ở trong Viện tăng gia sự hoạt động, kéo những phần tử trung lập về phe mình, đứng ra liên lạc với các nhóm, các đảng phái Tây, Nam tán thành cải cách ở Bắc, Nam, gây cơ sở để đi tới sự liên hiệp hành động thống nhất toàn Đông Dương. Ở Bắc Kỳ, phải đề nghị cho Đảng Xã hội mở rộng phạm vi và tiếp tục mở rộng hoặc củng cố Mặt trận bình dân.
Sau vụ tuyển cử ở Nam Kỳ, nhóm Le Peuple xin vào chi nhánh Mặt trận bình dân Pháp ở Nam Kỳ, vào uỷ ban hành động trí thức chống phát xít, phải đẩy Đảng Xã hội dân chủ ở đấy đề ra xu hướng những việc cải cách tiến bộ, ta cứ hưởng ứng và ủng hộ để gây cảm tình và lần lần bước tới sự hành động thống nhất, ta phải kéo hết các phái cải lương theo Mặt trận thống nhất, đòi các quyền tự do dân chủ.
3. Kinh nghiệm chia rẽ Đông Dương Đại hội và cuộc hội họp của uỷ ban hành động trí thức chống phát xít (Sài Gòn), v.v., cho ta các kinh nghiệm rằng những lời lẽ ròng cộng sản, những giọng hùng hồn trong lúc giao thiệp với các đảng phái cải lương, trong các cuộc hội họp có họ tham gia, v.v., chỉ làm cho họ sợ và xa Đảng ta.
4. Vì các đảng cải cách quá hèn yếu, sợ sự hăm dọa của chính phủ thuộc địa và sự cấp tiến hoá của quần chúng, hội nghị nhận rằng cần phải bỏ hết những khẩu hiệu quá tả, làm cho giai cấp tư bản bản xứ và các đảng phái khác sợ không dám đi với mình, song cho cái chủ trương chỉ đi giao thiệp trên chóp bu, bỏ hẳn sức ủng hộ của quần chúng là hữu khuynh là vì không tin vào lực lượng quần chúng, phải biết bọn tư bản và đảng phái của nó sợ mang tiếng theo đuôi cộng sản và sợ quần chúng tranh đấu thiệt hại trực tiếp đến quyền lợi của họ, chớ không phải sợ vô luận phong trào quần chúng nào. Ta cần phải một mặt nhân nhượng với các đảng phái ấy, một mặt tâng bốc họ lên, nên hội nghị quyết định lấy sức ủng hộ của quần chúng, dùng hình thức các đại biểu đoàn quần chúng đến hoan nghênh tỏ ý tín nhiệm chương trình cải cách của các đảng ấy và phát biểu cái ý muốn thiết tha của dân chúng, mong cho các đảng ấy bắt tay hành động để mưu cầu quyền lợi chung cho cả quốc dân đồng bào. Đồng thời ta nên dùng những người cảm tình với chính sách Mặt trận bình dân để thương lượng với các nhân vật trong các lớp nhân dân, các lãnh tụ, các đảng phái để thúc giục họ ra hành động. Tóm lại, dùng hết phương pháp làm thế nào cho thực hiện được Mặt trận dân chủ, ấy là công cuộc của Đảng ta trong lúc này.
5. Giải thích bằng những chứng cớ đích thực cho quần chúng và các đảng phái hiểu rõ nội dung phản động của chủ trương của bọn tờrốtkít muốn phá hoại sự thành lập Mặt trận dân chủ thống nhất, làm cho các đảng phải nhận rõ chúng là tụi chuyên môn chia rẽ, như thế là làm cho chúng bị cô lập trên trường chính trị. Đảng lại nhất thiết rằng ta không thể ủng hộ được các căngđiđa tờrốtkít trong bất cứ vụ tuyển cừ nào, vì chúng là tay sai của tụi phát xít, bọn phá hoại.
II. CÔNG TÁC TRONG QUẦN CHÚNG
Hội nghị xét rằng từ lúc khoách đại Hội nghị tháng 9 năm 1937 tới nay, các đảng bộ hăng hái chấp hành phương pháp tổ chức quần chúng của Đảng theo lối công khai, kiên quyết chống di tích cô độc và những xu hướng thoả hiệp với nó, nên trong khoảng sáu tháng số quần chúng tổ chức đã tăng lên gấp đôi. Sự phát triển mau chóng ấy làm cho Đảng có cơ sở quần chúng rộng rãi. Cái thành tích tốt đẹp ấv chứng minh rằng các đảng bộ hăng hái hoạt động và tiêu biểu rõ rệt rằng phương pháp tổ chức quần chúng của Đảng là hoàn toàn đúng; các đảng bộ cần phải kế tiếp theo chính sách ấy mà làm. Tuy nhiên, trong việc vận động và tổ chức quần chúng vẫn còn nhiều khuyết điểm chung như đã kể trên.
Dưới đây sẽ nghiên cứu những khuyết điểm riêng về từng giới vận động và định ra nhiệm vụ chính cho mỗi giới.
a) Về công nhân vận động: Hội nghị xét rằng ở Nam Kỳ tuy Xứ uỷ đã đặt ra một đặc uỷ ban phụ trách công tác đồn điền, đã bắt đầu vào ]àm trong các đồn điền gây nên ít nhiều cơ sở Đó là một thành tích mà xưa nay chưa làm được, song đồng thởi ở Sài Gòn - Chợ Lớn là nơi công nhân tập trung, công tác tổ chức quần chúng công nhân lại rất kém, chỉ mới làm được ở các xí nghiệp nhỏ, các chỗ tiểu thủ công, còn ở các xí nghiệp lớn quan trọng thì lại rất kém. Đó là một hiện tượng rất nguy hiểm trong cuộc công khai vận động.Ở Bắc Kỳ, Đảng chưa vào được các sở vận tải và các xí nghiệp lớn mà nhất là vùng mỏ lớn như Hòn Gai.Ở Trung Kỳ, công nhân tổ chức chưa được bao nhiêu, sau cuộc đình công mà thợ Trường Thi bị thất bại đau đớn, do bệnh tả khuynh, do sự không hiểu chính sách bãi công làm mất cơ sở tổ chức, tới nay vẫn chưa khôi phục được. Bởi những nhược điểm đó nên phong trào tranh đấu đòi thi hành luật lao động ở Nam Kỳ tuy phát triển khắp nơi, nhưng ở Sài Gòn, ehợ Lớn có nhiều cuộc bãi công lại hết sức thấp kém, một số đồng chí loanh quanh trong vấn đề ái hữu mà quên những quyền lợi trực tiếp hằng ngày của công nhân. Các báo chí công khai cũng có phần không hết sức chú ý kêu gọi quần chúng đòi thi hành luật lao động và tăng lương. Các ban phụ trách công vận lại nhiều khi không đưa bàn đến chế độ lao động đã ban bố để tìm những điều có ích cho quần chúng mà tranh đấu đòi thực hiện. Trong cuộc vận động xin lập ái hữu lại muốn chính trị hoá hội ái hữu và bỏ hẳn khẩu hiệu tự do nghiệp đoàn, nên chính phủ không những không ban bố luật nghiệp đoàn mà lại viện cớ không cho phép chính thức lập ái hữu, Căn cứ vào những khuyết điểm ấy, hội nghị quyết định:
1. Xứ uỷ Nam Kỳ cần phải chỉnh đốn lại và củng cố cơ quan Thành uỷ Sài Gòn, Chợ Lớn, điều động cán bộ phụ trách công nhân vận động. Chú ý đào tạo ra cán bộ mới đồng thời phải kế tiếp thâm nhập và phát triển công tác ở đồn điền.
2. Xứ uỷ Trung Kỳ cần phải chọn một số đồng chí có năng lực, có kinh nghiệm về công nhân vận động, tìm phương pháp cho họ vào các nhà máy Trường Thi, Bến Thuỷ và các nơi công nhân đông đúc trên con đường xe lửa để phụ trách công vận.
3. Một lần nữa hội nghị nhắc lại cho xứ uỷ Bắc Kỳ cần phải phái người tìm mối liên lạc lập tức vào Hòn Gai và các công xưởng lớn trên đường xe lửa.
4. Hết thảy các xứ uỷ, tỉnh uỷ, thành uỷ phải lập những ban chuyên môn về công vận, cần mở ban huấn luyện đặc biệt về phương pháp tuyên truyền, tổ chức công nhân vào các đoàn thể và lãnh đạo các cuộc bãi công, tranh đấu để phát triển công việc trong các nơi có công nhân quần chúng.
5. Cần phải kế tiếp tổ chức ái hữu, nên một mặt xin phép, một mặt cứ thành lập và ngay từ bây giờ trên báo chương, trong mọi cuộc tranh đấu của thợ thuyền, các phong trào thỉnh nguyện cần phải đem khẩu hiệu tự do nghiệp đoàn làm khẩu hiệu tranh đấu thực hiện.
6. Luật lao động nhiều nơi chưa thi hành, luật thi hành chưa đúng, đồng thời bọn chủ tìm cách đổi làm tháng ra làm ngày hoặc làm khoán, để cho sự thi hành luật lao động không được ích lợi gì cho quần chúng. Vậy các đảng bộ phải kế tiếp lãnh đạo các đảng phái đòi thi hành luật lao động, chống mưu mô phá hoại của bọn chủ.
7. Trong cuộc xung đột của thợ thuyền đối với chủ nhỏ, công nhân nên liên hiệp họ để chống lại bọn đại tư bản, cần hưởng ứng những cuộc chống thuế của họ, cần phải yêu cầu họ thi hành luật lao động, nhưng không nên đề ra khẩu hiệu quá cao khiến cho họ không thể giải quyết được, rốt cuộc phải chịu đóng cửa mà phá sản; điều nhường nhịn chính đáng ấy tuyệt nhiên không có gì kêu là giai cấp thoả hiệp mà trái lại là cần thiết để thành lập và củng cố khối đồng minh của thợ thuyền và tiểu chủ với tư bản nhỏ, đặng khoách trương tranh đấu lớn lao kịch liệt chống kẻ thù chung và kẻ thù chính của dân chúng là bọn đại tư bản phản động.
b) Vấn đề nông dân vận động:
1. Hội nghị xét rằng về việc tổ chức nông dân có nhiều nơi phát triển, nhất là ở Nam Kỳ, song cũng như về công nhân, sự phát triển ấy không đều, ở những chỗ đại tập trung vào tay bọn địa chủ thì tổ chức và tranh đấu lại kém, còn ở Trung, Bắc Kỳ thì nhiều tỉnh chưa có cơ sở tổ chức gì, dầu rằng có hoàn cảnh tổ chức.
2. Các hội đưa ma, đám cưới, lợp nhà, chơi họ, v.v., vừa thích hợp với hoàn cảnh công khai và bán công khai, vừa có thể bao gồm được quảng đại quần chúng nông dân để giúp đỡ lẫn nhau và cải cách hủ tục, và do từ những lợi ích nhỏ nhặt gần gũi mà giác ngộ nông dân về quyền lợi của họ. Hội nghị nhận rằng cần hết sức phát triển các hình thức tổ chức ấy, song chớ không được chính trị hoá nó. Đồng thời phải hết sức tổ chức các lớp học đêm, các hội đọc sách báo, v.v., để nông dân tranh đấu chống nạn không biết chữ.
3. Phải tuỳ trình độ của quảng đại nông dân mà đưa những khẩu hiệu cho thích hợp với tâm lý và quyền lợi thiết thực mà hiệu triệu họ, như cải cách sưu thuế theo lối dân chủ giảm địa tô và miễn hẳn sưu, thuế, địa tô, hoãn nợ, v.v., cho những nơi bị hạn, bị lụt, đòi chia công điền cho nông dân, chống những sự phù thu lạm bổ và cường hào áp bức và giải thích cho họ rõ những lợi ích của sự đoàn kết mà thâu nạp họ tham gia trong các phong trào tranh đấu, vào hàng ngũ tổ chức. Ở Trung Kỳ phải phát động phong trào cải cách sưu thuế. Ở những nơi Nam Kỳ, Bắc Kỳ thì phải bám vào nghị định mà đòi cải cách theo lối dân chủ hơn, dùng những hình thức phái đại biểu đi thỉnh nguyện, biểu tình trong những khi có quan địa phương tới, làm hình thức tranh đấu.
4. Chế độ tuyển cử hương thôn Trung, Bắc Kỳ còn có ít nhiều dân chủ, nên cần hết sức vận động nông dân tham gia các cuộc tuyển cử. Đại biểu là các hội đồng tộc biểu, cải lương hương chính, có thể lợi dụng để mưu ít nhiều quyền lợi cho dân quê và gây nên một phong trào cải cách mới mẻ ở hương thôn, phải tỏ rằng người cộng sản không phải là tay tuyên truyền suông, mà cũng là có tài tổ chức cai trị giỏi. Ở Nam Kỳ, đồng thời đòi mở rộng thể lệ tuyển cử hội tề có thể và nên vận động tổ chức các ban hội tề của dân cử như một làng ở Chợ Lớn đã làm để ủng hộ với ba hội tề chính thức làm việc công ích trong làng.
c) Vấn đề thanh niên vận động: Hội nghị xét rằng vấn đề thanh niên là quan trọng cho cuộc cách mạng vận động nhưng tới nay chưa có một cơ sở tổ chức của thanh niên. Đó là một khuyết điểm rất lớn của toàn Đảng, cũng vì:
1. Các đảng bộ ít chú trọng đến vấn đề vận động và huấn luyện thanh niên hơn các giới vận động khác.
2. Các đảng bộ ít chú ý thi hành bản nghị quyết của khoách đại hội nghị của Trung ương về việc tổ chức thanh niên. Đảng không tổ chức một đoàn thể thanh niên nào có tính chất chính trị và tính chất quần chúng rộng rãi hơn để thế cho Thanh niên Cộng sản đoàn đặng giúp Đảng đi thâu phục các lớp thanh niên công khai vào hàng ngũ tổ chức, vì không chú ý tổ chức các lớp thanh niên vào những đoàn thể riêng để huấn luyện và đưa những khẩu hiệu thích hợp với quyền lợi và tâm lý của họ để thâu phục quảng đại quần chúng thanh niên tham gia vào hàng ngũ tổ chức. Hội nghị căn cứ theo nghị quyết của thế giới đại hội lần thứ VI của Quốc tế Cộng sản thanh niên mà quyết định rằng: - Phải tổ chức một đoàn thể thanh niên có tính chất chính trị và quần chúng rộng rãi, tức là Thanh niên tân tiến hội để thế cho Thanh niên Cộng sản đoàn, đặng giúp Đảng phụ trách vận động các đám thanh niên. Vô luận đảng phái hay tôn giáo nào, cách tổ chức và nhiệm vụ của Hội thanh niên tân tiến sẽ do điều lệ mà thi hành.
- Đảng phải khôn khéo làm đảng đoàn trong các đoàn thể thanh niên để lần lượt huấn luyện họ về chính trị giác ngộ.
- Phải tuỳ theo tâm lý, trình độ mà đưa khẩu hiệu cho thích hợp với quyền lợi của họ mà hiệu triệu họ vào các hội thông thường theo lối công khai và bán công khai, như hội đá banh, đọc báo, âm nhạc, v.v.. Ban đầu không nên đem những tiếng hay vấn đề chính trị mà tuyên truyền, làm cho họ sợ không dám vào tổ chức.
- Đảng phải tổ chức một uỷ ban chuyên môn vận động thanh niên theo kế hoạch của Đảng.
Chú ý: Tuy hội nghị bác cái chủ trương rụt rè, hữu khuynh, chủ trương thủ tiêu Thanh niên Cộng sản đoàn mà không có một tổ chức thanh niên có tính chất chính trị và rộng rãi thế vào để giúp cho Đảng nhiệm vụ vận động tổ chức quảng đại quần chúng thanh niên; song hội nghị luôn luôn kịch liệt chống cái bệnh tả khuynh cô độc, muơn biến Thanh niên đoàn thành đảng cách mạng thứ hai và dặn các đảng bộ trong việc tổ chức Thanh niên tân tiến không được dùng những điều lệ cao xa, nghiêm khắc, có kỷ luật và hệ thơng tổ chức để theo như tổ chức Đảng, trái lại phải dùng những điều lệ hết sức đơn giản, thông thường, không có gì nguy hiểm cho quần chúng.
d) Vấn đề phụ nữ. Hội nghị xét rằng từ sáu tháng nay số phụ nữ có tăng lên gấp hai, song nói chung toàn xứ nó vẫn còn là con số nhỏ và phần nhiều cơ sở là chỉ ở Nam Kỳ. Các nơi đã tổ chức theo những hình thức hội hỗ trợ, hội từ thiện, hội hộ sản (sinh đẻ), v.v., nhưng chưa tổ chức được hội nữ công, hội phụ nữ học chữ, học tính toán, v.v., tổ chức phụ nữ chưa lan rộng đến đám phụ nữ trí thức tư sản để kéo họ vào phong trào phụ nữ. Tuy đã góp tiền giúp Trung Quốc, góp tiền in sách phụ nữ, nhưng đó chỉ mới bắt đầu. Có chỗ đã bắt đầu cải cách các hủ tục cưới hỏi, song một số đông cũng mắc phải cái bệnh đọc diễn văn hùng hồn nói về chính trị. Hội nghị quyết định rằng cần phải chú ý bênh vực quyền lợi thiết thực của phụ nữ, nhất là phụ nữ lao động và buôn gánh bán bưng, giáo dục cho họ các điều tri thức phổ thông, trừ bỏ mê tín và các hủ tục phong kiến, kéo các lớp phụ nữ vào các tổ chức đơn sơ: tương tế, đám cưới, đám giỗ, dạy học, giảng vệ sinh, lớp dạy nữ công, thể thao, ca hát, hội thiện, v.v., như khoách đại Hội nghị Trung ương năm 1937 đã nói. Đảng định rằng chỉ có bắt đầu từ những điều thấp đó mới có thể dắt dẫn họ lên giác ngộ chính trị và tham gia vào các cuộc vận động giải phóng phụ nữ và cho cả nhân loại. Mỗi một đảng bộ phải có một ban phụ nữ chuyên môn, phải lấy những người phụ nữ hăng hái vào làm việc ấy. Phải đào tạo một số cán bộ phụ nữ để gánh lấy công việc phụ nữ vận động.
III. NỘI BỘ ĐẢNG
1. Về mặt tổ chức
a) Đảng phải củng cố những cơ sở đã có, lập thêm cơ sở mới, phải chú trọng phát triển cơ sở Đảng ở các châu thành, các đồn điền và các vùng kỹ nghệ tập trung, nếu những nơi đó chưa có cơ sở hoặc còn yếu thì các đồng chí phải tức khắc điều động đồng chí ở các tỉnh hay ở thôn quê tới ngay. Các đảng bộ phải dùng đủ phương pháp mà biến đổi các kinh thành, các tỉnh lỵ thành những trung tâm điểm mạnh mẽ của cuộc vận động quần chúng, các xứ, các tỉnh, nếu không làm được nhiệm vụ ấy thì phong trào phát triển sẽ chậm và không giữ được vai trò lãnh đạo của vô sản trong cuộc vận động chung của dân chúng.
b) Xét rằng ở Trung Kỳ cơ sở của Đảng đã mở rộng và có liên lạc với nhau, Trung ương cương quyết tổ chức lại Xứ uỷ Trung Kỳ và giao lại cho Xứ uỷ này trực tiếp chỉ đạo 3 tỉnh Thanh, Nghệ, Tĩnh lúc trước vì hoàn cảnh đặc biệt mà tạm thời gia nhập với xứ bộ Bắc Kỳ.
c) Trung ương hội nghị giao cho Xứ uỷ Trung Kỳ tìm mối liên lạc với Ai Lao, giao cho Nam Kỳ khôi phục hệ thống ở Cao Miên lại.
d) Trung ương hội nghị đặc biệt bắt buộc Xứ uỷ Bắc Kỳ định kế hoạch gây cơ sở ở vùng mỏ, nhắc lại cho Xứ uỷ ở Nam Kỳ phải củng cố và gây thêm cơ sở ở các đồn điền, bắt buộc Xứ uỷ Trung Kỳ phải khôi phục lại cơ sở ở Trường Thi, Tourcham, v.v.. Các đảng bộ tương đương phải tìm cách tổ chức chi bộ trong các đường xe lửa, xe điện, xe hơi, tàu thuỷ.
2. Giao thông
Mối giao thông giữa các cơ quan thượng cấp và hạ cấp phải cho mật thiết để thượng cấp hiểu rõ tình hình quần chúng và ra chỉ thị xác thực, mau lẹ. Trung ương nhắc cho các xứ uỷ phải tổ chức những người giao thông chuyên môn và những cơ quan đặc biệt cho vấn đề này.
3. Bí mật và công khai
a) Bí mật với công khai là làm cho công tác của Đảng được thống nhất và chóng phát triển, vô luận công khai hay bí mật đều phải phục tùng cơ quan chỉ huy của Đảng, bộ phận công khai không phải là một cơ quan bình hàng với Trung ương hay các cấp bộ tương đương, nó chỉ là một bộ phận trong công tác của Đảng; vậy những chỗ nào những đảng bộ bí mật không chỉ đạo nổi công tác công khai thì các đồng chí bí mật và công khai phải thương lượng với nhau mà làm việc. Công tác công khai cần phải chỉnh đốn lại, lựa những phần tử chắc chắn trung thành mà tổ chức các chi bộ công khai, tập hợp các người cảm tình chung quanh các chi bộ ấy, đối với các tờ báo công khai Đảng cần có chỉ thị thường xuyên và phải chỉ trích cho mau lẹ về các phương diện.
b) Các đồng chí phụ trách bí mật không nên trực tiếp tới các Cơ quan công khai mà chỉ nên gián tiếp với một vài đồng chí hết sức chắc chắn trong chi bộ công khai thôi, có như vậy mới tránh sự đổ bể bất ngờ.
4. Tuyên truyền
a) Ban Trung ương cần ra một tạp chí bí mật để giải thích những vấn đề mà các sách báo công khai không thể bàn đến được.
b) Việc xuất bản và phát hành sách báo cần phải tổ chức cho hợp lý, phải có người tin cẩn đứng quản lý các nhà xuất bản để mỗi khi sách báo ra thâu lấy vốn và lời, đặng ra sách khác tiếp tục luôn.
c) Chính sách của Đảng, những việc tuyên truyền hằng ngày cho cả đến vấn đề lý luận, cùng những kinh nghiệm, hầu hết có trong báo chí công khai, vậy nên không thể kéo dài tình trạng đa số đảng viên không chịu mua và đọc sách báo công khai của Đảng. Hội nghị quyết đỉnh mỗi đồng chí nên hy sinh một ít tiền mà mua sách báo đọc rồi cho người khác xem, một chi bộ ít nhứt phải mua mỗi thứ mấy quyển để tuyên truyền con đường chính trị của Đảng trong quần chúng sau nữa để giúp báo công khai sống, đó là bổn phận của một đảng viên.
d) Vì rằng mấy tờ báo công khai hiện tại chỉ ra hằng tuần và đều có tính chất địa phương, Trung ương kêu gọi các đảng bộ lạc quyên tiền cho Đảng để ra một tờ báo có tính chất và ảnh hưởng khắp toàn xứ và xuất bản nhiều kỳ, đặc biệt thông tin tin tức thế giới và trong xứ để đối phó với thời cuộc cho kịp.
đ) Hội nghị cần nhắc cho các đảng bộ ủng hộ tờ báo chữ Pháp của Đảng về mặt tài chính, vì báo viết bằng Pháp văn ít người đọc, nếu không có giúp thì khó sống nổi.
e) Hội nghị cần nhắc thêm rằng báo chí quốc ngữ của Đảng tuy có nhiều độc giả, nhưng vì nội dung cô độc, ít nói đến quyền lợi của giai cấp trung sản và các lớp tư sản, nên chưa kéo được các lớp ấy, các báo chí từ nay về sau phải có tính chất dân chúng hơn và phải để ý đến quyền lợi dân chúng các lớp khác. Các phóng viên, cổ động viên, thông tín viên chẳng những phải chỉ cần chọn những người chắc chắn mà cần biết chính trị và hiểu tâm lý quần chúng mới gây ảnh hưởng của Đảng và tờ báo được rộng. Bởi vậy Trung ương hội nghị nhắc cho các đảng bộ rằng: không nên gặp ai cũng lấy làm cổ động viên, phái viên, v.v., như lúc trước một số báo đã làm, khiến cho ảnh hưởng tờ báo bị thiệt hại.
5. Huấn luyện
a) Ban Trung ương phải có nhiều bản chương trình huấn luyện thống nhất để cho thích hợp với trình độ khác nhau của các đảng viên, Trung ương phải viết ra những quyển sách huấn luyện nhỏ đặng làm tài liệu cho các lớp hạ cấp.
b) Vấn đề "cán bộ quyết định hết thảy" (Staline), nên hết thảy các đảng bộ phải hết sức chú ý mở các ban huấn luyện cán bộ, các cán bộ phải do trong trường tranh đấu mà kén chọn ra, Đảng nhắc cho các đồng chí đi huấn luyện phải tuỳ trình độ các đồng chí mà nói, không nên gặp bạn nào cũng nói một lối như nhau, không nên nói bông lông khó hiểu, nói ra ngoài phạm vi, mà cần thiết giải thích những nhiệm vụ trực tiếp của Quốc tế Cộng sản và của Đảng, đem thích ứng với hoàn cảnh họ làm việc để họ đưa ra thực hiện trong việc vận động quần chúng.
c) Cần phải có một bài nói về sự hoạt động phản cách mạng của phái tờrốtkít ở Liên Xô, ở trong cuộc cách mạng vận động quốc tế và dẫn những chứng cớ thiết thực ở xứ mình trong nghiên cứu các vấn đề và phải đề cao trình độ lý luận chống chủ nghĩa tờrốtkít.
6. Chỉ đạo quần chúng
Phong trào quần chúng ngày thêm bành trướng, các hội quần chúng ngày thêm mở rộng, sự lãnh đạo quần chúng ngày thêm khó khăn và phức tạp. Đảng nhắc cho các đồng chí hạ cấp phải:
a) Củng cố đảng đoàn, các đảng đoàn làm việc phải có kế hoạch, quy củ, phải dùng thái độ mềm mỏng, khôn khéo, nhường nhịn và kiên nhẫn mà đề nghị và giải thích các chủ trương của Đảng cho quần chúng hiểu và vui lòng theo, cần bỏ những xu hướng hạ mệnh lệnh, bắt các hội quần chúng phải theo.
b) Các đồng chí nên nhớ rằng các hội quần chúng có tính chất độc lập về mặt tổ chức nên ta để cho họ có sáng kiến làm việc, phải chọn trong quần chúng những phần tử hăng hái huấn luyện cho họ biết cách làm việc, chớ không phải công việc gì cũng do các đảng viên gánh được hết.
c) Người cộng sản trong các tổ chức quần chúng phải lợi dụng tất cả những sự có trong chương trình của các hội ấy mà bênh vực quyền lợi thiết thực hằng ngày cho họ và chỉ do những chỗ đó mới dần dần dắt họ tham gia vào chính trị.
d) Cũng cần phải phân biệt các đoàn thể có tính chất xã hội trong các đoàn thể, không nên đưa ra những khẩu hiệu thuần tuý chính trị làm cho họ sợ, chỉ có trong trường tranh đấu họ hiểu rồi mới có thể đề ra.
7. Vào các đảng phái khác
a) Vô luận đảng phái nào, đoàn thể nào có tính chất cách mạng quốc tế hay quốc gia, hay cải lương, các đảng bộ nên bí mật cho đảng viên chui vào làm việc, mục đích là để tuyên truyền chính trị của mình, thúc giục họ ra hành động để xoay họ tán thành và tranh đấu lập Mặt trận thống nhất dân chủ đòi cải cách tiến bộ chứ không phải để thu hút quần chúng và phá tan tổ chức của họ.
b) Các đảng viên cộng sản nếu đủ điều kiện thì nên vào Đảng Xã hội cho đông để lợi dụng hoàn cảnh công khai mà làm việc, để làm hạt nhân trong hàng ngũ đảng ấy, đặng đẩy quần chúng và các đảng viên, lãnh tụ của họ ra tranh đấu để đòi thi hành ít nhiều điều như trong chương trình họ đã nói.
c) Về việc vào trong các đoàn thể phản động, cần phải chọn những đồng chí chắc chắn về lý luận và thực hành để dò xét mưu mô phá hoại, gỡ mặt nạ phản động của bọn lãnh tụ và phá ảnh hưởng của chúng trong quần chúng. Về vấn đề này ta phải đặc biệt chú ý chui vào cảc tổ chức của bọn tờrốtkít đặng điều tra kế hoạch của chúng nó đối với phong trào dân chúng và cốt để gỡ mặt nạ những thủ đoạn gian trá khiêu khích của bọn lãnh tụ ra trước mặt quần chúng.
8. Tranh đấu cho Đảng được công khai
Việc Đảng Cộng sản công khai tồn tại hay không là do nơi sự tranh đấu đòi các quyền tự do dân chủ, đòi thừa nhận tự do lập chính đảng được thành công hay không; trong quá trình tranh đấu ấy các đảng bộ phải thi hành chính sảch công khai hoá Đảng bằng:
a) Viết sách báo tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản một cách công khai và rộng rãi, phổ biến khẩu hiệu của Đảng, giãi tỏ thái độ của các người cộng sản trong cuộc vận động quần chúng trong giai đoạn hiện tại, làm cho đâu đâu các lớp nhân dân cũng công nhận rằng đường chính trị cộng sản là đúng và ủng hộ, tranh đấu đòi Đảng Cộng sản được công khai.
b) Lập ra khắp nơi những uỷ ban công khai ủng hộ các tờ báo của Đảng, các uỷ ban ấy lấy danh nghĩa uỷ ban cộng sản công khai mà liên lạc các đảng phái và hiệu triệu các lớp dân chúng, nếu các uỷ ban đều có khắp các tỉnh, các quận, các tổng, các làng thì vô hình chung mà thành một đảng công khai hoạt động, dẫu rằng Đảng chưa được Chính phủ thừa nhận.
9. Tranh đấu chống bọn khiêu khích tờrốtkít
a) Hội nghị xét rằng không bao giờ bằng hiện thời sự khủng bố có hơi bớt, giai cấp thống trị lại dùng các thủ đoạn khiêu khích, phái thám tử lẩn vào trong hàng ngũ của Đảng để mong phá hoại, như ở Chợ Lớn Đảng mới khám phá được một nhóm thám tử và nhất là trong các nhóm công khai các bọn quan, bọn lính kín càng dễ rúc vào. Đồng thời bọn phản động lại lợi dụng bọn tờrốtkít lẩn vào hàng ngũ thợ thuyền, dùng những câu cách mệnh tả đầu lưỡi để lừa gạt thợ thuyền chưa giác ngộ, phá hoại việc lập Mặt trận dân chủ ở xứ ta.
b) Đối với bọn khiêu khích, hội nghị nhắc các đảng bộ cần phải cẩn thận điều tra lại tư tưởng, hành động và sinh hoạt của mỗi đảng viên, nếu đủ chứng cớ nó là khiêu khích thì phải đuổi ngay ra ngoài, còn những phần tử khả nghií trước lúc chưa điều tra đủ các phương diện thì tạm thời đình chỉ công tác, song cũng đừng thi hành nghị quyết một cách như máy, mà cần phải xét rõ chứng cớ và điều kiện riêng từng người.
c) Đối với cuộc tranh đấu chống tờrốtkít chủ nghĩa, xét rằng chủ nghĩa tờrốtkít đã hoàn toàn làm tay sai cho phát xít nên hội nghị nghị quyết rằng vô luận chỗ nào, nó thò đầu ra là đập ngay, không nên cho rằng chúng chưa có mầm mống.
Dầu chủ tịch của chấp uỷ cộng sản ở các nước tư bản và có người làm việc trong Quốc tế Cộng sản cũng vậy, họ chưa nhận thấy rằng cần phải đối phó với chủ nghĩa Tờrốtxky. Hội nghị kịch liệt chỉ trích các xu hướng còn phảng phất trong đầu óc các đồng chí tin rằng: đối với bọn tờrốtkít chúng tán thành chương trình của Mặt trận dân chủ thống nhất vì cái ấy là hoàn toàn không căn cứ và biểu lộ có thoả hiệp với tờrốtkít. Hội nghị xét rằng trên sách báo công khai, Đảng thường thường phơi bày các tài liệu chứng cớ phản cách mạng của bọn tờrốtkít, song vẫn chưa hết sức chú trọng. Hội nghị quyết định các đồng chí trong mỗi buổi hội họp, lúc nói chuyện cần phải nói cho quần chúng để ý tới sự hoạt động gian trá, lính kín của bọn tờrốtkít để đuổi chúng ra khôi hàng ngũ cuộc vận động thợ thuyền, phải giáo dục các tổ chức của Đảng hãy phân biệt bọn tờrốtkít, chó săn của phát xít với thợ thuyền thành thật nhưng vì chưa hiểu và nóng nảy nên bị ảnh hưởng của tờrốtkít, phải tẩy sạch những phần tử tờrốtkít đã lọt vào trong Đảng. Sau hết hội nghị xét rằng muốn tranh đấu chống chủ nghĩa Tờrấtxky phải nghiên cứu sự khác nhau giữa chủ nghĩa Tờrốtxky và Mác - Lênin.
Trích Văn kiện Đảng tập 6 (1936 -1939)