(Kỷ niệm 116 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh) Hồ Chí Minh với việc sử dụng những phương tiện truyền bá Chủ nghĩa Mác- Lê nin vào Việt Nam ( 1921- 1930)

(ĐCSVN)Quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin vào Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc được bắt đầu từ 1921 và kết quả là sự ra đời một đảng Mác xít đầu tiên tại Đông Dương ngày 3-2-1930, kết thúc một thời gian dài khủng hoảng về đường lối tại Việt Nam, mở ra một thời kỳ mới cho phong trào giải phóng dân tộc(GPDT). Khi nói tới truyền bá,ta không thể không nhắc tới phương tiện truyền bá (PTTB),đây là vấn đề Nguyễn Ái Quốc đặc biệt coi trọng, chỉ đứng sau nội dung truyền bá. 

Trong QTTB, Người đã tuỳ vào điều kiện,hoàn cảnh cụ thể để sử dụng các loại PTTB khác nhau, nội dung khác nhau nhằm đạt mục đích đề ra. 

Thời kỳ Pa ri 

Đây là thời kỳ “nặn bệ” cho QTTB của Nguyễn Ái Quốc. Sau khi gia nhập ĐCS Pháp(12-1920), những PTTB được Người sử dụng ở thời kỳ này chủ yếu là báo chí. Hai bài đăng trên Tạp chí Cộng sản số 14,15(1921) là phát súng mở đầu cho QTTB chủ nghĩa Mác-Lê nin vào Việt Nam.Nội dung những bài đó khẳng định Châu Á, Đông Dương có đủ điều kiện cho tư tưởng Cộng sản thâm nhập vào:”Đằng sau sự phục tùng tiêu cực,người Đông Dương dấu một cái gì đang sôi sục,đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm,khi thời cơ đến” .Đây là những văn kiện có tính tranh thủ sự ủng hộ của ĐCS Pháp trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác vào Việt Nam của Người. 

Người đã triệt để tận dụng một số tờ báo cánh tả ở Pháp như tờ Nhân Đạo (L’Humanité),tờ Lavie của Công đoàn Pháp,là những tờ báo có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng lao động ở Pháp.Nội dung những bài báo đó đã vạch mặt thực dân Pháp dùng thủ đoạn lừa bịp nhân dân Đông Dương và nhân dân Pháp. Chúng đã bóc lột,bòn rút,bắt nhân dân ta làm bia đỡ đạn...,nhưng vẫn rêu rao là “khai hoá văn minh”,”giúp đỡ”các nước thuộc địa, với bài Dưới cuộc khai hoá cao cả, Bình Đẳng, đã vạch rõ bộ mặt thật của thực dân Pháp.Ngoài ra bài Quyền của những người lính chiến,đã phơi bày thủ đoạn xấu xa của thực dân Pháp đối với những gia đình lính Pháp chết trận trong Thế chiến I (Người viết khoảng 20 bài cho 2 tờ báo này). 

Để thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin vào các thuộc địa của Pháp, Nguyễn Ái Quốc tập hợp những nhóm người yêu nước của các nước thuộc địa tại Pháp,thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa và ra một tờ báo riêng của Hội lấy tên là Người cùng khổ (Leparia),nhằm mục đích tuyên truyền trực tiếp đến các thuộc địa của Pháp trong đó có Việt Nam,kêu gọi các dân tộc đó đoàn kết lại, đánh thức họ,hướng cho họ một con đườngđể lật đổ ách thống trị của Pháp. 

Báo Người cùng khổ là PTTB chủ yếu của Người tại Pháp,đã giúp Người tuyên truyền sâu rộng hơn,trực tiếp hơn cho các dân tộc bị áp bức trong đó có Việt Nam.Bản thân Người là cây viết chủ lực,với những bài Thù ghét chủng tộc,Những kẻ đi khai hoá đã lên án ách cai trị dã man tàn bạo,bóc trần bộ mặt cái gọi là”khai hoá”giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp với các dân tộc thuộc địa. 

Ngoài sử dụng báo chí,Người còn diễn thuyết,viết kịch để cho nhân dân Pháp hiểu rõ bản sắc dân tộc và con người Việt Nam,tranh thủ sự ủng hộ,thông cảm của nhân dân tiến bộ Pháp và vạch mặt bọn vua quan bán nước,như vở Con rồng tre,Vi hành... 

Xem những bài báo,sách,tác phẩm của Người thời kỳ này,ta thấy cách sử dụng PTTB rất bài bản,khoa học,phù hợp với hoàn cảnh,phát huy tác dụng vào mục đích lên án chủ nghĩa thực dân,thức tỉnh tinh thần dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa. Với những tờ báo cánh tả như L Humanite’,Lavie..., thì đối tượng chủ yếu là nhằm vào nhân dân tiến bộ Pháp.Còn với tờ Leparia,đối tượng tuyên truyền là các dân tộc bị áp bức trong đó có Việt Nam, tập trung vào tầng lớp thanh niên,công nhân,học sinh. Đồng chí Tôn Đức Thắng kể “Anh em công nhân Nam Bộ đã đón tờ báo ấy một cách tha thiết và chuyền tay nhau đọc đến nỗi mòn cả giấy...” . 

Như vậy,PTTB mà Nguyễn Ái Quốc sử dụng ở Pa ri chủ yếu là báo chí, đã đặt “nền móng”cho toàn bộ QTTB, tạo tiền đề cho thời kỳ Matxcơva - định hướng con đường giải phóng dân tộc. 

Thời kỳ Matxcơva. 

Đây là thời kỳ hoàn thiện nhận thức về chủ nghĩa Mác-Lê nin của Nguyễn Ái Quốc.Tại đây, Người được đào tạo căn bản, có hệ thống tại trường Đại học Phương Đông. Do vậy, trên phương diện truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin vào Việt Nam thời kỳ này được nhân lên gấp bội, sức tấn công vào chủ nghĩa đế quốc và thực dân ở trên qui mô lớn hơn. 

PTTB mà Người sử dụng ở đây rất đa dạng,ngoài tiếp tục quan hệ với báo chí cánh tả Pháp và là phóng viên thường trú của Leparia,Người còn sử dụng nhiều loại PTTB khác: truyền đơn,diễn đàn,sách báo...Nội dung truyền bá đã tăng lên cả về chất và lượng. Nếu như ở Pari, mục đích của Người là truyền bá để thức tỉnh, thì ở đây mục đích của Người là giác ngộ dân tộc Việt Nam theo con đường GPDT mà Người đã tiếp thu, lựa chọn. 

Những PTTB ở thời kỳ này là các văn kiện, thư từ của Quốc tế Cộng sản(QTCS) và của Người nhân danh QTCS gửi nhân dân Việt Nam. Ngoài ra còn truyền đơn, các bài phát biểu, tham luận tại QTCS, Quốc tế Nông dân, Công hội, Thanh niên...Đáng chú ý là những tác phẩm “Trung Quốc và Thanh niên Trung Quốc”,đặc biệt là cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp” đã được xuất bản. Đây là bước ngoặt quan trọng trong QTTB của Nguyễn Ái Quốc, kể từ đây công việc truyền bá tư tưởng cộng sản vào Việt Nam chính thức là nhiệm vụ của QTCS thông qua Người và cũng là bước phát triển quan trọng trong sử dụng PTTB. 

Nghệ thuật kết hợp, sử dụng các loại PTTB cả mới và cũ của Người ở thời kỳ Matxcơva là khá toàn diện, chĩa mũi dùi sắc bén hơn vào thực dân Pháp và từ thức tỉnh nâng lên giác ngộ nhân dân Việt Nam về con đường GPDT: 

- Vẫn tiếp tục sử dụng một số tờ báo ở Pháp như LHumanite’, Lavie, Leparia, bước đầu giác ngộ nhân dân Việt Nam đến với tư tưởng cộng sản như bài “Lê nin và các dân tộc phương Đông” đăng trên Leparia số 27 năm 1924, bài “Cách mạng Nga và các dân tộc thuộc địa” đăng trên Lavie số 20 năm 1924. Nếu như ở Pari, những bài báo của Người tập trung vào lên án thực dân Pháp, thì ở đây Người vẫn tiếp tục lên án mạnh mẽ, toàn diện hơn và bước đầu giác ngộ nhân dân Việt Nam đến gần hơn với tư tưởng cộng sản. 

- Truyền đơn là PTTB mới có tác dụng, hiệu quả sâu rộng trong QTTB, tác động đến phong trào yêu nước, phong trào công nhân ở trong nước phát triển mạnh mẽ. Những bài phát biểu, tham luận của Người đã tranh thủ được sự hỗ trợ, ủng hộ của bạn bè yêu chuộng hoà bình trên thế giới trong cuộc đấu tranh GPDT của nhân dân Việt Nam. 

Những PTTB tư tưởng cộng sản vào Việt Nam thời kỳ Matxcơva đã hoàn tất những mục đích, yêu cầu của Người đặt ra, đó là tiếp tục tố cáo thực dân Pháp một cách có hệ thống, hoàn chỉnh hơn; bước đầu giác ngộ chủ nghĩa Mác-Lê nin cho nhân dân Việt Nam; tìm được sự ủng hộ của bạn bè trên thế giới. Do vậy, trước khi rời Pháp năm 1923, Người viết: “Đối với tôi, câu trả lời đã rõ ràng:trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập” . Thời kỳ Matcơva đã tạo tiền đề vững chắc cho QTTB chủ nghĩa Mác vào Việt Nam ở thời kỳ Quảng Châu lên đến đỉnh cao. 

Thời kỳ Quảng Châu- Đông Bắc Xiêm 

Tháng 11-1924, Nguyễn Ái Quốc được Quốc tế cộng sản cử về Quảng Châu với nhiệm vụ chính là xúc tiến kế hoạch xây dựng một tổ chức cộng sản ở Đông Dương. QTTB chủ nghĩa Mác- Lê nin vào Việt Nam của Người đã đến lúc đơm hoa kết trái. 

Nếu như ở Pa ri và Matxcơva, những PTTB mà Người sử dụng đã giúp cho nhân dân Việt Nam thức tỉnh, giác ngộ tư tưởng cộng sản. Thì ở Quảng Châu, yêu cầu đặt ra với Người là phải tạo ra những điều kiện cần thiết để xây dựng một đảng mác xít ở Việt Nam. 

PTTB mà Người sử dụng ở thời kỳ này đã đạt đến “đỉnh cao” về nghệ thuật sử dụng. Nếu như hai thời kỳ trước, Người sử dụng những PTTB sách, báo, truyền đơn, diễn thuyết..., thì ở Quảng Châu Người đã sử dụng PTTB mới có tính quyết định cho việc ra đời tổ chức tiền thân của Đảng: thành lập Cộng sản đoàn làm hạt nhân, mở các lớp huấn luyện chính trị, thành lập Việt Nam cách mạng Thanh niên( VNCMTN), gửi người đi học nước ngoài. 

Quá trình đào tạo, huấn luyện những thanh niên yêu nước kéo dài từ 1925-1927, tất cả có 10 lớp. Học xong đại đa số được kết nạp vào VNCMTN và được cử về nước hoặc sang Xiêm hoạt động.Thực chất những học viên này vừa là hạt nhân lãnh đạo cách mạng sau này, vừa là PTTB sống có vai trò quyết định trong QTTB chủ nghĩa Mác vào Việt Nam. 

Như vậy, thời kỳ Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc truyền bá tư tưởng cộng sản thông qua một tổ chức thanh niên theo khuynh hướng mác xít. Qua những PTTB sống này, tư tưởng cộng sản đã len lỏi đến các tầng lớp nhân dân, chủ yếu là nông dân, công nhân, thanh niên, học sinh... PTTB này có ưu thế hơn hẳn các PTTB khác ở chỗ: tiếp cận trực tiếp với mọi tầng lớp trong xã hội, kể cả người không biết chữ; có thể giải thích ngay những thắc mắc cho đối tượng được tuyên truyền; có thể tổ chức ngay những nhóm cách mạng ở trong nước... 

QTTB chủ nghĩa Mác-Lê nin ở Quảng Châu-Đông Bắc Xiêm của Người vẫn là sự kết hợp, phát huy cả PTTB mới và cũ một cách toàn diện, qui mô hơn. 

Tiếp tục sử dụng sách, báo chí, nhưng khác hai thời kỳ trước ở chỗ là tập trung vào mục đích duy nhất: truyền bá tư tưởng cộng sản vào trong nước. Người và học trò đã cho ra nhiều tờ báo tiếng Việt, nhằm vào nhiều đối tượng khác nhau, như tờ Thanh Niên, Công Nông, Tiền Phong, Nguyệt san lính cách mạng..., nhưng tiêu biểu nhất vẫn là tờ Thanh Niên, cơ quan ngôn luận của VNCMTN. Tờ này đã phân tích, chứng minh những luận điểm về chủ nghĩa cộng sản khoa học, Đảng cách mạng kiểu mới của giai cấp vô sản: “Hỡi đồng bào thân mến, như vậy chỉ có một con đường chân chính là phải theo cái đảng duy nhất kiên quyết trong hành động, đó là Đảng cộng sản” . Ngoài ra, tờ Công Nông nhằm vào công nhân và nông dân, tờ Lính cách mạng chuyên dành cho binh sĩ người Việt trong quân đội Pháp. 

Ngoài báo chí, còn phải kể đến cuốn Đường cách mệnh của Người được xuất bản năm 1927. Nếu như cuốn Bản án chế độ thực dân tập trung vào vạch mặt, tố cáo và làm cho đồng bào hiểu rõ bộ mặt giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp, thì Đường cách mệnh đã vạch ra con đường đấu tranh giành độc lập cho dân tộc. 

Các PTTB thời kỳ này đã góp phần quan trọng vào chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức và tiến tới thành lập một chính đảng sau này. Báo Thanh Niên, cuốn Đường cách mệnh và một số tờ báo khác được phổ biến khắp trong nước, được tổ chức in lại nhiều lần nhằm tăng bản phát hành. Đặc biệt, PTTB sống giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong QTTB ở thời kỳ này. 

Sau Quảng châu, tại Xiêm Người tiếp tục mở các lớp huấn luyện chính trị, đổi tên tờ báo Đồng Thanh thành tờ Thân ái, dịch một loạt tác phẩm kinh điển nhằm truyền bá sâu rộng hơn nữa tư tưởng cộng sản: Nhân loại tiến sử hoá, Chủ nghĩa cộng sản ABC; Tuyên ngôn Đảng cộng sản... Ở đây thể hiện trình độ, nhận thức lớp học trò của Người đã tiến bộ rõ rệt. 

Tóm lại, QTTB chủ nghĩa Mác-Lê nin vào Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc là cả một quá trình, có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt, có hệ thống, tổ chức và phát triển từ đơn giản đến phức tạp, liên tục từ 1921 đến khi ĐCSVN ra đời 3-2-1930. 

Qua những PTTB tư tưởng cộng sản vào Việt Nam mà Nguyễn Ái Quốc sử dụng từ 1921- 1930, có thể rút ra một số nhận xét sau: 

Một là, triệt để khai thác các loại PTTB của các thời kỳ một cách toàn diện nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong QTTB chủ nghĩa Mác- Lê nin vào Việt Nam. Trong mỗi thời kỳ, Nguyễn Ái Quốc đều kết hợp nhuần nhuyễn các PTTB cũ, mới một cách hợp lý, khoa học và phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn. Trong sử dụng, Người đã nắm bắt thấu đáo vai trò, ảnh hưởng của từng loại phương tiện trong QTTB. Ví dụ thời kỳ Pa ri, các báo cánh tả Pháp nhằm mục đích tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ Pháp; với Tạp chí cộng sản, Người đã gióng hồi chuông báo động để phong trào cộng sản quốc tế chú ý, quan tâm đến Đông Dương hơn nữa trong việc truyền bá tư tưởng cộng sản đến đây. 

Hai là, nội dung truyền bá phù hợp với nhận thức của nhân dân Việt Nam qua từng thời kỳ. Có thể nói, phương thức truyền bá tư tưởng cộng sản của Nguyễn Ái Quốc vào Việt Nam là khác với các nước Châu Âu, đó là sự cách biệt về trình độ nhận thức giữa Á và Âu. Do vậy, QTTB vào Việt Nam phải có trình tự, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp: ở Pa ri là quá trình nhận thức, ở Matxcơva là quá trình giác ngộ, ở Quảng Châu- Đông Bắc Xiêm là quá trình hành động. Nếu thiếu một trong ba trình tự trên thì QTTB tư tưởng cộng sản vào Việt Nam sẽ bị khập khiễng, thiếu hụt và có thể sẽ thất bại. 

Sự đánh giá chính xác trình độ nhận thức của Nguyễn Ái Quốc với đối tượng được truyền bá qua từng thời kỳ trong QTTB chủ nghĩa Mác-Lê nin vào Việt Nam đã giúp Người thành công viên mãn. 

Ba là, qua các thời kỳ trong QTTB, Người đều đưa vào những loại PTTB mới cho phù hợp với thực tiễn khách quan và nâng cao chất lượng truyền bá, như truyền đơn ở Matxcova, phương tiện tuyên truyền sống ở Quảng Châu...Đối với PTTB cũ, không những Người vẫn tiếp tục sử dụng mà còn tăng thêm “ liều lượng” nhằm tạo sức mạnh tổng hợp cho QTTB chủ nghĩa Mác- Lê nin vào Việt Nam. 

Bốn là, đối tượng truyền bá chủ yếu là thanh niên yêu nước. Hiểu rõ trình độ dân trí ở nước ta rất thấp do chính sách ngu dân của thực dân Pháp, cộng với tư tưởng phong kiến cổ hủ và trì trệ- đây là thách thức lớn với QTTB tư tưởng cộng sản vào nước ta. Nhưng với sự mẫn cảm tuyệt vời, Nguyễn Ái Quốc đã thấu được sức mạnh to lớn của lớp trẻ trong sự nghiệp cách mạng: họ là những thanh niên yêu nước, đầy lòng quả cảm và nhiệt huyết, có trình độ nhận thức nhất định sẵn sàng tiếp thu những tư tưởng mới. Chính vì vậy, Người đã mở hàng loạt lớp huấn luyện tại Quảng Châu, thành lập VNCMTN, ra Báo Thanh niên nhằm mục đích tập hợp, giáo dục, rèn luyện họ đi theo con đường mà Người lựa chọn. Lực lượng thanh niên đó, qua “ trường học của Người” đã trưởng thành nhanh chóng, trở thành những PTTB sống đem những tư tưởng tiên tiến của thời đại gieo mầm ở Việt Nam bất chấp sự kiểm soát gắt gao của thực dân Pháp, nhằm chuẩn bị những tiền đề căn bản để tiến tới thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản Việt Nam vào ngày 3-2-1930. 

Cho đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã trải qua chặng đường 76 năm lãnh đạo, xây dựng, phát triển đất nước, những kinh nghiệm quí báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sử dụng các PTTB chủ nghĩa Mác-Lê nin vào nước ta những năm 1921-1930 vẫn còn nguyên giá trị lý luận, thực tiễn sâu sắc đối với Đảng ta trong vận dụng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý báo chí phục vụ có hiệu quả công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng XHCN hiện nay. 

Ths. Nguyễn Ngọc Thanh

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website