Cụ Hồ chọn người hiền tài

Bác Hồ suốt đời chăm lo cho hạnh phúc của đồng bào và độc lập, tự do của đất nước. Trong cuốn sách giáo khoa cách mạng đầu tiên - Đường Kách mệnh - có một bài lớn về đạo đức cách mạng. Muốn làm cách mạng, trước hết phải có đạo đức Tiêu chuẩn đạo đức cách mạng được Người khái quát như sau: Cần, kiệm, liêm, chính; chí công vô tư; chống quan liêu, tham ô, lãng phí và tự mình suốt đời nêu gương và sống theo lý tưởng. 

Người nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”, là dân giàu, nước mạnh. Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945, xây dựng Đảng cầm quyền, xây dựng Nhà nước cách mạng của dân, do dân và vì dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm đặc biệt đến đạo đức và nếp sống của xã hội mới. Người cẩn thận chọn những người có đức để trao trách nhiệm bảo vệ phép nước, kỷ cương trong Đảng và trong bộ máy công quyền. Những người cùng với Bác mở đường dựng nên sự nghiệp lớn, như Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Lương Bằng, Bùi Lãm, Hoàng Quốc Việt, Trần Hữu Dực, được Người chọn làm Tổng Thanh tra Chính phủ, Trưởng Ban Kiểm tra của Trung ương Đảng và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Các đồng chí là lớp đảng viên đầu tiên đều trải qua các nhà tù của chủ nghĩa thực dân, đều là những nhà cách mạng nêu cao khí tiết anh hùng, bất khuất trước uy vũ của kẻ thù, vượt qua những thử thách ác liệt, vào sinh ra tử với đồng bào, đồng chí; sống giản dị, thanh bạch, không có của riêng 

Công tác giáo dục đạo đức có hiệu quả là nhờ có những tấm gương sinh động của cán bộ trong bộ máy thi hành pháp luật. Sau cuộc đời chiến đấu cho đến khi từ biệt cõi đời, đội ngũ cán bộ ấy, không để lại của cải gì, ngoài tấm gương anh hùng, bất khuất, trong sáng, thủy chung với lý tưởng cách mạng. 

Đảng Cộng sản Việt Nam là một đảng đạo đức, một đấng quy tụ tinh hoa văn hóa dân tộc. Tinh hoa ấy không tự nó hình thành mà phải rèn luyện. Những tệ nạn xã hội trong bộ máy công quyền, dù là bộ phận nhỏ, đã là một nguy cơ lớn đối với tiền đồ dân tộc. Học tập tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh là học tu dưỡng đạo đức, lý tưởng cách mạng của Người. 

Theo Hoàng Tùng, báo Nhân dân ngày 18-5-2006

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Bộ Chính trị điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Chỉ thị 35-CT/TW

(ĐCSVN) – Bộ Chính trị thống nhất điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị khoá XIII về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng (Chỉ thị 35) để thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị.

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website