Tìm hiểu quan điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh về mâu thuẫn nội bộ nhân dân

(ĐCSVN)Phát hiện và giải quyết đúng đắn mâu thuẫn xã hội là một động lực phát triển xã hội. Quy luật chung này rất quan trọng đối với Việt Nam. Nhận thức được mâu thuẫn xã hội, để kịp thời có những chủ trương, chính sách giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân góp phần tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc, ổn định trật tự chính trị-xã hội, là điều kiện tất yếu phát triển xã hội, nhất là trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. 

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm và chỉ ra nhiều mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, trong đó có loại mâu thuẫn giữa cán bộ, đảng viên trong công tác. Đồng thời người cũng nêu rõ nguyên nhân và trách nhiệm từng loại cán bộ. 

Tại kỳ họp Hội đồng Chính phủ ngày 29-12-1966, Hồ Chí Minh quan tâm và nhắc nhở “có 2 điều quan trọng phải luôn luôn nhớ, có liên quan nguyên nhân, ảnh hưởng của mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân: 

“- Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng; 

- Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên”. (Hồ Chí Minh: Toàn tập, t12, trang 185). 

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, muốn nội bộ nhân dân không có mâu thuẫn hoặc muốn giải quyết ổn thoả mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân để khối đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam luôn vững mạnh, thi đua sản xuất, tiết kiệm, làm cho dân giàu, nước mạnh thì trước hết cán bộ, đảng viên của Đảng và toàn Đảng, nhất là ban lãnh đạo Đảng, phải đoàn kết, nhất trí muôn người như một. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng lường hết và thấy rõ các mâu thuẫn sau đây có thể xẩy ra. 

Ngay sau khi nước Việt Nam mới ra đời, Đảng ta trở thành đảng cầm quyền, Hồ Chí Minh đã chỉ ra những mâu thuẫn hay những “lủng củng” và nguyên nhân chủ yếu của những mâu thuẫn này trong nội bộ cán bộ, đảng viên của Đảng. Đó là những mâu thuẫn: Giữa cán bộ phụ trách một bộ phận này và cán bộ phụ trách một bộ phận khác; Giữa cán bộ cấp trên phái đến và cán bộ địa phương; Giữa cơ quan này và cơ quan khác; Giữa cán bộ cũ và cán bộ mới; Giữa cấp trên và cấp dưới; Giữa bộ phận và toàn cuộc... 

Sở dĩ có những mâu thuẫn nêu trên, theo Hồ Chí Minh, là vì cán bộ, đảng viên mắc phải “Bệnh hẹp hòi”. Người cho rằng: “Nhiều thứ bệnh, như chủ nghĩa địa phương, chủ nghĩa bản vị, chủ nghĩa cá nhân, khuynh hướng tham danh vọng, tham địa vị, dìm người giỏi, bệnh hủ hoá, v.v., đều do bệnh hẹp hòi mà ra !”. 

Theo Hồ Chí Minh, bệnh hẹp hòi còn gây ra mâu thuẫn giữa những người trong Đảng và những người ngoài Đảng. Vì vậy, “Bệnh này rất nguy hiểm”. “Trong, thì bệnh này ngăn trở Đảng thống nhất và đoàn kết. Ngoài, thì nó phá hoại sự đoàn kết toàn dân”. 

Hồ Chí Minh còn dạy rằng: “Cũng vì bệnh hẹp hòi mà không biết xử trí khôn khéo với các hạng đồng bào (như tôn giáo, quốc dân thiểu số, anh em trí thức, các quan lại cũ, v.v.)”. 

Theo Hồ Chí Minh, cũng như bệnh chủ quan, bệnh ích kỷ, v.v., bệnh hẹp hòi là một kẻ địch bên trong. Và “Mỗi kẻ địch bên trong là bạn đồng minh của kẻ địch bên ngoài. Địch bên ngoài không đáng sợ. Địch bên trong đáng sợ hơn, vì nó phá hoại từ trong phá ra. Vì vậy, ta phải ra sức đề phòng những kẻ địch đó, phải chữa hết những chứng bệnh đó”. 

Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng, “chúng ta phải tẩy cho sạch cái bệnh nguy hiểm đó, kiến cho Đảng hoàn toàn nhất trí, hoàn toàn đoàn kết”; muốn vậy, “mỗi một đảng viên, mỗi một bộ phận, mỗi một lời nói, việc làm, tuyệt đối phải nhằm vào lợi ích của toàn cuộc, lợi ích của toàn Đảng” và “phải tự phê bình ráo riết, và phải lấy lòng nhân ái, lấy lòng thành thật, mà ráo riết phê bình đồng chí mình. Hai việc đó phải đi đôi với nhau”. (Hồ Chí Minh, Toàn tập, T5, Trang 236-243) 

Hồ Chí Minh còn dạy cán bộ, đảng viên rằng, “mọi việc đều đặt quyền lợi của Tổ quốc lên trên hết, thì việc gì khó mấy cũng dễ giải quyết”. (Hồ Chí Minh, Toàn tập, T5, Trang 247-398) 

Châu Thành

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác với cán bộ cấp dưới

(ĐCSVN) - Ngày 23/5/2024, đồng chí Lương Cường đã ký ban hành Quy định 148-QĐ/TW về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Quy định về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

(ĐCSVN) - Ngày 9/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website