Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh

Có thể nói tư tưởng về nhà nước và pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt độc đáo, là tư tưởng về một nền pháp quyền nhân nghĩa...Tại cuộc Hội thảo "Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành tư pháp" vừa qua tại Nghệ An, các nhà khoa học đã tập trung thảo luận về vấn đề này. 

Đạo đức là gốc... 

Một trong những di sản vô giá mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau là đạo đức cách mạng. Người là một lãnh tụ bàn nhiều về đạo đức, về vai trò của đạo đức trong đấu tranh cách mạng: "Đạo đức là cái gốc của người cách mạng. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang''. Suốt cuộc đời mình, Bác Hồ luôn kiên trì giáo dục phẩm chất đạo đức cho cán bộ, đảng viên, nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghiã cá nhân''. Bản thân Người cũng là một tấm gương ngời sáng đạo đức cách mạng, suốt đời phấn đấu, hy sinh vì lợi ích của Tổ quốc hạnh phúc của nhân dân. Theo Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Phạm Quốc Anh, thì: ''Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng là một thể thống nhất gắn bó chặt chẽ giữa đạo đức với chính trị, đạo đức với tài năng, giữa lời nói đi đôi và việc làm. Cái vĩ đại của Người là ở chỗ, khi sử dụng một số khái niệm và thuật ngữ đạo đức truyền thống vốn đã quen thuộc vấn đề gần gũi trong dân gian, Người đã đưa vào đó những nội dung mang ý nghĩa nhân văn và cách mạng sâu sắc của đạo đức mới: Trung với nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, việc gì có lợi cho dân, phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân, phải hết sức tránh..." Giáo sư Vũ Khiêu cũng tán thành: "Bác Hồ đòi hỏi cán bộ cách mạng phải sẵn sàng chịu đựng mọi gian khổ, hy sinh, phải quyết tâm chiến đấu đến cùng vì sự nghiệp cách mạng, phải coi đạo đức cách mạng như phẩm chất đầu tiên của mình. Cũng như sông có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo.Người cách mạng không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân 

Chống tham ô và lãng phí 

GS. TS Đào Trí Úc- Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật- bổ sung: ''Khi nói về pháp luật hay đạo đức, không thể làm cái việc vạch một đường biên chia đôi ''khu vực ảnh hưởng''. Pháp luật của nhân dân trước hết là đạo lý của nhân dân có tính phổ biến nhất, liên quan chung đến mọi người, phù hợp với đa số, Nhà nước ghi nhận và ''đưa lên thành luật'' những cái hợp lẽ và hợp lý đó'', Pháp luật là quyền tự do lựa chọn hành vi, nhưng ranh giới của nó là lợi ích của người khác, khả năng hành động có lợi hợp lý, hợp pháp của người khác. Chính vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: ''Nhân dân ta hiện nay có tự do, tự do trong kỷ luật. Người nào sử dụng quyền tự do của mình quá mức mà phạm đến quyền tự do của người khác là phạm pháp''. Người đòi hỏi cán bộ tư pháp, cán bộ pháp luật phải gương mẫu chấp hành pháp luật: ''Mình trước hết phải siêng năng, trong sạch mà bảo người ta trong sạch, siêng năng được''. GS Vũ Khiêu cho biết: ''Nhìn thấy trước những tệ nạn có thể xảy ra trong đảng cầm quyền và trong chính quyền nhân dân, Bác đã nhấn mạnh việc phải kịp thời chống tham ô và lãng phí. Vào những ngày đầu của chính quyền nhân dân, nước ta còn nghèo, Nhà nước chưa có bao nhiêu tài sản nên thực hành tiết kiệm là cực kỳ quan trọng. Chống lãng phí, Bác coi lãng phí là tội ác. Chống tham ô, Bác đặt ra điều này ngay từ trong hoàn cảnh tham ô rất ít có điều kiện để xảy ra. Lúc đó, cán bộ và nhân dân cùng đồng cam cộng khổ, nhân dân ăn chưa đủ no, mặc chủ đủ ấm thì dù có muốn tham ô cũng chẳng có gì mà tham ô. Ngày nay, nhìn lại, mới thấy sự nghiêm khắc của Bác lúc ấy là vô cùng sáng suốt". 

Đạo đức đi đôi với Pháp luật 

GS.TS Đào Trí Úc khẳng định, Bác chủ trương làm việc gì cũng phải có nhân nghĩa. ''Biết Chủ nghĩa Mác - Lênin là phải sống với nhau có tình, có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình nghĩa thì sao gọi là hiểu Chủ nghĩa Mác- Lênin được?''. Người căn dặn cán bộ ta xử lý các vấn đề phải ''có tình có lý". Đối với cán bộ tư pháp, trong số các phẩm chất cần thiết, trước hết phải vô tư, không được tư vị, tư thù, tư oán, không được tự cho mình đứng trên và đứng ngoài pháp luật. Cùng với việc nêu cao vai trò của đạo đức cách mạng, Bác Hồ cũng đồng thời không quên vai trò quan trọng của pháp luật. GS Vũ Khiêu kể ra hai câu chuyện để chứng minh trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng và pháp luật luôn song hành với nhau. Ngày 27/11/1945, Bác ký Sắc lệnh ấn định hình phạt đối với người đưa và người nhận hối lộ là từ 2 đến 20 năm khổ sai và phải nộp phạt gấp đôi số tiền nhận hối lộ. Còn trong kháng chiến chống Pháp, Đại tá Trần Dụ Châu vốn cũng là người cách mạng nhưng khi làm Cục trưởng Cục Quân nhu đã lợi dụng chức vụ, bớt xén phần cơm áo vốn đã rất kham khổ, thiếu thốn của bộ đội ta để cùng đồng bọn sống phè phỡn, lãng phí, trụy lạc. Vụ án được khởi tố, đưa ra Tòa án Quân sự, bị lãnh án tử hình. Trần Dụ Châu và gia đình kháng án lên Bác Hồ, xin được khoan hồng. Vụ án đã gây cho Bác Hồ một nỗi buồn sâu sắc. Nhưng, đối với loại sâu mọt đục khoét nhân dân, trị một người để cứu muôn người, dù rất đau lòng, Bác đã ký lệnh bác đơn chống án của Trần Dụ Châu. ''Qua đó, có thể thấy, Bác Hồ rất đề cao pháp luật. Bác hết lòng thương yêu, dạy bảo cán bộ nhưng kẻ nào lạm dụng tình thương của Bác, làm hại đến tính mệnh và tài sản của nhân dân, làm mất thanh danh, uy tín của Đảng và Nhà nước thì dù họ có là cách mạng kỳ cựu, là Bộ trưởng, Thứ trưởng hay là gì đi nữa vẫn phải đem ra xét xử theo đúng pháp luật". - GS Vũ Khiêu kết luận. 

Bác Hồ đã đi xa trên 30 năm, thế nhưng, những tư tưởng Người để lại cho chúng ta hôm nay - trong đó có tư tưởng về Nhà nước và pháp luật, về xây dựng và phát triển ngành Tư pháp - vẫn còn nguyên những giá trị mang tầm thời đại. Nghiên cứu, học tập và phát triển tư tưởng của Người, chắc chắn, không chỉ ngành Tư pháp mà cả đất nước sẽ còn thu được nhìều hơn nữa những thắng lợi to lớn trong công cuộc đổi mới. 

Theo Chí Công, Báo Pháp Luật Việt Nam ngày 19/5/2005

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Liên kết website