Những chuyện Bác Hồ cả trăm năm chưa dễ thấu ngọn nguồn

Đêm qua, tôi gặp anh Vũ Kỳ qua điện thoại. Anh Vũ Kỳ còn có một biệt danh được Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng và một số nhà lãnh đạo Đảng thường gọi - "tiểu đồng" của Bác Hồ. Anh được Hồ Chủ tịch tín cẩn giúp việc cho Người từ ngày 28 tháng 8 năm 1945 tại ngôi nhà lịch sử, 48 phố Hàng Ngang. Chủ nhà là hai ông bà đại thương gia yêu nước Trịnh Văn Bô, Hoàng Thị Minh Hồ - nơi đây Người viết Tuyên ngôn độc lập. Anh phục vụ Bác từ ngày ấy cho tới khi Bác hóa thân vào ngày 2 - 9 - 1969! Trên hai mươi tư năm với hai mươi ba cái Tết; cứ mỗi kỳ tết sắp đến, anh Vũ Kỳ chuẩn bị giấy bút để sẵn đợi khi Bác xuất thần, Bác làm thơ chúc đồng bào, chiến sĩ, kiều bào ở nước ngoài. Và, anh thường được đọc thơ Bác trước phút giây thiêng, thơ Bác bay đi khắp mọi miền Tổ quốc. Và chính anh Vũ Kỳ biết rõ rành xuất xứ, cảnh tình, trạng huống từng bài thơ xuân của Bác. Tôi thuộc bài thơ "Nguyên tiêu" từ cuối năm 1948, đêm nay tôi mới được nghe anh Vũ Kỳ cho biết tình huống, địa danh, cảnh trí và cả thần thái khi thi hứng hồn sáng áng Nguyên tiêu của Bác Hồ. Đêm đã quá khuya, nhắc nhớ về Bác Hồ thì chẳng bao giờ cạn nguồn, chúng tôi dừng đàm thoại lúc 1 giờ sáng. Hôm sau tôi tới gặp anh Vũ Kỳ, hai anh em chúng tôi lại tiếp tục câu chuyện... Chuyện về Bác cả trăm năm chưa thấu ngọn nguồn. 

Cuối mùa đông Mậu tý - 1948, tôi được hầu rượu bác Nguyễn Sinh Khiêm và may mắn được thừa tiếp cả bạn cố tri của bác: cụ Võ Liêm Sơn. 

Mùa đông năm ấy rét muộn. Tôi đi công tác từ Trường trung học tư thục Vũ Đăng Khoa, huyện Quỳnh Lưu vào huyện Nam Đàn. Tôi ghé vào làng Sen thăm bác cả Khiêm, anh của Hồ Chủ tịch. Bác cả Khiêm nếm thử rượu tôi mua từ thị trấn Cầu Giát đem vào biếu bác. Chưa cạn chén rượu trên tay,bác cả Khiêm vội đặt xuống, bác bước ra cửa đón khách. Một cụ già chống cái gậy hèo, đầu gậy gắn sừng hươu bịt bạc bước tới. Hai cụ chắp tay thi lễ vẻ bùi ngùi cùng sánh bước vào nhà. Tôi rót rượu và nâng hai tay cái chén bạch định đầy rượu mời hai cụ. Bác Cả Khiêm nâng chén rượu ngang tầm mắt - Xin mời hiền huynh khai tửu tẩy trần... Tôi cũng rót một chén rượu mời người cận vệ của vị khách. Lúc vị khách trịnh trọng trao phong thư Bác Hồ màu hồng điều cho bác Cả Khiêm, tôi mới biết đây là cụ Võ Liêm Sơn đi dự Hội nghị Văn hóa kháng chiến toàn quốc tại Việt Bắc về. Cụ Võ Liêm Sơn nâng cái gậy lên, cụ nói chầm chậm từng lời, rõ rành âm sắc tiếng Nghệ Tĩnh. 

- Hồ Chủ tịch tặng tôi chiếc gậy này. Bác Cả Khiêm đỡ lấy chiếc gậy ở tay cụ Võ Liêm Sơn mà mắt chăm chú vào hàng chữ khắc trên thân gậy - "Tặng Tiên Sinh Võ Liêm Sơn". Trao lại chiếc gậy hèo cho cụ Võ, bác Cả Khiêm nâng chén rượu - "Lộ thượng nê hoạt, phù trượng đồng hành, phòng bị thất túc phó địa" (1). Chúng ta chuốc chén rượu này, mừng cho nhau được gặp lại bạn hiền. "Quân tử hiền kỳ hiền nhi thân kỳ thân" (Bậc hiền tài mới tụng kính những người hiền và thân thương như người thân). 

Sau những phút hoan hỉ, hai cụ tâm sự trang nghiêm. Cụ Võ Liêm Sơn kể lại những ngày gần gũi Bác Hồ ở Việt Bắc mà sắc tưởng cụ còn phảng phất lòng khâm ngưỡng: - Cụ Hồ của chúng ta, một Đẩu Sơn tại ngưỡng. Ra Việt Bắc, thủ đô kháng chiến dự hội nghị văn hóa kháng chiến, tôi được gặp lại rất nhiều vị nhân cách lớn, các cựu thần nhà Nguyễn, những bậc Khoa bảng danh tiếng Nho học, Tây học. Thời tôi còn làm quan đã từng vái, bẩm sái cổ với các cụ lớn Thượng Thư, Tổng đốc... nay các cụ cùng ngồi họp xung quanh cụ Hồ, bàn chuyện kháng chiến, kiến quốc... Hôm Hồ Chủ tịch làm cơm thết đãi tôi, có nhà cách mạng lừng danh Tôn Đức Thắng, cụ Bùi Bằng Đoàn, cựu Thượng thư Bộ hình, cụ Vi Văn Định, cựu Tổng đốc Thái Bình, cụ Phan Kế Toại, cựu Khâm sai đại thần, Linh mục Phạm Bá Trực, cụ Phó bảng Bùi Kỷ, cụ Hồ Tùng Mậu, cụ Hồ Đắc Điềm - cựu Tổng đốc Hà Đông cũng từ liên khu Tư ra Việt Bắc. Cụ Hoàng Đạo Thúy bậc tuổi "tri thiên mệnh", là còn trẻ hơn cả. Hồ Chủ tịch ân cần mời cụ Bùi Kỷ, cụ Phan Kế Toại và tôi ngồi gần nhau ở bên Người và giới thiệu với các cụ: "Cụ Bùi, cụ Phan, cụ Võ là bạn cố tri của tôi. Rất tiếc còn có những bạn cũ của tôi đang ở Thanh - Nghệ - Tĩnh vì đường sá xa xôi và ở trong các vùng tạm chiếm không có điều kiện để tới đây sum họp với nhau". 

Bác Cả Khiêm như chợt nhớ lại: 

- Năm Tân Sửu (1901), cha tôi đỗ Phó bảng, người mở đầu đại khoa của cả Tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn này. Bác Phan Bội Châu đỗ giải nguyên khoa Canh Tý (1900), năm Tân Sửu (1901), bác Phan thành lập Duy Tân Hội. Bác ấy đọc bài thơ Chơi Xuân cho cha tôi nghe, tôi hầu trà các cụ cũng được cùng nghe, còn thuộc đến bây giờ. 

"Quân bất kiến Nam, Xuân tự cổ đa danh sĩ 
Đã chơi Xuân đừng quản nghĩ chi chi: 
Khi ngâm nga xáo lộn cổ, kim đi, 
ùa tám cõi ném về trong một túi". 

Thơ rằng: 

Nước non Hồng Lạc còn đây mãi 
Mặt mũi anh hùng há chịu ri 
Giang sơn còn tô vẽ mặt nam nhi 
Sinh thời thế phải xoay nên thời thế. 
Phùng Xuân hội; may ra ừ cũng dễ 
Nắm địa cầu vừa một tý cỏn con! 
Đạp toang hai cánh càn khôn, 
Đem xuân vẽ lại trong non nước nhà! 
Hai vai gánh vác sơn hà 
Đã chơi, chơi nốt, ố chà chà Xuân! 

Cụ Võ Liêm Sơn trao sang tay bác Cả Khiêm bài thơ Bác Hồ viết trên tờ giấy bản, Cụ nói xúc động - "Tôi rất bất ngờ khi được Hồ Chủ tịch tặng thơ". Bác Cả Khiêm đọc chậm, rõ: 

Thiên lý quân tầm ngã 
Bách cảm nhất ngôn trung 
Sự dân nguyện tận hiếu 
Sự quốc nguyện tận trung 
Công lai ngã hân uý 
Công khứ ngã tư công 
Tặng Công chỉ nhất cú 
Kháng chiến tất thành công (2) 

Tôi bùi ngùi nhìn hai ngấn lệ trong mắt bác Cả Khiêm! Cụ Võ Liêm Sơn càng trào lòng nén lệ, đọc bài thơ của cụ phúc đáp Bác Hồ: 

"Phùng công hỉ công kiện 
Chiến sự bách mang trung 
Đối thoại duy quân quốc 
Tương kỳ tại hiếu trung 
Hùng tài nguyên bất thế 
Đại đạo bản vi công 
Tương kiến trùng lai nhật 
Kháng chiến dĩ thành công (3) 

Bác Cả Khiêm trần tình với người bạn cố cựu: 

- Hiền huynh ạ, sau ngày bác Phan Bội Châu lập hội kín, cha tôi cùng các cụ Nghè Ngô (Ngô Đức Kế), cụ Bảng Đặng (Phó bảng Đặng Nguyên Cẩn) và cụ Cử Vương (cử nhân Vương Thúc Quí, thầy học của anh em Bác Hồ và là thông gia với Phan Bội Châu) đi ra Bắc Kỳ tìm bạn đồng tâm. Tôi cùng với em Nguyễn Tất Thành được đi theo hầu cha của chuyến đi này. Khi ra làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, các cụ đàm đạo tại nhà cụ Cử Hồ Sĩ Tư. Hồ Sĩ Tư đỗ khoa Tự Đức (Nhâm Ngọ - 1882). Cụ là cháu nội quan Đốc học Hồ Sĩ Trinh. Các vị thế gia khoa bảng hội kiến khá đông, như cụ Hồ Thúc Linh cử nhân khoa Thành Thái Đinh Dậu (1897). Ông là con của danh thần Hồ Bá Ôn, đỗ Phó bảng khoa Tự Đức ất Hợi (1875), án sát tỉnh Nam Định và tử tiết trong trận chiến đấu giữ thành, ông được phong tặng Quang Lộc Tự Khanh. Từ đất Đăng Cao, Phủ Diễn Châu, cụ tú mền Trần Anh, con Tiến sĩ Trần Hữu Dực, đỗ khoa Tự Đức, Canh Tuất (1850). Cụ cử Hồ Phi Thống đỗ khoa Thành Thái Canh Ngọ (1900). Cụ Cử Hồ Phi Thống là con quan tri huyện Hồ Phi Tự, Cử nhân khoa Tự Đức Canh Ngọ (1870)... Lâu ngày tôi không còn nhớ đủ các cụ hội kiến ở Quỳnh Đôi. Các cụ gặp nhau để mưu sự cứu nước, rửa cái nhục mất nước, mà bác Phan Bội Châu phải kêu lên thống thiết: 

... Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế 
Hiền thánh liêu nhiên tụng dực si! 
Nguyện trục trường phong Đông hải khứ 
Thiên trùng lạch lãng nhất tề phi (4). 

Cụ Võ Liêm Sơn tâm sự: 

- Ông ngoại tôi là quan Toản tu quốc sử quán - Quang Lộc tự chiến Khanh Ngô Phùng. Mẹ tôi là em gái quan Tham tri Bộ lễ Ngô Huệ Liên. Ông Nghè Ngô Đức Kế là con quan Tham tri Ngô Huệ Liên. Tôi được theo phụ thân về quê ông ngoại dự lễ anh Ngô Đức Kế vinh qui bái tổ. năm đó (1901) tôi còn nhỏ tuổi được dự nghe ông Nghè (Tiến sĩ) Ngô Đức Kế, vị đại khoa của khóa thi đầu tiên của thế kỷ 20, nói với phụ thân tôi: "Dượng biết rõ đó, ông nội cháu, quan Toản tu Sử quán - Quang Lộc tự Thiếu Khanh, cha cháu, quan Tham tri Bộ lễ. Phần cháu thì... cháu sẽ không bao giờ ra làm quan. Nước mất!... 

Bác Cả Khiêm nói sau một tiếng thở dài: 

- ... Hội kiến xong, một số cụ trở về bản quán, một số cụ đi ra Bắc. Chú Nguyễn Tất Thành được "hầu tráp" theo cha ra Bắc Kỳ. Tôi bị cảm mạo không thể đi đường trường, dài ngày được. ở lại Quỳnh Đôi với quan Đốc Đặng (đốc học Đặng Nguyên Cẩn) tại nhà cụ Cử Hồ Phi Thống. Thân sinh quan Đốc Đặng với thân sinh cụ Cử Hồ Phi Thống là chỗ thân cựu đồng liêu. Về sau, con trai quan Đốc Đặng là giáo sư Đặng Thai Mai kết duyên "châu trần" với con gái cụ Cử Hồ Phi Thống là Hồ Thị Toan. 

Cụ Võ Liêm Sơn nói xen trong nụ cười đầy ý vị: 

- Tôi không thể ngờ rằng, cuối đời mình còn được thấy một nước Việt Nam độc lập, dân chủ, dẫu còn phải trường kỳ kháng chiến gian khổ, nhưng nhất định thắng giặc Pháp xâm lược. Quả như nhà chiến sĩ vĩ đại Phan Bội Châu trong khi bị tù tại ngoại ở Huế nói với chúng ta: Nếu có "Vị thánh Nam Đàn" thật thì đó không phải là tôi như các bạn hỏi mà đó là ông Nguyễn ái Quốc. Đến bây giờ tôi được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nguyễn ái Quốc - vị Thánh sống hội tụ được sức mạnh anh hùng trí tuệ ngàn đời của dân tộc, của nhân dân ta để chiến thắng mọi kẻ thù, bất kể từ đâu tới... 

Cụ Võ Liêm Sơn nhắp tý rượu, giọng nói lắng sâu từng tiếng - Song... đồng... hạnh... ngộ... tình... nghĩa... trọng. Tôi đến Việt Bắc - Đất Thánh cách mạng và kháng chiến, tôi thật là hạnh phúc được nhận một tình bạn vô cùng lớn của Nguyễn Tất Thành mà Bác Hồ trân trọng giới thiệu với các vụ hiền tài về ba chúng tôi: Cụ Bùi Kỷ, Cụ Phan Kế Toại, Võ Liêm Sơn, bạn cố tri của Người. Sau hôm ấy, tôi lại được nhận nghĩa trọng của một người học trò năm xưa ở Trường quốc học, Kinh đô Huế. Đó là Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Đại tướng đón tôi về ở tại căn nhà dã chiến trong bản dinh Bộ Tổng tư lệnh. Những ngày chung sống với Đại tướng và phu nhân Đặng Bích Hà với những bữa cơm đạm bạc mà ấm áp đậm đà thành khí càng gợi nhớ cái thuở thầy trò chung sống ở Bến Ngự - Sông Hương: nhường cho nhau từng đũa rau, từng miếng cá, miếng thịt gắp không nặng đũa; bí mật trao cho nhau đọc "ABC Marxisme", "Le Paria", "Le Procès de la Colonisation Francaise". Và, cậu học trò thông minh, học giỏi nhất lớp, thường ghép chúng tôi bản thảo "Cô Lâu Mộng"... Rồi... thầy trò chúng tôi cùng gia nhập Tân Việt, tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam. Thầy trò chúng tôi đều phải vào nhà tù đế quốc Pháp... Giờ đây thầy trò tái ngộ mà người học trò là vị Đại tướng Tổng tư lệnh của Quân đội quốc gia Việt Nam! Cuộc tái ngộ thần tình này tôi bồi hồi nhớ đến một học trò cũ rất đẹp và học giỏi là chị Nguyễn Thị Quang Thái đã cùng anh Võ Nguyên Giáp hơn một lần ăn cơm trong gia đình tôi. Chị Quang Thái là em chị Minh Khai, con của ông bà Hàn Bình, chỗ thân thiết với gia đình tôi. Lại càng bâng khuâng cảm duyệt: anh Võ Nguyên Giáp là con rể anh Đặng Thai Mai, chị Đặng Bích Hà là cháu ngoại cụ cử Hồ Phi Thống, cháu nội cụ Phó bảng Đặng Nguyên Cẩn. Ông nội tôi, Võ Tuấn Sơn sau khi đỗ tiến sĩ, làm quan tri phủ Thuận Thành, Bắc Ninh, cha tôi Võ Kiều Sơn làm quan ở Thái Bình đều có thâm giao với các cụ Hồ Phi Tự, cụ Đặng Thai Hài, Đặng Thai Nhẫn... 

Sau khi tiễn cụ Võ Liêm Sơn ra tận đường làng, bác trở vào nhà uống nốt ly rượu dở và xua tay không để rót tiếp. Bác trầm tư nhìn vào xa xăm. Tôi hỏi khẽ bác: 

- Thưa bác, cụ Bùi Kỷ là một học giả, cụ Phan Kế Toại, cụ Võ Liêm Sơn đều ra làm quan từ thời còn trẻ tuổi, trong khi Bác Hồ đang phải bôn ba khắp năm châu bốn biển. Vậy các cụ kết giao với Bác Hồ từ bao giờ mà bây giờ là bạn cố tri? 

- Cụ Võ với bác và chú Thành (Nguyễn Tất Thành) là bạn đồng môn từ những năm đầu thế kỷ này. Trong chuyến hầu tráp cha đi ra Bắc Kỳ, năm Quý Mão (1903), khi trở về, chú Thành khoe với bác rằng chú ấy được chiêm mộ các cụ nghè, cụ cử danh tiếng, trong các cuộc hội kiến có cả các vị quan to đang tại vị cũng tham dự. Một số cụ cho con trai đi theo hầu tráp như phụ thân bác, cho nên chú Thành kết bạn thân gia giao cố với các bạn đó như cậu ấm Bùi Kỷ, cậu ấm Phan Kế Toại, cậu ấm Võ Liêm Sơn. Từ thân phụ cậu ấm Bùi Kỷ là tiến sĩ Bùi Thức cùng thi Hội với phụ thân bác, khoa Thành thái Mậu Tuất (1898). Khoa thi này phụ thân bác lại phạm húy không đậu. Khóa sau, Tân Sửu (1901), phụ thân bác mới đỗ phó bảng. Phụ thân cậu ấm Bùi Kỷ rất thân với phụ thân bác từ thời ở kinh đô Huế. Thường thường phụ thân bác được phụ thân cậu ấm Bùi Kỷ (cụ Bùi Văn Thức) sang tư dinh quan đại thần Bùi Ân Niên để hầu chuyện và được xin mượn sách. Quan đại thần Bùi Ân Niên là chú của tiến sĩ Bùi Thức, đang tại vị phụ đạo đại thần, thượng thư Bộ lại, phó tổng tài Quốc sử quán kiên Khâm thiên Giám. Lại còn một mối quan hệ thân tình nữa là, thân sinh tiến sĩ Bùi Văn Thức là phó bảng Bùi Văn Quế làm quan tuần phủ, thân giao với giải nguyên Hồ Sĩ Tạo, thời làm quan tri phủ ở Quảng Bình cậu ấm Phan Kế Toại là con quan tuần phủ tỉnh Phúc Yên, Phan Kế Tiến. Thời còn làm quan tri phủ Lệ Thủy Quảng Bình cụ Phan Kế Tiến là bạn vong niên đồng liêu của quan tri phủ Hồ Sĩ Tạo. Ông ngoại bác, cụ Tú Hoàng Xuân Đường là bạn chí thiết nhất của giải nguyên Hồ Sĩ Tạo. Chính cụ Hồ Sĩ Tạo tác thành tình bạn giữa phụ thân bác với cụ Phan Kế Tiến. Quan tri phủ giải nguyên Hồ Sĩ Tạo còn gửi gấm phụ thân bác cho hai người học trò "học giáo luyện ứng thí" đó là quan phụ chánh đại thần, Tổng tài quốc sử quán Thượng thư Bộ học, Đông các Đại học sĩ Cao Xuân Dục và quan đốc học Trần Đình Phong. Khoa thi hội Tân Sửu, nếu không có cụ Cao Xuân Dục tọa vị chánh chủ khảo để phúc khảo thì bác Phan Châu Trinh và phụ thân bác lại bị đánh hỏng lần nữa. Bác Phan Châu Trinh, bác Huỳnh Thúc Kháng, bác Trần Quý Cáp và phụ thân bác đều là học trò của giáo huyện ứng thí quan Đốc học Trần Đình Phong. Một thầy mà có tới bốn học trò đỗ đại khoa là hiếm có "Kinh sư dĩ đắc, nhân sư nan tầm". Thầy Trần Đình Phong đáng là bậc "nhân sư". Thầy Trần Đình Phong đỗ cùng một khoa hương thí Tự Đức Bính Tý (1876) với quan ngự sử Đình nguyên Phan Đình Phùng, quan đông các Đại học sĩ Cao Xuân Dục... 

Cụ Võ Liêm Sơn tâm sự: 

- Ông ngoại tôi là quan Toản tu quốc sử quán - Quang Lộc tự chiến Khanh Ngô Phùng. Mẹ tôi là em gái quan Tham tri Bộ lễ Ngô Huệ Liên. Ông Nghè Ngô Đức Kế là con quan Tham tri Ngô Huệ Liên. Tôi được theo phụ thân về quê ông ngoại dự lễ anh Ngô Đức Kế vinh qui bái tổ. Năm đó (1901) tôi còn nhỏ tuổi được dự nghe ông Nghè (Tiến sĩ) Ngô Đức Kế, vị đại khoa của khóa thi đầu tiên của thế kỷ 20, nói với phụ thân tôi: "Dượng biết rõ đó, ông nội cháu, quan Toản tu Sử quán - Quang Lộc tự Thiếu Khanh, cha cháu, quan Tham tri Bộ lễ. Phần cháu thì... cháu sẽ không bao giờ ra làm quan. Nước mất!... 

Bác Cả Khiêm nói sau một tiếng thở dài: 

- ... Hội kiến xong, một số cụ trở về bản quán, một số cụ đi ra Bắc. Chú Nguyễn Tất Thành được "hầu tráp" theo cha ra Bắc Kỳ. Tôi bị cảm mạo không thể đi đường trường, dài ngày được. ở lại Quỳnh Đôi với quan Đốc Đặng (đốc học Đặng Nguyên Cẩn) tại nhà cụ Cử Hồ Phi Thống. Thân sinh quan Đốc Đặng với thân sinh cụ Cử Hồ Phi Thống là chỗ thân cựu đồng liêu. Về sau, con trai quan Đốc Đặng là giáo sư Đặng Thai Mai kết duyên "châu trần" với con gái cụ Cử Hồ Phi Thống là Hồ Thị Toan. 

Cụ Võ Liêm Sơn nói xen trong nụ cười đầy ý vị: 

- Tôi không thể ngờ rằng, cuối đời mình còn được thấy một nước Việt Nam độc lập, dân chủ, dẫu còn phải trường kỳ kháng chiến gian khổ, nhưng nhất định thắng giặc Pháp xâm lược. Quả như nhà chiến sĩ vĩ đại Phan Bội Châu trong khi bị tù tại ngoại ở Huế nói với chúng ta: Nếu có "Vị thánh Nam Đàn" thật thì đó không phải là tôi như các bạn hỏi mà đó là ông Nguyễn ái Quốc. Đến bây giờ tôi được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nguyễn ái Quốc - vị Thánh sống hội tụ được sức mạnh anh hùng trí tuệ ngàn đời của dân tộc, của nhân dân ta đã chiến thắng mọi kẻ thù, bất kể từ đâu tới... 

Cụ Võ Liêm Sơn nhắp tý rượu, giọng nói lắng sâu từng tiếng - Song... đồng... hạnh... ngộ... tình... nghĩa... trọng. Tôi đến Việt Bắc - Đất Thánh cách mạng và kháng chiến, tôi thật là hạnh phúc được nhận một tình bạn vô cùng lớn của Nguyễn Tất Thành mà Bác Hồ trân trọng giới thiệu với các vị hiền tài về ba chúng tôi: Cụ Bùi Kỷ, Cụ Phan Kế Toại, Võ Liêm Sơn, bạn cố tri của Người. Sau hôm ấy, tôi lại được nhận nghĩa trọng của một người học trò năm xưa ở Trường quốc học, Kinh đô Huế. Đó là Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Đại tướng đón tôi về ở tại căn nhà dã chiến trong bản dinh Bộ Tổng tư lệnh. Những ngày chung sống với Đại tướng và phu nhân Đặng Bích Hà với những bữa cơm đạm bạc mà ấm áp đậm đà thanh khí càng gợi nhớ cái thuở thầy trò chung sống ở Bến Ngự - Sông Hương: nhường cho nhau từng đũa rau, từng miếng cá, miếng thịt gắp không nặng đũa; bí mật trao cho nhau đọc "ABC Marxisme", "Le Paria", "Le Procès de la Colonisation Francaise". Và, cậu học trò thông minh, học giỏi nhất lớp, thường chép giúp tôi bản thảo "Cô Lâu Mộng"... Rồi... thầy trò chúng tôi cùng gia nhập Tân Việt, tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam. Thầy trò chúng tôi đều phải vào nhà tù đế quốc Pháp... Giờ đây thầy trò tái ngộ mà người học trò là vị Đại tướng Tổng tư lệnh của Quân đội quốc gia Việt Nam! Cuộc tái ngộ thần tình này tôi bồi hồi nhớ đến một học trò cũ rất đẹp và học giỏi là chị Nguyễn Thị Quang Thái đã cùng anh Võ Nguyên Giáp hơn một lần ăn cơm trong gia đình tôi. Chị Quang Thái là em chị Minh Khai, con của ông bà Hàn Bình, chỗ thân thiết với gia đình tôi. Lại càng bâng khuâng cảm duyệt: anh Võ Nguyên Giáp là con rể anh Đặng Thai Mai, chị Đặng Bích Hà là cháu ngoại cụ cử Hồ Phi Thống, cháu nội cụ Phó bảng Đặng Nguyên Cẩn. Ông nội tôi, Võ Tuấn Sơn sau khi đỗ tiến sĩ, làm quan tri phủ Thuận Thành, Bắc Ninh, cha tôi Võ Kiều Sơn làm quan ở Thái Bình đều có thâm giao với các cụ Hồ Phi Tự, cụ Đặng Thai Hài, Đặng Thai Nhẫn... 

Sau khi tiễn cụ Võ Liêm Sơn ra tận đường làng, bác trở vào nhà uống nốt ly rượu dở và xua tay không để rót tiếp. Bác trầm tư nhìn vào xa xăm. Tôi hỏi khẽ bác: 

- Thưa bác, cụ Bùi Kỷ là một học giả, cụ Phan Kế Toại, cụ Võ Liêm Sơn đều ra làm quan từ thời còn trẻ tuổi, trong khi Bác Hồ đang phải bôn ba khắp năm châu bốn biển. Vậy các cụ kết giao với Bác Hồ từ bao giờ mà bây giờ là bạn cố tri? 

- Cụ Võ với bác và chú Thành (Nguyễn Tất Thành) là bạn đồng môn từ những năm đầu thế kỷ này. Trong chuyến hầu tráp cha đi ra Bắc Kỳ, năm Quý Mão (1903), khi trở về, chú Thành khoe với bác rằng chú ấy được chiêm mộ các cụ nghè, cụ cử danh tiếng, trong các cuộc hội kiến có cả các vị quan to đang tại vị cũng tham dự. Một số cụ cho con trai đi theo hầu tráp như phụ thân bác, cho nên chú Thành kết bạn thân gia giao cố với các bạn đó như cậu ấm Bùi Kỷ, cậu ấm Phan Kế Toại, cậu ấm Võ Liêm Sơn. Từ thân phụ cậu ấm Bùi Kỷ là tiến sĩ Bùi Văn Thức cùng thi Hội với phụ thân bác, khoa Thành thái Mậu Tuất (1898). Khoa thi này phụ thân bác lại phạm húy không đậu. Khóa sau, Tân Sửu (1901), phụ thân bác mới đỗ phó bảng. Phụ thân cậu ấm Bùi Kỷ rất thân với phụ thân bác từ thời ở kinh đô Huế. Thường thường phụ thân bác được phụ thân cậu ấm Bùi Kỷ (cụ Bùi Văn Thức) sang tư dinh quan đại thần Bùi Ân Niên để hầu chuyện và được xin mượn sách. Quan đại thần Bùi Ân Niên là chú của tiến sĩ Bùi Văn Thức, đang tại vị phụ đạo đại thần, thượng thư Bộ lại, phó tổng tài Quốc sử quán kiêm Khâm thiên Giám. Lại còn một mối quan hệ thân tình nữa là, thân sinh tiến sĩ Bùi Văn Thức là phó bảng Bùi Văn Quế làm quan tuần phủ, thân giao với giải nguyên Hồ Sĩ Tạo, thời làm quan tri phủ ở Quảng Bình còn cậu ấm Phan Kế Toại là con quan tuần phủ tỉnh Phúc Yên, Phan Kế Tiến. Thời còn làm quan tri phủ Lệ Thủy Quảng Bình cụ Phan Kế Tiến là bạn vong niên đồng liêu của quan tri phủ Hồ Sĩ Tạo. Ông ngoại bác, cụ Tú Hoàng Xuân Đường là bạn chí thiết nhất của giải nguyên Hồ Sĩ Tạo. Chính cụ Hồ Sĩ Tạo tác thành tình bạn giữa phụ thân bác với cụ Phan Kế Tiến. Quan tri phủ giải nguyên Hồ Sĩ Tạo còn gửi gấm phụ thân bác cho hai người học trò "học giáo luyện ứng thí" đó là quan phụ chánh đại thần, Tổng tài quốc sử quán Thượng thư Bộ học, Đông các Đại học sĩ Cao Xuân Dục và quan đốc học Trần Đình Phong. Khoa thi hội Tân Sửu, nếu không có cụ Cao Xuân Dục tọa vị chánh chủ khảo để phúc khảo thì bác Phan Châu Trinh và phụ thân bác lại bị đánh hỏng lần nữa. Bác Phan Châu Trinh, bác Huỳnh Thúc Kháng, bác Trần Quý Cáp và phụ thân bác đều là học trò của giáo luyện ứng thí quan Đốc học Trần Đình Phong. Một thầy mà có tới bốn học trò đỗ đại khoa là hiếm có "Kinh sư dĩ đắc, nhân sư nan tầm". Thầy Trần Đình Phong đáng là bậc "nhân sư". Thầy Trần Đình Phong đỗ cùng một khoa hương thí Tự Đức Bính Tý (1876) với quan ngự sử Đình nguyên Phan Đình Phùng, quan đông các Đại học sĩ Cao Xuân Dục... 
"Bác Cả Khiêm tự bạch mà tôi thấm thía như bác đang ký thác cho tôi lớp con cháu: 

- Ngày thân phụ bác sửa soạn để thượng Kinh nhiệm chức thì một vài thân hữu có ý khuyên thân phụ bác - thời thế này chỉ nên làm lương sư, lương y là thượng sách. Phụ thân bác tỏ bày: Làm quan mà được như quan Phan Đình Phùng, quan Cao Xuân Dục vừa "Thượng i, i quốc, vừa trung i, i dân". Cụ Đình Nguyên Phan Đình Phùng khi làm quan ngự sử thì can vua không làm điều bất chính, phải giữ đại đạo: "quân nhân mạc bất nhân; quân nghĩa mạc bất nghĩa (nếu vua có nhân thì không ai lại không có nhân; nếu vua có nghĩa thì không ai lại không có nghĩa). Lúc Kinh đô thất thủ, vua phải "thiên đô" lên rừng kháng chiến thì quan ngự sử trở thành vị thủ lĩnh nghĩa quân Phan Đình Phùng giương cao cờ "Cần Vương" diệt giặc cứu nước. 

Cụ cử nhân Cao Xuân Dục, cụ làm quan ở nơi nào thì nơi đó được an dân. "Quốc chính thiên tâm thuận, quan liêm dân tự an". Giữa khi tại vị quan Thị Lang - Hải Phòng sứ, thấy tên lang sa Công sứ Hải Dương khinh miệt các quan Nam Triều, quan Thị Lang Cao Xuân Dục cầm ghế đánh một đòn trời giáng. Và quan Thị Lang Cao Xuân Dục bị giáng chức. Sau đó quan Thị Lang lại được điều chuyển về Hà Nội. Đến lúc cụ Cao Xuân Dục phải dự vào cuộc với quan Khâm sai Kinh lược Bắc Kỳ Hoàng Cao Khải đàn áp nghĩa quân Bãi Sậy - Hưng Yên. Hoàng Cao Khải còn theo lệnh người Pháp viết thư "khuyến dụ" thủ lĩnh nghĩa quân Vụ Quang Phan Đình Phùng ra hàng Pháp, bị cụ Đình Nguyên đáp thư xỉ nhục, nhân dân cả nước liệt hạ Hoàng Cao Khải là đại việt gian. Còn quan Cao Xuân Dục được tiếng thơm: ẩn thân chốn quan trường che chở dân lành". Chẳng những vậy, quan Cao Xuân Dục làm quan cao tột đỉnh, còn để lại cho muôn đời một Văn Khố và văn nghiệp đồ sộ... 

Bác Cả Khiêm bỗng yên lặng như tịnh lự cả phút. Bác nói: 

- Cao Ngọc Lệ, học trò nhà chí sĩ Tống Duy Tân. Lệ đã lập mưu bắt thầy học đem nộp cho Tây. Lệ được giặc Pháp thưởng công, lệnh cho Nam triều thăng quan án sát Hà Tĩnh. Cả Thanh - Nghệ - Tĩnh đều còn nhớ: 

Vô địa khả mai Cao Ngọc Lệ 
Hữu Kim nan mãi Tống Duy Tân 
(Không có đất để chôn Cao Ngọc Lệ 
Có vàng cũng không mua được Tống Duy Tân). 

Bác có hai người bạn làm quan ở Hà Tĩnh thì đều là quan nhân từ, liêm chính được thân hào, thân sĩ ở đây trọng nể, một người là quan tri huyện Hương Sơn Phan Kế Toại, một người là quan án sát tỉnh Hà Tĩnh Phan Võ. Một miếng khi đói bằng cả gói khi no. Hai người bạn làm quan ấy không đổi bạn khi sang giàu. Bác vẫn nhận được sự giúp đỡ bí mật của bạn "Thi ân bất cầu báo, hành sự vô cầu danh". Năm 1920, bác được giảm án quản thúc tại Huế. Chị Thanh của bác sang thăm năm 1922 cũng cho ra quản thúc tại Kim Luông, Huế. Năm 1923, bác nhờ được người giúp đỡ, xin về quản thúc tại làng Phú Lộc, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên. Tại địa phương này có mấy người học trò của phụ thân bác những năm 1896 đến năm 1900. Đầu năm 1924, chị Thanh của bác được đi ra ngoài Kinh đô Huế, nhưng phải báo cáo với quan sở tại. Hôm chị Thanh đi qua cửa Thượng Tứ, gần Tam Tòa, tình cờ gặp quan Phan Kế Toại ở Hà Tĩnh vào Kinh đô để nhận chức mới. Thật bất ngờ, quan Phan Kế Toại đi cùng chị gái của bác đến làng Phú Lộc thăm bác. Bác nghe chị Thanh của bác cho biết chị đã liên hệ được với người quen làm việc ở văn phòng của Xô-nhi, chánh mật thám Trung Kỳ đã biết được em Tất Thành (Nguyễn ái Quốc) đang hoạt động ở Pháp (chị của bác đã viết thư, bí mật nhờ người gửi sang Pháp cho em. Với tin vui này, quan Phan Kế Toại mới hé cho chị em bác biết, nhìn quanh một lượt, nói đủ ba người nghe: Thưa hiền tỷ (chị) và hiền huynh (anh), mười ba năm về trước chúng tôi Nguyễn Tất Thành, Bùi Kỷ, Phan Kế Toại này đã có duyên gặp nhau tại nơi bác Phan Châu Trinh lưu trú gần trường thuộc địa Pari. Anh em chúng tôi cùng y ước với nhau trước sự chứng kiến của bác Phan Châu Trinh... 

Bác Cả Khiêm thổ lộ thêm: 

- Năm 1911, bác được cụ Thượng thư Hồ Đắc Trung, bảo trợ cho bác vào làm một viên chức nhỏ trong Tòa Khâm sứ Trung Kỳ. Bác nhận được thư của chú Thành ngỏ ý với bác về việc xin vào trường thuộc địa. Bác có viết một lá thư lên toàn quyền Đông Dương, An-be-Xa-rô (Albert Sarraut). Nhưng chẳng có một sự đáp lại nào (5)... Một nụ cười héo hắt trên môi khô, bác cả Khiêm phải lướt nhẹ lưỡi thấm quanh vành môi, nói: 
- Quan bác Phan Võ, bạn tri âm của bác từ thời học trò. Ngày bác trên đường đi đày, cổ đeo gông, leo lên Đèo Cả. Quan Đốc học Phú Yên, Phan Võ có lính hầu phục dịch trên đường hành hạt. Khi nhìn thấy bác, người bạn cũ, quan Đốc học Phan Võ chạy tới ôm lấy bác, nghẹn ngào... Ông sai lính hầu gói tất cả số tiền còn trong cái đãy; quan bác Phan Vâ đặt cái đãy tiền vào lòng tay bác, nước mắt bác tràn qua miệng, không nói được lời nào với bạn (6). Năm 1931, bác được chuyển về quản thúc tại làng Sen, quê nội. Cuộc sống đầy túng bấn. Quan bác Phan Võ ngồi án sát tỉnh Hà Tĩnh. Biết bác đã về ở làng Sen, quan bác Phan Võ bí mật gửi tiền giúp đỡ bác, qua cụ Đốc Thoan, Thị độc học sĩ. Cụ Đốc Thoan là bạn cũ của cả hai người từ thời học Trường quốc học Huế. (Nhà thơ nữ Cẩm Lai, hội viên Hội nhà văn Việt Nam là con gái cụ Đốc Thoan, Thị độc học sĩ, Hà Tĩnh). Nhà cụ Đốc ở phố Tiền Môn, số 32 giữa thị xã Hà Tĩnh. Bấy giờ hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đang bị Tây đàn áp thảm khốc: "Hữu Nghệ Tĩnh bất phú, vô Nghệ Tĩnh bất bần". Họ muốn xoá bỏ hai tỉnh này cho nên quan bác Phan Võ phải tránh sự nhòm ngó của bọn mật thám... 
Bác Cả Khiêm gợi mở thêm: 

- Chị của bác còn biết nhiều, biết rõ ngọn ngành hơn bác về những mối thân giao của ông bà nội, ngoại, của phụ thân bác và chú Thành... 

*

*        *

Cụ Nguyễn Thị Thanh, người con gái đầu lòng của quan Thừa biện Bộ lễ, triều Thành Thái Nguyễn Sinh Huy (Sắc). Thường gọi là O (cô) Chiêu Thanh. Được học và giỏi nho, y, lý, số. Sớm đảm đang việc nhà và tham gia hoạt động "Hội kín" cứu nước: Ngày cha mẹ cùng hai em vào Kinh đô Huế, Nguyễn Thị Thanh mới hơn mười tuổi đã thay cha mẹ ở lại làng Hoàng Trù, tên nôm là làng Chùa để chăm sóc bà ngoại. Bởi cụ Tú Hoàng Xuân Đường không có con trai chỉ có hai người con gái là Hoàng Thị Loan kết duyên với Nguyễn Sinh Sắc, Hoàng Thị An khi lớn khôn cũng về nhà chồng. Sau khi mẹ từ trần, rồi bà ngoại qua đời, cha lại vào Kinh đô Huế và hai em trai cũng đi theo cha để học trường quốc học, cô Chiêu Thanh vẫn ở quê nhà. 


Tôi được cụ Thanh, cụ Khiêm thương mến tín thực như con cháu. Cụ kể: Ông Tú Bùi làng Kim Lũy là bạn tâm giao, bạn chiến đấu của ông Hoàng Xuân Hành, người em của ông ngoại O. Cậu Cả Khiêm và O coi cháu như người nhà cho nên có điều chi cháu muốn biết thì O nói với cháu: Bác Phan Bội Châu thành lập được Hội ở trong nước rồi mới ra hoạt động hải ngoại. O được tham gia tổ chức "Hội kín" khá sớm. ở trong Hội kín phần nhiều là các ông nghè, ông cử, ông tú, các người tai mắt và những nhà "hằng tâm hằng sả" yêu nước, ghét bọn giặc lang sa. Đàn bà con gái có chân trong Hội kín rất ít. Ông Cử Vương (Vương Thúc Quý) bạn đồng môn của phụ thân O, ông Hoàng Xuân Hành, em của ông ngoại O và mẹ Lụa Quỳnh Đôi, đó là ba vị thân ân dìu dắt, đỡ đần O. Mẹ Lụa chẳng những dìu dắt lớp người như chị O, chị Đặng Thị Ưu (Đặng Quỳnh Anh) chị Phan Thị Quyên... nổi tiếng của thời Đông Du. Mẹ Lụa là một nhà hoạt động nổi tiếng từ thời Cần Vương, một cánh tay đắc lực của cụ Phan Đình Phùng trong cuộc khởi nghĩa Vụ Quang. Mẹ Lụa đã cùng với chí sĩ Thân Sơn Ngô Quảng sang Xiêm La (Thái Lan) mua súng cho nghĩa quân kháng Pháp. Giặc Lang Sa ngày ấy nghe tên "Bà Lụa Quỳnh Đôi" là kiêng nể. Mẹ sắm vai buôn lụa che mắt địch để hoạt động khắp các miền Trung, miền Bắc mà thành tên "bà Lụa" là vậy. Tên gốc của mẹ Lụa là Trần Thị Trâm. Con gái Tiến sĩ Trần Hữu Dực, làm quan Tri phủ Vĩnh Tường, đang trên đường chiêu mộ binh sĩ để đánh Pháp thì bị bệnh qua đời. 

Bà lớn lên trong một gia tộc có truyền thống nho gia, yêu nước. Anh trai của bà là ông Tư mền Trần Anh, một sĩ phu văn thân Nghệ An. Từ thời còn trẻ thơ, Trần Thị Trâm có tiếng trong vùng Diễn Châu: "cô chiêu Trâm giỏi chữ thánh hiền". Khi trưởng thành được về đất danh nho, làng Quỳnh Đôi, làm con dâu quan án sát Hồ Trọng Toàn, cử nhân Khoa Minh mạng Mậu Tý (1828), em dâu quan án sát Hồ Bá Ôn, phó bảng khoa Tự Đức Canh Ngọ (1870) chồng của bà là Hồ Bá Trị, thường gọi cậu ấm Bảy. 

Ông Hồ Bá Trị - cậu ấm Bảy chết sau trận chiến đấu dũng cảm, bảo vệ làng Quỳnh Đôi, bị quân đạo do giặc Pháp xúi giục kéo đến triệt hạ, cuối năm 1865. Bà Trần Thị Trâm thủ tiết thờ chồng, hai vai một gánh thù nhà nợ nước: Phải tham gia hoạt động cứu nước để trả thù cho chồng; phải nuôi dưỡng hai con thành nhân, Hồ Xuân Kiên mới lên 5 tuổi, Hồ Học Lãm 2 tuổi. 

Cụ Nguyễn Thị Thanh hồi tưởng, giọng xúc động, nói: 

- Mẫu thân O qua đời ở Kinh đô Huế, O được bà Lụa (Trần Thị Trâm) nhận O làm con đỡ đầu và dìu dắt O đi hoạt động "Hội kín". Chuyến đi ra Bắc của phụ thân O, cậu Thành được đi hầu tráp năm Quý Mão (1903) là mẹ Lụa dẫn đường. Trong chuyến đi này còn có ông chú ngoại của O, Hoàng Xuân Hành, ông tú Bùi Xuân Phong làng Kim Lũy của cháu. Ông Hoàng Xuân Hành dẫn đường đưa ông Tú Bùi ra Yên Thế, làm tham mưu quân vụ cho ông Đề Thám, thủ lĩnh nghĩa quân. Ông Tú Bùi là bang biện phủ Diễn Châu, một cánh tay đắc lực của quan nghè Ôn, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Ôn, khoa Tự Đức Tân Mùi (1871). Còn mẹ Lụa thì dẫn đường cho phụ thân O và các vị sĩ phu xứ Nghệ ra tỉnh Nam Định, đến tư thất quan Đốc học Đặng Xuân Bảng, ở xã Hành Thiện. Thường gọi là cụ nghè Hành Thiện, vì cụ đỗ Tiến sĩ khoa Tự Đức Bính Thìn (1856). Từ nơi cụ nghè Hành Thiện, mẹ Lụa đưa các vị sĩ phu xuống làng Trình Phố, huyện Trực Ninh, phủ Kiến Xương, Thái Bình, ở nhà quan Hiệp thống Bắc Kỳ quân vụ đại thần, Đình nguyên Hoàng Giáp Ngô Quang Bých. Hưởng ứng Chiõu Cần Vưng của đức vua Hàm Nghi - Tôn ThÊt Thuyết, qua những tháng năm chỉ huy chiến đấu chống giặc Pháp ở vùng Phú Thọ, Hưng Hóa, Sơn Tây, Hòa Bình, Nam Định, quan hiệp thống, Đình Nguyên Ngô Quang Bích bị kiệt sức và hy sinh năm 1890. Người con cả là chí sĩ Ngô Quang Đoan tiếp tục hoạt động theo con đường phục quốc của cha mình. ở nhà ông Ngô Quang Đoan ít lâu các vị sĩ phu xứ Nghệ cùng với ông Ngô Quang Đoan lên làng Châu Cầu, Kim Bảng (nay là Phủ Lý) ở nhà Tiến sĩ Bùi Văn Thức. Từ Châu Cầu, Kim Bảng, các vị sĩ phu lên Hà Nội. Trước khi vào ở thành phố, chí sĩ Ngô Quang Đoan đưa các sĩ phu đến chí sĩ Võ Hoành tại làng Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì. Nhà chí sĩ Ngô Quang Đoan đến Hàng Đào đón cha con nhà chí sĩ Lương Văn Can, và cụ Hoàng Đạo Phương (anh của cụ Hoàng Đạo Thúy), về Thịnh Liệt hội kiến. Năm ấy (1903), con trai trưởng của cụ Cử Can là Lương Trúc Đàm vừa đỗ cử nhân. Em của Cử nhân Lương Trúc Đàm là Lương Ngọc Quyến cũng đi hầu tráp cha như cậu ấm Bùi Kỷ, cậu ấm Phan Kế Toại và cậu ấm Nguyễn Tất Thành. Chí sĩ Ngô Quang Đoan lại về Bắc Ninh đón cụ Hoàng Tích Phụng về đây dự còn có cậu ấm Hoàng Tăng Bí, tròn 20 tuổi, đi thi Hương, chưa đỗ, là cháu nội Tiến sĩ Hoàng Tường Hiệp, xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, hàm thượng thư bộ lễ. Khoa thi Thành Thái Bính Ngọ (1906) cậu ấm Hoàng Tăng Bí đỗ á nguyên. 

Cụ Nguyễn Thị Thanh có một trí nhớ hệ thống, mạch lạc, tỷ mỉ từng việc, từng địa danh, từng tên người...

Tôi thán phục, hỏi: 

- Thưa O, tuổi O đã cao, trải qua những tù đày, gian truân, khổ ải mà trí nhớ của O thật kỳ diệu. 

- Có gì lạ đâu cháu. Chẳng qua những việc mình làm chí thiết chí tình... Đi, đi nhiều, đi tận nơi, tận chốn, tận người, tận việc, mình nghe, mình nghĩ suy thì ắt nhập tâm... Đã nhập tâm thì nhớ lâu, cháu ạ. Cháu biết không - cụ Thanh giọng nói bùi ngùi. 

- ... O đi cùng mẹ Lụa nhiều lần vào Huế, ra Bắc để nghĩa quyên cho Duy Tân Hội, rồi Việt Nam quang phục hội. Chuyến đi Huế O càng rõ mẹ Lụa là một đấng tín nghĩa. Từ những người hằng tâm, hằng sản đến các vị trọng thần bậc đại thần, mẹ Lụa gặp gỡ, ra vào tư dinh họ dễ dàng. Mẹ Lụa ngỏ một lời thì ai cũng thành tín ngay. Hôm O đi cùng mẹ Lụa đến dinh cụ Đông Các Cao Xuân Dục. Mẹ Lụa và O được cụ Đông Các An Xuân Tử Cao Xuân Dục và con trưởng của cụ là quan bác phó bảng Cao Xuân Tiếu. Thời vua Lê, chúa Trịnh có hai cha con đồng triều, đó là phụ thân và anh cả của đại thi hào Nguyễn Du: Tể Tướng Nguyễn Nghiễm và Nhập nội Bồi Tụng Nguyễn Khản. Ngày nay, cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 này thì có cha con, con rể, cháu... đồng triều là Đông Các đại thế gia Cao Xuân Dục. Lần mẹ Lụa và O được gặp này, cụ Đông Các An Xuân Tử sắp đến tuổi 70. Cụ mặc thường phục, cụ đẹp như vị tiên ông. Cụ nói chuyện với mẹ Lụa và O như cha nói với con, ông nói với cháu vậy. Mẹ Lụa chỉ nói một câu có ý tứ là cụ đáp lại bằng ánh mắt và nụ cười, những sợi râu tơ rung nhẹ. Hai hôm sau, cụ đã cho thân nhân đến nơi mẹ Lụa hẹn gặp tại nhà cụ Hồ Tá Hiệu, thân sinh của sĩ phu Hồ Tá Bang. Lúc bấy giờ Hồ Tá Bang đang "ẩn thân" làm việc tại tòa công sứ tỉnh Bình Thuận để làm một trung tâm của các sĩ phu đất cực Nam Trung Bộ. Từ cụ Phan Bội Châu, cụ Phan Châu Trinh, cụ Huỳnh Thúc Kháng, cụ Trần Quý Cáp, cụ Đặng Nguyên Cẩn, cụ Ngô Đức Kế, cụ Trương Gia Mô và phụ thân O đều có hội kiến tại "Trại cụ Hồ", tức "Trại cày" của cụ Hồ Tá Bang, cách thị xã Phan Thiết 12 cây số về phía Nam. Sĩ phu Hồ Tá Bang là một vị sáng lập Công ty Liên Thành Thương quán Phan Thiết và Trường nghĩa thục Dục Thanh. Cậu Nguyễn Tất Thành đã dạy học ở trường này. Mẹ Lụa và O đến ở tại gia đình cụ Hồ Tá Hiệu là bởi có nhiều mối tương liên: vừa là gốc họ Hồ, vừa là đồng liêu đồng đạo, đồng khí tương cầu: Từ xưa, các cụ làm quan cứ mỗi lần thượng kinh đều đến hội ngộ tại họ Hồ ở gần đất thần kinh này. Cụ Đông Các - An Xuân Tử Cao Xuân Dục cho thân, bà Bùi Thị Huyền đem 50 đồng bạc trắng (bạc thật) trao tận tay mẹ Lụa. Bà Bùi Thị Huyền, người con gái của một dòng Bùi Quang nhiều đời khoa bảng và truyền thống yêu nước ở trong Xứ Ròn - Di Luân tỉnh Quảng Bình. Còn bên phía họ Hồ Đắc thì mẹ Lụa và O ra vào cửa nhà cụ Thượng Thư Cơ Mật Viện Đại Thần, Đông Các điện Đại Học Sĩ Hồ Đắc Trung gần như về nhà mình. Cụ là con quan tri phủ Hồ Đắc Tuấn, cử nhân khoa Tự Đức Canh Ngọ (1870). Làm quan tới chức Tri phủ mà nhà cụ vẫn thanh bần như những nhà người dân thường ở đất An Tuyền Tổng Quảng Xuyên, huyện Phú Vang, Thừa Thiên. Tấm gương trong của cha như vậy thì làm con ắt phải giữ đạo nhà. Cho nên, cụ Hồ Đắc Trung hàng Nhất phẩm triều đình thì phẩm cách của cụ vào bậc nhất. Mẹ Lụa nhiều lần nhận được "Nghĩa quyên" của cụ Hồ Đắc Trung cho "quỹ Cần Vương" rồi "quỹ Đông du"... 

Cụ Nguyễn Thị Thanh bất chợt trầm giọng: 

- O không nhịn được cười mỗi lần nhớ lại cậu Khiêm kể chuyện về em Thành được đi theo cha tới tư dinh cụ Thượng thư Hồ Đắc Trung. Ngày phụ thân O nhận chức Thừa biện Bộ Lễ, cụ Thượng Hồ Đắc Trung thành tâm mời phụ thân O với một thân tình cố cựu từ hai vị đồng liêu tri phủ Hồ Sĩ Tạo và Hồ Đắc Tuấn. Cụ Thượng Hồ Đắc Trung rất thông cảm cảnh "gà trống nuôi con" của phụ thân O. Cho nên, cụ nhã ý với phụ thân O để cho cậu Tất Đạt, cậu Tất Thành cùng tới cho vui. Cụ Thượng Hồ Đắc Trung ra tận cổng biệt thự đón phụ thân O vào Chính trung phòng (phòng chính giữa nhà), còn cậu Tất Đạt, Tất Thành được cậu ấm Hồ Đắc Khải đưa tới gian tiền sảnh cùng chơi. Lần đầu tiên em Thành nhìn thấy đồng hồ quả lắc như cái tủ đứng, quả lắc là hình người lính thủy đứng trên cái mỏ neo đu đưa, cậu Thành ứng khẩu luôn: 

"Chú lính đánh đu 
Từ trái sang phải 
Lúc la lúc lắc 
Tích tắc tích tắc... 
Chắc là mệt lắm 
Chú lính khóc to 
Boong... boòn... từng tiếng 
Boong... boòn... từng tiếng" 

Cả ba cậu cười ran. Cậu Hồ Đắc Điềm, cậu Hồ Đắc Di còn bé hơn đang ở trong nhà thấy các anh cười vui quá cũng phải chạy ra tiền sảnh. 

Tôi hỏi: 

- Thưa O, hồi bấy giờ cậu Hồ Đắc Khải trên tuổi cậu Đạt, cậu Thành hay... 

- Cậu Tất Đạt tuổi Mậu Tý (1888), cậu Tất Thành tuổi Tân Mão, còn cậu Hồ Đắc Khải tuổi Giáp Ngọ (1894). Quả là "con nòi của giống", cháu ạ. Về sau này, cậu Hồ Đắc Khải, cử nhân khoa Duy Tân ất Mão (1915), làm quan tới Thượng thư. Còn cậu Hồ Đắc Điềm, Hồ Đắc Di đều là "ông Nghè" tân học. Năm O mới ra tù đang bị quản thúc ở Huế, O được kiến diện bà con đất thần kinh đón rước ông nghè Hồ Đắc Điềm vinh quy bái tổ, người đông kín từ Đập Đá về làng. 

 

--------------------

(1) Trên đường còn đầy chông gai trở ngại, có cái gậy cùng đi để phòng khi xẩy chân khỏi ngã... 
(2) Tạm dịch: 
Ngàn dặm xa anh tìm tôi 
Hàng trăm cảm xúc một lời ngụ trong 
Một lòng tận hiếu với dân 
Thờ nước thì nguyện tận trung suốt đời 
Anh đến, tôi mừng rỡ 
Anh về, tôi nhớ nhung 
Một câu xin gửi tặng 
Kháng chiến ắt thành công. 
(3) Học giả Đào Duy Anh, người học trò cũ của thầy Võ Liêm Sơn thời ở Kinh đô Huế, dịch: 
Gặp ông mừng ông khỏe 
Trăm mối bận bình phong 
Trò chuyện vì Dân, Nước 
Hẹn hò ở Hiếu, Trung 
Tài hùng nguyên rất hiếm 
Đạo lớn vốn đều chung 
Gặp nhau ngày trở lại 
Kháng chiến đã thành công 
(4) Sau này, thầy Đào Duy Anh đổi từ "ông" bằng từ "anh" 
Non sông đã chết, sống thêm nhục 
Hiền thánh còn đâu, đọc cũng hoài! 
Muốn vượt bể Đông theo cánh gió 
Muốn trùng sóng bạc tiễn ra khơi 
(Theo bản dịch của GS Tôn Quang Phiệt) 

(5) Mới đây, nhà nghiên cứu, bà Lê Thị Kính - Phan Thị Kinh, cháu ngoại cụ Phan Châu Trinh đã phát hiện về tư liệu này - "Tại CAOIN - hồ sơ Tòa Khâm Sứ. Trung Kỳ có lưu công văn số R28-6971 ngày 25/5/1912 - Trang 191, Phan Châu Trinh. 

(6) Câu chuyện này đã viết truyện "Ngày ấy trên lưng đèo Cả", in trên Báo Văn nghệ - Hội nhà văn Việt Nam và in trong tập truyện "Hoa Râm bụt" - NXB Thanh niên 1999.

 

 

 Bài đã đăng trên Báo Sức khoẻ và Đời sống, số 150, 151, 152, tháng 12/2002

 

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website