Nguồn gốc của gia đình, của sở hữu tư nhân và của nhà nước

Nhân có những công trình nghiên cứu của Lewis H. Morgan11 


[Lời tựa] 

Viết cho lần xuất bản thứ nhất năm 1884


Những chương sách sau đây, trên một mức độ nào đó, là sự thực hiện một di chúc. Chính Các Mác, chứ không phải ai khác, đã dự dịnh trình bày những kết quả của công trình nghiên cứu của Morgan, gắn với những kết luận của công cuộc nghiên cứu lịch sử theo quan điểm duy vật của mình - trong những giới hạn nào đó, tôi có thể nói là của cả hai chúng tôi- và chỉ bằng cách đó mới làm sáng tỏ được tất cả ý nghĩa của những kết quả ấy. Thật thế, ở châu Mỹ, Morgan đã phát hiện lại, theo cách của ông, quan điểm duy vật lịch sử mà Mác đã phát hiện ra cách đây bốn mươi năm, và tuân theo quan điểm đó khi so sánh thời đại dã man với thời đại văn minh thì trên những điểm chủ yếu ông cũng đã đi đến những kết quả giống như Mác. Và giống như bộ "Tư bản" đã bị bọn kinh tế học nhà nghề ở Đức sao chép một cách nhiệt tâm bao nhiêu thì cũng bị dìm đi một cách ngoan cố bấy nhiêu, tác phẩm "Ancient Society"1) của Morgan cũng bị bọn đại biểu của khoa học "tiền sử" ở Anh đối xử hoàn toàn y như thế. Tác phẩm này của tôi chỉ có thể thay thế một cách yếu ớt những gì mà người bạn đã quá cố của tôi không còn có thể làm được nữa mà thôi. Tuy nhiên, ở những đoạn trích tỉ mỉ rút từ cuốn sách của Morgan ra tôi đã có được những nhận xét phê phán mà tôi sẽ sao lại ở đây những khi thích hợp. 

Theo quan điểm duy vật, nhân tố quyết định trong lịch sử quy cho đến cùng, là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp. Nhưng bản thân sự sản xuất đó lại có hai loại. Một mặt là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt, ra thức ăn, quần áo và nhà ở và những công cụ cần thiết để sản xuất ra những thứ đó; mặt khác là sự sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền nòi giống. Những thiết chế xã hội, trong đó những con người của một thời đại lịch sử nhất định và của một nước nhất định đang sống, là do hai loại sản xuất đó quyết định: một mặt là do trình độ phát triển của lao động và mặt khác là do trình độ phát triển của gia đình. Lao động càng ít phát triển, khối lượng sản phẩm của lao động và do đó, của cải của xã hội càng bị hạn chế thì chế độ xã hội tỏ ra bị quan hệ dòng máu chi phối càng mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của sự phân chia xã hội dựa trên quan hệ dòng máu ấy, năng suất lao động ngày càng phát triển lên; cùng với năng suất đó thì chế độ tư hữu và trao đổi, những chênh lệch về của cải, khả năng sử dụng sức lao động của người khác, và do đó, cơ sở của các mâu thuẫn giai cấp cũng phát triển lên: những yếu tố xã hội mới đó, trải qua nhiều thế hệ, ra sức làm cho tổ chức xã hội cũ thích ứng với những điều kiện mới, cho đến khi rốt cuộc sự không thể dung nhau giữa hai cái đó dẫn tới một bước ngoặt hoàn toàn. Xã hội cũ dựa trên quan hệ dòng máu bị nổ tung do kết quả của sự xung đột giữa các giai cấp xã hội mới hình thành; một xã hội mới thay thế nó, được tổ chức thành quốc gia, mà đơn vị cơ sở không phải là những liên minh dựa trên quan hệ dòng máu nữa, mà là những liên minh dựa trên địa vực; một xã hội trong đó, chế độ gia dình hoàn toàn bị quan hệ sở hữu chi phối, và trong đó, từ nay trở đi, những mâu thuẫn giai cấp cùng với đấu tranh giai cấp, cấu thành nội dung của toàn bộ lịch sử thành văn từ trước đến nay, đều phát triển một cách tự do. 

Công lao lớn của Morgan là đã phát hiện và khôi phục lại những nét chủ yếu của cái cơ sở tiền sử đó của lịch sử thành văn của chúng ta, và ông đã thấy rằng những quan hệ dòng máu của người In-di-an ở Bắc Mỹ là cái chìa khóa để mở những điều bí ẩn hết sức quan trọng, cho đến nay vẫn chưa giải đáp được, của lịch sử Hy-lạp, Rô-ma và Đức cổ đại. Nhưng tác phẩm của ông không phải chỉ một sớm một chiều mà viết xong. Trong gần bốn mươi năm, ông đã nghiên cứu tư liệu của mình cho đến khi hoàn toàn nắm được nó. Nhưng vì vậy, cuốn sách của ông là một trong một số ít trước tác đánh dấu thời đại trong thời chúng tạ. 

Trong bản trình bày sau đây, về đại thể bạn đọc sẽ phân biệt được dễ dàng phần nào là của Morgan, và phần nào là do tôi thêm vào. Ttong những phần lịch sử về Hy-lạp và Rô-ma, tôi không chỉ giới hạn trong những kết luận của Morgan mà còn thêm vào những điều tôi đã có được. Những phần về người Celte và người Đức thì chủ yếu là của tôi; ở đây Morgan hầu như chỉ có những nguồn tài liệu không phải là tài liệu gốc; còn về người Đức thì ngoài Tacitus ra, Morgan chỉ có những sự xuyên tạc tồi tệ theo tinh thần của phái tự do của ô. Frecman mà thôi. Tất cả những luận chứng về kinh tế, đầy đủ đối với mục đích mà Morgan đã đặt ra cho mình, nhưng lại hoàn toàn không đầy đủ đối với những mục đích của tôi thì tôi đều viết lại cả. Sau hết, đương nhiên là tôi chịu trách nhiệm với tất cả những kết luận nào mà tôi không trực tiếp dẫn chứng Morgan. 

Lời tựa 

Viết cho lần xuất bản thứ tư 

Năm 1891


Những lần xuất bản trước đây của cuốn sách này với số lượng lớn đã được tiêu thụ hết từ gần nửa năm nay, và từ lâu nhà xuất bản12 đã yêu cầu tôi chuẩn bị lần xuất bản mới. Cho tới nay, nhiều công tác cấp bách hơn không cho phép tôi làm việc đó. Từ lần xuất bản đầu tiên đên nay, bảy năm đã trôi qua; trong thời gian đó, việc nghiên cứu các hình thức gia đình nguyên thủy đã đạt được những thành tựu lớn. Do vậy, ở đây cần phải có những sửa đổi và bổ sung tỉ mỉ, hơn nữa, đặc biệt là vì việc dự định đúc khuôn chữ bản văn hiện nay sẽ khiến tôi không thể sửa đổi gì được nữa trong một thời gian. 

Như vậy, tôi đã xem lại rất kỹ toàn bộ bản văn và đã thêm vào đó một loạt điểm bổ sung; tôi hy vọng rằng với những điểm bổ sung đó, tôi đã chiếu cố thích đáng hiện trạng của khoa học. Tiếp nữa, dưới đây, trong lời tựa này, tôi sẽ trình bày vắn tắt sự phát triển của các quan điểm về lịch sử gia đình từ Bachofen đến Morgan; sở dĩ tôi làm như thế, chủ yếu là vì trường phái Anh nghiên cứu lịch sử nguyên thủy, vốn có xu hướng sô-vanh chủ nghĩa, vẫn tiếp tục làm tất cả những gì có thể làm được để ỉm đi không nói tới cuộc cách mạng mà những phát hiện của Morgan đã gây ra trong quan điểm về lịch sử nguyên thủy, mặc dầu trường phái đó vẫn không chút ngần ngại đoạt lấy những thành quả mà Morgan đã đạt được. ở những nước khác cũng thế, tấm gương của Anh đã được noi theo một cách thật quá nhiệt tâm. 

Sách này của tôi đã được dịch ra nhiều thứ tiếng. Trước hết là ra tiếng ý: "L'Origine della famiglia, della pro- prietà privata e dello stato". Versione rivedllta dall? autore, di Pasquale Martignetti. Benevento, 1885. Rồi ra tiếng Ru-ma-ni: "Origină famihei, proprietătei private si a statului". Traducere de Joan Nădeide, đăng trong tạp chí "Contemporanul", ở Jassy , từ tháng chín 1885 đến tháng năm 1886. Tiếp nữa là ra tiếng Đan-mạch: " Familjens Privatejendommens og Statens Oprindelse". Dansk, af Forfatteren gennemgaaet Udgave, besỉrget af Gerson Trier.Kỉbenhavn, 1888. Một bản dịch ra tiếng Pháp của Henn Ravé, dựa trên bản tiếng Đức này đang được đưa in. 

Cho đến đầu những năm 60, chưa có cái gì có thể gọi là lịch sử của gia đình được. Trong lĩnh vực này, khoa học lịch sử hồi đó vẫn còn hoàn toàn chịu ảnh hưởng của Bộ sách năm tập của Moùse. Hình thức gia trưởng của gia đình, được miêu tả trong đó tỉ mỉ hơn bất cứ chỗ nào khác, không những được coi một cách vô điều kiện là hình thức cổ nhất, mà - trừ chế độ nhiều vợ - còn được đem đồng nhất với gia đình tư sản ngày nay, thành thử là nói chung, gia đình thực ra không trải qua một quá trình phát triển lịch sử nào cả; nhiều lắm, người ta chỉ thừa nhận rằng trong thời đại nguyên thủy, có thể tồn tại một thời kỳ có những quan hệ tính giao hỗn tạp. -- Chắc chắn là ngoài chế độ một vợ một chồng ra, người ta cũng đã biết đến chế độ nhiều vợ của phương Đông và chế độ nhiều chồng của ấn-Độ - Tây-tạng; nhưng ba hình thức đó không thể đem xếp theo trình tự nối tiếp nhau trong lịch sử được, và chúng tồn tại bên cạnh nhau mà không có một mối liên hệ nào với nhau cả. ở một số dân cá biệt trong thời cổ cũng như ở một số người mông muội hiện còn tồn tại người ta không căn cứ vào cha mà chỉ căn cứ vào mẹ để tính dòng máu, do đó chỉ có nữ hệ là duy nhất có ý nghĩa; ở nhiều dân hiện nay, vẫn còn có tục cấm kêt hôn lẫn nhau trong nội bộ một số tập đoàn tương đối lớn nhất định, mà hồi bấy giờ người ta chưa nghiên cứu được tưởng tận, và tục đó còn thấy ở tất cả các vùng trên thế giới – tất cả những sự thật đó, thật ra người ta đều biết cả và những ví dụ về sự thật đó đã được thu thập ngày càng nhiều. Nhưng không ai biết sử dụng các sự thật đó như thế nào và thậm chí trong cuốn sách của E. B. Tylor: "Researches into the Early History of Mankind etc. etc." (1865), những sự thật đó còn bị coi là những "tục kỳ quái" và được đem xếp bên cạnh các tục hiện còn đang lưu hành ở một số dân mông muội là cấm dùng đồ sắt dí vào củi đang cháy và những điều vớ vẩn có tính chất tôn giáo tương tự như thế. 

Việc nghiên cứu lịch sử gia đình bắt đầu từ 1861, tức là từ khi cuốn "Mẫu quyền" của Bachofen ra đời. Trong tác phẩm đó, tác giả nêu những luận điểm sau đây: 1. loài người thoạt tiên sống trong những quan hệ tính giao hỗn tạp mà tác gtả gọi bằng một từ không thỏa đáng là chế độ hê-ta-ia; 2. những quan hệ như thế làm cho không thể nào biết được chắc chắn ai là cha đẻ, nên dòng máu chỉ có thể tính theo nữ hệ, - theo mẫu quyền, - và ở tất cả các dân thời cổ thì lúc đầu, tình hình đã như thế; 3. vì vậy, những người đàn bà, với tư cách là những người mẹ, tức là những người duy nhất chắc chắn đã sinh ra thế hệ trẻ, đã được tôn kính và kính trọng đến cao độ; theo quan niệm của Bachờen, sứ tôn kính và kính trọng đó đạt đến mức trở thành sự thống trị hoàn toàn của nữ giới; 4. bước chuyển sang chế độ hôn nhân cá thể, - tức là chế độ trong đó người đàn bà chỉ thuộc về một người đàn ông, - đã bao hàm sự vi phạm một điều răn tôn giáo của thời cổ (tức là sự vi phạm, trên thực tế, quyền cổ truyền của những người đàn ông khác đối với người đàn bà này), một sự vi phạm ắt phải bị trừng phạt, hoặc nếu muốn được tha thứ thì người đàn bà phải chuộc tội bằng cách hiến thân cho nhiều người khác trong một thời gian nhất định. 

Bachofen dã tìm ra những bằng chứng cho những luận điểm đó trong vô số đoạn trong văn học cổ điển thời cổ mà ông đã tập hợp lại một cách hết sức công phu. Theo ông, sự phát triển từ "chế độ hê-ta-ia" sang chế độ một vợ một chồng và từ chế độ mẫu quyền sang chế độ phụ quyền, đã xảy ra, - cụ thể là ở người Hy-lạp, - do sự phát triển hơn nữa của các quan niệm tôn giáo, do việc đưa những thần mới, hiện thân của những quan điểm mới, vào trong cái nhóm thần cổ truyền đại biểu cho những quan điểm cũ, khiến cho những quan điểm cũ ngày càng bị các quan điểm mới đẩy lùi về phía sau. Như vậy, theo Bachofen, không phải là sự phát triển của những điều kiện sinh hoạt thực tế của con người, mà chính là sự phản ánh có tính chất tôn giáo của những điều kiện sinh hoạt ấy vào trong đầu óc của chỉnh những con người đó, đã gây ra những biến đổi lịch sử trong địa vị xã hội của đàn ông và của đàn bà đối với nhau. Vì vậy, Bachofen cho rằng vở kịch "Otesteia" của Eschyle là sự diễn tả bằng kịch cuộc đấu tranh giữa chế độ mẫu quyền đang suy vong với chế độ phụ quyền vừa mới phát sinh và chiến thắng trong thời đại anh hùng. Vì gã tình lang Aigisthos mà Clytemnestre đã giết chồng là Agamemnon vừa từ cuộc chiến tranh Troie trở về; nhưng Oreste, con trai của 

1) "Ancient Society, or Researches in the Lines of Human Progress from Savagery through Barbarism to Civilization." By Lewis R Morgan, London. Macmillan and Co., 1877. Sách này in ở Mỹ, và ở Luân-đôn kiếm được cuốn sách đó là một việc đặc biệt khó khăn. Tác giả đã qua đời cách đây vài năm.

 

Phriđrích Ăngghen

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Liên kết website