Ác-mê-ni-a (Armenia)

 Cộng hoà Ác-mê-ni-a (Republic of Armenia)

Quốc kỳ Cộng hòa Ác-mê-ni-a

Vị trí địa lý: Nằm ở phía tây nam châu Á, giáp Gru-di-a, A-déc-bai-gian, I-ran, Thổ Nhĩ Kỳ. Tọa độ: 40000 vĩ bắc, 45000 kinh đông

Diện tích: 29.743 km2

Thủ đô: Ê-rê-van (Yerevan)

Lịch sử: Ác-mê-ni-a có nền văn minh phát triển từ khoảng 600 năm trước công nguyên. Sau đó, Ác-mê-ni-a đã bị các đế quốc Ba Tư, By-dăng-tin và Thổ Nhĩ Kỳ xâm chiếm. Ngày 29/11/1920, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết Ác-mê-ni-a được thành lập. Ngày 5/12/1936, gia nhập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết. Năm 1991, Ác-mê-ni-a tuyên bố tách khỏi Liên bang Xô-viết trở thành nước độc lập.

Quốc khánh: 21-9 (1991)

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Cộng hòa.

Các khu vực hành chính: 10 tỉnh và 1 thành phố: Aragatsotn, Ararat, Armavir, Gegharkiuniki, Kotayki, Lorri, Shirak, Syuniki, Tavush, Vayotsi Dzor, Yerevan*.

Hiến pháp: Thông qua ngày 5/7/1995.

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước: Tổng thống.

Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng.

Bầu cử: Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm; Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm.

Cơ quan lập pháp: Quốc hội một viện (131 ghế, nhiệm kỳ 4 năm.).

Cơ quan tư pháp: Tòa án Tối cao; Tòa án Hiến pháp

Quyền bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.

Các đảng phái chính: Phong trào Dân tộc Ác-mê-ni-a (ANM), Liên minh Dân chủ dân tộc (NDU), Đảng Dân chủ xã hội, Phong trào Phụ nữ Shamiram (SƯM), v.v..

Khí hậu: Lục địa cao nguyên, mùa hè nóng, mùa đông lạnh. Lượng mưa trung bình: 200 - 400 mm

Địa hình: Cao nguyên nhiều núi; các dòng sông chảy xiết; đất phì nhiêu ở lưu vực sông Aras.

Tài nguyên thiên nhiên: Vàng (trữ lượng nhỏ), đồng, mô-lip-đen; kẽm, a-lu-min.

Dân số: 3.027.600 người (2013)

Các dân tộc: Người Ác-mê-ni-a (93%), A-déc-bai-gian (3%), Nga (2%), các dân tộc khác (2%)

Ngôn ngữ: Tiếng Ác-mê-ni-a; tiếng Nga cũng được sử dụng.

Tôn giáo: Đạo Chính thống Ác-mê-ni-a (94%)

Kinh tế: Ác-mê-ni-a vốn nghèo nàn về tài nguyên thiên nhiên và không thuận lợi về chính trị địa, phụ thuộc nhiều vào Nga về kinh tế, nhất là năng lượng. Do vấn đề tranh chấp ở Na-go-rnưi – Ca-ra-bắc, A-déc-bai-dan và Thổ Nhĩ Kỳ cấm vận nền kinh tế càng thêm khó khăn. Từ giữa những năm 1990, Ác-mê-ni-a đã thực hiện cải cách kinh tế, chuyển sang kinh tế thị trường, cải cách luật pháp, thu hút đầu tư. Những năm gần đây tốc độ phát triển tương đối ổn định, lạm phát thấp. Tuy nhiên Ác-mê-ni-a phải chịu sức ép về thâm hụt ngân sách và dựa vào bên ngoài để phát triển. 

Sản phẩm công nghiệp: Hàng điện tử, kim loại, thực phẩm, thuốc lá, đồ trang sức.

Sản phẩm nông nghiệp: Thuốc lá, thịt gia súc, sữa.

Đơn vị tiền tệ: đồng Dram (AMD). 1 USD = 410 AMD (tháng 12/2013)

Văn hóa: Người Armenia có bảng chữ cái và ngôn ngữ riêng biệt và độc đáo. Những chữ cái được Mesrob Mashdots sáng tạo và gồm 36 chữ. 96% dân số trong nước nói tiếng Armenia, tuy 75.8% dân số còn sử dụng các ngôn ngữ khác như tiếng Nga kết quả của chính sách phổ biến tiếng Nga thời Xô viết. Tỷ lệ biết chữ ở người trưởng thành tại Armenia là 99%. Đa số người trưởng thành tại Yerevan có thể sử dụng tiếng Nga, tuy tiếng Anh cũng đang ngày càng phổ biến.

Lòng mến khách của người Armenia đã trở thành truyền thuyết và bắt nguồn từ truyền thống cổ. Những lễ cưới thường khá cầu kỳ và vương giả. Không giống như trong các nền văn hóa khác, người nam và gia đình mình không phải trả chi phí buổi lễ. Quá trình sắp đặt kế hoạch và tổ chức thường do nhà gái đảm nhiệm, chú rể chỉ cần tới hiện diện.

Phòng tranh Nghệ thuật Quốc gia tại Yerevan có hơn 16.000 tác phẩm bắt đầu từ Thời Trung Cổ. Nơi đây cũng lưu giữ nhiều tác phẩm của các bậc thầy Châu Âu. Hơn nữa, nhiều phòng tranh tư nhân cũng đang hoạt động, nhiều phòng khác được khai trương hàng năm. Nơi đây thường tổ chức các cuộc triển lãm và bán tranh.

Giáo dục: Trên 95% tổng số dân biết đọc biết viết, trong đó tỷ lệ biết chữ ở người trưởng thành tại Ác-mê-ni-a là 99%. Đa số người trưởng thành tại Ye-re-van có thể sử dụng tiếng Nga, gần đây tiếng Anh cũng đang ngày càng phổ biến.

Các thành phố lớn: Gyumri, Hrazdan, Alaverdi...

Quan hệ quốc tế: Tham gia các tổ chức quốc tế CIS, EBRD, ECE, ESCAP, IMF, FAO, G-77, IAEA, IBRD, ICAO, IFAD, IOC, ISO, ITU, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WFTU, WHO, WIPO, WMO, v.v..

Danh lam thắng cảnh: Thủ đô Ye-re-van, Thư viện thư tịch cổ , các khu nghỉ mát Arzny, Dilijan, v.v..

Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: ngày 14/7/1992

Địa chỉ Đại sứ quán:

Đại sứ quán Ác-mê-ni-a tại trung Quốc Kiêm nhiệm Việt Nam:

Địa chỉ: BEIJING 9 Tayuan Nanxiaojie, Chaoyang District, beijing, 100600

Điện thoại: +86-10-65325677

Fax: +86-10-65325654

Email: armchinaembassy@mfa.am

Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga
 kiêm nhiệm Ác-mê-ni-a

Ðịa chỉ: Moscow, Bolshaya Pirogovskala, 13

Ðiện thoại : 247 0212

Fax: 245 1092

Code: 00-7-499

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website