Ba-ranh (Bahrain)

Vương quốc Ba-ranh (Kingdom of Bahrain)

Mã vùng điện thoại: 973    Tên miền Internet: .bh

 

Quốc kỳ Vương quốc Ba-ranh

Vị trí địa lý: Là một quần đảo nằm ở Trung Đông, gồm 35 đảo nhỏ, trong vịnh Péc-xích, kéo dài 30 km, cách bờ biển phía Đông của A-rập Xê-út 24km, cách Ca-ta 28km về phía Tây.

Diện tích: 760 km2

Khí hậu: Khô hanh; mùa đông dễ chịu, mùa hè nóng, ẩm. Lượng mưa trung bình hàng năm là 90 mm.

Địa hình: Phần lớn là đồng bằng thấp bỏ hoang, cao dần lên về phía các núi đá thấp ở vùng trung tâm.

Tài nguyên thiên nhiên: Dầu mỏ, khí tự nhiên, cá và ngọc trai.

Dân số: 1.332.200 người (2013)

Các dân tộc: 63% là người Ba-ranh, 10% gốc Ả-rập khác, 8% gốc Iran, 13% gốc châu Á, 6% có nguồn gốc khác.

Ngôn ngữ: Tiếng A-rập; tiếng Anh, tiếng Farsi và tiếng Urdu cũng được sử dụng.

Thủ đô: Ma-na-ma (Manama)

Các thành phố lớn: Al Hadd, Al Maharraq, Jidd, Hafs...

Lịch sử: Tới tận năm 1521, Ba-ranh là một vùng rộng lớn gồm cả Ahsa, Qatif (cả hai hiện là tỉnh phía đông của Ả-rập Xê-út) cũng như Awal (hiện là đảo Ba-ranh). Năm 1521, người Bồ Đào Nha chinh phục Awal và từ đó cái tên Ba-ranh trở thành chính thức cho đến nay. Từ thế kỷ XVI đến năm 1743 quyền kiểm soát Ba-ranh lần lượt qua tay người Bồ Đào Nha và Ba Tư. Năm 1861, Ba-ranh được Anh bảo hộ. Năm 1882, Ba-ranh ký hiệp ước buộc trách nhiệm bảo vệ Ba-ranh của Anh. Năm 1932, Ba-ranh phát hiện ra dầu mỏ, chấm dứt sự phụ thuộc vào nghề cá và nghề nông. Ngày 15/8/1971, người Anh rút khỏi Ba-ranh, Ba-ranh trở thành một tiểu vương quốc Ả Rập độc lập. Tới nay, Ba-ranh vẫn là một thành viên của Liên đoàn Ả-rập và Hội đồng hợp tác vùng vịnh của các nước Ả-rập.

Ngày quốc khánh: 16/12/1971

Hiến pháp: Có hiệu lực từ ngày 6/12/1973.

Tôn giáo: Đạo Hồi dòng Shi'a (75%), đạo Hồi dòng Sunni (25%)

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Quân chủ

Các khu vực hành chính: 12 vùng: Al Hadd, Al Manamah, Al Mintaqah al Gharbiyah, Al Mintaqah al Wusta, Al Mintaqah ash Chamaliyah, Al Muharraq, Ar Rifa' wa al Mintaqah al Janubiyah, Jidd Hafs, Madinat Hamad, Madinat' Isa Juzur Hawar, Sitrah.

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước: Quốc vương (theo chế độ cha truyền con nối)

Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng (do Quốc vương bổ nhiệm).

Cơ quan lập pháp: Theo chế độ lưỡng viện: Hạ viện (Phòng nghị sỹ) do bầu cử phổ thông và Thượng viện (Hội đồng Shura) do Quốc Vương chỉ định. Cả hai viện đều có bốn mươi thành viên. Cuộc bầu cử đầu tiên được tổ chức năm 2002, các thành viên nghị viện có nhiệm kỳ bốn năm.

Cơ quan tư pháp: Tòa án Thượng thẩm dân sự tối cao.

Kinh tế:

Tổng quan: Khai thác và chế biến dầu mỏ đóng vai trò chủ chốt trong nền kinh tế, chiếm khoảng 60% doanh thu xuất khẩu, 60% nguồn thu của chính phủ và 30% GDP. Ba-ranh là nền kinh tế phát triển nhanh và tự do nhất trong thế giới Ả-rập, là nơi đóng trụ sở của nhiều công ty đa quốc gia làm ăn tại Vùng Vịnh. Ba-ranh nhập khẩu dầu thô để chế biến xuất khẩu. Ngoài ra còn phát triển các ngành sửa chữa tàu biển, chế tạo máy móc, sản xuất nhôm, hóa chất, hàng dệt may. Cơ cấu kinh tế: nông nghiệp 0,6%, công nghiệp 79%, dịch vụ 20%. Thu nhập bình quân đầu người 21.000 USD (2012).

Sản phẩm công nghiệp: Dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, nhôm.

Sản phẩm nông nghiệp: Hoa quả, thịt gia cầm, sữa, cá ngọc trai.

Đơn vị tiền tệ: dinar Ba-ren (BD)

Văn hoá: Ba-ranh là một quốc gia Ả-rập pha trộn hoàn toàn giữa một hạ tầng hiện đại với một bản sắc Vùng Vịnh rõ rệt. Nhưng không giống như các nước khác trong vùng, sự giàu có của Ba-ranh không chỉ dựa duy nhất vào trữ lượng dầu mỏ phong phú, mà còn liên quan tới sự xuất hiện của một tầng lớp trung lưu bản địa. Người dân Ba-ranh vốn nổi tiếng về tính khoan dung. Ở Ba-ranh, cùng với các thánh đường Hồi giáo có thể tìm thấy các nhà thờ Thiên chúa, các đền thờ Hindu, Gurudwara của người Sikh và giáo đường Do Thái. Nước này là nơi cư trú của nhiều cộng đồng dân cư từng bị ngược đãi tại các quốc gia khác.

Giáo dục: Năm 1919,Trường công lập Al-Hidaya Al-Khalifia cho trẻ em nam đã được mở cửa ở Muharraq. Năm 1926, Ủy ban Giáo dục đã mở một trường thứ hai cho các em nam tại Manama. Năm 1928 trường công đầu tiên cho các em nữ được mở cửa tại Muharraq. Tổ chức giáo dục cao học đầu tiên ở Ba-ranh, Trường bách khoa Vùng Vịnh, được thành lập năm 1968. Năm 1986, Trường bách khoa Vùng Vịnh sáp nhập với Đại học Nghệ thuật, khoa học và giáo dục thành Đại học Ba-ranh, một đại học quốc gia có khả năng đào tạo các cử nhân văn chương và cử nhân khoa học cũng như đào tạo ở trình độ thạc sĩ. Ba-ranh có hệ thống giáo dục khá tốt ở vùng Vịnh. Các trường công lập dạy miễn phí, theo chế độ học 12 năm. Trường Đại học Ba-ranh nhận cả nam và nữ.

Danh lam thắng cảnh: Pháo đài Bồ Đào Nha, đồi Nghĩa trang, Bảo tàng quốc gia Baren, bãi biển nổi tiếng ở Zallaq, thị trấn Isa, xưởng gốm ở Aali, v.v..

Tham gia các tổ chức quốc tế: IMF, FAO, G-77, IBRD, ICAO, ILO, IMO, Interpol, IOC, ISO, ITU, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WFTU, WHO, WIPO, WMO, v.v...

Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: ngày 31/3/1995.

Địa chỉ Đại sứ quán:

Đại sứ quán Ba-ranh tại Thái Lan kiêm nhiệm Việt Nam:

Địa chỉ: 31st F1., Sathorn Nakorn Tower, 100/66-67 North Sathorn Rd., Bangrak, bangkok 10500

Điện thoại: +66-2-636 7892-6/6369467-9 Fax: +66-2-6367459

Email: bangkok.mission@mofa.gov.bh

Website: www.mofa.gov.bh/bangkok

Đại sứ quán Việt Nam tại Cô-oét kiêm nhiệm Ba-ranh:

Địa chỉ: Embassy of VietWWai

Jabriya, Block 10, Str.19, Villa 96 - Ku Wait

Điện thoại: 2531 1450 & 2351593

Fax: 25351592

Email: vnembassy.ku@mofa.gov.vn

Code: 00 – 965

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở Trung ương và địa phương

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở Trung ương và địa phương.

Khẩn trương xây dựng, ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW tại địa phương

(ĐCSVN) - Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đề nghị các tỉnh uỷ, thành uỷ khẩn trương xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, bảo đảm thiết thực, hiệu quả.

Từ ngày 20/3 không kỷ luật đảng viên sinh con thứ 3

(ĐCSVN) - Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa ban hành Hướng dẫn số 15-HD/UBKTTW về sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn 05-HD/UBKTTW ngày 22/11/2022 về thực hiện một số điều trong Quy định 69-QĐ/TW ngày 06/7/2022 của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. Hướng dẫn này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/3/2025.

Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

(ĐCSVN) - Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Điều chỉnh phạm vi, đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư vừa ký Thông báo kết luận số 75-TB/TW ngày 7/3/2025 của Bộ Chính trị về điều chỉnh phạm vi và đối tượng áp dụng chính sách, chế độ...

Liên kết website