Hội thảo 60 nǎm Nhật ký trong tù của Hồ Chủ Tịch

Sáng ngày 17 tháng 5, sát ngày kỷ niệm sinh nhật Bác, cũng là ngày nhân dân cả nước tổ chức bầu cử Quốc hội khoá XI, hội thảo 60 nǎm Nhật ký trong tù đã diễn ra tại Trụ sở Hội Nhà vǎn Việt Nam. Ngoài các nhà vǎn trong Ban Chấp hành Hội và các Hội đồng chuyên môn, các Ban chức nǎng, các nhà vǎn còn có nhiều người thuộc Câu lạc bộ Thǎng Long, Giáo viên các trường phổ thông, đại học tại Hà Nội. 

Sau lời khai mạc của nhà thơ Hữu Thỉnh, Tổng thư ký Hội, nhà thơ Vũ Quần Phương, uỷ viên Hội đồng Thơ, thành viên Ban sáng tác, đọc bản đề dẫn. Sau đó các nhà vǎn, nhà thơ Nguyễn Đǎng Mạnh, Bằng Việt (Chủ tịch Hội đồng Thơ), Hồng Diệu, Ngô Quân Miện, Nguyễn Hoàng Sơn, Phan Xuân Hạt đã phát biểu ý kiến. 

Nhà thơ Ngô Quân Miện cho rằng: "Không phải ai có nhân cách lớn cũng làm được thơ. Riêng Bác có tố chất thơ. 

Khi đã có tình cảm lớn rồi, lại có tố chất thơ, thì Bác làm được thơ, thơ lại hay, tầm vóc lớn, là lẽ đương nhiên. Đáng chú ý ở thơ Bác là tính xã hội, tính phổ quát, tính công dân rất cao". 

Nhà thơ Phan Xuân Hạt nhấn mạnh: nhiều thiên tài khoa học thiên tài chính trị đồng thời là nhà thơ, đó là Các Mác, Lô-mô-nô-xốp, Quách Mạt Nhược, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tôn v.v.. Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại cũng vậy. Những nhân vật lỗi lạc thường nhạy cảm, tinh tế sâu sắc khi tiếp cận mọi vấn đề nhân sinh, xã hội, thời đại. Tố chất nhạy cảm, tinh tế, sâu sắc là mối liên hệ giữa các nhà chính trị và các nhà thơ. Bác luôn luôn tư duy, cho nên ở trong tù Bác ắt làm thơ, chứ không phải là làm thơ một cách bất đắc dĩ. 

Nhà thơ, nhà giáo Đặng Hiển nêu những kinh nghiệm về dạy học Nhật ký trong tù. Anh đọc một bài thơ mới sáng tác nói về tình cảm của mình khi đọc thơ Bác, dạy thơ Bác, học thơ Bác. 

Nhằm khép lại cuộc hội thảo, nhà thơ, Tổng thư ký Hữu Thỉnh nêu ý kiến coi trọng đề cao và khuyến khích hoạt động của các Hội đồng chuyên môn và các ban chức nǎng của Hội, mà cuộc hội thảo này là một thí dụ. Anh cho rằng cuộc hội thảo này đã khẳng định thêm giá trị to lớn của Nhật ký trong tù. Giá trị, vẻ đẹp của tập thơ cũng chính là vẻ đẹp và giá trị nhân cách cao quý của Bác. Chúng tôi trích giới thiệu một số ý kiến phát biểu trong hội thảo. 

Vũ Quần Phương: 
Càng đọc càng phát hiện thêm được những giá trị mới

Tính theo nǎm thì đến nay đã 60 nǎm Bác Hồ khởi thảo Tập nhật ký thơ, và đã có 42 nǎm tập thơ được quảng bá trong bạn đọc nước ta và thế giới. Rất nhiều tác giả đã nghiên cứu bình luận Nhật ký trong tù. Có nhà nghiên cứu còn cho rằng: những gì cần nói về tập thơ này đều đã nói cả rồi. Chúng tôi nghĩ khác: đối tượng nghiên cứu vẫn vậy, nhưng người nghiên cứu mỗi lúc một khác, có nét khác do tính riêng biệt của từng cá thể tác giả, có nét khác do đặc thù của từng thời điểm lịch sử tác động. Cuộc hội thảo thơ hôm nay, chúng tôi hy vọng đưa tập thơ Nhật ký trong tù của Bác tới gần cuộc sống của chúng ta, tham gia với chúng ta giải quyết những vấn đề của đời sống hôm nay và những vấn đề của công cuộc đổi mới vǎn chương. 

1.Tính chất nhật ký của tập thơ: 

Nhật ký vốn là một thể loại vǎn học riêng tư, nó không định tìm độc giả. Độc giả của nhật ký thường là chính tác giả. 

Người ta viết nhật ký để đánh dấu những nǎm tháng mình đã sống, bằng một hình thức vǎn học không trau chuốt cốt sao khi đọc, người viết nhớ lại được các sự kiện đã trải. Hình thức vǎn chương cần chân thực và kịp thời. Với thơ, chúng tôi nghĩ các tiêu chí đó có thể bớt nghiêm khắc nhưng vẫn là cần thiết. Khi Nhật ký trong tù được giới thiệu với bạn đọc châu Âu, nhiều độc giả bên đó tỏ ý nghi ngại: liệu đây có đúng là nhật ký không hay chỉ là hồi ký. Bởi trong lịch sử rất ít, hầu như không có, nhân vật nổi tiếng công bố nhật ký, bộc lộ phần hậu trường riêng tư rất ngày thường của mình ra thiên hạ. 

Với Nhật ký trong tù, bạn đọc rộng rãi xác nhận đúng là nhật ký thật sự bởi trong đó rất nhiều việc tầm thường, thậm chí "thiếu thẩm mỹ" theo quan niệm vǎn chương mỹ tự, đã được trung thực ghi lại như việc gãi ghẻ, việc ngồi trên hố xí, cả đến việc đến buồn đi ỉa cũng không cho. 

Chính là vì nhật ký mà chúng ta thấy, trực diện hơn một tác phẩm hư cấu, lối sống, phép ứng xử thường ngày của Hồ Chí Minh, đặc biệt là phép ứng xử trong tình thế ngặt nghèo của một người tù: 

- ấy là việc tận dụng thời gian ở tù để tạo tập thơ tới 133 bài, thể hiện trước thế gian một nǎng lực tư duy thơ kỳ lạ. Trong đời, Hồ Chí Minh không có thời gian cho thơ, Người từng khất Việc quân đang bận xin chờ hôm sau. Nghĩ lẩn thẩn: nếu không có cái bất hạnh ở tù, không biết cơ hội nào để Hồ Chí Minh bộc lộ nǎng khiếu thơ đặc sắc và để có nhật ký mà giãi bày tâm sự cùng nhân loại. 

- ấy là một tư thế ngắm trǎng: nhìn thẳng vào song sắt nhà tù để vươn tới ánh sáng vầng trǎng nhân hướng song tiền khán minh nguyệt. 

- ấy là mối tương quan giữa vị trí và ý chí: thân trong lao, tinh thần ngoài lao, thân trên hố xí, lòng tính đến tương lai xí khanh thượng toạ đãi triêu lai. Chân tay bị trói thì tai mũi giành lấy tự do Mặc dù bị trói chân tay/Chim ca rộn núi hương bay ngát rừng/Mê say ai cấm ta đừng… 

- ấy là việc giành chủ động nhưng không sa vào thắng lợi tinh thần kiểu AQ (Lỗ Tấn): trước lúc ung dung ngắm trǎng đã xác định tình thế hiện thực của chính mình: trong tù, không rượu cũng không hoa; trước lúc nói hứng thú của chim hót, hoa thơm cũng không quên thân phận bị động của mình: bị trói chân tay. Cách giành chủ động của Hồ Chí Minh không phải là cách nói đại ngôn, khẩu khí mà thiết thực, đầy tính khả thi. Nó là cách sống ở đời, không phải chuyện vǎn chương hư cấu, tu từ bóng bẩy. 

- ấy là tính trào lộng nhẹ nhàng những nỗi đau khổ của chính mình để vươn lên chính đau khổ ấy: tả nốt ghẻ trên thân mình như mặc áo gấm, gãi ghẻ như đánh đàn thập lục. 

- ấy là những điều sửng sốt: ngay trong những việc tầm thường hàng ngày của thân phận tù tội, người đọc lại phát hiện ra phẩm cách lớn của con người: trong bài Ghẻ, Nhân vật chính trị kiệt xuất Nguyễn ái Quốc ở thời điểm 1942-1943 mà coi những người tù trong nhà giam cấp huyện, vốn là đám cặn bã của xã hội, là bạn quý, là tri âm (Mặc gấm trong tù đều khách quý/Gảy đàn trong ngục thảy tri âm). Một cuộc lặn đời mình vào những phận người dưới đáy mà không cần nín thở. 

2. Tính cách tân trong quan niệm thẩm mỹ, cụ thể là khái niệm cái nên thơ trong tập Nhật ký trong tù. Để nói quan niệm mới mẻ về thơ của Hồ Chí Minh, chúng ta quen trích dẫn những câu thơ như tuyên ngôn nghệ thuật của tác giả trong bài Cảm tưởng đọc thiên gia thi, nhưng lại có người không ưng ý với các hình ảnh hố xí, gãi ghẻ… Chúng ta mới đồng ý với việc tìm thơ không chỉ ở mây gió trǎng hoa tuyết núi sông mà cả ở nơi có thép, trong khi Hồ Chí Minh đã tìm thơ bất cứ nơi nào có đau đớn, hy vọng con người. Hồ Chí Minh không ngại đến cả động từ ỉa để nói nỗi khổ của sự mất tự do, Cửa tù khi mở không đau bụng. Đau bụng thì không mở cửa tù. Cái hay của phẩm cách đã vượt lên cái hay của thể cách. Quan niệm ấy đã gặp những cách tân táo bạo nhất của hiện đại. 

3. Tính thống nhất thi pháp trong đời thơ: Khi viết Ngắm trǎng, Hồ Chí Minh ở thân phận một người tù, khi viết Cảnh khuya, Nguyên tiêu, Hồ Chí Minh là nguyên thủ quốc gia, nhưng trong cảm xúc và cả trong bút pháp vẫn thống nhất một con người ấy. Cảm xúc đắm say thiên nhiên, đến trộn lẫn con người chính trị với con người thơ ca, trộn lẫn tư duy minh bạch với tư duy thơ đa nghĩa. Bút pháp ảnh hưởng Đường thi nhưng có khuynh hướng kéo về hiện thực. Cả trong thơ tù lẫn trong thơ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, nhiều lúc Hồ Chí Minh lảy Đường thi tạo nên nét cười đời sống rất hóm. Từ Khuyến quân cách tận nhất bôi tửu (Mời anh cạn nốt chén này) rất tao nhân mặc khách thành ra Khuyến quân thả ngật nhất cá bão (Khuyên anh cứ chén cho no bụng) thực dụng thẳng thừng mà thương người sâu sắc. Nét trào lộng của việc đánh bạc trong tù vớt kiểu nói ở bài thơ Vần thắng vút lên cao chính là hai mạch tự một nguồn tư duy sắc sảo. Hồ Chí Minh, cả trong những giai thoại, bao giờ cũng ẩn giấu nét cười sắc nhọn của tư duy phương Tây dưới chòm râu hiền triết phương Đông. Nghiên cứu sự thống nhất thi pháp ấy từ Nhật ký viết trong tù đến những bài trữ tình của vị Chủ tịch nước sau này chắc chắn sẽ cho nhiều khám phá bất ngờ về cảm hứng thơ Hồ Chí Minh. 

Hồng Diệu: 
Nên chú ý hơn nữa đến văn bản


Cho dù thưởng thức hay nghiên cứu Nhật ký trong tù, thì vǎn bản vẫn là vấn đề quan trọng. Vǎn bản ở đây là được xem xét từ hai phương diện: nguyên vǎn chữ Hán của Chủ tịch Hồ Chí Minh và bản dịch tiếng Việt (dịch nghĩa và dịch thơ) của các nhà thơ và các nhà nghiên cứu. 

Nếu tôi không lầm thì vǎn bản mới nhất của Nhật ký trong tù được in trong quyển Hồ Chí Minh - thơ, toàn tập do Nhà xuất bản Vǎn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm nghiên cứu Quốc học biên soạn và xuất bản, phát hành đầu nǎm 1991, dày 500 trang. 

Quyển sách này có những điểm đáng chú ý như sau: Người góp sức chủ yếu làm ra nó không phải một nhà vǎn, một nhà nghiên cứu vǎn học, mà là một nhà hoạt động chính trị - xã hội: cụ Trần Đắc Thọ, nǎm nay ngoài tám mươi tuổi; đây là quyển sách đầy đủ nhất so với các quyển sách tập hợp thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trước đến nay; quyển sách lần đầu tiên in bút tích chữ Hán toàn bộ thơ Nhật ký trong tù (và một số bài thơ khác) của Chủ tịch Hồ Chí Minh; ngoài bản dịch thơ quen thuộc của nhà thơ Nam Trân in lần đầu vào nǎm 1960, còn có nhiều bản dịch của các nhà thơ khác, trong đó có nhà thơ Đường luật nổi tiếng: Quách Tấn. 

Như vậy, Hồ Chí Minh - thơ, toàn tập giúp ích khá nhiều cho việc nghiên cứu và thưởng thức thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ Nhật ký trong tù đến những bài thơ tiếng Việt và những bài thơ chữ Hán khác. Chúng ta có thể chiếu nguyên vǎn với các bản dịch xem sự chính xác ở đấy đến mức độ nào; có thể so sánh cái hay cái dở, cái sai cái đúng ở những bản dịch khác nhau v.. 

Xin nhắc lại một lần nữa: Hồ Chí Minh - thơ, toàn tập là một công trình rất đáng được nghiên cứu. Một mặt, chúng ta biết thêm được nhiều điều lý thú (không chỉ riêng với Nhật ký trong tù mà còn đối với những bài thơ khác của Chủ tịch Hồ Chí Minh). Mặt khác, chúng ta có thể bàn bạc, trao đổi, tranh luận nhiều điều: về tư liệu, về việc sưu tầm thơ, dịch thơ v.v.. 

Nguyễn Đăng Mạnh: 
Hơn trăm bài thơ chỉ làm trong 4 tháng


Anh Vũ Quần Phương khẳng định Bác Hồ là một nghệ sĩ đầy tài nǎng vì Người có khả nǎng sáng tác hơn 133 bài thơ trong có 14 tháng mà là 14 tháng ở tù. 

Tôi xin điều chỉnh một chút con số ấy: Hồ Chí Minh viết Nhật ký trong tù không phải trong 14 tháng mà chủ yếu chỉ trong 4 tháng - 4 tháng bị đầy đoạ cực nhất –"Sống khác loài người vừa bốn tháng, Tiều tụy còn hơn mười nǎm trời". Xin nhớ rằng, bài Bốn tháng rồi là bài thứ 103 của Nhật ký trong tù. 

Vì sao có hiện tượng đó? 

Đầu đuôi là như thế này: 

Chúng ta đều biết, tháng 8 nǎm 1942, Bác Hồ từ Pác Bó trở lại Trung Quốc công tác. Cùng đi với Người có đồng chí Lê Quảng Ba. Vượt qua biên giới được một chặng đường thì không may, do lở núi, một tảng đá lǎn vào chân đồng chí Ba. Từ đó người bạn đường của Bác đi cà nhắc rất cực. Để động viên đồng chí Lê Quảng Ba, Bác vừa đi vừa kể và giảng Chinh phụ ngâm - vậy là mấy chục nǎm bôn ba khắp thế giới, Người vǎn không hề quên những áng vǎn tiêu biểu cho vẻ đẹp của tiếng nói Việt Nam. 

Nhưng đồng chí Lê Quảng Ba ngày càng đau hơn. Đến một địa điểm ở Tĩnh Tây, đồng chí Ba phải nghỉ lại ở một gia đình cơ sở cách mạng. 

Sáng hôm sau, Bác tiếp tục tên đường. Cùng đi với Bác có anh Dương Đào, một thanh niên cách mạng Trung Quốc. 

Đến thị trấn Túc Vinh, Bác bị cảnh sát bắt. Người bị bắt không phải vì không có giấy tờ hợp pháp mà vì mang trong người rất nhiều đôla. Người trữ đôla để mua vũ khí về cho bộ đội Việt Minh. 

Nhưng bọn cảnh sát Tưởng Giới Thạch thì ngờ Bác là Hán gian làm gián điệp cho Nhật lúc bấy giờ đang đánh phá Trung Quốc. Chỉ có làm gián điệp mới có đôla chứ! Sự thật này Bác cũng nói rõ trong Nhật ký trong tù 

…Ta người ngay thẳng lòng trong trắng 
Mà bị nghi là kẻ Hán gian…

(Đường đời khó khǎn)



Hôm nay xiềng sắt thay dây trói 
Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung 
Tuy bị tình nghi là gián điệp 
Mà như khanh tướng vẻ ung dung

(Đi Nam Ninh)



Được tin Hồ Chí Minh bị bắt, các đồng chí Trung ương lúc bấy giờ ở Cao Bằng rất lo lắng. Cho người đi dò la tung tích, nhưng không tìm ra manh mối gì, các vị quyết định đánh điện cho Mạc Tư Khoa đề nghị can thiệp, đánh điện cho cả Tưởng Giới Thạch đề nghị thả Hồ Chí Minh, vì đấy là thủ lĩnh của "Việt Nam độc lập đồng minh hội". 

Kết quả là, sau 4 tháng bị tù như một hán gian, Bác được chính quyền Quốc dân Đảng Trung Quốc chuyển sang chế độ nhà tù khác. Điều này Trần Dân Tiên đã nói rõ trong tập hồi ký Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch. Từ thời điểm này, sinh hoạt của Bác trong tù có dễ thở hơn. Được tắm rửa, ǎn uống khá hơn, thỉnh thoảng được đi dạo một lúc quanh nhà tù v.v.. Nhưng điều đặc biệt đối với Hồ Chí Minh là được đọc sách báo, nghĩa là được theo dõi tình hình chính trị, tình hình chiến sự trên thế giới và trong nước, được tham khảo tài liệu này khác để nghiền ngẫm về chiến lược, chiến thuật cách mạng. Hồi này Bác có dịch một tác phẩm của Tôn Trung Sơn. Về báo chí thì Bác ghi chép rất tỉ mỷ với những con số cụ thể. Ngoài những tin tức quan trọng còn ghi cả giá cả thị trường nơi này, nơi khác v.v.. Đúng là tác phong một nhà báo. 

Vậy là đúng như Bác viết trong bài mở đầu Nhật ký trong tù: 

Ngâm thơ ta vốn không ham 
Nhưng ngồi trong ngục biết làm chi đây 
Ngày dài ngẫm ngợi cho khuây 
Vừa ngâm, vừa đợi đến ngày tự do

Bốn tháng đầu, hoàn toàn không có điều kiện hoạt động cách mạng, người đành phải làm thơ cho khuây khoả. Tất nhiên dù làm thơ chỉ để khuây khoả vẫn là tiếng nói tâm hồn cao cả của Người. Mười tháng sau, có điều kiện chuẩn bị cho cách mạng, dù rất hạn chế. Người lập tức dồn sức vào việc đọc báo, ráo riết chuẩn bị cho ngày trở về Tổ quốc, và không làm thơ nữa - đúng ra chỉ làm rất ít. 

Hồ Chí Minh suốt đời chỉ có một ham muốn tột bậc là giành độc lập cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân. Người dồn hết tâm trí vào mục đích cao nhã ấy, quyết không chia sẻ tâm lực cho bất cứ ham muốn nào khác. 

Người ta chỉ có thể giải trí bằng cái gì người ta thích. Bác Hồ thường giải trí bằng thơ, có nghĩa là người rất thích làm thơ. Nhưng vì cách mạng, vì nhân dân Người đành hy sinh cả cái thú rất tao nhã ấy. 

Vì thế tuy là một nhà thơ lớn, Hồ Chí Minh phải đợi đến ngoài 50 tuổi mới sáng tác tập thơ đầu, mà chỉ sáng tác trong hoàn cảnh nhà tù. 

Nhà thơ Bằng Việt: 
Khi đọc thơ Bác, hãy lưu ý cái tầm của nhà thơ

Không hẳn không có việc gì làm thì làm thơ. Người tài giỏi thì làm việc gì cũng được. Bác không cho rằng làm thơ trong tù là hạ sách. Đối với người có tầm vóc lớn lao như Bác thì làm việc gì cũng có giá trị cao như nhau. 

Sau sáu mươi nǎm, những bài thơ trong Nhật ký trong tù vẫn còn lại với chúng ta, còn lại một cách thân thiết, gần gũi, chính vì Bác nói về chuyện đời. Cái còn lại là chuyện đời. 

Cốt lõi hiện thực còn lại trong ta, đó là những chiêm nghiệm về lẽ sống, về đời người. Các nhà vǎn có thể học hỏi được nhiều ở thơ Bác về khía cạnh này. 

Những nǎm qua, vǎn học ta có một xu hướng viết về cái tầm thường, thậm chi thô tục. Qua đọc thơ Bác tôi nghĩ, viết về cái phản thẩm mỹ cũng được. Vấn đề là viết như thế nào, ai viết, tầm của người viết ở đâu. Viết về cái gì cũng được miễn là người đọc nhìn thấy ở phía sau trang giấy một nhân cách đàng hoàng, một thiện ý, một ý thức trách nhiệm. Thơ Bác hay và đạt giá trị cao vì tác giả luôn luôn là một nhân cách cao đẹp, một trí tuệ sáng suốt. 

Nguyễn Hoàng Sơn: 
Tính thời sự của một bài thơ trong Nhật ký trong tù

Chỉ còn ít tháng nữa là tập thơ viết trong tù của tác giả Hồ Chí Minh tròn 60 nǎm. Ngần ấy nǎm, gần hai vạn ngày trong thời đại mỗi giây đều chứa chất bao nhiêu sự kiện về biến động, nhưng độc giả và giới chuyên môn vẫn phải nhắc đến cuốn sách này, một cuốn sách xuất hiện trên vǎn đàn như một sự ngẫu nhiên may mắn. Người ta nhắc đến Nhật ký trong tù vì nó gần với tên tuổi chủ tịch Hồ Chí Minh nhưng cũng vì giá trị nội tại của tác phẩm. Một trong những tín hiệu rõ ràng nhất về sự trường tồn của một tác phẩm vǎn học là những thế hệ độc giả đến sau luôn luôn tìm thấy một điều gì đó của chính thời mình trong những dòng chữ người ta đã viết ra từ lâu lắm rồi. Thời đại của những hiệp sĩ cưỡi ngựa, mang giáp trụ đã vĩnh viễn biến khỏi Tây Ban Nha và trái đất này nhưng người ta vẫn đọc Đôn Kihôtê, bởi vì từ sâu trong tiềm thức vẫn mong mỏi sẽ có những con người nghĩa hiệp, cǎm thù cái ác và tôn thờ cái đẹp, càng vắng bóng họ trong cuộc đời thực dụng này bao nhiêu lại càng mong mỏi bấy nhiêu! A.Q, Chí Phèo, Xuân Tóc Đỏ… không chịu chết theo thời, bởi "hậu thân" của chúng không phải là khó tìm lắm trong cuộc sống ở Trung Quốc và Việt Nam, ngay những nǎm đầu của thế kỷ XXI này… Cũng với cảm hứng này, chúng ta cùng đọc lại bài thơ Lai Tân của Bác. Lai Tân là điểm thứ 10 trong 12 điểm giam cầm mà Bác của chúng ta đã trải qua trong thời gian bị tù đày ở Quảng Tây, Trung Quốc. Bài thơ - nhật ký "Lai Tân" được đánh số 97, khi này có lẽ Bác đã ở tù được hơn 100 ngày. Phiên âm: 

Giam phòng Ban trưởng thiên thiên đổ 
Cảnh trưởng tham thôn giải phạm tiền 
Huyện trưởng thiêu đǎng biện công sự 
Lai Tân y cựu thái bình thiên.
 

Dịch nghĩa: 

Ban trưởng nhà giam ngày ngày đánh bạc, 
Cảnh trưởng tham lam ǎn tiền phạm nhân bị giải; 
Huyện trưởng chong đèn làm việc công, 
Lai Tân vẫn thái bình như xưa.
 

Nam Trân dịch thơ: 

Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc 
Giải người, cảnh trưởng kiếm ǎn quanh; 
Chong đèn, huyện trưởng làm công việc 
Trời đất Lai Tân vẫn thái binh
 

Cái nǎm bốn mươi hai ấy, Trung Quốc đương có chiến tranh với Nhật, tuy vậy Lai Tân và cả tỉnh Quảng Tây vẫn là hậu phương, yên bình lắm. Cả một "xã hội phố huyện" hiện ra trong những dòng ghi chép rất điềm tĩnh. Ban trưởng, cảnh trưởng - chẳng cần chú thích cũng có thể đoán đấy là những chức danh trong ngạch trại giam, nghĩa là những nhân viên có trách nhiệm thi hành pháp luật. Nhưng, như một nghịch lý tức cười, các "ông lại có những hành vi của những tội phạm: "ông" thì đánh bạc, không phải ngẫu hứng đánh chơi mà "thiên thiên đổ" - đánh bạc hằng ngày; "ông" thì làm tiền những người trót sa chân vào chốn ngục tù, câu thơ dịch "kiếm ǎn quanh" không mạnh bằng chữ trong nguyên bản "tham thôn" - tham lam, nuốt chửng. Hành vi mang tính nghịch lý của hai viên chức cấp thấp này có phần kiến tạo nên nghịch lý của quan thầy họ – "ngài" huyện trưởng. "Ngài" rất có thể là một quan huyện mẫn cán, chứng cớ là đêm đêm ngài vẫn thức khuya để phê duyệt vǎn án đấy thôi. Nhưng người ta có quyền nghi ngờ cái công minh, chính trực của "ngài" lắm, vì thần thiêng tại bộ hạ, các "ông" ban trưởng, "bảo trưởng" dưới quyền "ngài" đều ngang nhiên phạm pháp, có thể nói ngay trước mũi "ngài". 

"Ngài" quan liêu chǎng, hay ngài "bảo kê" cho những trò ấy? Lưu ý đến chữ "thiêu đǎng" - chong đèn: - thành ngữ có câu "chân đèn không rạng" là để nói đến những vùng tối ở nơi người ta không ngờ nhất. Ba câu trên trình bày mới chỉ châm biếm nhẹ nhàng thôi, đến câu thứ tư gói lại cả bài, tính trào lộng được nâng lên, chua chát, ngao ngán "Lai Tân y cựu thái bình thiên" - chữ "y cựu", như xưa, nói lên sự trì đọng của cuộc sống phố huyện. Có một chút chơi chữ ở đây: "tân" đối với "cựu", "mới" đối với "cũ", "Lai Tân" mà lại "y cựu", cũng y chang thời xưa, những nhà lao khác, những "vùng trời thái bình" (thái bình thiên) khác thôi, chán quá! Khi nghe tôi đọc lại bài thơ này, chưa cần bình, Giáo sư Nguyễn Đǎng Mạnh bảo: Đấy là một trong những bài thơ hay nhất của tập Nhật ký trong tù. 

Cái nǎng lượng tinh thần của một bậc minh triết chứa trong những câu chữ đơn giản, 60 nǎm rồi vẫn đủ sức lay động ta, gợi nên những liên tưởng rộng, xa… Thì ra thơ viết về những cái "nhất thời’ vẫn có thể trường tồn như thường! 

 

Báo Vǎn Nghệ, số 21, ngày 25/5/2002

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác với cán bộ cấp dưới

(ĐCSVN) - Ngày 23/5/2024, đồng chí Lương Cường đã ký ban hành Quy định 148-QĐ/TW về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Quy định về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

(ĐCSVN) - Ngày 9/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website