Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh từ một hướng tiếp cận

GS, TS Huỳnh Khái Vinh

Từ năm 1945 đến nay, nước Việt Nam đã khẳng định và thực hiện được nguyên tắc: "Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng... Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập...". Việt Nam, theo nhà văn G. Bre-xan (Đức), 

"đã trở thành một khái niệm cho những gì cao quý nhất. Nó đồng nghĩa với lòng tự trọng, đức tính hy sinh, bất khuất, sự dũng cảm và niềm thương vô hạn".(*) 

Chiến thắng Điện Biên Phủ, đại thắng Mùa Xuân 1975, đổi mới là kết quả của quá trình nhận thức và thực hiện khái niệm kép "Việt Nam - Hồ Chí Minh". Tư tưởng và đạo đức của Việt Nam được kết tinh ở tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh là người tiêu biểu cho chủ nghĩa nhân đạo tiên tiến, không chỉ tu dưỡng và đấu tranh cho tư tưởng, đạo đức của dân tộc mình, mà còn cho cả nhân loại. Nguồn gốc tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ ở quá khứ mà trước hết ở thời đại mới, không chỉ ở lĩnh vực tinh thần, mà trước tiên ở thực tiễn sống động. 

Trong các thập niên vừa qua, tư tưởng và đạo đức nhân ái của Việt Nam đều bắt rễ sâu vào truyền thống, nêu gương người tốt, việc tốt trong lịch sử và trong cuộc sống hằng ngày. Có thể nói rằng, mục tiêu và động cơ thúc đẩy của ý thức tự tôn dân tộc - quốc gia, nếp sống cộng đồng tình nghĩa, phong hóa thuần hậu và do đó là của văn hóa Việt Nam, là đạo lý làm người, dựng làng, dựng nước. Giữ làng, giữ nước thật ra cũng là để dựng làng, dựng nước. Trên nền móng của bản sắc văn hóa dân tộc, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh là sự đúc kết những kinh nghiệm ứng xử với mọi người, trong làng, trong nước và với thiên nhiên, đất nước. Tư tưởng, đạo đức đó trân trọng, đề cao và phổ biến rộng rãi những tấm gương người thật, việc thật trong lịch sử và trong cuộc sống thường nhật hôm nay, đồng thời phê phán, châm biếm hoặc đả kích gay gắt những nhân vật hay những hành động mà nhân dân xem là phi đạo lý. 

Tư tưởng, đạo đức dân tộc không mang tính chất kinh viện, không phải là một định lý nhất thành nhất biến, buộc mọi người phải tuân theo bất chấp thời gian và không gian. Văn hóa dân tộc vừa có ý nghĩa thực tiễn vừa có ý nghĩa phát triển. Thông qua việc thực hành đạo đức và ứng xử mà phát triển tư tưởng, nhân ái. Việc tiếp thụ và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc được thể hiện đặc biệt ở Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh ít phân tích, cũng không tranh cãi lý luận mà Người rất quan tâm những người thật, việc thật, người tốt, việc tốt trong cuộc sống thường nhật. Từ đó, Người đề cao những ý nghĩa thực tiễn, và ý nghĩa phát triển của tư tưởng và đạo đức truyền thống. Và điều có ý nghĩa nhất là bản thân Hồ Chí Minh đã thực hành và nêu gương sáng về tư tưởng, đạo đức cách mạng. Như vậy, Hồ Chí Minh đã trực tiếp góp phần cùng mọi người phát triển tư tưởng, đạo đức Việt Nam trong thực tế cuộc sống. 

Thông qua nguyên tắc thực hành trong những thập niên vừa qua, chúng ta đã thật sự cải biến và phát triển tư tưởng, đạo đức của dân tộc lên một chất lượng mới. Trước tiên, điều này thể hiện ở bản chất nhân văn mới trong tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. Trong truyền thống tư tưởng, đạo đức dân tộc, bản chất nhân văn thể hiện ngay trong ý thức, tình cảm cộng đồng tình nghĩa, và thể hiện ngay trong nguyên tắc ứng xử thấu tình đạt lý. Tiếp thụ bản chất nhân văn của truyền thống dân tộc và nhân loại, Hồ Chí Minh đề cao chân lý: Không có gì quý hơn độc lập tự do. Gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội là mục tiêu của cách mạng Việt Nam. 

Có thể nói khái niệm độc lập tự do ở Hồ Chí Minh được đề cập trước hết không phải từ khía cạnh lý tưởng thẩm mỹ, cá tính cá nhân mà từ khía cạnh nhân cách lịch sử, độc lập dân tộc. Tự do có thể nói thuộc loại thuật ngữ có tần số xuất hiện cao nhất trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh. 

Khái niệm tự do theo Hồ Chí Minh trước tiên và chủ yếu bao hàm ý nghĩa độc lập dân tộc, vì trong bối cảnh thế kỷ 20, độc lập là yêu cầu tự do cho những cộng đồng dân tộc bị thế lực ngoại xâm thống trị. Khát vọng ấy đã bừng sáng trong tâm hồn Hồ Chí Minh từ thuở thanh niên. Tinh thần yêu nước, tình cảm mặn mà đối với thiên nhiên, khát vọng công lý là nền tảng chắp cánh cho lý tưởng tự do, lý tưởng xã hội chủ nghĩa. 

ở Hồ Chí Minh, khái niệm tự do đồng nghĩa với quyền con người và quyền của dân tộc, của nhân loại được sống độc lập và hạnh phúc. Tự do cho dân tộc là lý tưởng chính trị và đạo đức của Hồ Chí Minh. Và khi Việt Nam đã trở thành một dân tộc tự do thì vấn đề quan tâm hàng đầu của Người là thực hiện dân sinh, dân trí, phát triển kinh tế và văn hóa, khoa học để từng bước con người Việt Nam có thể được hưởng thụ mọi quyền lợi vật chất, tinh thần chân chính của con người, tức là hưởng thụ quyền tự do chân chính của con người. Khái niệm tự do với những hàm nghĩa độc lập, hạnh phúc của dân tộc và của mỗi người không loại trừ mà còn mở đường cho dân chủ, dân quyền, cho sự giải phóng cá nhân và xây dựng nhân cách mới trên đất nước Việt Nam. 

ở Hồ Chí Minh, tự do không chỉ là một phạm trù triết học, tư tưởng, mà còn là một yêu cầu đạo đức; tội ác lớn nhất là chống lại tự do của con người; hành vi đạo đức cao đẹp nhất là chiến đấu cho tự do của dân tộc, tự do của mỗi người và tự do của nhân loại. Như vậy, với việc mở rộng lòng nhân ái từ mối tương quan cá nhân, tương quan dân tộc đến tương quan đồng loại bị áp bức, Hồ Chí Minh đã đặt ra vấn đề thực hiện tự do cho con người, dân tộc và nhân loại như là yêu cầu cao nhất của đạo đức, của chủ nghĩa nhân văn. Đây là điểm mới căn bản mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đóng góp vào bản chất nhân văn vốn thấm đầy ý thức, tình cảm và tâm lý cộng đồng tình nghĩa. 

Điểm mới trên đồng thời cũng góp phần chuyển đổi tư tưởng, đạo đức truyền thống từ đặc điểm "thấu tình đạt lý" sang đặc trưng "có lý có tình". ở trên đã nói rằng mục tiêu và động cơ thúc đẩy văn hóa Việt Nam là đạo lý làm người. Những phẩm chất của đạo lý làm người là lòng yêu nước (ý thức, tình cảm tự tôn quốc gia - dân tộc), lao động cần cù, sinh hoạt giản dị và thuần hậu trong những cộng đồng tình nghĩa, v.v. 

Mối giao hòa "con Rồng, cháu Tiên" cùng mối giao hòa làng - nước đã mặc nhiên làm cho lương tâm mỗi người Việt Nam và lương tri dân tộc Việt Nam luôn gắn bó hài hòa với nhau. Song không phải lúc nào lương tâm con người, lương tri dân tộc, cũng hòa hợp với lương tri thời đại. Vì thế, một điểm mới mà tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh đóng góp một cách xứng đáng vào văn hóa truyền thống là đã kiến lập được mối giao hòa khăng khít giữa lương tâm con người, lương tri dân tộc với lương tri thời đại, và đặc biệt đã huy động được sự đồng tâm nhất trí của lương tri thời đại và lương tri dân tộc. Giải phóng dân tộc, độc lập dân tộc, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa và đổi mới là bằng chứng cho sự hòa hợp giữa lương tri cá nhân với lương tri dân tộc và lương tri thời đại. Phong trào đoàn kết với Việt Nam chống Mỹ phát triển sâu rộng khắp hành tinh, đặc biệt trong những năm 60, 70 là bằng chứng khách quan cho sự hòa hợp đó. Nhiều người thuộc đủ các mầu da, tín ngưỡng, chính kiến đã coi Việt Nam là lương tri thời đại. 

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đã tiếp biến tinh hoa truyền thống dân tộc và tinh hoa Đông - Tây, kim - cổ để thích hợp và phát triển không ngừng trong quá trình vận động, phát triển của lịch sử đất nước trong hơn nửa thế kỷ qua. Cái gốc của tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh tất nhiên là truyền thống lịch sử văn hóa của đất nước, mà hạt nhân của nó là truyền thống yêu người, yêu nước. Và, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam ở Hồ Chí Minh khi bắt gặp chủ nghĩa Mác - Lê-nin, thông qua phong trào giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản đã trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động của cách mạng Việt Nam. Và, chúng ta có thể khẳng định, cơ sở, nền tảng chủ yếu nhất của tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác - Lê-nin, hạt nhân cốt lõi nhất là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. 

Báo Nhân dân, ngày 19/5/2000

(*) Dẫn theo Lưu Liên (chủ biên): Việt Nam Hồ Chí Minh trong văn học thế giới, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1991, trang 42.

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5

(ĐCSVN) - Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; vi phạm quy định về khai thác thủy sản trong khu vực cấm bị phạt tới 90 triệu đồng;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

(ĐCSVN) - Đồng chí Trương Thị Mai vừa ký Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website