Bu-tan (Bhutan)

Vương quốc Bu-tan (Kingdom of Bhutan)

Mã vùng điện thoại: 975   Tên miền Internet: .bt

c

Quốc kỳ Vương quốc Bu-tan

Vị trí địa lý: Nằm ở triền nam dãy núi Himalaya, giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Có vị trí chiến lược giữa Trung Quốc và Ấn Độ, kiểm soát một số con đường quan trọng qua dãy Himalaya. Tọa độ: 27030 vĩ bắc, 90030 kinh đông.

Diện tích: 47.000 km2.

Khí hậu: Nhiệt đới ở đồng bằng phía nam; mùa đông mát và mùa hè nóng ở các thung lũng miền trung; mùa đông khắc nghiệt và mùa hè nóng ở Himalaya.

Địa hình: Phần lớn là núi, có một vài thung lũng phì nhiêu và hoang mạc.

Tài nguyên thiên nhiên: Gỗ, tiềm năng thuỷ điện, thạch cao, các-bua canxi.

Dân số: khoảng 753.947 người (2013)

Các dân tộc: Người Bhote (50%), người Nê-pan (35%), người bản xứ hoặc các bộ lạc di trú (15%).

Ngôn ngữ chính: Tiếng Dzongkha; các thổ ngữ Tây Tạng và Nê-pan cũng được sử dụng.

Lịch sử: Trong một thời gian dài, Bu-tan phụ thuộc vào Tây Tạng, sau đó là thực dân Anh. Sau khi Ấn Độ giành được độc lập (1947), Ấn Độ và Bu-tan ký hiệp ước (tháng 8-1949), theo đó Bu-tan được hoàn toàn độc lập về mặt đối nội, phụ thuộc vào Ấn Độ về đối ngoại. Tháng 3-2005, Quốc vương Wangchuk công bố dự thảo hiến pháp đầu tiên, dự kiến tổ chức cuộc trưng cầu ý dân, sau đó tổ chức bầu cử quốc hội đầu tiên vào năm 2008.

Tôn giáo: Đạo Phật (75%), Đạo Hin-đu (25%).

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Quân chủ.

Các khu vực hành chính: 18 khu: Bumthang, Chukha, Chirang, Daga, Geylegphug, Ha, Lhuntshi, Mongar, Paro, Pemagatsel, Punakha, Samchi, Samdrup Jongkhar, Shemgang, Tashigang, Thimphu, Tongsa, Wangdi Phodrang.

Hiến pháp:

Butan sử dụng Chiếu chỉ hoàng gia năm 1953 về hiến pháp của Quốc hội.

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước và Chính phủ: Quốc vương.

Bu-tan có Hội đồng tư vấn hoàng gia, các thành viên do Quốc vương cử ra.

Bầu cử: Bu-tan theo chế độ cha truyền con nối.

Cơ quan lập pháp: Quốc hội (150 ghế, 105 thành viên được bầu từ các khu vực bầu cử ở làng xã, 10 thành viên đại diện cho các tổ chức tôn giáo, và 35 thành viên do Quốc vương chỉ định, nhiệm kỳ 3 năm).

Cơ quan tư pháp: Quốc vương giữ quyền phúc thẩm tối cao; Tòa án Tối cao, các thẩm phán do Quốc vương bổ nhiệm.

Chế độ bầu cử: Mỗi gia đình có một người được đi bầu trong cuộc bầu cử cấp làng.

Kinh tế:

Tổng quan: Nền kinh tế nhỏ bé tự cung tự cấp, nông nghiệp và khai thác lâm sản là nguồn sống chủ yếu của người dân. Công nghiệp sản xuất bằng phương pháp thủ công. Du lịch là tiềm năng lớn của đất nước này.

Sản phẩm công nghiệp: Xi măng, các sản phẩm gỗ, hoa quả đã xử lý, đồ uống có cồn, cácbua canxi, v.v..

Sản phẩm nông nghiệp: Thực phẩm, hạt có dầu.

Văn hóa: Nhảy múa với mặt nạ và những buổi diễn kịch là hình thức truyền thống tại những ngày lễ hội diễn ra tại Bu-tan và thường đi cùng với âm nhạc truyền thống. Những vũ công khỏe mạnh, đeo những chiếc mặt nạ gỗ hay vật liệu khác nhiều màu sắc với kiểu trang phục riêng, thể hiện các anh hùng, ma quỷ, yêu ma, thần thánh... và biếm hoạ những nhân vật đời thường. Những vũ công được sự bảo trợ của hoàng gia và gìn giữ âm nhạc dân gian truyền thống cùng các trang phục tôn giáo. Họ là những nghệ nhân lưu giữ toàn bộ những hiểu biết và nghệ thuật chế tạo mặt nạ tại Bu-tan.

Thủ đô: Thim-phu (Thimphu)

Các thành phố lớn: Jaga Dong, Punaka, Bumthang...

Đơn vị tiền tệ: ngultrum (Nu); 1 Nu= 100 chetrum

Quốc khánh: 17-12 (1907)

Danh lam thắng cảnh: Thủ đô Thim-phu, Paro Dong, tu viện Ta Eong, v.v..

Quan hệ quốc tế: Tham gia các tổ chức quốc tế AsDB, ESCAP, FAO, G-77, IBRD, ICAO, IFAD, IMF, IOC, ITU, SAARC, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WHO, WIPO, v.v..

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Quy định mới về thi hành Điều lệ Đảng

(ĐCSVN) - Ban Chấp hành Trung ương vừa ban hành Quy định số 232-QĐ/TW về thi hành Điều lệ Đảng, đồng thời giao Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc nghiên cứu để hướng dẫn những vấn đề thuộc về phương pháp, quy trình, thủ tục và nghiệp vụ để cụ thể hoá những quy định của Điều lệ Đảng, phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tiễn của công tác xây dựng Đảng hiện nay.

Bộ Chính trị điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Chỉ thị 35-CT/TW

(ĐCSVN) – Bộ Chính trị thống nhất điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị khoá XIII về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng (Chỉ thị 35) để thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị.

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Liên kết website