Tư tưởng Hồ Chí Minh về mô hình một bộ máy chính phủ hiện đại (*)

Trong di sản của tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng tổ chức một nhà nước pháp quyền kiểu mới, đặc biệt, tư tưởng tổ chức một chính phủ theo mô hình chính phủ hiện đại là một di sản cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc để rút ra những bài học bổ ích cho việc xây dựng một chính phủ phù hợp với xu thế cải cách hành chính. 


Có lẽ trong quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc, chiêm nghiệm nhiều mô hình Chính phủ của các nước phương Tây. Người đã chắt lọc, tiếp thu mặt tích cực, hợp lý của việc tổ chức các Chính phủ này để sau khi cách mạng thành công giành độc lập, Người đứng ra thiết kế bộ máy Chính phủ hợp lý, một Chính phủ hiện đại. 

Giai đoạn tiền khởi nghĩa 

Khi thời cơ tổng khởi nghĩa giành chính quyền đã chín muồi, Ủy ban khởi nghĩa được thành lập (l3-8-1945) và hạ lệnh tổng khởi nghĩa. Ngày 16-8-1945, Đại hội đại biểu quốc dân khai mạc ở Tân Trào, có khoảng 60 đại biểu đại diện cho các đảng phái yêu nước, các đoàn thể cứu quốc, các dân tộc, các tôn giáo... 

Đại hội quốc dân Tân Trào mang tầm vóc lịch sử như một Quốc hội của nước Việt Nam mới quyết định Tổng khởi nghĩa, cử ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam để chỉ đạo cuộc Tổng khởi nghĩa trong toàn quốc là “một tiến bộ rất to trong lịch sử tranh đấu giải phóng của dân tộc ta ngót một thế kỷ nay”. Đây là một sáng tạo độc đáo của Hồ Chí Minh, của Đảng và Tổng bộ Việt Minh trong việc phát huy trí tuệ và lực lượng của dân tộc trong sự nghiệp giành độc lập tự do. 

Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam có tính chất như Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch với một phó chủ tịch và 13 ủy viên, một Chính phủ rất gọn. 

Cuộc Tổng khởi nghĩa đã diễn ra nhanh chóng trong toàn quốc, tiêu biểu là Hà Nội (19-8), Huế (23-8), Sài Gòn (25-8). Chính quyền cách mạng đã được thành lập khắp trong toàn quốc. Trước thắng lợi của cách mạng, Bảo Đại phải chính thức tuyên bố thoái vị để Chính phủ dân chủ cộng hòa điều khiển quốc dân và được làm dân tự do của một nước độc lập. 

Ngày 25-8-1945, Chủ tịch Ủy ban dân tộc giải phóng đã về đến Hà Nội. Theo đề nghị của Hồ Chủ tịch, Ủy ban dân tộc tự cải tổ thành Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 

Ngày 28-8-1945, Chính phủ ra Tuyên cáo và công bố danh sách Chính phủ. Tuyên cáo nêu rõ: “Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thật là một Chính phủ quốc gia thống nhất giữ trọng trách là chỉ đạo cho toàn thể, đợi ngày triệu tập được Quốc hội để cử ra một Chính phủ Cộng hòa chính thức”. 

Chính phủ lâm thời gồm 15 thành viên, 13 bộ và 2 bộ trưởng không giữ bộ nào. 

Ngày 2-9-1945, tại vườn hoa Ba Đình hàng chục vạn đồng bào nội ngoại thành Hà Nội và các địa phương lân cận đã về dự lễ Độc lập. Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời long trọng đọc Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra đời. Các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam được khẳng định trong tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời công bố trước quốc dân đồng bào và thế giới (2-9-1945) có ý nghĩa như một nền tảng pháp lý quan trọng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 

Buổi lễ kết thúc bằng lời thề Độc lập của hàng chục vạn quần chúng. 

Giai đoạn hình thành nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 

Lịch sử Việt Nam đã bước sang một trang mới. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đánh dấu một bước nhảy vọt trong tiến trình lịch sử tiến hóa của dân tộc, một kỷ nguyên lịch sử mới đã được mở ra - Kỷ nguyên độc lập tự do! 

Ngày 6-1-1946, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội, sau đấy ngày 2-3-1946, Quốc hội đã họp kỳ họp thứ nhất. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc báo cáo của Chính phủ lâm thời trước Quốc hội. Quốc hội đã bầu Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Chính phủ và giao cho Chủ tịch thành lập Chính phủ mới. 

Hồ Chủ tịch đã đệ trình trước Quốc hội cơ cấu và các thành viên của Chính phủ liên hiệp kháng chiến. Gồm Chủ tịch, phó Chủ tịch và 10 Bộ trưởng. Đây là Chính phủ hợp hiến đầu tiên. 10 bộ gồm có: Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Kinh tế, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Xã hội - Y tế - Cứu tế và Lao động, Bộ Giáo dục, Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông công chính, Bộ Canh nông. 

Xét về mặt hình thức, có thể nhận thấy mô hình Chính phủ 13 và 10 Bộ rất gần với Chính phủ của các quốc gia phát triển ngày nay mà trong tư tưởng chỉ đạo chúng ta đang hướng tới là giảm Bộ, giảm Cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Bộ liên ngành đa lĩnh vực. Trước kia, trong nền kinh tế kế hoạch tập trung, hễ có ngành sản xuất nào thì có bộ đó. Thí dụ: Bộ Cơ khí luyện kim, Bộ Điện than, Bộ Mỏ địa chất, Bộ Công nghiệp nặng, Bộ Công nghiệp nhẹ, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm... Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, việc tách quản lý hành chính nhà nước ra khỏi hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải tổ chức Bộ liên ngành đa lĩnh vực. Thí dụ, ta đã nhập 3 Bộ Thủy lợi, Lâm nghiệp, Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Tổng cục Cao su Việt Nam thành Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn. Nhập Bộ Điện than, cơ khí luyện kim, công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, Tổng cục hóa chất thành Bộ Công nghiệp. Hiện nay, các bộ này hoạt động bình thường, có hiệu quả. 

Trên thế giới ngày nay, chúng ta thấy nhiều chính phủ của các nước phát triển tổ chức không quá 15 bộ. 

Tư tưởng tổ chức bộ máy chính quyền 

Đối với chính quyền địa phương do Chính phủ quản lý, ngay từ những ngày đầu mới giành được độc lập, dù bận trăm công nghìn việc, lo chống “giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm”, Hồ Chủ tịch nhanh chóng ban hành Sắc lệnh số 63 ngày 22-11-1945 về “Tổ chức chính quyền nhân dân ở các địa phương” và ngay sau đó, ngày 21-12-1945 lại ban hành tiếp Sắc lệnh số 77 về “Tổ chức chính quyền nhân dân ở các thị xã và thành phố”. Rõ ràng là dù Chính phủ lâm thời còn rất non trẻ, nhưng dưới sự lãnh đạo và điều hành trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã phân biệt rõ sự khác nhau của việc tổ chức quản lý địa bàn nông thôn so với địa bàn đô thị. Ở địa bàn nông thôn, do xác định cấp huyện là cấp trung gian giữa tỉnh và xã cho nên không thiết kế Hội đồng nhân dân huyện, chỉ có Ủy ban hành chính huyện. 

Trên địa bàn đô thị, Sắc lệnh số 77 ngày 21-12-1945 của Chính phủ lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo chỉ thiết kế “ở mỗi thành phố đặt 3 thứ cơ quan: Hội đồng Nhân dân thành phố, Ủy ban Hành chính thành phố và Ủy ban Hành chính khu phố” (Điều 3). Như vậy là ở thành phố, theo Sắc lệnh 77, có 2 cấp và Hội đồng nhân dân chỉ có ở cấp thành phố. Phải chăng đây là tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng chính quyền nhân dân: lấy hiệu quả làm mục tiêu, gọn, nhẹ theo đúng khoa học về tổ chức và đỡ tốn tiền của dân, có hiệu lực để phục vụ tốt cho dân. Mô hình tổ chức đô thị 2 cấp chính quyền theo Sắc lệnh 77 giống như tổ chức quản lý đô thị hiện nay của các thành phố như Paris (Pháp), Tokyo (Nhật)… 

Nghiên cứu Nghị quyết 3 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII phần tiếp tục cải cách nền hành chính Nhà nước có yêu cầu: “… Nghiên cứu phân biệt sự khác nhau giữa hoạt động của Hội đồng nhân dân và nhiệm vụ quản lý hành chính ở đô thị với hoạt động của Hội đồng nhân dân và nhiệm vụ quản lý hành chính ở nông thôn…”. 

Sở dĩ có sự phân biệt này là do xuất phát từ những đặc điểm khác nhau khá rõ nét giữa địa bàn đô thị và nông thôn. Điều đáng nói là cho đến nay chúng ta chưa có những kết luận dứt khoát về sự phân biệt này. 

Thực trạng quản lý đô thị ngày nay còn những bất cập, lộn xộn có lẽ vì thiết kế bộ máy quản lý đô thị không khác gì bộ máy quản lý nông thôn. 

Nhận thấy con người trong bộ máy chính quyền các cấp giữ vai trò quyết định hiệu quả hoạt động của chính quyền, ngay từ những năm kháng chiến gian khổ ở chiến khu Việt Bắc, Hồ Chủ tịch đã ban hành Sắc lệnh 76 ngày 20-5-1950 về Quy chế công chức Việt Nam. Quy chế công chức ra đời đã bước đầu luật hóa hoạt động của công chức, không chỉ bằng kêu gọi, giáo dục về chính trị tư tưởng mà đòi hỏi trong một nhà nước pháp quyền mọi hoạt động của công chức phải trong khuôn khổ pháp luật. Công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Ngay việc tuyển chọn, bổ nhiệm công chức vào ngạch, từ năm 1950 theo quy chế đã tổ chức hình thức thi tuyển. Một điều đáng nói là sau gần 50 năm (1998) chúng ta mới ban hành Pháp lệnh Cán bộ công chức và phục hồi việc thi để tuyển công chức. Thật là một sự chậm trễ cần phải suy ngẫm và rút kinh nghiệm. 

Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh trong lĩnh vực xây dựng nhà nước pháp quyền, tổ chức hoạt động của Chính phủ không nên nói những vấn đề lý luận chung chung mà phải nghiên cứu những việc Bác đã làm, những mô hình Bác tự tay thiết kế, chúng ta mới mong rút ra những bài học bổ ích trong việc xây dựng chính quyền hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Một chính quyền thực sự của dân, do dân và vì dân trên thực tế chứ không phải chỉ trên khẩu hiệu và nằm trong khát vọng. 
DIỆP VĂN SƠN 

 

* Tài liệu tham khảo: 

Hồ Chí Minh Toàn tập trang 553, 554. Việt Nam dân quốc công báo số 1 ngày 2-9-1945 

Báo cứu quốc 5-9-1945. 

* Tựa và tiểu tựa do Tuần san SGGP Thứ Bảy đặt. 

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website