GS.TS.Đỗ Nguyên Phương
Uỷ viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Khoa giáo Trung ương
Hiện nay, trong nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh đang đặt ra nhiều vấn đề. Tuy Đảng ta đã xác định 9 nội dung và 3 nguồn gốc của tư tưởng Hồ Chí Minh, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu, làm rõ. Những chỗ chưa được nghiên cứu đầy đủ, rõ ràng là những kẽ hở để các thế lực thù địch lợi dụng, xuyên tạc, bóp méo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Làm thế nào để việc học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh như tránh được tÝnh kinh viện, lý thuyết thuần tuý. Người học không chỉ biết học rồi để đấy mà phải biết vận đụng, biến thành tư tưởng của bản thân và từ đó biến thành hành động thực tiễn. Muốn thế thì việc cần thiết là phải cụ thể hoá tư tưởng Hồ Chí Minh thành nguyên tắc sống và hành động cụ thể.
Tư tưởng Hồ Chí Minh đã được coi là một nền tảng tư tưởng của Đảng, nhưng vẫn còn không ít cán bộ, đảng viên nắm chưa chắc tư tưởng Hồ Chí Minh. Điều đó chứng tỏ việc nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh còn chưa sâu, sát thực tế. Cần nghiên cứu phương thức đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống, vào lòng dân, biến thành tư tưởng của từng cán bộ, đảng viên. Các cấp uỷ, chính quyền cần có chương trình giáo dục, vận dụng, đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống. Mỗi cơ quan thông tin đại chúng cần xây dựng chương trình tuyên truyền cụ thể về tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngày 27 - 3 - 2003 vừa qua, Ban Bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã ra chỉ thị về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới. Chỉ thị nêu rõ: "Các cấp bộ đảng, chính quyền, đoàn thể có kế hoạch cụ thể học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh theo chương trình, nội dung sát với yêu cầu, nhiệm vụ chính trị đối với từng cấp, từng đối tượng cán bộ đo Trung ương quy định". Lần này Ban Bí thư muốn tạo ra một phong trào học tập tư tưởng Hồ Chí Minh sâu rộng đến mọi cán bộ đảng viên và nhân dân. Đây là một công việc hết sức nặng nề và khó khăn đòi hỏi có sự tham gia tích cực và có hiệu quả của đội ngũ người cao tuổi. Không có sự tham gia nhiệt tình của đội ngũ này thì chắc chắn phong trào này không thể thành công được.
Chúng ta có thể khẳng định rằng, đội ngũ những người cao tuổi là một trong những lực lượng tích cực có tầm quan trọng đặc biệt trong việc nghiên cứu, tuyên truyền giáo dục và đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống.
1 - Vai trò của người cao tuổi trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh
Trước hết chúng ta nói về vấn đề khai thác “nguồn trí tuệ và kinh nghiệm - người cao tuổi". Chúng tôi cho rằng đây là công việc cực kỳ cần kíp và cấp bách. Người cao tuổi hiện nay 1à những người sinh ra trước năm 1945, như vậy phần lớn họ là những người sinh ra trước cách mạng tháng Tám, trước hoặc sau khi Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập. Nhiều người trong số họ sống trong điều kiện đất nước còn chưa có Đảng. Nhiều người sinh ra trong thời kỳ Đảng còn đang trong thời kỳ chứng nước, gặp muôn vàn khó khăn.
Sống trong hoàn cảnh đó, dù có thể còn nhỏ tuổi, người cao tuổi hiểu hơn ai hết vai trò to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong thời kỳ khó khăn này, tư tưởng Hồ Chí Minh như một giải pháp tất yếu mở đường cho đất nước đi tới giải phóng. Như ở phần 1 chúng tôi đã nêu, hai vấn đề lớn trong tư tưởng Hồ Chí Minh 1à vấn đề giải phóng dân tộc và vấn đề kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng Hồ Chí Minh về hai vấn đề này đã thể hiện ngay trong giai đoạn này một cách khá đậm nét. Người cao tuổi là những người được tận mắt, với hai con mắt bằng xương bằng thịt, tác động của tư tưởng Hồ Chí Minh, những biểu hiện cụ thể của tư tưởng đó.
Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, cách mạng giành được chính quyền, nhưng việc giữ được chính quyền trở nên vô cùng mong manh. Và đây, những người cao tuổi lại được chứng kiến tận mắt thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là thắng lợi của tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc, tư tưởng về gắn chặt đấu tranh giai cấp với đấu tranh giải phóng dân tộc, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao.
Lịch sử tiếp diễn và đất nước ta bước vào hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống lại hai tên “đế quốc to". Đa số những người cao tuổi hiện nay lúc đó đang còn tràn đầy sức trẻ, đã không tiếc tuổi xuân cùng đất nước đi vào cuộc kháng chiến đầy khó khăn gian khổ. Có những lúc đất nước đã phải lâm vào tình cảnh tưởng chừng không qua nổi. Nhưng, dưới sự. lãnh đạo sáng suất của Hồ Chí Minh, đất nước lại đứng lên, vượt qua hết khó khăn này đến khó khăn khác và cuối cùng đã giành được thắng lợi hoàn toàn. Đồng thời với hai cuộc kháng chiến, Miền Bắc nước ta còn phải song song tiến hành công cuộc kiến thiết đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong hai cuộc kháng chiến lâu đài và gian khó đó, tư tưởng Hồ Chí Minh đã phát triển đến đỉnh cao và trở thành nhân tố quyết định của cách mạng Việt Nam. Chính những người cao tuổi hiện nay chứ không phải ai khác đã được chứng kiến những biểu hiện cụ thể của tư tưởng Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực, sự phát triển toàn điện và đầy đủ của tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong số họ, có không ít người đã trực tiếp được gặp, giao tiếp hay cùng làm việc với Hồ Chí Minh.
Khác với các nhà tư tưởng lý luận trong lịch sử cũng như các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, Stalin, Mao Trạch Đông mà tư tưởng lý luận của họ được trình bày trong các tác phẩm lý luận, Hồ Chí Minh không để lại những tác phẩm lớn, có hệ thống về lý luận. Tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện trong các bài nói chuyện, bài viết, thư của Hồ Chí Minh. Nhưng chỉ có những cái này cũng chưa đủ. Tư tưởng Hồ Chí Minh chủ yếu được thể hiện sống động trong sự chỉ đạo cách mạng trực tiếp của Hồ Chí Minh, qua đường lối cách mạng của Đảng, hành động cách mạng của nhân dân. Cho nên không thể hiểu được tư tưởng Hồ Chí Minh nếu chỉ dựa vào văn viết, vào các tác phẩm, bài viết, bài nói chuyện được in ấn thành sách, báo. Có thể nói rằng, đội ngũ những người cao tuổi hiện nay là "cuốn từ điển sống" về tư tưởng Hồ Chí Minh. Điều này chỉ cho chúng ta thấy sự cần kíp đến mức độ nào phải khai thác cuốn từ điển sống này, thu hút những người cao tuổi hiện này vào công tác nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh. Chỉ khoảng thời gian không dài nữa những người cao tuổi hiện nay sẽ ra đi dần, cuốn từ điển sống về tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ bị mai một đi và nếu công việc này được thực hiện một cách chậm trễ thì chúng ta sẽ mãi mãi không hiểu hết được tầm vóc của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Người cao tuổi hiện nay không chỉ là "nơi cất giữ sống động" tư tưởng Hồ Chí Minh, họ còn 1à những người tài năng, những người vừa có đức, vừa có tài' đã góp phần làm nên chiến công hiển hách của dân tộc Việt Nam. Rất nhiều trong số những người cao tuổi hiện nay là những nhà cách mạng, những nhà lý luận. Họ là những người có trình độ khái quát cao, trình độ tư duy sâu, nên họ có đủ khả năng tham gia vào việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh. Chỉ có họ mới có cái nhìn thật sự sâu sắc về các lĩnh vực tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là về vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Tôi cho rằng, rất nhiều vấn đề về tư tưởng Hồ Chí Minh thế hệ trung niên trở về sau không thể hiểu nổi vì họ không trực tiếp sống trong điều kiện đó. Có những điều và chỉ những người được trực tiếp trải nghiệm mới hiểu được. Chúng ta cần phải biết khai thác trí tuệ, tài năng cùng với lòng nhiệt tình vốn có của những người cao tuổi trong nghiên cứu, quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh. Đừng nên để phí nguồn trí tuệ vô giá này.
2 -Vai trò của người cao tuổi trong tuyên truyền giáo dục, đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sèng
Trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, người cao tuổi hiện nay đã có vai trò quan trọng như vậy thì trong tuyên truyền giáo dục, đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống, đội ngũ người cao tuổi hiện nay còn có vai trò quan trọng hơn nữa.
Những người cao tuổi trong mọi thời đại đều được nhân dân hết sức kính trọng. Chúng ta biết rằng, từ thời xa xưa ở nước ta đã từng có chế độ “Lão quyền". Trong chế độ ấy, người cao tuổi giữ địa vị quyết định trong công tác giáo dục thế hệ sau nói chung. Sau này, do điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi, chế dộ "lão quyền" bị huỷ bỏ, tuy thế người cao tuổi vẫn giữ vị trí quan trọng trong cộng đồng. Trong việc giải quyết những vấn đề lớn của đất nước, của cộng đồng (làng, xã...), ý kiến của người cao tuổi vẫn được coi là những ý kiến quan trọng nhất. Những lời chăng chối của những người cao tuổi trước lúc ra đi luôn được cháu con ghi xương khắc cất và đôi khì trở thành nguyên tắc hành động của họ.
Sở dĩ ý kiến của người cao tuổi được coi trọng như vậy bởi vì trong họ là một kho kinh nghiệm sống không thể bỏ qua được.
Sự coi trọng của thế hệ những người đi sau đối với những người cao tuổi trong mọi thời đại biểu hiện uy tín cao của những người cao tuổi đối với con cháu và sự tin tưởng của thế hệ con cháu vào họ.
ở nước ta hiện nay, người cao tuổi có uy tín khá lớn đối với lớp trẻ. Họ là những người được thế hệ trẻ tin tưởng và học tập không chỉ vì những chiến công hiển hách mà họ đã làm nên trong quá khứ, những khó khăn, gian khổ mà họ đã vượt qua cùng kho kinh nghiệm đồ sộ trong họ, mà còn bới vì họ là những người thực sự đức độ, mẫu mực trong sinh hoạt và lối sống. Hiện nay, hầu hết người cao tuổi Việt Nam là chỗ dựa tinh thần vững chắc trong cộng đồng và gia đình. Người cao tuổi Việt Nam lùện nay vẫn là tấm gương về hành động và lối sống cho thế hệ sau noi theo.
Với uy tín cao và vị trí quan trọng của mình trong xã hội, gia đình và cộng đồng, sự tham gia của người cao tuổi vào việc tuyên truyền, giáo dục và đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống có ý nghĩa quyết định. Không có sự tham gia này thì khó có thể nói đến thành công của công tác này.
Hồ Chí Minh là vị chủ tịch có tác phong khá đặc biệt, phong thái giống như một "ông già phương Đông" hiền lành, chất phác mà chỉ những người cao tuổi mới hiểu hết được và thấm nhuần hết tư tưởng của người. Đây lại là một chỗ mạnh nữa của người cao tuổi trong việc tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh. Với truyền thống tôn trọng và kính trọng người già, thế hệ trẻ Việt Nam chắc chắn sẽ nghe theo những lời chỉ giáo của họ về phong cách và tư tưởng Hồ Chí Minh.
c - Công tác tổ chức, vận động người cao tuổi tham gia nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục, đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sèng
Để cho người cao tuổi tham gia tích cực và có hiệu quả vào công tác nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống thì cần vận động, tổ chức họ. Nhân tố nòng cốt trong công tác vận động, tổ chức này phải và Hội người cao tuổi Việt Nam. Chúng tôi cho rằng, ngay sau cuộc hội thảo này Hội người cao tuổi Việt Nam cần xúc tiến làm ngay một số việc sau:
- Lập một tiểu ban phụ trách công tác tổ chức vận động người cao tuổi tham gia công tác nghiên cứu, tuyên tuyền, giáo dục đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống theo tinh thần Chỉ thị 23 - CT/TW ngày 27 - 3 - 2003 của Ban Bí thư trung ương Đảng.
- Xây dựng Chương trình hành động của Hội về công tác này. Chương trình cần đề ra cụ thể mục đích, yêu cầu, các kế hoạch, bước đi, dự trù kinh phí và nguồn cung cấp.
Chủ động liên hệ để phối hợp với các cơ quan, đơn vị ở trung ương cũng như địa phương để cùng phối hợp thực hiện Chương trình.
- Gửi công văn cho các chi hội và toàn thể hội viên kêu gọi tích cực tham gia vào công tác tổ chức vận động người cao tuổi tham gia công tác nghiên cứu, tuyên tuyền, giáo dục đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống. Cần tạo ra một phong trào rầm rộ của người cao tuổi thực hiện nhiệm vụ này...
Tham gia tích cực và có hiệu quả vào công tác nghiên cứu, tuyên tuyền, giáo dục đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống là việc làm thiết thực nhất kỷ niệm 113 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh./.