Một nền tư pháp nhân dân

Xuyên suốt tư tưởng công lý dân chủ 

Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, ý tưởng về một chế độ xã hội mới tốt đẹp, về một nền công lý dân chủ, tiến bộ, một nền tư pháp nhân dân đã xuất hiện từ rất sớm và tư tưởng xuyên suốt, nhất quán trong toàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Tiến sĩ Uông Chu Lưu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp nhấn mạnh: Nền tư pháp đó được đặt trong một hệ thống bộ máy ''chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân trên nền tảng dân chủ. Nền tư pháp đó thể hiện rõ nét những đặc điểm của Việt Nam trên cơ sở tiếp thu kế thừa được các giá trị văn minh, tiến bộ của nhân loại về tư pháp cũng như các giá trị văn hoá của tư tưởng chính trị - pháp lý phương Đông'' Nền tư pháp nhân dân là một nền tư pháp gắn bó với dân, gần dân, vì dân, một nền tư pháp của những thẩm phán ''áo vải'' nhân dân, lăn lộn với dân và hiểu dân chứ không phải là những quan tòa án xa vời khép kín cánh cửa công đường mà xử án tạo ra sự cách biệt với dân. Theo Bộ trưởng Uông Chu Lưu, những đặc điểm nêu trên của nền tư pháp nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện đậm nét qua các nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của hệ thống tư pháp: nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật, có sự tham gia của đại diện nhân dân vào việc xét xử của Tòa án, Tòa án xét xử công khai... 

Tòa án nhân dân cách mạng 

Tiến sĩ Nguyễn Văn Hiện - Ủy viên Trung ương Đảng, Chánh án Toà án nhân dân tối cao - đưa ra một cái nhìn tổng quát, làm rõ tư tưởng của Hồ Chí Minh về nền tư pháp nhân dân thể hiện qua việc xây dựng và tổ chức hệ thống Toà án nhân dân. "Bằng việc ký Sắc lệnh số 33-SL ngày 13/9/1945 về việc thành lập các Tòa án quân sự trong phạm vi toàn quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng nền móng hệ thống Toà án ở nước ta. Mặc dù có tên gọi là Tòa án quân sự nhưng với thẩm quyền được qui định về bản chất thì đây chính là Tòa án cách mạng của chính quyền dân chủ nhân dân mà không phải là Tòa án quân sự thuần túy như nhiều người từng hiểu". Mặc dù là Tòa án ở thời kỳ cách mạng mới thành công nhưng với các quy định về thành phần hội đồng xét xử, thủ tục xét xử, đường lối xét xử theo các nguyên tắc chuẩn mực và cơ bản trong hoạt động tư pháp như xét xử công khai, có tranh luận, có nghị án, khoan hồng, nhân đạo đối với người biết ăn năn hối cải, bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo và quyền xin ân xá, giảm án của người bị kết án tử hình...hoạt động của Tòa án quân sự thể hiện bản chất tiến bộ, dân chủ và pháp quyền của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trong việc thực hiện quyền lực nhà nước. Tiến sĩ Nguyễn Văn Hiện kết luận: "Chính điểm này cho thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh là người am hiểu tường tận và coi trọng giá trị của các nguyên tắc tư pháp thực định đã được áp dụng trên thế giới và được thừa nhận trong học thuyết của chủ nghĩa Mác - Lênin. '' 

Phụng công, thủ pháp, chí công vô tư 

Xuất phát từ bản chất của Nhà nước và pháp luật là dân chủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng yêu cầu công tác xét xử nói riêng và công tác tư pháp nói chung đều phải vì lợi ích của nhân dân. Tại Hội nghị học tập của cán bộ ngành Tư pháp năm 1950, Người dạy: "Các chú hiện nay làm công tác tư pháp, công tác xử án. Vậy muốn làm tốt công tác ấy, (...) trước hết phải đề cao lòng thương nước, thương đồng bào, phải căm ghét bọn thực dân xâm lược và bè lũ tay sai của chúng. Nghĩ cho cùng, vấn đề tư pháp trong lúc này là vấn đề ở đời và làm người. Ở đời và làm người là phải thương nước, thương dân, thương nhân loại đau khổ bị áp bức''. Người đã đề ra những yêu cầu chuẩn mực về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của người làm công tác tư pháp trong chính quyền mới: "Các bạn là những người phụ trách pháp luật. Lẽ dĩ nhiên, các bạn phải nêu cao cái gương ''Phụng công, thủ pháp, chí công vô tư" cho nhân dân noi theo. '' Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Thế Liên - Thứ trưởng Bộ Tư pháp - tâm đắc: ''Đó thực sự là tiêu chuẩn phản ánh sự đòi hỏi của nhân dân, của cách mạng đối với người cán bộ tư pháp. Chỉ với cán bộ tư pháp như thế mới xứng đáng và hoàn toàn phù hợp với bản chất của nền tư pháp mới của ta, một nền tư pháp hoàn toàn mới về chất so với nền tư pháp của chính quyền thực dân, phong kiến- chính quyền của các chế độ bóc lột trong đó dung dưỡng áp bức, bất công, dung dưỡng nền tư pháp "nén bạc đâm toạc tờ giâý ''. 

Chỉ lối cho công cuộc cải cách tư pháp 

Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật vẫn còn nguyên những giá trị mang tầm thời đại, nhất là khi Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, trong đó có cải cách tư pháp. Bộ trưởng Uông Chu Lưu khẳng định, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nền tư pháp nhân dân, cần coi Tòa án là khâu trung tâm của hệ thống tư pháp để tiến hành cải cách; đồng thời, xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp vững vàng về chính trị, tư tưởng, tốt giỏi về chuyên môn nghiệp vụ có bản lĩnh nghề nghiệp thực sự là những người vừa có tâm vừa có tầm ''. Còn Chánh án Toà án nhân dân tối cao Nguyễn Văn Hiện thì bày tỏ: " Chúng ta đang trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức các Tòa án theo mô hình gắn với cấp hành chính. Cần vận dụng triệt để hơn nữa quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong vấn đề này, cụ thể cần nghiên cứu để tiến tới hình thành Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm tùy theo dân số và số vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án ở một khu vực hành chính nhất định mà không nhất thiết mỗi đơn vị hành chính từ cấp huyện trở lên đều phải có Tòa án như hiện nay. Đặc biệt, cần trở lại với nguyên tắc tuyển chọn thẩm phán từ những người có địa vị khác nhau, nhưng phải là những người ưu tú trong giới luật gia, luật sư hoặc những sinh viên giỏi đã qua đào tạo về nghiệp vụ xét xử. '' 

Theo Chí Công, Báo Pháp luật Việt Nam ngày 17/05/2005

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website