Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về một số vấn đề quốc tế (tiếp)

GS. Phan Ngọc Liên

IV. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ HÒA BÌNH, HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC 

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh với thế giới, những vấn đề hoà bình, hữu nghị giữa các dân tộc có một vị trí quan trọng. Hoà bình và hữu nghị là ước vọng nghìn đời nay của loài người trên hành tinh chúng ta. Lúc đầu, con người sinh sống trong một cộng đồng nhỏ hẹp, chưa có những mối quan hệ rộng rãi với bên ngoài, nên tình cảm giới hạn trong những người có chung cuộc sống với nhau. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, các mối quan hệ giữa những cộng đồng ngày một chặt chẽ hơn. Các tập đoàn người, các tổ chức xã hội xích gần nhau. 

Đồng thời những quan hệ tốt đẹp tự nhiên, bắt đầu xuất hiện những sự bất hoà, tranh chấp, xung đột vũ trang. Mầm mống của sự chia rẽ, hiềm khích, đố kỵ nảy sinh và ngày một nhiều hơn, sâu sắc hơn trong những xã hội bắt đầu phân chia thành giai cấp đối kháng, thù địch. Chiến tranh cứ lan rộng, đốt cháy cuộc sống yên vui, mối quan hệ tốt đẹp giữa các tộc người. Tuy nhiên, khát vọng sống hoà bình, trong tình thương yêu nhau vẫn cứ sống, tồn tại trong lòng nhân dân thế giới. Cũng như các vĩ nhân trong lịch sử, những nhà cách mạng yêu nước của nhân dân lao động, của giai cấp công nhân, Hồ Chí Minh đã góp phần xây dựng nền hoà bình, tình hữu nghị giữa các dân tộc. ở Hồ Chí Minh, cuộc đấu tranh để giải phóng dân tộc, cho thắng lợi của cách mạng thế giới không hề mâu thuẫn với nhau, không cản Người thực hiện khát vọng hoà bình, hữu nghị của nhân dân thế giới. 

Trong thực tiễn đấu tranh cho độc lập, tự do, hạnh phúc của nhân dân mình, cũng như của các dân tộc khác, tư tưởng Hồ Chí Minh về hoà bình, hữu nghị giữa các dân tộc được hình thành. 

1- Tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh cho một nền hoà bình chân chính vững bền giữa các dân tộc. 

a- Chiến tranh và hoà bình luôn luôn có mối liên hệ với nhau suốt trong quá trình phát triển của lịch sử loài người. Từ khi xuất hiện chế độ tư hữu, đặc biệt khi xã hội loài người phân chia thành giai cấp thì cũng bắt đầu xuất hiện những cuộc xung đột vũ trang giữa nhóm người này với nhóm người khác. Trong lịch sử nhân loại, từ khi xã hội có giai cấp, những nǎm tháng hoà bình không nhiều, phần lớn thời gian là những cuộc chiến tranh lớn, nhỏ diễn ra trên hầu hết các lục địa, mà tàn khốc nhất, quy mô lớn nhất là hai cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914-1918) và lần thứ hai (1939-1945). 

Chiến tranh diễn ra dưới bất kỳ hình thức nào (dù là chiến tranh thông thường hay chiến tranh hạt nhân, dù là xung đột khu vực hay có tính toàn cầu, v.v.) đều là thảm hoạ đối với loài người. Từ thời cổ đại đến nay, lịch sử đã chứng kiến bao nhiêu cuộc chiến tranh lớn, nhỏ xảy ra, đã cướp đi cuộc sống của biết bao con người, tiêu huỷ, tàn phá một khối lượng của cải vật chất đáng kể, đã đẩy lùi nền vǎn minh của loài người. Và ngày nay, nếu chiến tranh hạt nhân huỷ diệt xảy ra, thì sức tàn phá của nó không thể nào lường hết được. Người ta khẳng định rằng trong cuộc chiến tranh này sẽ không có kẻ chiến thắng... 

Đấy là những việc đã qua và những điều giả thiết. Còn trên thực tế hiện nay, số người và của cải bị thu hút vào việc chuẩn bị và tiến hành chiến tranh không nhỏ. Trên thế giới hiện có 29 triệu người được biên chế trong các đội quân thường trực, một số lượng người như vậy đang hoạt động trong các tổ hợp công nghiệp quân sự. Trong nhiều nǎm qua, gần 40% ngân sách các nước được dùng cho chi phí quân sự. Riêng Lầu nǎm góc (Mỹ) có số vốn 250 tỷ đô la và hàng vạn người phục vụ những công việc gắn với chiến tranh. Ngoài ra, loài người đang chứng kiến những cuộc chiến tranh, xung đột dân tộc, sắc tộc và tôn giáo, diễn ra ở nhiều nước châu Phi, châu á và châu Âu. Đằng sau những cuộc chiến tranh ấy là đại diện của các thế lực thù địch, cực hữu, vì quyền lợi của mình muốn đẩy loài người đến chỗ tàn sát, tiêu diệt nhau. 

Hồ Chí Minh đã tận mắt thấy sự tàn phá và tội ác dã man qua hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai. Đồng thời Người cũng thấy được khả nǎng to lớn của các dân tộc có thể "biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng" (Lênin) để giành độc lập dân tộc và ngǎn chặn các cuộc chiến tranh xâm lược, phi nghĩa, để bảo vệ hoà bình thế giới. Những quan điểm về chiến tranh và hoà bình của Lênin được Hồ Chí Minh tiếp nhận và thể hiện một cách linh hoạt, sáng tạo trong những đường lối, chủ trương cách mạng của Người. Khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra (1939), quán triệt tư tưởng của Lênin, Hồ Chí Minh đã nhận định đây là thời cơ tốt để đấu tranh giành độc lập dân tộc. Tuy nhiên bao giờ Hồ Chí Minh cũng có ý thức đấu tranh ngǎn chặn những cuộc chiến tranh đế quốc, phi nghĩa. Theo Người, việc ngǎn chặn chiến tranh, đặc biệt là chiến tranh hạt nhân huỷ diệt là yêu cầu cấp thiết và cũng là trách nhiệm hàng đầu của mỗi người, mỗi dân tộc trên hành tinh. Người nhấn mạnh, ngǎn chặn chiến tranh, trước hết là phải chặn bàn tay của những kẻ gây ra chiến tranh, phải chỉ rõ nguồn gốc, phải vạch mặt kẻ gây ra chiến tranh. Không xác định rõ điều này thì khó tiêu diệt tận gốc chiến tranh. Qua thực tế của hai cuộc đại chiến thế giới và cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc, Người đã rút ra kết luận: "chủ nghĩa đế quốc là nguồn gốc chiến tranh". Quan điểm này hoàn toàn phù hợp với hiện thực lịch sử. Từ cuối thế kỷ XIX cho đến nay, chủ nghĩa đế quốc đã gây ra nhiều cuộc chiến tranh lớn, nhỏ ở nhiều nơi và luôn luôn là nguyên nhân của mọi sự cǎng thẳng ở từng khu vực cũng như trong phạm vi thế giới. Cho nên Hồ Chí Minh chỉ rõ, để có sự hoà dịu, để chấm dứt chiến tranh và "giữ gìn hoà bình một cách thiết thực" thì không có con đường nào khác là "phải ra sức chống đế quốc chủ nghĩa". Tư tưởng này được thể hiện trong thư của Người gửi "Hội nghị hoà bình ở Việt Nam, vì độc lập, tự do của dân tộc và nhân dân thế giới (17-11-1950)". 

Phản đối mọi cuộc chiến tranh do bọn đế quốc gây ra dưới bất kỳ hình thức nào, đặc biệt là chiến tranh hạt nhân huỷ diệt. Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân thế giới "kiên quyết đấu tranh chống việc thử bom nguyên tử và bom khinh khí, kiên quyết đấu tranh đòi giải trừ quân bị toàn bộ và triệt để", "để cho những tội ác kinh khủng... ở Hirôsima và Nagadaki không bao giờ còn diễn lại". Quan điểm của Hồ Chí Minh hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng của cả loài người tiến bộ: chiến đấu cho độc lập dân tộc, song phản đối chiến tranh và mong muốn được sống trong hoà bình. Trong Thư gửi những người Pháp ở Đông Dương (10-1945) Hồ Chí Minh lên án việc thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam và đòi "một nền hoà bình chân chính, xây dựng trên công bằng và lý tưởng dân chủ (...) thay cho chiến tranh", đòi "tự do bình đẳng, bác ái phải thực hiện trên khắp các nước không phân biệt chủng tộc, màu da". 

b- Nguyên tắc cơ bản để xây dựng một nền hoà bình chân chính, theo quan niệm của Hồ Chí Minh, là đấu tranh giành độc lập dân tộc không thể tách rời khỏi cuộc đấu tranh bảo vệ hoà bình thế giới. Người nhấn mạnh rằng không thể có nền hoà bình vững bền cho dân tộc khi thế giới vẫn còn những cuộc xung đột, còn cǎng thẳng và chiến tranh, và cuộc chiến tranh xâm lược của bọn thực dân, đế quốc là nguy cơ làm bùng nổ một cuộc chiến tranh khác giữa các đế quốc. Trong Thư gửi các bạn nam nữ Pháp đấu tranh cho hoà bình (1950) Người phân tích: "Cuộc chiến tranh (của thực dân Pháp - TG) trên đất nước chúng tôi là để sửa soạn cho một cuộc chiến tranh đế quốc khác". Với quan điểm như vậy, Hồ Chí Minh khẳng định: "Nhân dân ta chiến đấu hy sinh chẳng những vì tự do, độc lập của riêng mình, mà còn vì tự do, độc lập chung của các dân tộc và hoà bình thế giới"3 . Việc phấn đấu không mệt mỏi để "giành thống nhất, độc lập hoàn toàn" cho dân tộc, cũng chính là đã góp phần không nhỏ vào việc "bảo vệ hoà bình thế giới". Do đó, khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, đặc biệt khi chiến tranh lan ra vùng châu á - Thái Bình Dương, Hồ Chí Minh xác định "phận sự dân ta là đấu tranh ngǎn chặn cái "nạn", cái thảm hoạ do chiến tranh đó gây ra". 

Chống chiến tranh đế quốc, Hồ Chí Minh lại "kiên quyết ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc" của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc. Đặc biệt đối với các nước láng giềng Đông Nam á, Người đã "hết lòng ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của các dân tộc trong khu vực này chống sự xâm lược và nô dịch của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân"... 

Quan điểm nhân dân của Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh đế quốc thể hiện ở lòng tin rằng hoà bình sẽ có được "nếu nhân dân thế giới không chịu để bọn gây chiến lừa phỉnh mà tự nhận lấy trách nhiệm bảo vệ hoà bình thế giới". Hoà bình - theo Hồ Chí Minh - nằm trong tay của các dân tộc. Sau khi đã đấu tranh có kết quả, các lực lượng tiên phong trong mỗi dân tộc phải gánh chịu trách nhiệm ngǎn cản chiến tranh, bảo vệ hoà bình bằng cách tổ chức đấu tranh giải phóng dân tộc mình, ủng hộ cuộc đấu tranh cho độc lập, tự do của các dân tộc khác. 

Những quan điểm nêu trên được hình thành và thể hiện trong cuộc đấu tranh cho độc lập, cho sự nghiệp giải phóng nhân dân bị áp bức. Nǎm 1919, tuy nhận thức chính trị còn non và cuối cùng không đạt kết quả gì, song việc gửi bản yêu sách 8 điểm đến Hội nghị Vécxây, đòi cho Việt Nam tự trị và các quyền dân chủ bình đẳng khác đã xác nhận rằng lúc bấy giờ Hồ Chí Minh đã có một tư tưởng lớn: theo đuổi con đường và mục tiêu hoà bình để giành độc lập, tự do cho Tổ quốc và cho các dân tộc bị áp bức khác. Gần 30 nǎm sau đó, bằng sự chuẩn bị chu đáo, Hồ Chí Minh đã cùng Đảng ta lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 thắng lợi trong một thời gian ngắn, ít đổ máu ... Có thể nói đó là một cuộc cách mạng diễn ra tương đối hoà bình đã lập nên nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam á. Sau Cách mạng tháng Tám 1945 là 9 nǎm kháng chiến chống Pháp, rồi những nǎm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hồ Chí Minh luôn luôn kiên trì con đường hoà bình trong việc giải quyết những vấn đề có liên quan đến vận mệnh của đất nước. Người đã kiên trì thương lượng với đại diện Pháp, Trung Hoa (Quốc dân đảng), Anh, Mỹ để giữ vững thành quả cách mạng và chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình cho Việt Nam và Đông Dương. 

Những sự việc nêu trên thể hiện mong muốn của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và hoà bình thế giới. Hai mục tiêu ấy không tách rời nhau. Đạt được một nền hoà bình chân chính, "hoà bình thực sự, hoà bình trong độc lập tự do, chứ không phải thứ hoà bình giả hiệu"1 là nguyên tắc bất di bất dịch trong cuộc đấu tranh của Hồ Chí Minh. 

Đấu tranh cho một nền hoà bình gắn với độc lập, tự do thật sự phải trải qua một quá trình lâu dài, có khi phải tạm thời hoà hoãn, nhượng bộ, như việc công nhận Việt Nam là một quốc gia tự trị, quốc gia tự do, quốc gia độc lập trong khối Liên hiệp Pháp (1946), hoặc tìm mọi cách tranh thủ hoà bình trong khi đất nước tạm thời chia làm hai miền (1956)... Kết quả đạt được ở từng lúc phụ thuộc vào so sánh lực lượng của hai bên, nhưng là những nấc thang thắng lợi để đạt tới mục tiêu cuối cùng của nền hoà bình chân chính. ở đây chúng ta thấy rõ tư tưởng về hoà bình của Hồ Chí Minh không cứng nhắc, mà linh hoạt, không bao giờ chệch mục tiêu đấu tranh. Tư tưởng này thể hiện trong việc ký Hiệp định Giơnevơ. Ngoài các nhân tố khách quan như tương quan lực lượng, ảnh hưởng và tác động của tình hình quốc tế lúc bấy giờ, còn có một lý do quan trọng khác khiến ta phải ký hiệp định là cần tranh thủ điều kiện hoà bình để xây dựng miền Bắc hùng mạnh, sẵn sàng đương đầu với kẻ thù mới, giành toàn thắng, xây dựng một nền hoà bình chân chính, lâu dài và vững bền: "Hồi đó, (1954-TG) nếu ta không nhận hoà thì tức là mắc mưu Mỹ". Chúng ta thấy rằng, trong những điều kiện nhất định phương pháp hoà bình trong đấu tranh cho độc lập dân tộc có ý nghĩa sách lược, nhưng nhìn tổng thể con đường hoà bình mà Hồ Chí Minh theo đuổi lại có ý nghĩa chiến lược. Nó hoàn toàn phù hợp với cuộc đấu tranh của các dân tộc đất không rộng, người không đông chống lại đế quốc thực dân lớn. 

Tư tưởng về hoà bình của Hồ Chí Minh mang tính chiến đấu rõ rệt. Người phân biệt hoà bình chân chính của nhân dân tiến bộ thế giới với thứ hoà bình của các thế lực hiếu chiến, phản động chủ trương "muốn có hoà bình phải chuẩn bị chiến tranh" hoặc "hoà bình phải dựa vào sức mạnh". Người chủ trương tập hợp mọi dân tộc, tầng lớp nhân dân thế giới đấu tranh cho một nền hoà bình vững bền, công bằng. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã gặp gỡ những nguyên tắc mà Hội nghị hoà bình thế giới ở Hênxanhki (1975) đã thông qua: 

- Phản đối chiến tranh. 

- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. 

- Quyền tự quyết của mỗi dân tộc. 

- Tôn trọng chủ quyền của mỗi dân tộc, không xâm phạm biên giới của nhau. 

- Hợp tác bình đẳng, hai bên cùng có lợi. 

- Cùng tuân thủ những chuẩn mực có tính chất đạo đức. 

Chúng ta có thể nói rằng Hội nghị Hênxanhki đạt được những nguyên tắc nêu trên phần nào có sự đóng góp của nhân dân Việt Nam đấu tranh cho hoà bình thế giới theo tư tưởng Hồ Chí Minh. 

Một nét đặc trưng trong tư tưởng Hồ Chí Minh là điều khẳng định rằng đấu tranh cho hoà bình phải là cuộc đấu tranh lâu dài gian khổ, phải hy sinh nhiều, song lại tìm mọi cơ hội thuận lợi nhất để khỏi tổn hao xương máu. Hoà bình và đấu tranh trong tư tưởng Hồ Chí Minh không hề mâu thuẫn nhau, thực tế đã xác nhận với quyết tâm chiến lược "dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn" Người vẫn không tiếc công sức để giải quyết mọi xung đột bằng hoà bình thương lượng. Trong nǎm đầu sau Cách mạng tháng Tám 1945, Người chủ trương "chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng", vì "nhân dân Việt Nam không muốn đổ máu, nhân dân Việt Nam yêu chuộng hoà bình". Trong thế ngàn cân treo trên sợi tóc của tình hình đất nước, với tư tưởng kiên trì hoà bình, Hồ Chí Minh cùng Đảng ta luôn tỏ rõ thiện chí, tìm cách đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, kiên trì thương lượng với đại diện nước Pháp, Trung Hoa (Quốc dân Đảng), ký Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), đàm phán ở Đà Lạt, Phôngtennơblô, ký Tạm ước (14-9-1946) và một loạt các cuộc thương lượng khác với Pháp. 

Hồ Chí Minh nhận thức rõ rằng mọi cuộc chiến tranh, xung đột trên thế giới ngày nay không thể chỉ giải quyết giữa hai bên tham chiến mà phải mở rộng đến nhiều bên có liên quan. Trong những nǎm 1945-1946, ngoài những cuộc thương lượng với Pháp và Trung Hoa (Quốc dân Đảng), Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi các nước lớn như Liên Xô, Trung Quốc, Mỹ, Anh tham gia giải quyết hoà bình để chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương, đưa vấn đề Đông Dương ra trước Liên hiệp quốc. Khoảng 2 tuần trước ngày 19-12-1946, khi quan hệ Việt - Pháp đã rất cǎng thẳng, Hồ Chí Minh vẫn kêu gọi Quốc hội và Chính phủ Pháp "nghĩ đến quyền lợi tối cao của hai dân tộc Pháp - Việt, hạ lệnh cho nhà đương cục Pháp ở Việt Nam khôi phục tình trạng trước ngày 20-11-1946, để cùng Chính phủ Việt Nam thi hành Tạm ước (14-9), để xây đắp sự cộng tác Pháp - Việt thân thiện"1 . Ngày 13-12-1946, Người còn tuyên bố: "Đồng bào tôi và tôi thành thực muốn hoà bình. Chúng tôi không muốn chiến tranh... Cuộc chiến tranh này chúng tôi muốn tránh bằng đủ mọi cách... Nhưng cuộc chiến tranh ấy, nếu người ta buộc chúng tôi phải làm, thì chúng tôi sẽ làm. Chúng tôi không lạ gì những điều đang đợi chúng tôi. Dù sao, tôi mong rằng chúng ta sẽ không đi tới cách giải quyết ấy". Đó là sự nhân nhượng đầy thiện chí của Hồ Chí Minh để đạt hoà bình. Đến lúc không thể nhân nhượng hơn được nữa, Chủ tịch Hồ Chí Minh mới kêu gọi toàn dân cương quyết đứng lên kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, để bảo vệ độc lập, tự do cho Tổ quốc. 

Tư tưởng hoà bình của Hồ Chí Minh không chỉ thể hiện nguyện vọng độc lập, tự do của dân tộc mình, mà còn biểu lộ sự tôn trọng truyền thống của nhân dân các nước đế quốc thực dân đi xâm lược, không gây hận thù dân tộc. Đó là biểu hiện của tư tưởng nhân vǎn cao cả của Người, một bài học cho nhiều nước đấu tranh cho độc lập tự do. Khi "buộc phải làm" toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp trong Thư gửi nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp, nhân dân các nước đồng minh (21-12-1946), Hồ Chí Minh viết: "Chúng tôi yêu chuộng các bạn và muốn thành thực với các bạn trong khối Liên hiệp Pháp vì chúng ta có chung lý tưởng: Tự do - Bình đẳng- Độc lập" (xin lưu ý, ở đây Hồ Chí Minh dùng chữ "độc lập" thay cho "bác ái"). Tiếp dó, trong khi trả lời các nhà báo ngày 2-1-1947, Người khẳng định: "Việt Nam không chiến tranh chống nước Pháp, dân Pháp mà chỉ muốn hai dân tộc cộng tác thật thà". Rồi trong Thư gửi chính phủ và nhân dân Pháp ngày 18-2-1947, Người nhắc đến cảnh đau lòng "máu Pháp và máu Việt đã chảy nhiều", truyền thống "đấu tranh bảo vệ tự do" của nước Pháp, quyết tâm chiến đấu của nhân dân Việt Nam vì độc lập và "cam kết tôn trọng quyền lợi kinh tế và vǎn hoá Pháp ở Việt Nam". Người mong chấm dứt chiến tranh với các yêu cầu trên, miễn là "nước Pháp chỉ cần nói một câu là chiến sự đình chỉ tức khắc, là bao nhiêu sinh mệnh, tài sản được cứu vãn, là tình thân thiện và lòng tin cậy lẫn nhau lại phục hồi như trước". Từ 19-12-1946 đến đầu tháng 3-1947 trung bình cứ một tuần Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi một thư hay lời kêu gọi cho nhân dân, Quốc hội và Chính phủ Pháp đề nghị ngừng chiến, hoà bình thương lượng, thậm chí mở ra khả nǎng hợp tác, hữu nghị. 

Tính nhân vǎn của tư tưởng Hồ Chí Minh về hoà bình còn được thể hiện ở sự kiên trì, nhẫn nại, sự chờ đợi và thuyết phục đối phương. Nhiều dân tộc đấu tranh cho độc lập đã xem đây là bài học cho mình. Trong 9 nǎm dân tộc Việt Nam phải cầm súng, chiến đấu, Hồ Chí Minh luôn mở rộng cánh cửa hoà bình, tìm kiếm và sẵn sàng nắm lấy một cơ hội dàn xếp với đối phương nhằm kiến tạo giải pháp kết thúc chiến tranh mở ra một lối thoát danh dự cho kẻ thù. Tháng 11-1953 trả lời nhà báo Thuỵ Điển về khả nǎng hoà đàm, Hồ Chí Minh khẳng định nếu chính phủ Pháp "muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết vấn về Việt Nam theo lối hoà bình thì nhân dân và chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà sẵn sàng tiếp ý muốn đó...". Và một tuần sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Người vẫn khẳng định: "Nhân dân Việt Nam luôn luôn muốn giành độc lập và giải phóng nước Việt Nam bằng con đường hoà bình. Ngày nay nhân dân Việt Nam vẫn chủ trương giải quyết vấn đề Việt Nam bằng cách hoà bình". Sau này, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang diễn ra quyết liệt, Hồ Chí Minh vẫn bắc sẵn chiếc cầu thương lượng với đối phương. Trong các cuộc tiếp ký giả nước ngoài vào tháng 11-1965 và tháng 7-1966, Người nêu rõ: "Chúng tôi sẵn sàng trải thảm đỏ và rắc hoa cho Mỹ rút", "chúng tôi sẵn lòng đem nhạc và hoa tiễn họ". Có thể nói, Hồ Chí Minh luôn luôn giương cao ngọn cờ hoà bình. Những tư tưởng hoà bình của Người đã trở thành khát vọng và là nguyên tắc nhất quán, thường trực trong ứng xử quốc tế của Đảng và Nhà nước ta cũng như nhiều dân tộc yêu hoà bình trên thế giới. Đây là một nguyên nhân cơ bản để nhân dân thế giới hết lòng ủng hộ cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam trong suốt bao nhiêu nǎm qua, đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ cứu nước. Hồ Chí Minh luôn luôn vui mừng khi nhân dân các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc đấu tranh giành được độc lập và góp phần vào củng cố hoà bình thế giới. Nǎm 1962, trong bài Chúc mừng nhân dân Angiêri anh em thắng lợi, Người khẳng định "Thắng lợi của nhân dân Angiêri cũng là thắng lợi chung của nhân dân Pháp, của các dân tộc mới giành được hoặc đang đấu tranh để giành lại quyền độc lập, tự do, của nhân dân thế giới yêu chuộng hoà bình và của phe xã hội chủ nghĩa". 

c- Nguyên tắc quan trọng trong tư tưởng hoà bình của Hồ Chí Minh, được nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc hoan nghênh, học tập, là hoà bình đạt được không phải bằng cầu xin mà bằng chiến đấu chống những thế lực ngoan cố, không chịu chấp nhận con đường hoà bình thương lượng để kết thúc chiến tranh. Chỉ có chiến thắng mới thực hiện được nền hoà bình vững chắc - Tư tưởng này trở thành đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam trong việc chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam: "Việc đấu tranh để khôi phục hoà bình ở Việt Nam là ý nguyện của nhân dân nhưng chúng ta phải biết rằng chỉ có chiến thắng địch mới có thể thực hiện được hoà bình chân chính". Mặt khác, tư tưởng Hồ Chí Minh không bao giờ là sự thể hiện ý muốn giải quyết hoà bình các vấn đề tranh chấp quốc tế trên thế mạnh của một bên nào. Chủ trương hòa bình của Người xuất phát từ thiện chí, từ sức mạnh của chính nghĩa, của nhân dân bị áp bức đấu tranh giành độc lập, tự do. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, chiến tranh là khúc quanh buộc phải tiến hành, còn cánh cửa hoà bình vẫn rộng mở, nhịp cầu thương lượng vẫn bắc sẵn để đi tới kết thúc cuộc chiến. 

2- Con đường để đạt được một nền hoà bình vững bền, công bằng cho các dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh 

Thứ nhất, kết hợp chặt chẽ thương lượng với chiến đấu. Quá trình này diễn ra dường như theo một chu kỳ liên hoàn: thương lượng - chiến đấu (có thương lượng) - thương lượng, tuỳ theo tương quan lực lượng giữa các bên. 

Bằng con đường ấy các dân tộc đấu tranh cho độc lập có thể giảm cái giá phải trả cho hoà bình và đặt cơ sở hữu nghị trong tương lai giữa các dân tộc. Con đường để giảm nhanh đau khổ cho nhân dân các nước trong những cuộc đấu tranh đó là phải tiến hành đàm phán thương lượng. Nhưng việc đàm phán phải "theo nguyên tắc bình đẳng, hai bên cùng có lợi", đã "dùng lối nói chuyện thì phải nhân nhượng đúng mức". 

Thứ hai, thực hiện nguyên tắc: "muốn hoà bình thì phải chấm dứt chiến tranh, muốn chấm dứt chiến tranh thì phải ngừng bắn". 

Thứ ba, để đi tới hoà bình, các dân tộc cần xích gần lại, thông qua việc tiếp xúc, trao đổi để hiểu biết, tin cậy nhau, để cùng nhau giải quyết các mâu thuẫn hay xung đột. Bởi vì: "Với sự tin cậy lẫn nhau, những dân tộc tự do và bình đẳng vẫn có thể giải quyết những vấn đề khó khǎn nhất"3 . Hồ Chí Minh đã ra sức phấn đấu để thực hiện tư tưởng này ngay từ những ngày còn hoạt động ở nước ngoài. Bằng những cố gắng của mình, Người đã sáng lập ra những tổ chức quốc tế, đoàn kết các dân tộc đấu tranh vì độc lập, tự do vào những nǎm 20 của thế kỷ này. Người luôn luôn bày tỏ sự ủng hộ nhiệt thành đối với phong trào giải phóng dân tộc, hoàn thành tốt những chuyến viếng thǎm hữu nghị các nước ấn Độ, Miến Điện, Inđônêxia (sau nǎm 1954). Những hoạt động quốc tế đó làm cho các dân tộc gần gũi nhau hơn, góp phần hình thành mặt trận nhân dân thế giới phản đối các cuộc chiến tranh xâm lược của bọn đế quốc ở các nước, trong đó có cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Pháp, Mỹ ở Việt Nam. 

Thứ tư, thực hiện các nguyên tắc chung sống hoà bình giữa các nước có chế độ xã hội khác nhau và giải quyết các mâu thuẫn thông qua thương lượng hoà bình: "Thế giới hoà bình có thể thực hiện được nếu các nước trên thế giới, nhất là những nước lớn, đều sẵn sàng giải quyết những xích mích giữa các nước bằng thương lượng". Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến các nước lớn, xã hội chủ nghĩa, tư bản chủ nghĩa, và dân tộc chủ nghĩa - đó là những nước đại diện cho các lực lượng khác nhau tham gia gìn giữ hoà bình, giải quyết các tranh chấp quốc tế. Song không vì thế mà coi thường vai trò, vị trí của các nước nhỏ trong đấu tranh thực hiện chung sống hoà bình. 

Thứ nǎm, tư tưởng nhất quán của Hồ Chí Minh trong việc giải quyết những bất đồng trong quan hệ quốc tế là lấy đối thoại thay cho đối đầu, hoà bình thay cho chiến tranh. Có thể xem trong lịch sử ngoại giao của các quốc gia hiện đại (chủ yếu từ sau 1948), Hồ Chí Minh là một trong những người đầu tiên đề ra đối thoại và tiến hành đối thoại. Ngày nay, đường lối này trở thành đường lối đối ngoại chung, cơ bản của các dân tộc, nhất là các dân tộc vừa giành được độc lập, trong một khu vực, muốn tránh những cuộc chiến tranh để xây dựng đất nước, phát triển trong hoà bình. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong khi phấn đấu cho hoà bình, cho sự hiểu biết giữa các dân tộc, sự hợp tác thân thiên và giải quyết phi bạo lực mâu thuẫn giữa các quốc gia đã khẳng định quyết tâm đấu tranh chống chiến tranh đế quốc, phi nghĩa. Sức mạnh của tư tưởng Hồ Chí Minh "đòi cấm vũ khí nguyên tử", "đòi giải trừ quân bị toàn bộ và triệt để", về hoà bình thế giới, về con đường giải quyết xung đột... đã được thực hiện không chỉ ở Việt Nam, mà còn có ảnh hưởng mạnh mẽ trong cuộc đấu tranh chống chạy đua vũ trang, chống đế quốc gây chiến của nhân dân nhiều nước trên thế giới. Cuộc đấu tranh của loài người tiến bộ trong thế giới hiện đại nhằm ngǎn chặn các loại chiến tranh, duy trì hoà bình..., đang tìm thấy trong các luận điểm và những hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh những bài học có giá trị to lớn. Giáo sư W.Lulây, khoa nghiên cứu châu á, trường Đại học Humbôn (Cộng hoà dân chủ Đức trước kia) nhận xét: "Quan điểm của Hồ Chí Minh rất phù hợp với quan điểm ngày nay trong việc giải quyết các xung đột quốc tế... Sau chiến tranh thế giới thứ hai, xu hướng giành hoà bình bằng các giải pháp phi bạo lực còn nhiều. Chính Hồ Chí Minh, ngay từ những ngày đầu Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam, luôn mong muốn hoà bình đàm phán với Pháp. Hoà bình, hạnh phúc cho nhân dân, đó chính là ý nguyện suốt đời của Người". 

Ngày nay, tư tưởng hoà bình, hợp tác và hữu nghị của Người được cụ thể hoá sâu sắc trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta: Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển. 

Tư tưởng về ngǎn chặn chiến tranh, duy trì hoà bình, về tình hữu nghị và hợp tác của Hồ Chí Minh hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của thế giới ngày nay. Vì vậy, nó trường tồn mãi mãi trong chúng ta. Những quan điểm và phương hướng của Người đã chỉ ra có thể vận dụng để giải quyết những vấn đề lớn về mối quan hệ giữa các dân tộc mà thời đại đang đặt ra. 

Từ cuối thập kỷ 80 của thế kỷ này, do nhiều nguyên nhân, vấn đề dân tộc lại nổi lên như một vấn đề nóng bỏng nhất trong giai đoạn hiện nay của thời đại chúng ta. Những cuộc xung đột dân tộc, sắc tộc pha trộn với những cuộc khủng hoảng về tôn giáo đã dẫn tới sự hỗn độn về chính trị - xã hội, kinh tế và kéo theo biết bao nỗi đau khổ cho con người lương thiện. ở châu Phi, người ta đang đẩy các dân tộc vào những cuộc chém giết tương tàn, hoà bình đang bị đe doạ nghiêm trọng. Người ta công khai giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ các dân tộc, các tôn giáo không phải bằng hoà bình thương lượng, đối thoại, mà bằng súng đạn và bạo lực. Con đường này của các thế lực cực hữu đang đẩy các dân tộc ấy vào ngõ cụt. Sự cố gắng của cộng đồng quốc tế cũng không đưa lại kết quả bao nhiêu. Vấn đề là ở chỗ, chính bản thân các dân tộc phải tự nhận thức được rằng sự dàn xếp mâu thuẫn bằng bạo lực không phải là con đường đúng đắn và bền vững, mà phải bằng hoà bình, đối thoại. Chỉ có như vậy mới chấm dứt được chiến tranh, duy trì được hoà bình. Con đường ấy, Hồ Chí Minh đã chỉ ra và được lịch sử kiểm chứng. 

Tư tưởng và hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh cho hoà bình thực sự có tầm cỡ quốc tế, đem lại giá trị tinh thần to lớn cho nhân loại. 

Để kết luận, chúng tôi xin dẫn ra lời nhận xét về Chủ tịch Hồ Chí Minh của cố Thủ tướng ấn Độ I.Nêru: "Thế giới ngày nay đang trải qua một cơn khủng hoảng, khủng hoảng về tâm lý. Cái cần bây giờ là tiếp cận hoà bình hữu nghị và tình bạn. Tiến sĩ Hồ là biểu hiện cho sự tiếp cận đó". Lời nhận xét trên đây vẫn còn đúng trong tình hình thế giới hiện nay và mãi mãi còn đúng khi mà các dân tộc trên thế giới còn đấu tranh để có một nền hoà bình bền vững, một sự đoàn kết hữu nghị chân chính. 

Hoà bình của dân tộc phải được đặt trong nền hoà bình của thế giới, phấn đấu cho hoà bình phải gắn với cuộc đấu tranh cho độc lập, tự do, chống áp bức bóc lột... Đó là tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về đấu tranh hoà bình, chống chiến tranh mà trong hoàn cảnh quốc tế ngày nay chúng ta phải tuân thủ, để tránh chủ nghĩa hoà bình vô nguyên tắc, tranh thủ hoà bình với bất cứ giá nào, tránh tư tưởng hữu khuynh thủ tiêu ý chí đấu tranh, bàng quan với những cuộc đấu tranh chính nghĩa. 

Tư tưởng hoà bình, chống chiến tranh đế quốc, xâm lược từ lâu đã mang tính quần chúng rộng rãi, phản ánh nguyện vọng chính đáng của nhân loại tiến bộ. Cho nên tư tưởng về hoà bình của Hồ Chí Minh thể hiện khả nǎng hiện thực trong đời sống quốc tế, là một trong những cơ sở quan trọng cho việc đổi mới tư duy chính trị trong thế giới ngày nay. 

Tư tưởng về hoà bình của Hồ Chí Minh đã kế thừa những tư tưởng trước đó, được thể hiện trong các cuộc cách mạng tư sản Mỹ, Pháp thế kỷ XVIII, đặc biệt trong Cách mạng tháng Mười Nga với chính sách hoà bình nổi tiếng của Lênin. Trên cơ sở kế thừa các giá trị chân chính đó, xuất phát từ lòng yêu chuộng hoà bình của dân tộc Hồ Chí Minh đã làm cho tư tưởng của mình phong phú, tiêu biểu cho ý chí chung của nhân loại tiến bộ và vì vậy tư tưởng đó sẽ sống mãi. 

3- Tư tưởng Hồ Chí Minh về hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc. 

a- Sự hình thành và phát triển tư tưởng hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc có liên quan đến tư tưởng hoà bình trình bày trên. Bởi vì chỉ có trong điều kiện hoà bình, trên nguyên tắc đảm bảo độc lập tự do, bình đẳng của các dân tộc, mới có thể xây dựng được sự hợp tác, tình hữu nghị vững bền. Cho nên cơ sở của sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc đương nhiên bao gồm cả hai yếu tố: thực tiễn và lý luận. 

Thực tiễn ở đây chính là đòi hỏi cấp thiết của lịch sử Việt Nam và thế giới vào thế kỷ XX về sự hợp tác đoàn kết cho sự phát triển của mình. Đồng thời cũng là thực tiễn hoạt động của bản thân Hồ Chí Minh trong việc tìm hiểu, thể nghiệm ý tưởng đoàn kết các dân tộc thuộc địa đấu tranh cho các quyền dân tộc cơ bản, phấn đấu cho một nền hoà bình, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc, trước hết là các dân tộc vốn là thuộc địa và phụ thuộc. 

Cơ sở lý luận ở đây là sự kế thừa các tư tưởng về hợp tác hữu nghị của các bậc tiền bối trong lịch sử dân tộc, của các trào lưu tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái trên thế giới, đặc biệt là lý luận về tinh thần quốc tế vô sản của chủ nghĩa Mác - Lênin. 

Sự hợp tác và hữu nghị là mong muốn của nhân loại ngay từ khi con người và xã hội mới xuất hiện. "Sự biệt lập" của các cộng đồng người trong buổi đầu thời nguyên thuỷ giảm dần khi sản xuất phát triển, yêu cầu và phạm vi giao tiếp của con người mở rộng. Song cùng với sự giao lưu ngày một tǎng, những mâu thuẫn, xung đột cũng tǎng lên, làm trở ngại cho sự phát triển, củng cố những mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các tầng lớp xã hội và của cộng đồng người. 

Xuất hiện vào thế kỷ XVI, chủ nghĩa tư bản đã đóng một vai trò tiến bộ trong sự phát triển việc hợp tác, giao lưu của xã hội. Sự hợp tác này đã đảm bảo một nǎng suất lao động cao hơn nhiều so với chế độ phong kiến và phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất. Chẳng bao lâu sau với tính tích cực ấy, chủ nghĩa tư bản đã thống trị thế giới. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường tự do và việc đẩy nhanh quốc tế hoá nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã đưa đến sự giao lưu rộng lớn hơn trên quy mô toàn thế giới. Các nước phương Đông phong kiến lạc hậu cũng sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ nếu hoà nhập được một cách tự nhiên vào quy luật chung của thời đại. 

Chủ nghĩa tư bản đã làm xích gần các lục địa vốn xa cách về địa lý tạo nên một khối liên kết có lợi cho việc xâm lược của tư bản thực dân. Đã có lúc hầu như các lục địa trở thành "thị trường chung" của chủ nghĩa tư bản, và đến cuối thế kỷ XIX, nước Anh tư bản chủ nghĩa trở thành "công xưởng của thế giới". 

Đồng thời với việc "xích gần" nhân dân các châu lục dưới sức mạnh của đại bác, chủ nghĩa tư bản gây nên sự thù địch giữa các dân tộc - trước hết là "chính quốc" và "thuộc địa". Đặc biệt, vào cuối thế kỷ XIX, khi chủ nghĩa tư bản đã trở thành chủ nghĩa đế quốc thì những cuộc chiến tranh tàn khốc đã xảy ra, thường xuyên đe doạ cuộc sống thanh bình trên hành tinh, đe doạ sự tồn tại của nhiều dân tộc, làm trở ngại cho sự hợp tác hữu nghị giữa các dân tộc. Không phải ngẫu nhiên mà ngay khi Cách mạng tháng Mười thành công, sắc lệnh đầu tiên của chính quyền Xôviết, do Lênin lãnh đạo, là Sắc lệnh hoà bình. Sắc lệnh đó tuyên bố chính phủ Xôviết hoàn toàn không thừa nhận bất cứ các hiệp ước xâm lược nào và đề nghị nhân dân và chính phủ tất cả các nước tham chiến bắt đầu đàm phán ngay để ký một hiệp ước chung về dân chủ và công bằng với tinh thần hợp tác, hữu nghị. Sắc lệnh ấy cũng đã thể hiện tư tưởng của Lênin về khả nǎng chung sống hoà bình giữa hai hệ thống có chế độ khác nhau, và khả nǎng phát triển những quan hệ kinh tế, vǎn hoá giữa các dân tộc. 

Việc bọn đế quốc thực dân đào hố chia rẽ giữa nhân dân "thuộc địa" và "chính quốc", giữa nhân dân các nước thuộc địa, giữa vô sản các nước, để đẩy họ đến chỗ thù địch, chém giết nhau vì lợi ích của chúng đã gây một "phản tác dụng". Đó là yêu cầu phải liên kết, hợp tác với nhau trong cuộc sống, trong đấu tranh. Nhu cầu chống chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc thực dân thực sự trở nên cấp bách đối với nhân dân tất cả các nước phương Đông. Trong thời kỳ này, các cường quốc quốc tế đã tiến hành bành trướng trên một quy mô rộng lớn hơn bao giờ hết. Riêng ở châu á vào nǎm 1900 đã có hơn 56,6% lãnh thổ bị các cường quốc Âu - Mỹ xâm chiếm. Sự thôn tính và áp bức dân tộc đã làm cho mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc với các dân tộc bị nô dịch ngày càng tǎng, dẫn đến tiền đề khách quan cho sự bùng nổ cách mạng của các nước phương Đông. 

Hồ Chí Minh trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước, đã nhanh chóng nhận thấy tình trạng này. Người tổng kết, khái quát những nhận xét đầu tiên của mình bằng những luận điểm nổi tiếng về nhu cầu, khả nǎng, điều kiện hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc. Những luận điểm ấy được trình bày trong các bài nói và viết vào những nǎm 20, như Đông Dương, Đồng tâm nhất trí, Cách mạng Nga và các dân tộc thuộc địa, Đoàn kết, Đoàn kết giai cấp, v.v.. Đây là những luận điểm ban đầu làm cơ sở cho nội dung tư tưởng của Người về hợp tác, hữu nghị. Điểm nổi bật trong tư tưởng của Người lúc ấy là sự hợp tác, đoàn kết giữa các dân tộc bị áp bức tạo nên sức mạnh chống đế quốc, thực dân. Điều đáng chú ý là trong tư tưởng của mình, Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến việc chủ nghĩa đế quốc thực dân đã sử dụng chính sách "chia để trị" như một chính sách cơ bản để xâm lược và cai trị các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc. "Chia để trị" là một nguyên tắc cai trị cổ điển có từ thời Lamã cổ đại. Nguyên tắc cổ điển này được chủ nghĩa thực dân sử dụng ngày càng rộng rãi. C.Mác đã từng nói tới việc thực dân Anh sử dụng nguyên tắc đó trong việc chinh phục và thống trị ấn Độ. Khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc, nguyên tắc đó, được thực hiện như một chính sách để chia rẽ lực lượng của từng dân tộc và của các dân tộc chống lại các cường quốc Âu - Mỹ. 

Vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện một điều là các dân tộc nhỏ yếu và lạc hậu cần phải đoàn kết toàn dân và hơn nữa các dân tộc phải liên hiệp lại. Để chống chính sách "chia để trị" của đế quốc thực dân, chỉ có đoàn kết, tập hợp lực lượng trong phạm vi quốc gia và quốc tế mới có hiệu quả. Đó là yêu cầu của thời đại mà Hồ Chí Minh đã nắm bắt được và phản ánh trung thực. Quan điểm lý luận ấy đã chi phối mọi hoạt động của Nguyễn ái Quốc trong việc xây dựng các tổ chức quần chúng rộng rãi, các Mặt trận nhân dân thống nhất chống chủ nghĩa đế quốc, chống chiến tranh. Đó là biểu hiện, mà cũng là kết quả của sự hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc, đặc biệt các dân tộc vốn là thuộc địa, phụ thuộc. 

b- Nguyễn ái Quốc đã đi khắp nǎm châu, bốn bể, qua nhiều nước, tiếp xúc nhiều người, đọc nhiều sách, cho nên, Người cũng tiếp nhận nhiều quan điểm tư tưởng khác nhau. Những điều mà Người lựa chọn, gạn lọc được là những điều đáp ứng được cho mục đích cứu nước, giúp đỡ nhân dân lao động nghèo khổ, bị áp bức trên thế giới. Người lại được chủ nghĩa Mác - Lênin soi sáng, nên quan điểm tư tưởng về hợp tác hữu nghị của Người vừa phù hợp với yêu cầu thời đại, vừa đáp ứng những nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của cuộc đấu tranh để giải phóng các dân tộc bị áp bức. Việc hoà nhập vào thế giới, việc hợp tác, hữu nghị với các dân tộc trước hết xuất phát từ yêu cầu cuộc đấu tranh chung chống chủ nghĩa đế quốc. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc rất phong phú, ở đây chúng ta đề cập một số vấn đề cơ bản: 

Thứ nhất, như đã trình bày, tư tưởng Hồ Chí Minh về hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc hình thành là do yêu cầu của thời đại chúng ta, cũng như quá trình phát triển lịch sử lâu dài của dân tộc và thế giới. Vì vậy, nhân tố quan trọng tác động trực tiếp đến tư tưởng về hợp tác, hữu nghị của Hồ Chí Minh là sự nhận thức về tính chất, yêu cầu của thời đại. Trong rất nhiều bài nói, bài viết, công trình biên soạn của mình, Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở rằng bọn đế quốc, thực dân đã liên kết với nhau để thống trị nhân dân lao động bị áp bức, nên họ phải đoàn kết chặt chẽ đấu tranh chống lại chúng. Với tư cách là một người dân thuộc địa, một chiến sĩ đấu tranh cho độc lập dân tộc, cho sự nghiệp giải phóng các dân tộc bị áp bức, một người cộng sản phấn đấu cho lý tưởng cao đẹp của nhân loại, Hồ Chí Minh luôn luôn kêu gọi và góp phần thực hiện sự hợp tác, liên minh giữa các dân tộc, các tầng lớp xã hội vì những mục tiêu chung, cao cả. 

Nghiên cứu kỹ các tác phẩm của Hồ Chí Minh, chúng ta nhận thấy rằng, khi chủ trương hợp tác vững bền, lâu dài Người không chỉ xuất phát từ những mục đích chính trị - xã hội của thời đại - độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội - mà còn vì sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất thế giới. Sự phát triển như vũ bão của khoa học - kỹ thuật càng đòi hỏi sự hợp tác hoà bình của các dân tộc. Trong điều kiện chiến tranh, giữa rừng núi Việt Bắc hầu như kẻ thù bao vây tứ phía, gần như tách biệt với thế giới vǎn minh, tiến bộ về khoa học, kỹ thuật bên ngoài, tư tưởng này của Hồ Chí Minh thật đúng đắn, chứng tỏ tầm nhìn xa trông rộng của Người. Tiếc rằng, trong đường lối chủ trương của các nước xã hội chủ nghĩa, kể cả Việt Nam, vào những thập kỷ 50 - 60, đã không chú ý đúng mức đến sự phát triển và tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, nên đã "đóng cửa", không có sự trao đổi, học tập kinh nghiệm tiên tiến của nước ngoài. Sự say sưa với "tính ưu việt" của chủ nghĩa xã hội, việc tách biệt đi đến sự "đối đầu" với các nước có chế độ xã hội khác là một trong những điều kiện cơ bản gây nên sự tụt hậu về nhiều mặt khoa học, kỹ thuật của các nước xã hội chủ nghĩa so với các nước tư bản chủ nghĩa, các nước vừa giành được độc lập dân tộc. Hậu quả của tình hình này là một trong nhiều nguyên nhân dẫn tới sự khủng hoảng trầm trọng của chủ nghĩa xã hội, sự tan vỡ của Liên Xô, sự sụp đổ của các nước Đông Âu. 

Do hiểu rõ thời đại, nên khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, Hồ Chí Minh đã nhận thức phải bắt tay với Đồng Minh để khi có thời cơ giành độc lập dân tộc. Sự hợp tác với Mỹ trong những nǎm 1944-1945 là một chủ trương thức thời mạnh dạn. 

Thứ hai, sự hợp tác toàn diện, chân thực, hai bên cùng có lợi, tôn trọng nhau là một nội dung quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Nó được thể hiện trong đường lối, chính sách cụ thể của Đảng và Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà. 

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Hồ Chí Minh nhiều lần gửi thư cho Tổng thống, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, mong muốn có quan hệ tốt giữa hai nước và cùng nhau góp phần giải quyết hợp lý, công bằng nền độc lập của Việt Nam. Ngày 1-11-1945, nhân danh Hội Vǎn hoá Việt Nam, Người đã gửi thư cho Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, đề nghị "được cử một đoàn khoảng 50 thanh niên Việt Nam sang Mỹ với ý định, một mặt thiết lập những mối quan hệ vǎn hoá thân thiết với thanh niên Mỹ, mặt khác để xúc tiến việc tiếp tục nghiên cứu về kỹ thuật nông nghiệp cũng như các lĩnh vực chuyên môn khác". Tuy Chính phủ Pháp từ 1945 theo đuổi âm mưu xâm lược và tiến hành cuộc chiến tranh chống lại độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam, song Hồ Chí Minh vẫn bày tỏ thiện chí và thực lòng muốn hợp tác với nước Pháp. Chủ trương của Hồ Chí Minh về hợp tác, hữu nghị với các nước, đặc biệt với những nước đang tiến hành chính sách thù địch với Việt Nam làm cho nhân dân thế giới hiểu đúng thiện chí của dân tộc Việt Nam, phân hoá hàng ngũ kẻ thù, tập hợp lực lượng cách mạng, tiến bộ trên thế giới chống đế quốc hiếu chiến. Quan hệ với các nước khác, nhất là các nước đã chung vai sát cánh nhau trong đấu tranh giành độc lập và mong muốn xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc thì nội dung này càng được thực hiện có hiệu quả. 

Thứ ba, mở rộng sự hợp tác, hữu nghị với nhân dân thế giới, đặc biệt các nước láng giềng, trong khu vực, là điều cốt yếu nhất trong quan hệ quốc tế. Sự hợp tác hữu nghị là biểu hiện tích cực của sự đoàn kết quốc tế giữa các dân tộc đấu tranh cho độc lập, tự do, vǎn minh tiến bộ. 

Xuất phát từ tư tưởng ấy của Hồ Chí Minh, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã thực hiện chính sách đối ngoại thân thiện và cởi mở với tất cả các nước để tǎng cường sự hiểu biết và ủng hộ nhau. Chính sách này đã được đề ra ngay từ khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà được thành lập, đặc biệt từ khi Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà tuyên bố "sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ nước nào tôn trọng quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của nước Việt Nam, để cùng nhau bảo vệ hoà bình và xây đắp dân chủ thế giới". Đối với Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Chủ tịch Hồ Chí Minh kiên trì củng cố tình hữu nghị truyền thống của nhân dân hai nước Việt - Trung đã giúp đỡ lẫn nhau trong đấu tranh cách mạng. Trong di sản quý báu của Người, các công trình nghiên cứu về Trung Quốc chiếm một số lượng không nhỏ, có giá trị lớn về lý luận và thực tiễn, góp phần không nhỏ vào xây dựng tình hữu nghị của hai dân tộc. 

Hồ Chí Minh có nhiều quan hệ tốt đẹp và cảm tình nồng nhiệt với nhân dân ấn Độ. Người đã viết nhiều bài nghiên cứu về ấn Độ (như Thư từ ấn Độ, Phong trào công nhân ấn Độ, Sự bần cùng của nông dân ấn Độ). Những chuyến thǎm ấn Độ của Hồ Chí Minh (5-1946; 2-1958) và các cuộc đón tiếp những nhà lãnh đạo ấn Độ đến thǎm Việt Nam đã tǎng cường và củng cố mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước. Sự giản dị, lòng chân thực, trung hậu của Hồ Chí Minh đã chinh phục được nhân dân ấn Độ trong chuyến Người sang thǎm ấn Độ nǎm 1958. Tờ Thời báo ấn Độ nhận xét: "Cụ Hồ thật sự là một người của quần chúng, là kết tinh sự phúc hậu với lòng trung thực. Cụ thật sự là một trong những nhân vật lỗi lạc của thời đại chúng ta". 

Đối với các nước Đông Nam á, vốn có quan hệ lâu đời với Việt Nam, đặc biệt nhân dân hai nước láng giềng Lào và Campuchia, Hồ Chí Minh ra sức xây đắp tình đoàn kết thân ái. Bởi vì, Việt Nam, Lào, Campuchia cùng chung cảnh ngộ nên từ rất sớm Hồ Chí Minh luôn luôn gắn bó số phận ba nước trên bán đảo Đông Dương. Trên các diễn đàn quốc tế, trong những bài viết, bài nói, Hồ Chí Minh cất lên tiếng nói chung của nhân dân Đông Dương, làm cho thế giới hiểu rằng dù bị áp bức, bóc lột thậm tệ, nhưng "người Đông Dương không chết, người Đông Dương vẫn sống, sống mãi mãi" và "đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ đến". ý thức tư tưởng của Hồ Chí Minh về hợp tác, đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân ba nước Đông Dương đã trở thành đường lối, tổ chức, hành động. Nhân dân ba nước đã hợp tác, giúp đỡ nhau trong đấu tranh chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và xây dựng đất nước, trên cơ sở tình hữu nghị đặc biệt. 

Với các nước khác ở khu vực Đông Nam á, Hồ Chí Minh cũng có những đóng góp nhất định đối với công cuộc đấu tranh giải phóng của mỗi nước và xây dựng sự hợp tác hữu nghị với nhau từ những ngày còn sống dưới ách thống trị của bọn thực dân Âu Mỹ. Ngược lại sự giúp đỡ của nhân dân các nước Đông Nam á với cách mạng Việt Nam không nhỏ. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, Thái Lan là nơi trú ngụ của nhiều nhà yêu nước cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh đã sống trên đất Xiêm "hoà mình với anh chị em đồng bào, bỏ giày đi đất, cuốc đất, đẵn cây... làm nhiều nghề khác nhau với cộng đồng người Việt trên đất Thái". Trong những nǎm đầu kháng chiến chống Pháp, nhân dân các nước Đông Nam á đã giúp đỡ nhiều cho nhân dân Việt Nam. Tại Thái Lan, Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà có cơ quan đại diện, cơ quan thông tin, các tiểu đoàn quân Việt kiều được tập luyện, trang bị vũ khí về Nam Bộ đánh Pháp. Tại Miến Điện (nay là Mianma), Liên đoàn chống phát xít giúp vũ khí đưa về miền Bắc Việt Nam, cơ quan đại diện và phòng thông tin của Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà được thành lập... Trong một thời gian, những chuyển biến chính trị ở một vài nước Đông Nam á đã ảnh hưởng xấu đến quan hệ hữu nghị với Việt Nam; song, Hồ Chí Minh vẫn không bao giờ quên củng cố tình đoàn kết hữu nghị với nhân dân các nước Đông Nam á. Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, Người vẫn dành những chuyến đi thǎm hữu nghị các nước Inđônêxia, Miến Điện và cố gắng giữ quan hệ tốt với các nước khác trong khu vực. 

Điểm qua một số sự kiện về lịch sử quan hệ, hợp tác giữa Việt Nam và các nước trên thế giới nói chung, trong khu vực nói riêng, chúng ta thấy rằng tư tưởng đoàn kết quốc tế, liên kết khu vực, cùng nhau chống xâm lược đã hình thành ở Hồ Chí Minh từ khi Người đi tìm đường cứu nước. Điều cần nhấn mạnh là trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết hợp tác thể hiện rõ mối quan hệ giữa dân tộc và khu vực, dân tộc và thế giới, khu vực và thế giới. Mối quan hệ giữa 3 góc của tam giác dân tộc - khu vực - thế giới phản ánh nhận thức của Hồ Chí Minh về sự cần thiết phải giúp đỡ nhau trong đấu tranh chống đế quốc. 

Thứ tư, giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, điều hoà sự đa dạng về xu hướng chính trị, chế độ xã hội của các nước để các dân tộc gần gũi nhau, hiểu biết nhau là điểm đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết hợp tác hữu nghị. Tư tưởng hợp tác, hữu nghị của Hồ Chí Minh có mục tiêu, định hướng rõ rệt, không mang tính chất mơ hồ về chính trị. Nó giúp chúng ta biết phân biệt người xấu, kẻ tốt để kết bạn. Đó là đường lối "thêm bạn bớt thù" mà V.I.Lênin đã chỉ rõ: "Chỉ có thể thắng một kẻ địch mạnh hơn bằng một nỗ lực hết sức lớn, và với điều kiện bắt buộc là phải lợi dụng một cách hết sức tỉ mỉ, hết sức chǎm chú, hết sức cẩn thận, hết sức khôn khéo bất cứ một "rạn nứt" bé nhỏ nhất nào giữa các kẻ thù, bất cứ những mâu thuẫn bé nhỏ nhất nào về lợi ích giữa giai cấp tư sản các nước, giữa các tập đoàn hay các hạng tư sản khác nhau ở trong từng nước, cũng như phải lợi dụng mọi khả nǎng dù bé nhỏ nhất để có được một bạn đồng minh mạnh về số lượng, dù đó là bạn đồng minh tạm thời, bấp bênh, có điều kiện, ít chắc chắn và ít đáng tin cậy...". Tuy nhiên, tư tưởng hợp tác hữu nghị của Hồ Chí Minh, được thấm nhuần truyền thống nhân ái của dân tộc, quan điểm giai cấp, không phải là hành động "sách lược", giả dối để "thu phục nhân tâm". Chính vì sự thành thực, trong sáng, thuỷ chung nên tư tưởng Hồ Chí Minh về hợp tác hữu nghị giữa các dân tộc đã nhận được sự hoan nghênh của nhân dân các nước. 


**

Xuất phát từ mục tiêu, lý tưởng cách mạng lâu dài và trước mắt, tư tưởng Hồ Chí Minh về hoà bình, hợp tác hữu nghị phù hợp với yêu cầu phát triển của thời đại. Nó vừa đảm bảo tính nguyên tắc, vừa chỉ đạo thực hiện mềm dẻo, cơ động linh hoạt mà đạt được hiệu quả cao. Những nguyên tắc này là cơ sở của chính sách đối ngoại, hoạt động quốc tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam từ trước đến nay. 

 

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng

(ĐCSVN) - Ngày 10/10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Quyết định số 190-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng.

Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW ngày 08/10/2024 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Tập trung tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu thông tin chính xác, kịp thời với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, phong phú, sinh động gắn với tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2024, 2025.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website