Đạo đức và tác phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hồ Chủ tịch suốt đời tận tụy, hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, cho tự do và hạnh phúc của nhân dân, cho lý tưởng cộng sân chủ nghĩa. Phẩm chất và đạo đức đó mãi mãi là tấm gương sáng chói cho cán bộ và nhân dân ta soi chung. 

Một nhà văn nước ngoài đã từng gọi Hồ Chủ tịch là một bậc đại trí, đại nhân, đại dũng. Người tiêu biểu nhất cho đạo đức cộng sản chủ nghĩa ở Việt Nam và kết tinh những đức tính tốt đẹp nhất của dân tộc ta. 

Người đã phát huy truyền thống đạo đức phương Đông là trí, nhân, dũng trên một cơ sở hoàn toàn mới. Thật vậy, Hồ Chủ tịch là một nhà lãnh đạo thiên tài của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam ta. Người luôn luôn kết hợp chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam hoặc nói một cách khác, Người vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào đều kiện cụ thể của nước ta để định ra đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng ta. Đường lối cách mạng của Hồ Chủ tịch đã chứng tỏ: Người là một bậc đại trí. Thế giới quan của chủ nghĩa Mác - Lênin và những kinh nghiệm đấu tranh lâu năm đã làm cho Người có khả năng đoán trước thời cuộc, mau lẹ nhận ra những bước ngoặt của lịch sử và đề ra những khẩu hiệu thích hợp nhằm xoay chuyển tình hình. Thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lê-nin, điều tra nghiên cứu tình hình cụ thể, tổng kết và học tập kinh nghiệm đấu tranh giai cấp và kinh nghiện sản xuất của quần chúng, cần cù, tận tụy, giản dị, khiêm tốn, trung thành tuyệt đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc và lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, đó là những đức tính làm cho Hồ Chủ tịch trở thành một lãnh tụ sáng suốt được nhân dân yêu mến. 

Một điểm nổi bật trong đạo đức của Hồ Chủ tịch là lòng thương người. Nhưng ở đây không phải lòng thương người siêu giai cấp, trừu tượng, mà là tình thương yêu giai cấp đối với công nhân, tình thương yêu vô cùng rộng lớn đối với nhân dân lao động đối với những người cùng khổ... 

Tinh thần đó đã được Người thu gọn trong câu “Trung với nước, hiếu với dân”. Đó là châm ngôn mà Người nêu lên cho mình và cho cán bộ của Đảng và của Nhà nước. 

Nhưng tình cảm vĩ đại của Hồ Chủ tịch không phải chỉ hạn chế trong phạm vi một nước, một dân tộc mà còn mở rộng ra với giai cấp công nhân các nước, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Ngay trong buổi đầu hoạt động cách mạng, Người đã kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Cơ sở của sự kết hợp đó chính là tình cảm giai cấp rộng lớn của Người đối với giai cấp công nhân và nhân dân lao động. 

Song, chỉ có tấm lòng thương dân và những nguyện vọng sâu sắc đối với tự do, hạnh phúc nhân dân thì vẫn chưa đủ. Có nhân còn phải có dũng nữa. Có lý tưởng tốt đẹp là rất cần thiết, nhưng còn phải có tinh thần hành động kiên quyết để thực hiện lý tưởng ấy. Nhân dân ta vô cùng kính mến Hồ Chủ tịch chính là vì gần nửa thế kỷ nay Người đấu tranh không biết mệt mỏi và hy sinh tất cả để cứu dân, cứu nước, quyết thực hiện bằng được nguyện vọng trên đây của mình, luôn với một tinh thần hăng hái của tuổi thanh xuân như khi Người bước chân xuống tàu, xuất dương đi tìm chân lý. Tinh thần ấy chính là tinh thần: “giàu sang không thể chuyển lay, uy lực không thể khuất phục”. 

Về lãnh đạo, Hồ Chủ tịch dạy chúng ta không nên quan liêu, mệnh lệnh, không nên “đóng cửa lại mà đặt kế hoạch, viết chương trình rồi đưa ra cột vào cổ dân chúng, bắt dân chúng theo”. Trái lại cần phải đi đường lối quần chúng. Có việc thì hỏi ý kiến nhân dân, bàn bạc với nhân dân, giải thích cho nhân dân hiểu rõ chính sách của ta để nhân dân vui lòng nghe theo và làm đúng. Tại sao đảng lãnh đạo, cơ quan lãnh đạo và người lãnh đạo lại cần phải hỏi ý kiến quần chúng và bàn bạc với quần chúng? Vì trí tuệ và kinh nghiệm của quần chúng vô cùng phong phú, lực lượng của quần chúng vô cùng lớn lao. Mỗi chủ trương, chính sách của chúng ta đưa ra đều ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của quần chúng. Cho nên, để định ra chủ trương, chính sách đúng đắn, chúng ta phải chịu khó điều tra, nghiên cứu để hiểu tình hình và nguyện vọng của quần chúng và sau khi đề ra chủ trương, chính sách rồi, phải tuyên truyền, giải thích cho quần chúng, lãnh đạo quần chúng thi hành. Qua việc thi hành đó mà nghe ý kiến của quần chúng, học tập kinh nghiệm của quần chúng để bổ sung, sửa chữa hoặc phát triển chính sách, rồi lại đem xuống quần chúng để thi hành nữa... 

Người thường nhắc cơ quan lãnh đạo các cấp, các ngành thực hành “chỉ đạo riêng” (kết hợp lãnh đạo chung với chỉ đạo riêng) và phải tăng cường kiểm tra, đôn đốc. Có như thế lãnh đạo mới sát phong trào, mới kịp thời phát hiện những người tốt, việc tốt và những người xấu, việc xấu, phổ biến những kinh nghiệm tốt và sửa chữa những khuyết điểm, sai lầm. “Lãnh đạo phải tập thể, dân chủ, phải thống nhất và tập trung”. Đó là cách tránh bệnh độc đoán, chuyên quyền, tránh kinh trạng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. 

Kinh nghiệm đã chứng tỏ rằng tác phong công tác và tác phong lãnh đạo của Hồ Chủ tịch là đúng. 

Trường Chinh
Theo báo Nhân dân, ngày 19/5/2006

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác với cán bộ cấp dưới

(ĐCSVN) - Ngày 23/5/2024, đồng chí Lương Cường đã ký ban hành Quy định 148-QĐ/TW về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Quy định về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

(ĐCSVN) - Ngày 9/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website