Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân

Đỗ Lai Tiệp

Tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự là một di sản vô giá, trong đó Tư tưởng về Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân chiếm một tỉ trọng lớn, xuyên suốt trong cả cuộc đời đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc của Người. Bác là người cha thân yêu của lực lượng vũ trang (LLVT). 

Nhìn lại lịch sử Việt Nam từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta (1858) đến khi Nguyễn Tất Thành xuất dương đi tìm đường cứu nước (1911), dân tộc ta không ngừng đấu tranh, không ngừng quật khởi, lòng yêu nước và tinh thần dũng cảm có thừa, nhưng đều thất bại. Sự thất bại ấy do nhiều nguyên nhân, mà nguyên nhân chủ yếu là bế tắc về đường lối cách mạng và không có bộ tham mưu tối cao xứng đáng lãnh đạo. Trong đêm đen ấy Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Sau đổi thành Nguyễn Ái Quốc, trở thành một trong những người sáng lập ra Đảng cộng sản Pháp (12-1920), đồng thời cũng trở thành người đảng viên cộng sản đầu tiên của nước Việt Nam. Bác đã tiếp thu Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, tiếp thu Học thuyết Mác và hình thành con đường giải phóng dân tộc Việt Nam. Đó là con đuờng cách mạng vô sản, con đường khởi nghĩa vũ trang, chiến tranh giải phóng, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, con đường cách mạng triệt để nhất, vĩ đại nhất so với mọi con đường đã từng được hoạch định và mơ ước giải phóng con người từ trước đến nay. Con đường ấy chỉ có thể được thực hiện bằng biện pháp bạo lực cách mạng, với công cụ là quần chúng nhân dân và LLVT nhân dân. 

Tình cảnh và tình hình của xã hội Việt Nam khi người dân bị phong kiến, tư sản bóc lột, áp bức cùng cực, bị thực dân nô dịch, đàn áp thẳng tay...muốn giành lại quyền sống, quyền làm người họ phải xây dựng LLVT làm lực lượng tiên phong chiến đấu. 

Kế thừa và phát triển giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Người là người cộng sản học rộng, đi nhiều, thâm nhập cả “bốn biển, năm châu''. 

Những năm 50 của thế kỷ XX, chủ nghĩa thực dân cũ sụp đổ hoàn toàn, các nước đế quốc triển khai sâu rộng nhiều chính sách của chủ nghĩa thực dân kiểu mới nhằm duy trì thống trị, giấu mặt, trá hình, thông qua viện trợ kinh tế và hệ thống cố vấn..., cho chính quyền bản xứ, tay sai. Đế quốc Mỹ sau khi hất cẳng Pháp, cũng thực hiện chính sách như thế ở miền Nam Việt Nam. Vậy nhưng trong báo cáo ngày 15-7-1954 tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 6, khoá II (tức trước khi có Hiệp nghị Giơ ne vơ về Đông Dương 5 ngày), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ ''Hiện nay đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân thế giới và nó đang trở thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Đông Dương” (Hồ Chí Minh, Vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1970, tr 166). Sự nhận diện kẻ thù sớm và đúng như vậy (cho dù chúng được nguỵ trang bằng chủ nghĩa thực dân kiểu mới), đã khiến tư tưỏng về xây dựng LLVT nhân dân của Người thêm sâu sắc, rõ ràng và toàn diện hơn. Cũng nhờ đó mà Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 12 tháng 3-1957 do Người chủ trì đã xác định phương châm xây dựng quân đội trong những năm sau đó là “tích cực xây dựng một quân đội nhân dân hùng mạnh tiến dần từng bước đến chính quy hoá và hiện đaị hoá'' và ''không những có một lực lượng thường trực mạnh mà phải có một lực lượng hậu bị mạnh''. 

Người có ý thức tự lực, tự cường và lòng tự trọng dân tộc rất cao. Người rút ra kết luận rất sớm, ngay sau khi gửi bản Yêu sách của nhân dân Việt Nam tới Hội nghị Véc-xay năm 1919 mà không có kết quả, đó là: ''Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình'' (Trần Dân Tiên, những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, Nxb, H, 1075, tr 33). Điều này còn được thể hiện qua thư kêu gọi tổng khởi nghĩa ngày 16-8-1945 của Người: ''Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta'' (Hồ Chí Minh, thư kêu gọi tổng khởi nghĩa, Tuyển tập, tập 1, Nxb Sự thật 1980, tr 384). ''Sức ta'' ở đây chính là bạo lực của quần chúng, có lực lượng vũ trang là nòng cốt. 

Nắm vừng các quan điểm: sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng; bạo lực khởi nghĩa vũ trang chủ yếu cũng là bạo lực của quần chúng; chiến tranh nhân dân; quốc phòng toàn dân... tất cả phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, có tổ chức, chỉ huy, bảo đảm chu đáo... 

Trên cơ sở phong trào cách mạng của nhân dân mà tổ chức ra LLVT nhân dân. Như vậy LLVT ấy đã từ nhân dân mà ra, sẽ vì nhân dân mà chiến đấu và phục vụ, cho nên được nhân dân nuôi dưỡng, đùm bọc, che chở...nó sẽ trường tồn cùng vói sự bất diệt của nhân dân, đưa sự nghiệp cách mạng của Đảng đến thành công. 

LLVT nhân dân phải được đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp, về mọi mặt của Đảng cộng sản. Chỉ có như vậy nó mới thể hiện đầy đủ bản chất cách mạng của giai cấp công nhân, mới thực sự là công cụ của Đảng, Nhà nước, mới có sức chiến đấu cao, mới thực hiện được mục tiêu lí tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc yêu quý của chúng ta. 

Tiến trình hình thành của LLVT là ''người trước, súng sau'', đồng thời không ngừng phát triển để đáp ứng yêu cầu khởi nghĩa, chiến tranh và bảo vệ Tổ quốc. Luận điểm “người trước, súng sau'' thể hiện phương pháp xem xét rất khách quan, khoa học, xuất phát từ nhận thức tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân của cách mạng và lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân Việt Nam, Người đi đến sự khẳng định: ''con người là quyết định, vũ khí là quan trọng''. Cuộc chiến tranh ngày càng phát triển, mở rộng quy mô. Người và thế hệ kế tiếp cũng từng bước chỉ đạo mở rộng quy mô tổ chức lực lượng vũ trang: từ Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân năm 1944 đến đại đoàn chủ lực đầu tiên năm 1949, đến quân đoàn cơ động chiến lược năm 1973; từ một quân đội chỉ đơn thuần Lục quân đến có Quân chủng Phòng không-Không quân năm 1963, Quân chủng Hải quân năm 1964, Quân chủng Phòng không và Quân chủng Không quân năm 1977... và, do nhu cầu của cách mạng miền Nam, tháng 2-1961, Quân giải phóng miền Nam được thành lập, Bác gọi trìu mến là ''Người em oanh liệt'' của Quân đội nhân dân Việt Nam. 

Phương châm xây dựng LLVT nhân dân là tư lực cánh sinh. Đó không phải là chủ nghĩa biệt lập, khổ hạnh, mà là lòng tự trọng dân tộc, đồng thời cũng là thực tế khách quan. Mặt khác có nêu cao phương châm tự lực cánh sinh, chúng ta mới phát huy được tính độc lập, chủ động và mới sử dụng hiệu quả sự chi viện giúp đỡ của bên ngoài. Năm 1944, chúng ta phải xây dựng LLVT để đẩy mạnh cách mạng, kịp đón thời cơ tổng khởi nghĩa, trong khi chưa có chính quyền, không có súng, lại vẫn bị chủ nghĩa đế quốc bao vây, vậy mà với phương châm tự lực cánh sinh, tự tạo ra vũ khí thô sơ, ngay sau khi thành lập, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, đã hạ đồn Phai Khắt, rồi hôm sau hạ tiếp đồn Nà Ngần, cướp toàn bộ súng địch..., trang bị cho ta. Ngày nay phương châm tự lực cánh sinh đã và đang là điều không thể khác. 

Vấn đề phải xây dựng hàng đầu, chất lượng phải quan tâm hàng đầu là chính trị, tư tưởng. Chính trị có vững thì tư tưởng mới thông, quyết tâm mới cao, trí tuệ mới sáng, khả năng khắc phục khó khăn mới lớn, kỉ luật mới nghiêm và mới tạo ra sức mạnh để đánh thắng. Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, đây là vấn đề có tính nguyên tắc “Quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng, lại có hại'' (Hồ Chí Minh, Những bài viết và nói về quân sự, t.2,Nxb QĐND,H, 198, tr53). Có chính trị đúng sẽ có tư tưởng tốt, sẽ có lòng yêu nước, sẽ có ý chí, quyết tâm, Người nói: có lòng sốt sắng yêu nước thì không mưu cũng nghĩ ra mưu, không gan rồi cũng có gan. Người căn dặn Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân; ''Phải lấy chi bộ Đảng làm hạt nhân lãnh đạo''. Người hướng dẫn đồng chí Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp biên soạn hai tác phẩm: ''Chính trị viên trong quân đội”' và ''Công tác chính trị trong quân đội cách mạng”. Đây là những cuốn sách đầu tiên ở Việt Nam viết về công tác Đảng- công tác chính trị trong các LLVT nhân dân, là những nguyên tắc đầu tiên về xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp vô sản Việt Nam. 

Tổ chức LLVT ba thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích), đó là cách tổ chức độc đáo và đặc biệt hiệu quả đối với cách mạng Việt Nam. Mỗi thứ quân có vai trò chiến lược nhất định, nên khi đã tổ chức, các thứ quân phải cùng phối hợp hoạt động, hỗ trợ, phát huy tác dụng để tạo sức mạnh tổng hợp lớn nhất. Tư tưởng này đã được Người thể hiện rất rõ qua Chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (CTTLĐVNTTGPQ) 

Chiến tranh ngày nay và trong tương lai đã và sẽ khác nhiều so với sinh thời của Bác. Khả năng trinh sát, phát hiện mục tiêu, mức độ chính xác, mức độ tự động hoá, thông minh hoá, sức mạnh hoả lực, sự nhanh nhạy, tầm xa, sức lọc, sức chống nhiễu và phá nhiễu của công nghệ thông tin đã làm cho chỉ huy, hiệp đồng của đối phương rất thuận lợi...Với chúng ta, cuộc chiến tranh tương lai về hình thức khách quan cũng như về ý đồ đối phó chủ quan cũng đều là phi đối xứng. Vậy vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng LLVT hiện nay theo chúng tôi là: 

Nâng cao chất lượng con người, vũ khí, phương tiện, để dám đánh, quyết đánh, biết đánh, biết thắng, tiêu diệt, hạn chế hiệu quả đến mức thấp nhất vũ khí công nghệ cao tên lửa hành trình, máy bay tàng hình, các phương tiện gây nhiễu, chống nhiễu...); tiêu diệt thật nhiều các vũ khí tối tân truyền thống (trực thăng vũ trang, xe tăng...); tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch, làm cho địch sa lầy, phải chịu thua. 

- Thay đổi về tổ chức cho phù hợp, bảo đảm gọn, nhẹ, cơ động, sức chiến đấu cao, thương vong ít. 

- Nguy trang, nghi binh giỏi, tạo thời cơ đánh địch bất ngờ. 

- Có cách đánh không đối xứng mà hiệu quả. 

- Kiên trì quan điểm chiến tranh nhân dân, nâng cao chất lượng chiến tranh nhân dân, khiến địch ở đâu, đến đâu cũng bị đánh. 

-Cải tiến vũ khí trang bị để phát huy hiệu quả cách đánh với đối tượng có vũ khí công nghệ cao. 

- Kết hợp xây dựng LLVT với xâv dựng các lực lượng khác, để phối hợp đánh địch trên các mặt trận, nhất là mặt trận ngoại giao. 

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng LLVT là tư tưởng cách mạng, khoa học.Tư tưởng ấy đã được vận dụng thắng lợi trong kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ, những năm 1945-1975. Tư tưởng ấy cần được nghiên cứu, phát triển, vận dụng hiệu quả trong cuộc chiến tranh chống xâm lược mới, nếu kẻ địch cố tình gây ra. 

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Liên kết website