Những người Cộng sản và Karl Heinzen 56

[Bài thứ nhất]

Brut-xen, ngày 26 tháng chín, Báo "Deutsche-Brússeler- Zeitung", số ra hôm nay, có một bài của Heinzen, trong đó ông ta mượn cớ tự bào chữa trước lời chỉ trích vặt vãnh của ban biên tập để mở đầu một cuộc bút chiến dài chống lại những người cộng sản. 

Ban biên tập có khuyên hai phía nên từ bỏ cuộc bút chiến. Nhưng nếu thế thì ban biên tập sẽ chỉ được cho đăng chỉ riêng một phần của bài báo của ông Heinzen, tức là phần trong đó ông ta đích thực tự bào chữa chống lại lời chỉ trích cho rằng dường như ông ta là người đã công kích trước những người cộng sản. Nếu như "Heinzen không có trong tay một cơ quan ấn loát" thì đó cũng vẫn không phải là lý do đầy đủ để trao cho ông ta quyền sử dụng một tờ báo để đăng những lời công kích mà bản thân ban biên tập báo đó cũng thấy là lố bịch. 

Vả lại, không thể hình dung ra được một sự giúp đỡ nào tốt hơn là sự giúp đỡ cho những người cộng sản bằng việc công bố bài báo nọ. Để chống lại một đảng phái nào đó, chưa bao giờ người ta lại đưa ra những lời buộc tội nhăng nhít hơn và tầm thường hơn những lời buộc tội mà Heinzen tung ra ở đây đối với những người cộng sản. Bài báo là lời biện hộ tuyệt diệu nhất cho những người cộng sản. Nó chứng minh rằng nếu như từ trước tới nay, những người cộng sản chưa lên tiếng phản đối Heinzen thì họ phải làm việc này ngay lập tức. 

Ngay từ đầu, ông Heinzen đã tự xưng là đại biểu cho tất cả những người cấp tiến Đức không phải là cộng sản; ông ta muốn tranh luận với những người cộng sản theo kiểu đảng này tranh luận với đảng kia. Ông ta "có quyền yêu cầu", ông ta nêu lên một cách kiên quyết nhất rằng "có thể chờ đợi" những gì ở những người cộng sản, "cần đòi hỏi ở họ" những gì và "nghĩa vụ của những người cộng sản chân chính" là gì. Ông ta hoàn toàn nhập cục sự bất đồng giữa ông ta và những người cộng sản với sự bất đồng giữa những người cộng sản và "những người cộng hòa và những người dân chủ Đức" và ông ta thay mặt những người cộng hòa đó mà xưng là "chúng tôi". 

Ông Heinzen là ai và ông ta đại biểu cho ai? 

Ông Heinzen nguyên là một viên chức nhỏ theo phái tự do, người mà ngay từ năm 1844, đã mơ ước một sự tiến bộ trong khuôn khổ luật pháp và một bản hiến pháp Đức thảm hại, người đã nhiều lần chỉ hết sức bí mật khe khẽ thú nhận rằng trong một tương lai rất xa xăm, nền cộng hòa đúng là sẽ phải trở thành một chế độ đáng được mong muốn và có thể thực hiện được. Tuy nhiên, ông Heinzen đã tính nhầm về khả năng đấu tranh trên cơ sở Pháp luật ở Phố. Ông ta đã phải bỏ chạy vì một cuốn sách tồi của ông ta bàn về tầng lớp quan liêu (ngay cả Jacob Venedcy trước đó rất lâu cũng còn viết được một cuốn sách tốt hơn nhiều về nước Phổ)57. Và thế là giờ đây, ông ta đã trưởng thành. Ông ta tuyên bố là không thể đấu tranh trên cơ sở pháp luật, ông ta đã trở thành một nhà cách mạng và tất nhiên cũng là một nhà cộng hòa nữa. ở Thụy-sĩ, ông ta làm quen với một savant sérieux1*, Ruge, người đã hướng ông ta vào thứ triết học nghèo nàn của mình, mà thứ triết học đó là món hẩu lốn gồm chủ nghĩa vô thần và chủ nghĩa nhân đạo của Feuerbach, ảnh hưởng xa xôi của Hegel và khoa hùng biện của Stirner. Được vũ trang bằng tất cả những thứ đó, ông Heinzen xem như mình đã hoàn toàn già dặn. Thế là, bên phải dựa vào Ruge, bên trái dựa vào Frelligrath, công tác tuyên truyền cách mạng của ông ta bắt đầu. 

Đương nhiên, chúng tôi không trách móc gì ông Heinzen về chỗ ông đã chuyển từ chủ nghĩa tự do sang chủ nghĩa cấp tiến khát máu. Tuy nhiên chúng tôi khẳng định rằng sự chuyển biến đó của ông chỉ là do chịu ảnh hưởng của những hoàn cảnh cá nhân. Chừng nào mà ông Heinzen còn có thể tiến hành đấu tranh trên cơ sở pháp luật thì ông công kích bất kỳ ai thừa nhận tính tất yếu của cách mạng. Nhưng ngay khi cuộc đấu tranh trên cơ sở pháp luật đó trở nên không thể được đối với ông thì ông tuyên bố cuộc đấu tranh đó nhìn chung là không thể được, mà không thấy rằng hiện nay cuộc đấu tranh đó vẫn hoàn toàn có thể được đối với giai cấp tư sản và sự chống đối của giai cấp tư sản luôn luôn mang tính chất hợp pháp cao độ. Ngay khi ông bị chặn đường rút lui, ông liền tuyên bố rằng cần thiết phải làm cách mạng không chậm trễ. Lẽ ra phải nghiên cứu tình hình nước Đức, xây dựng cho mình một khái niệm chung về tình hình Đức và qua đó rút ra kết luận là những bước tiến nào, loại phát triển nào và những biện pháp nào là tất yếu và có thể được; lẽ ra phải phân tích những mối quan hệ qua lại phức tạp giữa các giai cấp ở Đức và thái độ của những giai cấp đó đối với chính phủ và từ đó rút ra những cơ sở cho một chính sách cần đi theo; tóm lại, lẽ ra phải làm cho sách lược của mình thích ứng với tiến trình phát triển của nước Đức thì ông Heinzen lại quá lỗ mãng đòi sự phát triển của nước Đức phải thích ứng với chính bản thân ông ta. 

Ông Heinzen là một kẻ thù hung hãn của triết học chừng nào triết học hãy còn là tiến bộ. Chỉ khi triết học đã trở nên phản động, chỉ khi nó đã trở thành hang ổ của tất cả những kẻ động dao, tất cả những tên tàn tật và những tên đầu cơ văn học thì ông Heinzen mới dựa vào nó để chuốc lấy nỗi bất hạnh. Mà điều xảy ra, thật càng bất hạnh cho ông Heinzen, là ông Ruge, người suốt đời tự mình bao giờ cũng là một tín đồ bình thường, đa biên ông Heinzen thành một tín đồ duy nhất của ông ta. Như vậy, ông Heinzen phải là nguồn an ủi đối với ông Ruge: ít ra thì Ruge cũng đã tìm được dù chỉ một người cho rằng ông đã thông hiểu ý nghĩa của những công trình xây bằng lời nói của ông Ruge. 

Nói trắng ra thì ông Heinzen chủ trương cái gì ? Thiết lập ngay nước cộng hòa Đức, trong đó những truyền thống của cuộc cách mạng Mỹ và của năm 1793 sẽ kết hợp với một số biện pháp vay mượn của những người cộng sản và nước cộng hòa đó sẽ mang màu sắc đen- đỏ-vàng tươi thắm. Nước Đức, do tình trạng phát triển công nghiệp kém cỏi của nó, chiếm một địa vị thảm hại ở châu Âu, đến nỗi nó sẽ không bao giờ có thể nắm được quyền chủ động, sẽ không bao giờ có thể là nước đầu tiên tuyên bố một cuộc cách mạng vĩ đại, sẽ không bao giờ có thể dám liều mạng thiết lập chế độ cộng hòa, nếu thiếu nước Pháp và Anh. Bất kỳ nước cộng hòa Đức nào được thiết lập độc lập với phong trào ở các nước văn minh, bất kỳ cuộc cách mạng Đức nào dường như có thể thực hiện một cách mạo hiểm và theo kiểu của ông Heinzen, hoàn toàn không đếm xỉa gì đến phong trào thực tế của các giai cấp ở Đức - bất kỳ nước cộng hòa nào như thế và bất kỳ cuộc cách mạng nào như thế đều là kêt quả của ảo tưởng cho nước cộng hòa Đức quang vinh đó càng trở nên quang vinh hơn, ông Heinzen đã đóng cho nó cái khung bằng thứ chủ nghĩa nhân đạo của Feuerbach được Ruge hoàn thiện, và tuyên bố nó là vương quốc nhất định phải đến của "Con người ". Và tất cả những ảo tưởng ấy, - cái nọ càng phi lý hơn cái kia, - người Đức đều phải thực hiện! 

Song "nhà cổ dộng" vĩ đại Heinzen tiến hành công tác tuyên truyền của ông ta ra sao? Ông ta tuyên bố rằng bọn vua chúa là thủ phạm gây nên tất cả mọi tai họa và cảnh nghèo khổ. Lời khẳng định này không những nực cười mà còn hết sức có hại nữa. Ông Heinzen sẽ không thể tâng bốc bọn vua chúa Đức, những tên bù nhìn bất lực và mất trí đó, một cách ghê gớm hơn là ông đã tâng bốc chúng trong trường hợp này, bằng cách gán cho bọn chúng cái sức mạnh toàn năng, huyễn hoặc, siêu tự nhiên, ma quái nào đấy. Khẳng định rằng bọn vua chúa có thể gây nên bao nhiêu nỗi bất hạnh thì như vậy là ông Heinzen cũng công nhận là bọn chúng có sức mạnh làm được bày nhiêu việc thiện. Kết luận rút ra từ đó không phải là tính tất yếu của cách mạng mà là nguyện vọng thành kính được có trên ngai vàng một đấng minh quân, một hoàng đế Joseph nhân từ. Tuy vậy, so với ông Heinzen thì nhân dân hiểu rõ hơn rất nhiều rằng ai đang áp bức họ. Ông Heinzen sẽ không bao giờ hưởng được lòng căm thù mà người nông dân lao dịch mang nặng đối với tên địa chủ, mà người công nhân mang nặng đối với kẻ cấp việc làm cho anh ta, vào việc chống lại bọn vua chúa. Nhưng không còn nghi ngờ gì nữa, ông Heinzen đã hành động vì lợi ích của bọn địa chủ và tư bản, khi ông quy cái tội hai giai cấp này bóc lột nhân dân không phải cho hai giai cấp đó, mà lại quy cho bọn vua chúa. Mà trong khi đó thì chính việc bọn địa chủ và bọn tư bản bóc lột nhân dân làm nảy sinh ra 9 phần 10 tai họa ở Đức. 

Ông Heinzen kêu gọi khởi nghĩa ngay lập tức. Ông ta in truyền đơn trên tinh thần đó 58 và cố gắng phân phát chúng trên đất Đức. Chúng ta thử hỏi: thứ công tác tuyên truyền vô nghĩa, được tiến hành một cách dùi đục chấm nước cáy và mù quáng như vậy, chẳng phải là có hại cao độ cho lợi ích của lực lượng dân chủ đó sao? Chúng ta thử hỏi: chẳng phải kinh nghiệm đã cho thấy rằng thứ công tác tuyên truyền như vậy là vô ích tới chừng nào đó ư? Phải chăng trong những thời kỳ sôi động mạnh mẽ, tức vào những năm ba mươi, ở Đức hàng chục vạn tờ truyền đơn, tập sách nhỏ, v.v. , lại đã không được phân phát như vậy hay sao và phải chăng một phần trong số đó đã không có được một kết quả nào đó sao? Chúng ta thử hỏi: có thể một người có đầu óc ít nhiều lành mạnh thôi mà lại đi tưởng tượng rằng nhân dân sẽ chú ý, dù là chút ít, tới cái thứ thuyết giáo và lên lớp chính trị kiểu đó sao? Chúng ta thử hỏi: có khi nào ông Heinzen đã làm một cái gì khác trong những tờ truyền đơn của ông, ngoài việc truyền đạo và lên lớp chính trị không? Chúng ta thử hỏi: làm ầm ĩ cả thế giới bằng những khẩu hiệu cách mạng của mình mà bất chấp mọi lý trí lành mạnh, mà không có sự hiểu biết và cân nhắc các quan hệ thực tại thì có nực cười hay không? 

Nhiệm vụ của báo đảng là gì? Trước tiên là tiến hành những cuộc thảo luận, chứng minh, phát triển và bảo vệ những yêu cầu của đảng, bác bỏ và lật đổ những tham vọng và những luận điểm của phe thù địch. Những nhiệm vụ của báo chí dân chủ Đức là gì? Chứng minh tính tất yếu của một nền dân chủ, rút ra tính vô dụng của hình thức cai trị hiện hành đại biểu cho lợi ích của tầng lớp qúy tộc ở mức độ này hay mức độ khác, từ tình hình thiếu một chế độ lập hiến, trong đó chính quyền sẽ chuyển vào tay giai cấp tư sản, từ tình hình nhân dân không có điều kiện cải thiện tình cảnh của họ chừng nào họ còn chưa nắm được chính quyền. Như vậy là báo chí phải làm sáng tỏ những nguyên nhân của sự áp bức của tầng lớp quan lại tầng lớp quý tộc và giai cấp tư sản mà những người vô sản, những người tiểu nông và tiểu tư sản thành thị phải chịu, vì chính họ hình thành "nhân dân" ở Đức; phải làm sáng tỏ cái gì đã quyết định sự xuất hiện không những của ách áp bức chính trị mà trước hết là của ách áp bức xã hội và việc ách áp bức đó có thể bị thủ tiêu bằng những thủ đoạn gì; phải chứng minh rằng việc những người vô sản, tiểu nông và tiểu tư sản thành thị giành chính quyền là điều kiện tiên quyết để vận dụng những thủ đoạn đó. Tiếp đến, nó phải nghiên cứu xem có thể hy vọng, đến mức độ nào, vào việc thực hiện ngay lập tức nền dân chủ; đảng có trong tay những thủ đoạn gì và đảng phải liên hợp với những dảng phái nào khi đảng hãy còn quá yếu để có thể hành động độc lập. --Nhưng ông Heinzen đã hoàn thành dù chỉ là một trong tất cả những nhiệm vụ đó chưa? Chưa. Ông cũng chẳng buồn bỏ công sức làm việc đó. Ông chẳng giải thích gì cho nhân dân, tức là cho những người vô sản, tiểu nông và tiểu tư sản thành thị. Ông chưa hề nghiên cứu tình hình các giai cấp và các đảng phái. Ông chỉ làm có độc một việc là biểu diễn những bản biến tấu trên cùng một chủ đề: hãy đánh nó đi, hãy đánh nó đi, hãy đánh nó đi! Và ông Heinzen keu gọi ai bằng nhưng lời truyền đạo cách mạng của mình? Trước tiên là những người tiểu nông là giai cấp, ở thời đại chúng ta, ít có khả năng nhất để thể hiện tính năng động cách mạng. Trong sáu trăm năm trở lại đây, thành thị đã là những trung tâm phát sinh ra mọi phong trào tiến bộ; còn trong những phong trào dân chủ độc lập của mình, dân chúng nông thôn (Wat Tyler, Jack Cade, Jacquerie, Chiến tranh nông dân), một là lần nào cũng đều giữ thái độ phản động, mà hai là lần nào cũng bị đàn áp59. Giai cấp vô sản công nghiệp thành thị đã trở thành hạt nhân của mọi phong trào dân chủ hiện đại; những người tiểu tư sản và hơn thế nữa, những người nông dân đều hoàn toàn lệ thuộc vào tính chủ động của nó. Cuộc cách mạng Pháp năm 1789 và lịch sử hiện đại của nước Anh, nước Pháp và các bang miền đông nước Mỹ đều chứng minh điều đó. Thế mà giờ đây, ở thế kỷ XIX, ông Heinzen lại đi đặt hy vọng vào cuộc nổi loạn của nông dân! 

Thế nhưng ông Heinzen cũng có hứa hẹn cả những cải cách xã hội. Tất nhiên là thái độ thờ ơ của nhân dân đối với những lời kêu gọi của ông ta đã dần dà buộc ông ta phải đi tới điều này. Mà những cải cách gì vậy? Chính là những cải cách mà bản thân những người cộng sản đưa ra, như những biện pháp chuẩn bị xóa bỏ quyền tư hữu. Điều duy nhất khả dĩ có thể chấp nhận được của Heinzen thì ông ta lại đi vay mượn của những người cộng sản, của chính những người cộng sản mà ông ta công kích kịch liệt như vậy. Mà ngay những cái đó có vào tay ông ta đi nữa cũng biến thành điều phi lý hoàn toàn và ảo tưởng thuần túy. Tất cả những biện pháp nhằm mục đích hạn chế cạnh tranh và tích tụ những tư bản lớn vào tay một số cá nhân, mọi sự hạn chế hay thủ tiêu quyền thừa kế, mọi công tác tổ chức lao động của nhà nước, v.v., - tất cả những biện pháp đó, với tư cách là những biện pháp cách mạng, chẳng những là có thể thực hiện được mà thậm chí còn là tất yếu. Chúng có thể được thực hiện, vì toàn giai cấp vô sản đứng lên khởi nghĩa đều tán thành chúng và trực tiếp ủng hộ chúng bằng cánh tay có vũ trang. Chúng có thể được thực hiện, mặc dù có tất cả những khó khăn và trở ngại mà các nhà kinh tế học nêu lên làm lý lẽ để phản đối chúng, bởi vì chính những khó khăn và trở ngại đó sẽ buộc giai cấp vô sản phải tiến lên ngày càng xa hơn nữa, đến chỗ thủ tiêu hoàn toàn quyền tư hữu để khỏi lại bị mất những gì họ đã giành được. Chúng có thể được thực hiện với tư cách là những biện pháp chuẩn bị, với tư cách là những bước trung gian quá độ tiến tới thủ tiêu vậy mà thôi. 

Nhưng ông Heinzen nêu lên những biện pháp đó như là những biện pháp cuối cùng và bất di bất dịch. Chúng không cần chuẩn bị gì, chúng phải là những biện pháp kết thúc. Đối với ông, chúng không phải là phương tiện mà là mục đích. Chúng được tính toán không phải cho một trạng thái xã hội cách mạng, mà cho một trạng thái xã hội tư sản thanh bình. Nhưng vì thế mà chúng trở thành không thể thực hiện được và đồng thời là phản động. Các nhà kinh tế học tư sản hoàn toàn đúng khi họ, đối lập với Heinzen, mô tả những biện pháp đó như là những biện pháp phản động nếu so với cạnh tranh tự do. Cạnh tranh tự do là hình thái tồn tại cuối cùng, cao nhất, phát triển nhất của quyền tư hữu. Cho nên, tất cả những biện pháp lấy việc duy trì quyền tư hữu làm tiền đề nhưng vẫn nhằm chống lại cạnh tranh tự do, đều là phản dộng và thiên về phục hồi những giai đoạn phát triển thấp của quyền tư hữu. Vì vậy, rút cục lại, chúng vẫn sẽ bị phá sản do có cạnh tranh, và kéo theo việc khôi phục tình trạng hiện nay. Những ý kiến phản đối này của các ngài tư sản là những ý kiến sẽ mất ngay hiệu lực khi chúng ta coi những cải cách xã hội kể trên là mesures de salut public2 đơn thuần, là những biện pháp cách mạng và quá độ, mang tính chất hủy diệt đối với nền cộng hòa nông nghiệp - xã hội chủ nghĩa - đen - đỏ - vàng của ông Heinzen. 

Tất nhiên, ông Treinzen tưởng tượng rằng có thể tùy tiện thay đổi và điều chỉnh những quan hệ sở hữu, quyền kế thừa, v.v.. Tất nhiên, ông Heinzen, một trong những người dốt nát nhất ở thế kỷ này, có thể không biết rằng những quan hệ sở hữu của mỗi thời đại là kết quả tất yếu của phương thức sản xuất và trao đổi vốn có của thời đại đó. Ông Heinzen có thể không biết rằng không thể biến chế độ sở hữu ruộng đất lớn thành chế độ sở hữu ruộng đất nhỏ, nếu không thay đổi toàn bộ phương thức kinh doanh nông nghiệp: rằng trong trường hợp ngược lại, chế độ sở hữu ruộng đất lớn sẽ lại nhanh chóng được phục hồi. Ông Heinzen có thể không biết rằng giữa nền công nghiệp lớn hiện đại, sự tập trung tư bản và sự hình thành giai cấp vô sản, có mối liên hệ chặt chẽ như thế nào. Ông Heinzen có thể không biết rằng một nước phụ thuộc và bị nô dịch về mặt công nghiệp như nước Đức chỉ có thể cho phép mình mạo hiểm tiến hành một cuộc cải tạo quan hệ sở hữu phù hợp với lợi ích của giai cấp tư sản và cạnh tranh tự do mà thôi. 

Nói tóm lại, ở những người cộng sản, những biện pháp đó là hợp lý, vì họ coi chúng không phải như là những biện pháp tùy tiện, mà là những kết quả tất yếu, tự chúng bắt nguồn từ sự phát triển của công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, phương tiện giao thông vận tải, từ sự phát triển của cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản do sự phát triển trên kia quyết định: và chúng sẽ bắt nguồn từ đó không phải như những biện pháp cuối cùng mà như mesures de salut public quá độ do bản thân cuộc đấu tranh giai cấp cũng mang tính chất quá độ, quyết định. 

ở ông Heinzen, những biện pháp này không hợp lý chút nào vì ở ông, chúng biểu hiện ra là những ảo tưởng tiểu thị dân về một sự cải thiện thế giới, được nghĩ ra một cách hoàn toàn tùy tiện, vì ông cũng chẳng ám chỉ gì đến mối liên hệ giữa những biện pháp ấy với sự phát triển lịch sử: vì ông không mảy may quan tâm đến khả năng thực hiện những dự án của ông trong thực tiễn: vì ông không cố gắng trình bày những quy luật bất di bất dịch của nền sản xuất mà ngược lại, lại cố gắng dùng những sắc lệnh để thủ tiêu những quy luật đó. 

Và cũng ông Heinzen đó, con người chỉ tiếp thu những yêu cầu của những người cộng sản sau khi đã thô bạo bóp méo chúng và biến chúng thành những ảo tưởng thuần túy - cũng ông Heinzen đó lại trách những người cộng sản là "tạo ra mớ bòng bong trong đầu những người chưa được giáo dục", là "chạy theo những ảo tưởng" và "bỏ mất mảnh đầt hiện thực (!) dưới chân"! 

Ông Heinzen là như vậy đó trong toàn bộ hoạt động tuyên truyền của ông ta, và chúng ta công khai tuyên bố rằng chúng ta coi hoạt động tuyên truyền đó là dứt khoát có hại và xúc phạm đến toàn Đảng cấp tiến Đức. Nhà chính luận của đảng phải có những phẩm chất hoàn toàn khác những phẩm chất của ông Heinzen, một trong những người dốt nát nhất thế kỷ chúng ta, như đã nói ở trên. Có lẽ ông Heinzen cũng tràn đầy những nguyện vọng tốt đẹp nhất, có lẽ ông ta là một con người vững vàng nhất châu Âu trong những quan niệm của mình. Chúng ta còn biết bản thân ông ta là một người lương thiện và có lòng dũng cảm cùng tính cương nghị. Nhưng tất cả những cái đó vẫn chưa đủ để làm nhà chính luận của đảng. Muốn làm nhà chính luận của đảng, phải có một cái gì hơn là những quan niệm dứt khoát, những nguyện vọng tốt dẹp và giọng nói của Stentor. Muốn làm nhà chính luận của đảng phải có nhiều trí tuệ hơn một chút, nhiều sự phân minh trong tư tưởng hơn một chút, một văn phong tốt hơn và kiến thức rộng hơn so với những cái mà ông Heinzen có được và như kinh nghiệm lâu năm từng cho thấy, so với những gì mà nhìn chung ông ta có thể tiếp thu được. 

Tuy vậy, ông Heinzen đã bỏ chạy mà vẫn cứ phải trở thành một nhà chính luận của đảng. Ông buộc lòng phải cố thử tổ chức cho ông một đảng trong số những người cấp tiến. Như vậy là ông đã chiếm lấy một cương vị không vừa sức ông, và những cố gắng vô hiệu của ông nhằm với tới tầm cao của cương vị ấy, chỉ làm ông trở nên lố bịch. Nếu những người cấp tiến Đức khiến cho ông có lý do để ông nhận là đại diện cho họ, thì ông cũng đâm ra lố bịch mà nói rằng mình đại biểu cho họ và cuối cùng, cũng làm cho họ trở thành một trò cười. 

Nhưng ông Heinzen không đại biểu cho những người cấp tiến Đức. Họ có những người đại biểu khác hẳn, như Jacoby và những người khác. Ông Heinzen không đại diện cho ai và không được ai công nhận làm người đại diện, có chăng là trừ một số ít các nhà tư sản Đức cấp tiến cho công tác tuyên truyền của ông. Vả lại chúng ta lầm đấy. ở Đức có một giai cấp công nhận ông là người đại diện cho nó, được ông cổ vũ, vì ông mà hò hét đến rát họng, vì ông mà cố gắng át tiếng nói của tất cả những khách hàng quen của quán rượu (y hệt như kiểu, theo lời ông Heinzen, những người cộng sản "đã lớn tiếng át cả tiếng nói của tất cả phe đối lập trong văn học"). Giai cấp đó là giai cấp những kẻ commis -voyageurs3 đông đảo, có văn hóa, có ý nghĩ tốt lành và có thế lực. 

Và ông Heinzen đó yêu cầu những người cộng sản công nhận ông làm người đại diện cho những người tư sản cấp tiến và tranh luận với ông như với một người ở cương vị đó! 

Tất cả những điều trình bày trên đã cung cấp đầy đủ căn cứ để biện hộ cho cuộc bút chiến của những người cộng sản chống lại ông Heinzen. Trên số báo sau, chúng ta sẽ bàn tới những lời chỉ trích của ông Heizen đối với những người cộng sản trong số báo 77 đã được nhắc tới trên kia của tờ báo này. 

Nếu như chúng tôi không tin chắc rằng ông Heinzen hoàn toàn không xứng với vai trò một nhà chính luận của đảng thì chúng tôi đã khuyên ông nghiên cứu thật kỹ "Misère de la philosophic" của Mác. Nhưng than ôi, chúng tôi chỉ có thể đáp lại lời ông khuyên chúng tôi nên dọc "Chính trị mới "60 của Frobel bằng một lời khuyên khác là: ngồi yên và bình tĩnh đợi "cuộc chiến đấu". Chúng tôi tin là ông Heinzen tỏ ra là một nhà chính luận tồi bao nhiêu thì ông sẽ tỏ ra là một viên tiểu đoàn trưởng giỏi bấy nhiêu. 

Để ông Heinzen không còn có lý do than phiền về những lời công kích khuyết danh, chúng tôi xin ký tên vào bài báo này. 

[Bài thứ hai]

Như chúng tôi đã làm sáng tỏ vấn đề này ở bài báo thứ nhất, những người cộng sản công kích ông Heinzen không phải vì ông không là cộng sản, mà vì ông là một nhà chính luận tồi của đảng dân chủ. Họ công kích ông không phải với tư cách những người cộng sản, mà với tư cách những người dân chủ. Việc chính những người cộng sản đã mở cuộc luận chiến chống lại ông là chuyện ngẫu nhiên đơn thuần. Giả thử trên thế giới, không có người cộng sản nào cả, thì những người dân chủ sẽ phải lên tiếng chông lại ông Heinzen. Toàn bộ cuộc tranh luận này chỉ bàn đến những điều sau đây: 1) với tư cách nhà chính luận và nhà tuyên truyền của đảng, ông Heinzen có khả năng mang lại lợi ích cho lực lượng dân chủ Đức hay không, điều này chúng tôi phủ nhận, 2) những phương pháp tuyên truyền của ông Heinzen có đúng đắn hay, ít ra, có thể chấp nhận được hay không, điều này chúng tôi cũng phủ nhận. Như vậy là câu chuyện bàn ở đây không phải là về chủ nghĩa cộng sarn và không phải là về nền dân chủ mà chỉ là về cá nhân con người và những chuyện lố lăng cá nhân của ông Heinzen. 

Trong những điều kiện hiện nay, những người cộng sản chẳng những hoàn toàn không muốn khởi xướng ra những cuộc tranh luận vô bổ với những người dân chủ, mà nói cho đúng ra trong lúc này, bản thân những người cộng sản lại là những người dân chủ trong tất cả các vấn đề thực tiễn của đảng. Hậu quả tất yếu của nền dân chủ ở tất cả các nước văn minh là quyền thống trị chính trị của giai cấp vô sản, mà quyền thống trị chính trị của giai cấp vô sản là tiền đề đầu tiên của tất cả mọi biện pháp cộng sản chủ nghĩa. Cho nên, chừng nào còn chưa giành được nền dân chủ thì những người cộng sản và những người dân chủ còn kẻ vai sát cánh chiến đấu, và lợi ích của những người dân chủ cũng là lợi ích của chính những người cộng sản. Cho tới lúc đó thì những bất đồng giữa hai đảng đều mang tính chất lý luận thuần túy và có thể làm đối tượng tuyệt vời cho những cuộc tranh luận lý luận, nhưng chẳng vì thế mà gây tổn hại gì cho những hành động chung. Thậm chí sẽ có thể có xung đột về một số biện pháp sẽ phải tiến hành không chậm trễ sau khi giành được nền dân chủ, nhằm mưu lợi ích cho những giai cấp trước đây bị áp bức, như chuyển nền đại công nghiệp, đường sắt, v.v. cho nhà nước quản lý, giáo dục tất cả mọi trẻ em do nhà nước đài thọ, v.v.. 

Nhưng ta hãy trở lại với ông Heinzen. 

Ông Heinzen tuyên bố không phải ông khởi xướng cuộc tranh luận với những người cộng sản mà chính họ đã gây ra trước với ông. Như vậy, chúng tôi có trước mặt mình một luận cứ theo kiểu phu khuân vác mà vẽ chuyện này chúng tôi sẽ không đôi co với ông. Ông gọi sự xung đột của ông với những người cộng sản là "sự chia rẽ vô lý mà những người cộng sản gây ra trong phe cấp tiến Đức, Heinzen khẳng định rằng ba năm trước đây, ông cố gắng đem hết sức lực và mọi phương sách có thể có được để ngăn chặn sự phân liệt đang đến gần. Những cố gắng không kết quả đó đã mang lại hậu quả là những người cộng sản công kích ông ta. 

Ba năm trước đây, như mọi người đều rất rõ, ông Heinzen hãy còn hoàn toàn chưa thuộc vào phe những người cấp tiến. Khi ấy, ông là người ủng hộ một sự tiến bộ trong khuôn khổ pháp luật và là một người thuộc phái tự do. Cho nên những bất đồng với ông hoàn toàn không có nghĩa là sự chia rẽ trong phe cấp tiến. 

Vào đầu năm 1845, ông Heinzen gặp gỡ những người cộng sản tại đây, ở Bruy-xen. Những người đó chẳng những hoàn toàn không nghĩ đến chuyện công kích ông Heinzen về cái gọi là chủ nghĩa cấp tiến chính trị của ông ta, mà đúng hơn là đã hết sức cố gắng thúc đẩy ông Hein- zen khi đó hãy còn thuộc phe tự do, chuyển sang lập trường của chính chủ nghĩa cấp tiến ấy. Nhưng vô ích. Chỉ có ở Thụy-sĩ, ông Heinzen mới trở thành một nhà dân chủ. 

"Về sau tôi càng ngày càng tin vào (!) tính tất yếu của một cuộc đấu tranh quyết liệt chống lại những người cộng sản", - do đó ngày càng tin vào tính tất yếu của sự chia rẽ vô nghĩa trong phe cấp tiến! Chúng tôi xin hỏi các nhà dân chủ Đức: một kẻ mâu thuẫn với chính bản thân mình một cách nực cười đến thế có xứng đáng làm nhà chính luận của đảng không? 

Nhưng những người cộng sản, theo lời khẳng định của ông Heinzen, đã lên tiếng công kích ông ta, là những người nào thế? Những lời bóng gió dẫn ở trên và đặc biệt là những lời buộc tội những người cộng sản tiếp theo sau đó cho ta câu trả lời rõ ràng về vấn đề ấy. Những người cộng sản, ông Heinzen nói, 

"đã lớn tiếng át cả tiếng nói của tất cả phe đối lập trong văn học, họ đă tạo ra mớ bòng bong trong đầu những người chưa được giáo dục, dèm pha các nhà hoạt động cấp tiến nhất, một cách bất nhã hết chỗ nói, họ ... cố hết sức làm tê liẹt cuộc đấu tranh chính trị, hơn thế nữa, họ liên hợp ... rút cục lại một cách công khai với những lực lượng phản động. Thêm vào đó là trong đời sống thực tiễn, hẳn do ảnh hưởng của học thuyết của họ, họ thường rơi xuống vai trò của những kẻ âm mưu đê tiện và giả dối... " 

Từ trong màn sương vô định những lời buộc tội đó, hiện ra một hình tượng rất rõ: hình tượng kẻ đầu co văn học, ông Karl Grĩn. Ba năm trước đây, ông Grún cỏ thù oán cá nhân với ông Heinzen. Nhân chuyẹn ây, ông Grùn đã lên tiêng công kích ông Heinzen tren tờ "Trier'sche Zeitung", ông Grĩn thử cố lớn tiếng át cả tiếng nói của tất cả phe đối lập trong văn học, ông Grĩn cố hết sức làm tê liệt cuộc đấu tranh chính trị, v.v.. Song ông Grĩn là người đại biểu cho chủ nghĩa cộng sản từ khi nào vậy? Ba năm trước đây, ông ta có ý đồ gần gũi với những người cộng sản, nhưng ông ta chưa bao giờ được công nhận là người cộng sản, chưa bao giờ ông ta công khai tự xưng là người cộng sản và hơn một năm trước đây, ông ta thậm chí còn thấy cần phải lên tiếng chống lại những người cộng sản. 

Ngay khi ấy Mác đã hoàn toàn phủ nhận ông Grĩn trước mặt ông Heinzen và sau này, ngay khi có cơ hội đầu tiên, đã công khai miêu tả ông ta theo đúng chân tướng của ông ta. 

Còn về lời vu khống cuối cùng, "đê tiện và giả dối", của ông Heinzen đối với những người cộng sản thì nó có cơ sở của nó, đó là một việc đáng tiếc xảy ra giữa ông Grĩn và ông Heinzen chứ không phải cái gì khác. Sự việc đáng tiếc đó có liên quan đến hai vị kể trên chứ không hề liên quan đến những người cộng sản. Chúng tôi thậm chí còn không biết những tình tiết của sự việc đáng tiếc đó tới mức có thể đưa ra nhận định của chúng tôi về việc đó. Tuy nhiên, ta hãy giả dụ là ông Heinzen đúng. Nhưng nếu sau khi Mác và những người cộng sản khác đã phủ nhận nhân vật can dự vào sự việc đáng tiếc đó, nếu sau khi đã rõ như ban ngày là nhân vật có can dự đó chưa bao giờ là người cộng sản, -- nếu sau tất cả những cái đó mà ông Heinzen vẫn cứ tiếp tục quy sự việc đáng tiếc đó là hậu quả không tránh khỏi của học thuyết cộng sản thì đó là một sự hèn hạ vô cùng. 

Vả lại, nếu trong những lời buộc tội đã dẫn ở trên của mình, ông Heinzen có ý nói đến cả những người khác, ngoài ông Grĩn ra, thì điều này chỉ liên quan tới những nhà xã hội chủ nghĩa chân chính mà lý luận thật sự phản động đã bị những người cộng sản phủ nhận từ lâu. Tất cả những đại biểu có khả năng phát triển của cái phái hiện nay đã hoàn toàn tan rã đó đều đã chuyển sang phía những người cộng sản và chính họ giờ đây đang công kích chủ nghĩa xã hội chân chính ở bất cứ nơi nào nó còn xuất đầu lộ diện. Cho nên, một lần nữa, ông Heinzen để lộ sự dốt nát vô chừng thường thầy ở ông, khi ông lại di khai quật những điều tưởng tượng đã bị chôn vùi từ lâu đó lên, để đổ trách nhiệm cho những người cộng sản. Sau khi chỉ trích ở đây những nhà xã hội chủ nghĩa chân chính, mà ông lẫn lộn với những người cộng sản, ông Heinzen liền ném vào những người cộng sản chính những lời buộc tội lố bịch mà những nhà xã hội chủ nghĩa chân chính đã đưa ra nhằm chống lại những người cộng sản. Cho nên, chính ra thì ông ta thậm chí cũng không có quyền công kích những nhà xã hội chủ nghĩa chân chính bởi vì trên một ý nghĩa nhất định, chính ông cũng thuộc về phái này. Trong khi những người cộng sản lên tiếng trên báo chí kịch liệt chống lại những nhà xã hội chủ nghĩa đó thì chính ông Heinzen nọ đã ngồi ở Zĩrich, nơi đây ông Ruge truyền thụ cho ông ta những mẫu chủ nghĩa xã hội chân chính chất chứa trong cái đầu rối bời của bản thân ông Ruge. Đích thực là ông Ruge đã tìm thấy một người học trò xứng đáng với ông thầy như vậy! 

Nhưng những người cộng sản chân chính ở đâu? Ông Heinzen nói đến những trường hợp ngoại lệ xứng đáng được tôn kính và tới những con người rất có tài mà ông tiên đoán là họ sẽ khước từ tình đoàn kết cộng sản (!). Những người cộng sản đã khước từ mọi thứ tình đoàn kết với những tác phẩm và những hành động của những nhà xã hội chủ nghĩa chân chính. Trong tất cả những lời chỉ trích dẫn ra ở trên, không có lấy một lời nào liên quan tới những người cộng sản, có lẽ chỉ trừ lời cuối cùng sau đây dài dằng dặc: 

"Những người cộng sản... lên mặt kênh kiệu về tính ưu việt tưởng tượng của họ, giễu cợt tất cả những gì có thể làm cơ sở để đoàn kết những người ngay thật1". 

Hẳn là qua đấy ông Heinzen ám chỉ những người cộng sản đã nhạo báng những lời lẽ đạo đức cao cả của ông và giễu cợt tất cả những tư tưởng, lòng từ thiện, sự công bằng, đạo đức, v.v. cao cả và thiêng liêng đó, những thứ mà, như ông Heinzen tưởng tượng, dường như làm thành cơ sở của bất kỳ xã hội nào. Lời chỉ trích này chúng tôi xin nhận. Mặc dù có sự phẫn nộ đạo đức của một con người ngay thật, của ông Heinzen, những người cộng sản sẽ không ngừng giễu cợt những chân lý vĩnh viễn đó. Thêm vào đấy những người cộng sản khẳng định rằng những chân lý vĩnh viễn đó không đời nào là cơ sở mà ngược lại, là sản phẩm của cái xã hội trong đó chúng hình thành. 

Và lại, nếu như ông Heinzen nhìn thấy trước là những người cộng sản sẽ khước từ đoàn kết với những người được ông tùy tiện xếp vào phe cộng sản thì khi ấy, tất cả những lời chỉ trích lố bịch và những lời vu khống đê tiện của ông ta dùng để làm gì? Nếu như ông Heinzen chỉ hiểu biết những người cộng sản qua phong thanh thôi, mà điều này thì hầu như đã rõ, nếu như ông hiểu biết họ - họ là những người như thế nào, cần đòi hỏi gì ở họ để tự họ đưa ra khái niệm chính xác hơn về họ, đề họ, nói thế này vậy, tự giới thiệu với ông - một cách ít ỏi đến như vậy thì phải có thái độ trơ tráo như thế nào để đi luận chiến với họ trong những điều kiện ấy? 

"Một sự hiểu biết chính xác về những người, nói cho đúng ra, đại biểu cho chủ nghĩa cộng sản hoặc của cả chủ nghĩa cộng sản dưới dạng thuần khiết, có lẽ sẽ làm cho đại bộ phận những người đi theo chủ nghĩa cộng sản và bị nó lợi dụng, hoàn toàn rời bỏ nó, và phản đối một yêu cầu như vậy, không phải chỉ có độc các vị ở tờ "Trier'sche Zeitung"". 

Và dưới đó mấy dòng: 

"ở những kẻ đích thực là cộng sản, có thể hy vọng rằng họ có đầy đủ tính chất nhất quán và thái độ thành thực" (ồ anh phi-li-xtanh cao thượng!), "để công khai tuyên bố học thuyết của họ và tách khỏi những kẻ không phải là cộng sản. Cần phải yêu cầu họ" (quả là cách nói kiểu phi-li-xtanh!) "đừng có duy trì một cách táng tận lương tâm(!) cái mớ bòng bong hình thành trong đầu óc hàng vạn con người đau khổ và không có học thức, bởi cái khả năng- trên thực tế là phi khả năng(!!)-- tưởng tượng hoặc bịa đặt là tìm thấy trên cơ sở quan hệ hiện thực, con đường đi tới thực hiện học thuyết đó(!). Nghĩa vụ (lại anh chàng phi-li-xtanh cao thượng đó) của những người cộng sản chân chính là hoặc làm cho mọi chuyện trở nên hoàn toàn rõ ràng đối với tất cả những đại biểu của khối người tăm tối đi theo mình và dẫn dắt họ tới mục tiêu đã định, hoặc tách rời khỏi họ, không lợi dụng họ". 

Ông Ruge sẽ có thể tự chúc mừng mình nếu như ông đã cho ra đời được ba đoạn phức tạp như vậy. Hoàn toàn tương hợp với những yêu cầu có tính chất phi-li-xtanh là sự rối rắm trong tư tưởng vốn có ở anh phi-li-xtanh: nghe đâu anh ta chỉ quan tâm tới thực chất của vấn đề, còn hình thức thì tuyệt nhiên không, và chính vì vậy mà anh ta nói ra cái điều trái ngược hẳn với cái định nói. Ông Heinzen yêu cầu những người cộng sản phải tách khỏi những người cộng sản giả hiệu. Họ phải chấm dứt tình trạng rối như mớ bòng bong (ông muốn nói thế) sinh ra từ sự lẫn lộn giữa hai phái khác nhau. Nhưng ngay sau khi hai từ này, - "những người cộng sản" và "mớ bòng bong", va chạm với nhau trong đầu ông thì chính trong cái đầu ấy xuất hiện cái mớ bòng bong. Ông Heinzen bị mất luồng suy nghĩ. Cái công thức cửa miệng của ông là những người cộng sản nói chung gây nên mớ bòng bong trong đầu những người không có học thức, cứ luẩn quẩn dưới chân ông, ông quên khuấy những người cộng sản thật và những người cộng sản giả; với vẻ bất lực hài hước, ông vấp phải đủ loại khả năng, thực tế là phi khả năng được tưởng tượng ra và bịa đặt ra và sau hết, ngã sóng sượt trên mảnh đất của những quan hệ hiện thực, ở đây ông lại hồi tỉnh. Giờ đây, ông lại thấy rằng vấn đề hoàn toàn không phải ở chỗ cái này hay cái nọ có thể thực hiện được hay là không thể thực hiện được, rằng ông, nói đúng ra, muốn nói về một cái gì hoàn toàn khác kia. Ông lại quay trở về với chủ đề của ông, nhưng ông hãy còn choáng váng tới mức thậm chí không gạch bỏ câu văn tuyệt mỹ trong đó ông đã làm trò leo giây múa rối miêu tả ở trên. 

Văn phong của ông Hienzen là như vậy đó. Còn về thực chất vấn đề thì chúng tôi xin nhắc lại rằng ông Heinzen đã làm như một người Đức ngay thật là đưa những yêu cầu của ông ra quá muộn, rằng những người cộng sản đã từ lâu phủ nhận những nhà xã hội chủ nghĩa chân chính. Rồi sau đó, ở đây, chúng ta lại thấy rằng dùng tới cách ném đá giấu tay tung ra những lời vu khống thì tuyệt nhiên không phải là một cái gì trái với tính cách của anh Phi-li-xtanh cao thượng. Nhất là ông Heinzen ám chỉ hoàn toàn rõ rằng các nhà chính luận cộng sản chỉ lợi dụng những công nhân cộng sản. Ông tuyên bố khá thẳng thắn là nếu các nhà chính luận đó trình bày công khai các quan điểm của họ thì sẽ làm cho cái khối đại bộ phận những người chủ yếu bị họ lợi dụng sẽ hoàn toàn rời bỏ chủ nghĩa cộng sản. Ông coi các nhà chính luận cộng sản như những nhà tiên tri, những thầy bói hay thầy cúng nắm được sự anh minh huyền bí mà họ giữ bên mình và giấu không cho những con người không học thức biết, để dắt mũi họ. Tất cả những yêu cầu có tính chất phi-li-xtanh cao thượng của ông đòi những người cộng sản phải làm cho tất cả mọi chuyện trở nên rõ ràng đối với tất cả những người đại biểu cho khối quần chúng tăm tối mà không lợi dụng họ, chắc chắn xuất phát từ giả thuyết cho rằng dường như những nhà trước tác cộng sản chủ nghĩa thiết tha với việc kìm hãm công nhân trong cảnh tăm tối và dốt nát, dường như họ chỉ lợi dụng họ tương tự như những nhà khai sáng61 ở thế kỷ trước muốn lợi dụng nhân dân. Cái quan niệm nhạt nhẽo đó buộc ông Heinzen phải nhắc đi nhắc lại không đúng chỗ, đúng lúc, ở khắp mọi nơi, cái mớ bòng bong trong đầu óc những con người không có học thức và, để trừng phạt ông thì buộc ông không nói thẳng mà phải làm trò ảo thuật nhào lộn về mặt ngôn từ. 

Chúng tôi chỉ vạch ra những lời vu khống đó, chúng tôi sẽ không bác bỏ chúng. Chúng tôi xin để những người công nhân cộng sản tự phán xét vấn đề này. 

Sau hết, sau tất cả những lời nhận xét, những sự quanh co tránh né, những yêu cầu, những lời vu khống và những động tác nhào lộn có tính chất giáo đầu đó của ông Heinzen, chúng ta đi vào những lời công kích có tính chất lý luận và những luận cứ của ông chống lại những người cộng sản. 

Ông Heinzen 

"nhận thấy hạt nhân của học thuyết cộng sản, nói một cách giản đơn là việc thủ tiêu tài sản tư hữu (kể cả tài sản kiếm được bằng lao động của bản thân) và nguyên tắc sử dụng chung những phúc lợi ở trần gian, hậu quả tất nhiên của việc thủ tiêu đó". 

Ông Heinzen tưởng tượng rằng chủ nghĩa cộng sản là một thứ học thuyết, xuất phát từ một nguyên tắc lý luận nhất dịnh như từ hạt nhân của nó, và từ đó rút ra những kết luận tiếp theo. Ông Heinzen nhầm to. Chủ nghĩa cộng sản không phải là một học thuyết mà là một phong trào. Nó xuất phát không phải từ những nguyên tắc mà từ những sự thực. Những người cộng sản không lấy thứ triết học này nọ, mà lấy toàn bộ quá trình lịch sử trước đây và đặc biệt là những kết quả thực tế của quá trình trước mắt tại các nước văn minh, làm tiền đề của họ. Chủ nghĩa cộng sản nảy sinh ra từ nền đại công nghiệp và những hậu quả của đại công nghiệp, từ sự xuất hiện của thị trường thế giới và cuộc cạnh tranh không thể kìm hãm được do sự xuất hiện của thị trường thế giới gây ra; từ những cuộc khủng hoảng thương nghiệp ngày càng có tính chất phá hoại và tính chất phổ biến và giờ đây đã hoàn toàn trở thành những cuộc khủng hoảng của thị trường thế giới; từ sự hình thành ra giai cấp vô sản và sự tích tụ của tư bản; và từ cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản do đó mà nảy sinh ra. Chủ nghĩa cộng sản, ở mức độ nó là lý luận, là sự biểu hiện lý luận của lập trường của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh đó và sự khái quát lý luận của những điều kiện giải phóng của giai cấp vô sản. 

Giờ đây, ông Heinzen không thể không hiểu rằng muốn phán xét về chủ nghĩa cộng sản thì cần có một cái gì đó nhiều hơn việc nhận thấy hạt nhân của nó, nói một cách giản đơn, sự thủ tiêu tài sản tư hữu; rằng ông nên bắt tay vào nghiên cứu nghiêm chỉnh kinh tế chính trị học thì tốt hơn là cứ ba hoa suông về sự thủ tiêu tài sản tư hữu; rằng ông không thể có chút xíu khái niệm gì về những hậu quả mà việc thủ tiêu tài sản tư hữu phải dẫn tới, nếu ông không hiểu biết cả những tiền đề của nó. 

Trong vấn đề cuôi cùng này, ông Heinzen tỏ ra dốt nát nghiêm trọng tới mức ông thậm chí cho rằng dường như việc "sử dụng chung những phúc lợi ở trần gian" (một thành ngữ không đến nỗi tồi) là hậu quả của việc thủ tiêu tài sản tư hữu. Trên thực tế, chính lại xảy ra điều trái ngược lại. Do đại công nghiệp, do sự phát triển của sản xuất cơ khí, của phương tiện giao thông vận tải, do thương nghiệp thế giới cũng có những quy mô khổng lồ tới mức các nhà tư bản riêng lẻ càng ngày càng không thể kinh doanh được; do những cuộc khủng hoảng của thị trường thế giới ngày càng dữ dội, cung cấp cho chúng ta bằng chứng hùng hồn nhất về vấn đề này; do chỗ lực lượng sản xuất và các thủ đoạn trao đổi của phương thức sản xuất và trao đổi hiện đại càng ngày càng lớn vượt ra ngoài khuôn khổ trao đổi cá nhân và tài sản tư hữu; tóm lại do đã sắp tới lúc mà việc xã hội phải quản lý công nghiệp, nông nghiệp, trao đổi trở thành một tất yếu vật chất đối với bản thân công nghiệp, nông nghiệp và trao đổi do tất cả những cái đó mà tài sản tư hữu sẽ bị thủ tiêu. 

Khi ông Heinzen tách rời như vậy việc thủ tiêu chế độ tư hữu, - điều này tất nhiên là tiền đề giải phóng giai cấp vô sản, - với những tiền đề của bản thân việc thủ tiêu đó khi ông xem xét nó bên ngoài mọi mối liên hệ với thế giới hiện thực như một điều bịa đặt ngu ngốc đơn giản nơi thư phòng thì nó trở thành câu văn sáo thuần túy mà ông chỉ có thể dùng để nói lên điều nhảm nhí tầm thường. Ông đã làm đúng thế: 

"Bằng việc thủ tiêu mọi tài sản tư hữu đã nhắc tới ở trên, chủ nghĩa cộng sản tất nhiên thủ tiêu cả sự tồn tại độc lập của cá nhân riêng biệt" (như vậy là ông Heinzen buộc cho chúng tôi vào tội có khuynh hướng làm cho con người trở thành những đứa trẻ Thái-lan sinh đôi4). "Hậu quả của việc này lại vẫn là việc mỗi cá nhân riêng biệt gia nhập vào một đơn vị kinh tế có tính chất trại lính được tổ chức na ná (!!) như kiểu công xã (xin bạn đọc độ lượng hãy nhớ cho là tất cả những cái đó, như mọi người đều công nhận, chỉ là hậu quả của những lời ba hoa của bản thân ông Heinzen về sự tồn tại độc lập của cá nhân riêng biệt). "Qua đây, chủ nghĩa cộng sản thủ tiêu cá tính ... độc lập ... tự do".. (Luận điệu cũ rích của những nhà xã hội chủ nghĩa chân chính và các ngài tư sản. Dường như những cá nhân hiện đại, do sự phân công lao động mà đã trở thành - trái với ý muốn của họ - những thợ giầy, công nhân nhà máy, tư sản, luật gia, nông dân, tức là những tên nô lệ của một nghề nghiệp nhất định và của những tập tục, lối sống, định kiến, tính thiển cận, v.v., làm như thể còn có một cá tính nào đấy nữa có thể bị thủ tiêu!) "Chủ nghĩa cộng sản đem cá nhân riêng biệt cùng tài sản tư hữu kiếm được -- một đặc trưng hoặc cơ sở tất yếu của cá nhân ấy", (chữ "hoặc" đó mới tuyệt chứ!)- "làm tế vật dâng lên bóng ma cộng đồng hoặc xã hội" (ở đây chẳng phải là câu nói của Stimer hay sao?) "trong khi đó thi nền cộng đồng có thể và phải" (phải!!) "không được là mục đích mà chỉ là thủ đoạn cho mỗi cá nhân riêng biệt". 

Ông Heinzen đặc biệt coi trọng tài sản tư hữu kiếm được và qua đấy, chứng tỏ thêm một lần nữa rằng ông tuyệt đối không am hiểu đối tượng mà ông đề cập tới. 

Thật đáng tiếc, sự công bằng phi-li-xtanh cao thượng mà ông Heinzen định chiếu theo để cố đem cho mỗi người những gì người đó kiếm được, lại bị nền đại công nghiệp quy về con số không. Chừng nào nền đại công nghiệp còn chưa đạt tới một trình độ phát triển khiến nó có thể hoàn toàn thoát khỏi những gông xiềng của tài sản tư hữu thì chừng đó, nó vẫn không cho phép phân phối sản phẩm của nó theo một cách nào khác, ngoài cái cách hiện hành, thì chừng đó, nhà tư bản vẫn cứ sợ bỏ túi món lợi nhuận của y, còn người công nhân ngày càng nhận rõ trong thực tiễn rằng tiền công tối thiểu là gì. Ông Proudhon đã mưu toan phát triển một cách có hệ thống nguyên tắc tài sản kiếm được và đặt nó vào mối liên hệ với các quan hệ hiện hành và như mọi người đều biết, đã bị thất bại hoàn toàn. Thật ra, ông Heinzen, sẽ không bao giờ dám thử làm như vậy vì muốn thế thì ông sẽ phải nghiên cứu vấn đề, điều mà ông sẽ không làm. Nhưng tấm gương của ông Proudhon có thể dùng làm bài học cho ông bớt phô cái tài sản kiếm được của ông ra trước công chúng. 

Nếu như sau tất cả những điều đó mà ông Heinzen vẫn ném vào những người cộng sản lời chỉ trích rằng họ chạy theo những ước mơ hão huyền và bỏ rơi mất mảnh đất hiện thực dưới chân thì lời chỉ trích ấy đụng chạm tới ai vậy? 

Ông Heinzen còn phát biểu tiếp nhiều điều khác nữa mà chúng tôi sẽ không nói tới làm gì. Chúng tôi chỉ xin nhận xét rằng ông càng đi xa bao nhiêu thì những câu văn của ông càng vụng về bấy nhiêu. Nguyên sự bất lực của ngôn ngữ của ông, biểu hiện trong việc hoàn toàn không biết lựa chọn từ ngữ thích hợp, cũng đã đủ để bôi nhọ bất kỳ đảng phái nào có ý định công nhận ông là đại biểu văn học của mình. Sự cứng rắn trong niềm tin của ông luôn luôn dẫn ông tới chỗ nói ra cái điều không phải là điều ông muốn nói. Mỗi câu văn của ông như vậy là chứa đựng hai điều vô nghĩa: một là điều vô nghĩa mà ông muốn nói ra và hai là điều vô nghĩa mà ông không muốn nói nhưng vẫn cứ nói ra. Trên kia, chúng tôi đã dẫn ra một thí dụ về điều này. Chúng tôi chỉ xin nhận xét thêm là ông Heinzen lặp lại cái quan điểm mê tín dị đoan cũ của ông về uy thế của các bậc vua chúa, khi ông nói rằng hiện nay cũng như xưa nay, chính quyền - cái chính quyền mà người ta cần phải lật đổ và chẳng phải cái gì khác hơn là chính quyền nhà nước - là nguồn gồc và thành trì của mọi sự vô quyền, rằng ông "gắng sức" thiết lập một nhà nước pháp quyền thực sự (!) và trong phạm vi của lâu đài ảo tưởng, "tiến hành tất cả những cuộc cải cách xã hội mà tính đúng đắn về mặt lý luận (!) và tính hiệu lực thực tế (!) của chúng bắt nguồn từ sự phát triển phổ biến (!) " !!! 

ý định tốt đẹp chừng nào thì văn phong tồi chừng ấy. Số phận của đức hạnh cao thượng trong cái thế giới tồi tệ này là như thế đó. 

Bị tinh thần thời đại làm cho trụy lạc 

Đã thành người Sans culotte ở hang, 

Nhảy múa tồi nhưng trong lồng ngực đầy lông lá, 

Kiêu hãnh mang một lòng quả cảm can tràng; 

......................................................................... 

Không tài ba,- nhưng có bản lĩnh62. 

Ông Heinzen sẽ bị những bài báo của chúng tôi làm cho phẫn nộ chính đáng, đúng như hành động của anh phi-li-xtanh cao thượng khi bị lăng nhục, tuy nhiên không vì thế mà ông sẽ thay đổi văn phong của ông cũng như phương thức cổ động làm mất danh dự và vô mục đích của ông đâu. Lời dọa dẫm của ông là đến ngày hành động quyết liệt sẽ trừng trị cho tím mày tím mặt, đã đem lại cho chúng tôi mấy phút vui vui. 

Tóm lại, những người cộng sản phải và muốn hành động chung với những người cấp tiến Đức. Nhưng họ vẫn dành cho mình quyền đập lại bất kỳ nhà chính luận nào xúc phạm đến danh dự của toàn phe nói chung. Vì lẽ đó chứ không vì lẽ gì khác mà chúng tôi thấy cần đập lại Heinzen. 

Bruy-xen, ngày 3 tháng mười 1847 

TáI Bút: Chúng tôi vừa nhận được một tập sách mỏng do một công nhân viết: "Nhà nước của Heinzen. Những nhận xét phê phán của Stephan". Bern, Ratzer63. Ông Heinzen sẽ có thể phấn khởi nếu như ông viết được tốt bằng một nửa người công nhân ấy. Qua tập sách này, ông Heinzen, ngoài những điều khác, sẽ có thể thấy khá rạch ròi tại sao công nhân lại không muốn nghe nói về nước cộng hòa nông nghiệp của ông. - Chúng tôi xin nhận xét thêm, đó là tập sách đầu tiên do một công nhân viết và tác giả của nó phát biểu không phải để lên lớp về đạo đức mà để thử giải thích những trận kịch chiến chính trị hiện thời bằng cuộc đấu tranh giữa các giai cấp trong xã hội. 

-------

1. một nhà bác học nghiêm túc 
2. những biện pháp cứu nguy xã hội. 
3. kẻ rao hàng 
4. Han-cơ và An-cơ là hai trẻ sinh đôi dính liền nhau ở Thái-lan năm 1811, bố người Trung-quốc, mẹ người Thái-lan.

 

 


C.Mác và Ph.Ăng-ghen: Toàn tập, t.4, tr.309-324 

Theo đúng bản đăng trên tờ "Deutsche Brĩsseler-Zeitung" số 79 và 80, ngày 3 và 7 tháng mười 1874 

 

 

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website