Về vǎn bản "Ngục Trung nhật ký"

Mai Quốc Liên - Trần Đắc Thọ

Về vǎn bản "Ngục Trung nhật ký" - Lời cụ Hồ Đức Thành 

Cụ Hồ Đức Thành(1) nǎm nay 90 tuổi, cuối những nǎm 30 đầu những nǎm 40 từng làm Biện sự xứ ở Long Châu, Trung Quốc (Long Châu cách biên giới Việt - Trung chừng 40km) để giúp các tổ chức cách mạng Việt Nam liên hệ với chính quyền Tưởng Giới Thạch. Mùa hè nǎm 1943, cụ về Cao Bằng, được Bí thư Liên tỉnh ủy Cao Bắc Lạng lúc đó là Hoàng Đức Thạc giao nhiệm vụ "bằng mọi cách tìm ra tông tích Ông Cụ (Bác Hồ)". ở trong nước lúc ấy nghe tin Bác Hồ mất, ai cũng lo lắng. Về đến Long Châu cụ Hồ Đức Thành vội đến tìm hiểu các nhà chức trách Trung Hoa, nhưng không ai biết tin. Lúc này, Bác Hồ còn bị giải đi loanh quanh hết nơi này đến nơi khác. Mãi đến đầu tháng 9 nǎm 1943, họ mới cho cụ Thành biết Hồ Chí Minh đã được trả tự do ở Liễu Châu. Cụ Hồ Đức Thành đi Liễu Châu ngay và gặp Bác Hồ ở Hợp tác xã của Đệ tứ chiến khu do tướng Trương Phát Khuê làm Tư lệnh. Đó là vào trung tuần tháng 9 nǎm 1943, lúc đó, Bác Hồ được trả tự do độ 9 - 10 ngày. Theo lời cụ Hồ Đức Thành, Bác Hồ lúc đó rất yếu, đi không vững, được họ bố trí cho ở ngay trong Hợp tác xã Quân đội (giống như kiểu "cǎng-tin" của ta - có bán cơm bữa). Bác Hồ được hưởng chế độ ưu đãi, nên có lúc được ngồi ǎn cơm chung với các sĩ quan của tướng Trương Phát Khuê. Cụ Hồ Đức Thành với cương vị Biện sự xứ được vào đó gặp Bác Hồ, có khi ở lại đó cả ngày. Cụ ở lại Liễu Châu khoảng 20 ngày, báo cáo tình hình với Bác, nghe Bác Hồ giảng giải, phân tích những điều chưa hiểu rõ, nghe Bác nhận xét về một số nhân vật Trung Hoa Dân Quốc ở Quảng Tây; về hoạt động của Nguyễn Hải Thần... 

Có lần, Bác hỏi cụ Hồ Đức Thành: "Chú có làm thơ không". "Thưa Cụ có ạ". "Chú đọc tôi nghe một bài". "Thưa Cụ, bài này tôi mới làm, chưa được hoàn chỉnh, Cụ phủ chính cho ạ". Rồi Hồ Đức Thành đọc: "Nhớ Bác những ngày tại Liễu Châu - Ra tù mươi bữa khóc ôm nhau. Thân hình gầy guộc đi không vững. Mái tóc lưa thưa lại lở đầu. Đôi mắt lung linh ngời ánh sáng. Từng lời ấm áp đậm tình sâu. Gông cùm, xiềng xích không lay chuyển. Quyết dựng cơ đồ, trí vút cao". "Chú mày thật đa sự" - Bác nói, rồi chuyển ngay sang chuyện khác. 

Chính lúc này, một buổi sáng, Bác Hồ cho đồng chí Hồ Đức Thành xem tập Ngục Trung nhật ký. Nó được đóng bằng những tờ giấy báo cắt ra khâu lại, chữ viết bằng bút máy, khổ giấy to hơn quyển Ngục Trung nhật ký hiện đương lưu giữ ở Bảo tàng Cách mạng Việt Nam. Quyển mà cụ Hồ Đức Thành xem là nguyên bản, chính bản. Sau đó, Bác Hồ chép lại trên giấy bản và có sửa chữa, và đó là bản mà ta có hiện nay. Sửa chữa, chẳng hạn: bài Khai quyển (mở đầu): Lão phu bản bất sính ngâm thi sửa thành: "Lão phu nguyên bất ái ngâm thi. Liêu tá ngâm thi ma tuế nguyệt sửa thành Liêu tá ngâm thi tiêu vĩnh nhất... Đọc đến bài Vấn thoại (bài thứ mười), Bác có kể rằng: bài này làm sau khi Bác bị một đặc vụ là Vương Chí Ngũ(2) chất vấn: "Anh sang Trung Quốc liên lạc với Hán gian hay với Nhật Bản?". Bác đáp: "Tôi là người bị bắt, song tôi có nhân cách của tôi, anh hỏi thế, tôi không trả lời". Chúng bàn nhau định đem Bác ra tra tấn. Nhưng có tên nói: "Tra tấn cũng không khai thác được gì đâu! Chi bằng giải lên cấp trên lãnh thưởng". 

Đọc hết tập nhật ký, cụ Thành có hỏi Bác Hồ sao ở bìa tập nhật ký lại ghi: 29-8-1932 - 10-9-1933. Bác đáp: "Mình muốn đánh lạc hướng, ai hiểu thế nào thì hiểu". 

Thất lạc và lại tìm thấy. Bản dịch đầu tiên 

Khi Bác Hồ về Pác Bó, Bác gửi Ngục Trung nhật ký trong nhà một cơ sở mà không mang theo vào hang vì giấy bản không chịu được hơi ẩm trong hang. Cơ quan lúc đó lại đổi chỗ luôn nên Bác quên bẵng nơi gửi. Chính đồng chí Hồ Viết Thắng, có thời làm Bộ trưởng, đã phát hiện ra và trao lại cho Bác. Bác nói: "Mình cứ tưởng quyển này bị mất rồi, may lại tìm thấy" (lời kể này được ghi âm). 

Bác đưa quyển Ngục Trung vào phòng lưu trữ của Vǎn phòng Trung ương Đảng. Đồng chí Hùng, người giữ Phòng lưu trữ không biết chữ Hán nên đồng chí xếp nó vào một góc phòng lẫn với sách chữ Hán khác. Nǎm 1959, đồng chí Phạm Vǎn Bình, Trưởng ban Giáo vụ Trường Nguyễn ái Quốc đến phòng lưu trữ này tìm thêm tài liệu giảng bài: Sau một lúc lục lọi, đồng chí tìm thấy cuốn Ngục Trung nhật ký, to hơn bàn tay một chút. Sau một hồi nghe đồng chí Bình giảng giải, đồng chí Hùng mới biết giá trị của cuốn sổ có bìa lem luốc mà đồng chí giữ lâu nay. Và đồng chí Hùng thuận cho đồng chí Bình mượn mang về dịch với điều kiện xong sẽ nộp cho phòng lưu trữ một bản. 

Đồng chí PhạmVǎn Bình giao cho đồng chí Vǎn Phụng, phiên dịch chữ Hán của trường phiên âm, dịch nghĩa, rồi đồng chí Bình dịch ra thơ (dưới tên Vǎn Trực). Gặp chỗ nào chưa rõ ý nguyên tác, đồng chí Bình tranh thủ ý kiến cụ Phó bảng Bùi Kỷ, lúc đó là học viên (nhân sĩ - trí thức) của trường. 

Một sáng chủ nhật, theo lời khuyên của đồng chí Trường Chinh, đồng chí Phạm Vǎn Bình mang bản dịch đến nhà đồng chí Tố Hữu, lúc bấy giờ ở phố Lý Thường Kiệt. Nhưng không gặp đồng chí Tố Hữu, đồng chí Bình viết thư và để lại toàn bộ tài liệu. 

Nǎm giờ chiều ngày hôm ấy, đồng chí Tố Hữu cho xe xuống đón đồng chí Bình. Đến nơi, thấy hai đồng chí ĐặngThai Mai và Hoài Thanh đến trước, ngồi ở đó. Đồng chí Tố Hữu giao nhiệm vụ cho Viện Vǎn học. Hai đồng chí Nam Trân và Phạm Vǎn Bình được giao nhiệm vụ làm gấp để nǎm Bác tròn 70 tuổi (19-5-1960) - thì phát hành Ngục Trung nhật ký. Hai đồng chí đã hoàn thành nhiệm vụ. 

Ý kiến của nhà thơ Tố Hữu 

Nhà thơ Tố Hữu lúc đó là Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương Đảng, và là người trực tiếp chỉ đạo việc dịch và in Ngục Trung nhật ký cho kịp ngày thượng thọ 70 của Bác Hồ. 

Do vậy, ý kiến của nhà thơ Tố Hữu về Ngục Trung nhật ký là có ý nghĩa. Ngày 26-2-1998, cụ Trần Đắc Thọ, người sưu tầm tư liệu, chỉnh lý vǎn bản thơ Hồ Chủ tịch (để in nǎm nay, 110 nǎm ngày sinh Hồ Chủ tịch, sách do Trung tâm nghiên cứu Quốc học - Nhà xuất bản Vǎn nghệ và Phát hành sách Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp in, phát hành) đã được nhà thơ Tố Hữu tiếp kiến. Cụ Trần Đắc Thọ nêu một số câu hỏi về thơ Bác và đã được trả lời (có ghi âm): 

1. Xác nhận đồng chí Phạm Vǎn Bình có công phát hiện tập Ngục Trung nhật ký bị bỏ quên trong phòng lưu trữ và tổ chức phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ. 

2. Đồng chí Tố Hữu đã giao nhiệm vụ cho đồng chí Đặng Thai Mai, Viện trưởng và đồng chí Hoài Thanh, Viện phó Viện Vǎn học về dịch, in Ngục Trung nhật ký. 

3. Đồng chí Nam Trân cùng đồng chí Phạm Vǎn Bình đã cùng nhau biên tập lại tập Ngục Trung nhật ký đã được dịch nghĩa, dịch thơ. 

4. Bác Hồ không biết việc nhật ký của mình được đem dịch, nên việc nói Bác cho sửa chữ này chữ kia là không đúng. Bác không quan tâm đến việc này, sau khi sách phát hành, Bác cũng không đọc coi như chuyện đã qua. 

5. Đồng chí Tố Hữu dịch lại hoàn toàn bài thơ Tình thiên (số 130). 

6. Đồng chí Tố Hữu có lần hỏi Bác về việc làm thơ ở trong tù, Bác bảo: "Trong tù không có việc gì làm nên làm thơ cho qua ngày tháng, cho họ biết mình bị bắt oan, mình chỉ là một người yêu nước"... 

7. Bác Hồ chưa hề trao đổi với đồng chí Tố Hữu về một bài thơ nào, của ai. 

8. Bác Hồ hay làm thơ chữ Hán vì chữ Hán súc tích, lời ít ý nhiều, lại có nhiều điều để diễn tả. 

9. Bài thơ Đi thuyền trên sông Đáy không phải là của Bác Hồ. Có lẽ là của đồng chí Xuân Thủy. Bác Hồ chưa một lần đi thuyền trên sông Đáy, làm sao lại có thơ được. (Về việc này, chúng tôi cũng đã có lần dẫn ý kiến của nhà thơ Khương Hữu Dụng, người biên tập thơ ở Nhà xuất bản Vǎn học trước đây và lời nhận định của chúng tôi nói rõ Đi thuyền trên sông Đáy không phải là thơ Bác, bài đã đǎng tin trên Thông tin khoa học, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh - M.Q.L. chú). 

1. Cụ Hồ Đức Thành hoạt động cách mạng rất sớm, 1946 được bầu vào Quốc hội khoá 1, được cử làm Uỷ viên Ngoại giao Uỷ ban Hành chính Bắc Bộ để đối phó với bọn Tàu sang giải giáp quân Nhật (lời kể của cụ Thành vào nǎm 1996). 
2. Vương Chí Ngũ: đại tá đặc vụ, sau đó sang ta nǎm 1946 để giải giáp quân Nhật, có đến yết kiến Chủ tịch Hồ Chí Minh giao cho Uỷ viên Ngoại giao Hồ Đức Thành tiếp và chiêu đãi.

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Bộ Chính trị điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Chỉ thị 35-CT/TW

(ĐCSVN) – Bộ Chính trị thống nhất điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị khoá XIII về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng (Chỉ thị 35) để thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị.

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website