Vấn đề Đảng của ai trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Theo quan điểm Mác xít thì Đảng Cộng sản là tổ chức tiên tiến, cao nhất của giai cấp công nhân. Mác, Ăng ghen viết trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản: '' Vậy là về mặt thực tiễn những người cộng sản là bộ phận kiên quyết nhất trong các Đảng công nhân ở tất cả các nước, là bộ phận luôn luôn thúc đẩy phong trào tiến lên, về mặt lý luận, họ hơn bộ phận còn lại của giai cấp vô sản ở chỗ là họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quả chung của phong trào vô sản'''.Theo Lê nin Đảng Cộng sản là Đảng của giai cấp công nhân, không thể ''trở thành Đảng của quần chúng" . 

Tuy nhiên Mác, Ăng ghen không chỉ khẳng định những người cộng sản ''tuyệt nhiên không có một lợi ích nào tách khỏi lợi ích của toàn thể giai cấp vô sản'' mà còn vạch rõ: ''Tất cả những phong trào lịch sử, từ trước đến nay đều là do thiểu số thực hiện, hoặc đều mưu lợi ích cho thiểu số. Phong trào vô sản là phong trào độc lập của khối đại đa số mưu lợi ích cho khối đại đa số''. Trong quan niệm của Mác, Ăngghen lợi ích của những người cộng sản, gắn bó chặt chẽ với lợi ích của giai cấp công nhân và lợi ích dân tộc chân chính. Hai ông đòi hỏi ''giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc''. 

Đến Lênin sự gắn bó giữa Đảng Cộng sản với giai cấp công nhân, với dân tộc, toàn dân đã trở nên rõ nét, chặt chẽ hơn. Cách đây hơn 100 năm, năm 1901 , Lê nin đã chỉ rõ những người dân chủ - xã hội cách mạng phải dồn sức để giải thích không chỉ cho giai cấp công nhân mà cả nông dân, sinh viên, trí thức hiểu rõ họ có người đồng minh tin cậy. Lê nin nhấn mạnh: "Chúng ta chỉ có thể hoàn thành được vai trò người chiến sĩ tiên phong đấu tranh cho tự do khi nào giai cap công nhân được sự lãnh đạo của Đảng chiến đấu cách mạng, không phút nào lãng quên vai trò đặc biệt của họ trong xã hội hiện đại, không lãng quên những nhiệm vụ đặc biệt có tính chất lịch sử toàn thế giới của họ là giải phóng nhân loại khỏi ách nô lệ về kinh tế, đồng thời giương cao ngọn cờ của toàn dân đấu tranh cho tự do''. Nhấn mạnh đảng cộng sản tiêu biểu cho lợi ích của nhân dân, Lênin vạch rõ chỉ có nhân danh đảng của giai cấp công nhân mới có thể tập hợp được tất cả những người lao động, những người bị áp bức bóc lột, bị đè nén, đau khổ đấu tranh cho lợi ích của giai cấp công nhân, những người lao động và toàn dân tộc. Lê nin đòi hỏi ''Chúng ta phải thu hút quần chúng ngày càng rộng rãi tham gia vào tất cả những công việc của Đảng, thường xuyên đưa họ từ thái độ thờ ơ chính trị đi đến sự phản kháng và đấu tranh, từ tinh thần phản kháng chúng đi đến chấp nhận một cách có ý thức các quan điểm dân chủ xã hội, từ sự chấp nhận những quan điểm này đi đến việc ủng hộ phong trào, từ sự ủng hộ phong trào đi đến việc gia nhập vào tổ chức đảng. Trong tư tưởng Lê nin Đảng cộng sản là Đảng của giai cấp công nhân, nhưng đảng viên của đảng không nhất thiết chỉ là những người xuất thân từ giai cấp công nhân. Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định lợi ích của những người cộng sản gắn bó với lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Đó là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của Đảng, nhà nước cách mạng. Cách đây đúng 100 năm, năm 1905 trong tác phẩm Quân đội cách mạng và chính phủ cách mạng, Lê nin viết: ''Chính phủ cách mạng cần phái ra sức dựa vào các tầng lớp dưới trong nhân dân, dựa vào quần chúng công nhân và nông dân, không làm được điều này thì chính phủ sẽ không thể tồn tại được. Không có sự chủ động cách mạng của toàn dân thì chính phủ sẽ chỉ là con số không, tệ hơn con số không''' . 

Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân. Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, được thông qua tại Hội nghị hợp nhất 3.2.1930 viết: '' Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp'', ''Đảng là đội tiên phong của đạo quân vô sản''. Tư tưởng trên tiếp tục được Hồ Chí Minh thắt lại trong những năm 50, 60 của thế kỷ trước. Năm 1953 Hồ Chí Minh viết: '' Đảng lao động là tổ chức cao nhất của giai cấp cần lao''. Tháng 4/1960 trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân chuẩn bị hướng tới Đại hội lần thứ III của Đảng, trong bài Một cách thảo luận dự thảo Điều lệ Đảng, Hồ Chí Minh viết: '' Đảng ta là Đảng của giai cấp công nhân gồm những người giác ngộ, tiên tiến, gương mẫu, dũng cảm và hy sinh nhất''. 

Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, ''Giai cấp vô sản'' ''Đạo quân vô sản'' ''Giai cấp cần' lao'' '' Giai cấp công nhân'' là những từ có cùng ý nghĩa. 

Vì Đảng là tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân, nên vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam thuộc về giai cấp công nhân và Đảng của nó. 

Hồ Chí Minh rất nhiều lần đề cập tới những nguyên nhân thắng lợi của cách mạng Việt Nam nói chung, Cách mạng Tháng Tám nói riêng. Tư tưởng nhất quán của Người là: Cách mạng Tháng tám đã thành công vì có ba điều kiện không thể thiếu được đối với bất cứ cuộc cách mạng phản đế nào ở một nước thuộc địa: đó là sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, sự thành lập mặt trận phản đế rộng rãi, khởi nghĩa vũ trang'''. Vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân, được Hồ Chí Minh nói tới không chỉ trong cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân mà suốt cả quá trình cách mạng Việt Nam. 

Hồ Chí Minh nhấn mạnh: ''Chỉ có giai cấp công nhân là dũng cảm nhất, luôn luôn gan góc đương đầu với bọn đế quốc thực dân. Với lý luận cách mạng tiền phong và kinh nghiệm của phong trào vô sản quốc tế, giai cấp công nhân ta đã tỏ ra là người lãnh đạo xứng đáng nhất và tin cậy nhất của nhân dân Việt Nam''. Khẳng định vai trò lãnh đạo cách mạng nước ta thuộc về giai cấp công nhân Việt Nam, ngay từ khi giai cấp này còn nhỏ bé, chưa tập trung cao là một đóng góp quan trọng của Hồ Chí Minh. 

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh giai cấp công nhân lãnh dạo cách mạng và sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam không mâu thuẫn mà có mối liên hệ khăng khít với nhau. Hồ Chí Minh nhiều lần chỉ rõ giai cấp công nhân, giai cấp cần lao lãnh đạo cách mạng thông qua đảng của mình, đảng cộng sản là tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân, giai cấp cần lao. 

Năm 1951, quan điểm của Hồ Chí Minh về Đảng có sự phát triển Báo cáo chính trị tại Đại hội II của Đảng, tháng 2-1951, do Hồ Chí Minh trình bày có đoạn: '' Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và toàn thể dân tộc là một. Chính vì vậy Đảng lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của cả dân tộc Việt Nam''. 

Quan điểm nêu trên của Hồ Chí Minh cũng được thể hiện trong báo cáo về Luận cương cách mạng Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh trình bày. Báo cáo viết:: "Đảng Lao động Việt Nam không phải chỉ là đội tiên phong và bộ tham mưu của giai cấp công nhân mà thôi. Nó cũng là đội tiên phong, bộ tham mưu của nhân dân lao động, mà chính vì thế nó là đội tiên phong của cả dân tộc Việt Nam nữa''. Chắc chắn Đại hội II của Đảng đã thảo luận kỹ quan điểm đảng của nhân dân lao động, của cả dân tộc Việt Nam. Qua thảo luận Đại hội đã đi đến thống nhất và ghi vào điều lệ Đảng" Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam''. 

Quan điểm tại Đại hội II, 1951 tiếp tục được Hồ Chí Minh bổ sung. Trong tác phẩm Thường thức chính trị, Người viết: '' Đảng ta có chục vạn đảng viên ở các cấp chính quyền, ở trong bộ đội, ở các xí nghiệp, các trường học, các nông thôn, đảng đều liên hệ chặt chẽ với quần chúng như chân tay, ruột thịt. Ở Trung ương thì có những đồng chí nhiều kinh nghiệm, giàu quyết tâm một lòng phục vụ giai cấp và nhân dân. Vì vậy Đảng ta là Đảng của giai cấp lao động mà cũng là Đảng của toàn dân''. 

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng không chỉ là đội tiên phong của giai cấp công nhân mà còn là đội tiền phong của cả dân tộc. Tháng 10- 1957, Hồ Chí Minh nói: '' Đảng là đội tiền phong của nhân dân lao động mà trước hết là giai cấp công nhân'' hoặc ''Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân đồng thời cũng là đội tiên phong của dân tộc''. Tư tưởng hai ''tiền phong'' của Đảng được Hồ Chí Minh thể hiện đậm nét cách đây gần 50 năm. Tư tưởng đó tiếp tục được Người phát triển trong những năm 60. Nói chuyện tại hội nghị bồi dưỡng cán bộ do Trung ương tổ chức, tháng l. 1965 Hồ Chí Minh chỉ rõ: ''Đảng ta xứng đáng là đội tiên phong, là bộ tham mưu của giai cấp vô sản, của nhân dân lao động và của cả dân tộc''. 

Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng của ai chúng tôi thấy nổi lên mấy vấn đề: 

Thứ nhất, quan điểm nhất quán của Người là Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng cộng sản Đông Dương, Đảng Lao động Việt Nam, Đảng ta, Đảng của chúng ta là Đảng của giai cấp công nhân, giai cấp cần lao, giai cấp lao động. 

Thứ hai, trong những trường hợp khi Người đề cập đến Đảng của nhân dân, của dân tộc, của toàn dân thì trước đó phải là của giai cấp công nhân hoặc trước hết là giai cấp công nhân. Trừ trường hợp đặc biệt 1945, khi Đảng tuyên bố tự giải tán, còn lại không một lần nào Hồ Chí Minh chỉ nói Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của nhân dân, của dân tộc, của toàn dân. Trong khi đó nhiều lần Hồ Chí Minh chỉ nói Đảng là Đảng của giai cấp công nhân, giai cấp cần lao. 

Thứ ba, theo suy nghĩ của chúng tôi sau khi nói Đảng của giai cấp công nhân, Hồ Chí Minh thêm Đảng của nhân dân, của dân tộc, của toàn dân, Người muốn nhấn mạnh hai ý: 

Một là, đảng đại diện, tiêu biểu cho lợi ích của dân tộc, của toàn dân. Hồ Chí Minh nhiều lần chỉ rõ ngoài lợi ích của giai cấp công nhân của nhân dân, dân tộc, Đảng không có lợi ích nào khác. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III ( 1960) viết: ''Đảng ta không những là đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân Việt Nam mà đồng thời còn là đại biểu trung thành cho lợi ích chân chính của nhân dân lao động và của dân tộc. Điều đó cũng giải thích vì sao công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác ở nước ta thừa nhận Đảng ta là Đảng của họ, một lòng một dạ tin tưởng và ủng hộ Đảng ta''' . 

Hai là, đảng viên của Đảng không chỉ là những người tiên tiến, ưu tú xuất thân từ giai cấp công nhân mà còn từ tất cả các giai cấp, tầng lớp khác trong dân tộc. Điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh soạn thảo, được Hội nghị hợp nhất thông qua đã viết: Công nhân, thợ thủ công, dân cày, binh lính, học sinh và các giai cấp khác tin theo chủ nghĩa cộng sảng, chương trình Đảng và quốc tế cộng sản, hăng hái đấu tranh, phục tùng mệnh lệnh Đảng, đóng đảng phí và chịu phấn đấu trong một tổ chức Đảng thì được vào Đảng. Năm 1960 Hồ Chí Minh nói Đảng ta là con nòi. 

Thứ tư, Hồ Chí Minh có những cách tiếp cận khác nhau trong khi trả lời câu hỏi Đảng của ai nhưng Đảng cộng sản Việt Nam thực chất là Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, Đảng mácxít lê nin nít cách mạng chân chính. Bởi vì, Hồ Chí Minh khẳng định, Đảng kết hợp phong trào cách mạng Việt Nam với chủ nghĩa Mác- Lê nin, Đảng giác ngộ giai cấp công nhân rành mạch, lập trường giai cấp công nhân dứt khoát, tác phong giai cấp công nhân đúng đắn, tư tưởng của Đảng là tư tưởng của giai cấp công nhân. 

Mối quan hệ dân tộc - giai cấp đã được Hồ Chí linh kết hợp một cách hết sức nhuần nhuyễn cả trong việc xác định đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ mới cũng như trong việc trả lời câu hỏi Đảng của ai. Sự kết hợp đó là một trong những sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin của Hồ Chí Minh, trở thành nhân tố hàng đầu tạo nên sức mạnh và thắng lợi của cách mạng Việt Nam. 

Theo PGS. TS. Nguyễn Khánh Bật
Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng

(ĐCSVN) - Ngày 10/10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Quyết định số 190-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng.

Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW ngày 08/10/2024 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Tập trung tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu thông tin chính xác, kịp thời với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, phong phú, sinh động gắn với tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2024, 2025.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website