Phần Lan (Finland)

Cộng hòa Phần Lan (The Republic of Finland)

Mã vùng điện thoại: 358 Tên miền Internet: .fi

 

Quốc kỳ Cộng hòa Phần Lan

Vị trí địa lý: Ở Bắc Âu, giáp Nauy, biển Ba-ren, vịnh Phần Lan, vịnh Bốt-nia, Thụy Điển và có đường biên giới dài với Nga.

Diện tích: 338.145 km2

Thủ đô: Hen-xin-ki (Helsinki)

Lịch sử: Vào thế kỷ XII, Phần Lan là một bộ phận lãnh thổ thuộc Vương quốc Thụy Điển. Phần Đông Nam của Phần Lan bị nước Nga xâm chiếm vào thế kỷ XVIII. Năm 1809, Nga hoàng cho Phần Lan được quyền tự trị. Năm 1917, sau cuộc Cách mạng Nga, Phần Lan tuyên bố độc lập. Năm 1919, Phần Lan thành lập chế độ cộng hòa.

Quốc khánh: 6-12 (1917)

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Cộng hòa.

Các khu vực hành chính: 6 tỉnh: Aland, Etela-Suomen Laani, Ita-Soumen Lanni, Lansi-Suomen Laani, Lappi, Oulun Laani.

Hiến pháp: Thông qua ngày 17-7-1919.

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước: Tổng thống.

Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng.

Bầu cử: Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 6 năm. Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm từ đảng giành được đa số ghế sau khi bầu cử Quốc hội.

Cơ quan lập pháp: Quốc hội (200 ghế, các thành viên được bầu theo phổ thông đầu phiếu theo đại diện tỷ lệ, nhiệm kỳ 4 năm).

Cơ quan tư pháp: Tòa án Tối cao, các thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm.

Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.

Các đảng phái chính: Đảng Xã hội dân chủ, Đảng Liên minh dân tộc, Liên minh cánh tả, Đảng Nhân dân Thụy Điển, Đảng Xanh, v.v..

Khí hậu: Ôn đới lạnh, cận bắc cực, tương đối ôn hòa vì có dòng hải lưu Bắc Đại Tây Dương và biển Ban-tích. Nhiệt độ trung bình tháng 1: từ -40C đến -140C; tháng 7: 17 - 180C (ở miền Nam), 14 - 160C (ở miền Bắc và miền Trung). Lượng mưa trung bình: 600 - 700 mm (ở miền Nam), 400 - 500 mm ở các vùng còn lại.

Địa hình: Phần lớn là đồng bằng thấp, các hồ và đồi thấp nằm rải rác.

Tài nguyên thiên nhiên: Gỗ, đồng, kẽm, sắt, bạc.

Dân số: trên 5,4 triệu người

Các dân tộc: Người Phần Lan (93%), Thụy Điển (6%), các dân tộc khác (1%)

Ngôn ngữ chính: 91,6% số dân sử dụng tiếng Phần Lan là tiếng mẹ đẻ; 5,5% sử dụng tiếng Thụy Điển; tiếng Sami là tiếng mẹ đẻ của khoảng 1.700 người.

Tôn giáo: 83% theo đạo Tin lành dòng Lu-thơ và khoảng hơn 1% theo đạo Cơ đốc chính thống (Orthodox).

Kinh tế: Hiện nay, Phần Lan là một trong những nền kinh tế có sức cạnh tranh mạnh nhất thế giới. Nền kinh tế đạt trình độ công nghiệp hoá cao với tổng sản lượng bình quân tính theo đầu người thuộc nhóm nước hàng đầu trên thế giới. Các ngành công nghiệp chính: sản xuất gỗ, kim loại, cơ khí, viễn thông và hàng điện tử. Thương mại đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Phần Lan, trong đó xuất khẩu chiếm tỷ trọng GDP cao.

Sản phẩm công nghiệp: Kim loại, bột giấy và giấy, đồng tinh chế, thực phẩm, hóa chất, hàng dệt, quần áo.

Sản phẩm nông nghiệp: Ngũ cốc, củ cải đường, khoai tây; thịt gia súc, gia cầm, sữa, cá.

Đơn vị tiền tệ: Euro

Văn hóa: Phần Lan là nước giàu về văn hóa. Người Phần Lan thường ít tán chuyện gẫu, rất chân thật và thẳng thắn. Hiện vẫn còn nhiều khác biệt giữa giọng nói và tính cách người dân các vùng miền, đặc biệt là sự khác nhau trong sử dụng từ và giọng điệu. Các nhóm dân tộc thiểu số như Sa-mi, Phần Lan - Thụy Điển, Ru-ma-ni, Tatar đều giữ lại truyền thống văn hóa riêng của mình.

Sauna được viết bằng tiếng Phần Lan đã đi vào từ điển của thế giới. Đầy là một phần đặc trưng của đời sống người Phần Lan. Không đơn giản là nơi để tắm, mà đây còn là chỗ để thư giãn và làm trẻ hóa cơ thể và tinh thần. Có nhiều loại sauna, đặc biệt ít được nhắc tới là savusauna (sauna khói) là một loại tắm hơi đặc biệt không sử dụng ống khói. Gỗ đem đốt trong một cái lò cực lớn và khói sẽ tỏa khắp phòng. Khi phòng sauna đã đủ nóng, lửa sẽ được tắt đi và khói sẽ di chuyển xung quanh căn phòng. Tuy nhiên hình thức sauna này không thay thế các hình thức sauna bình thường bởi nó đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và sự khéo léo trong quá trình làm nóng căn phòng.

Giáo dục: Trẻ em được vào học ở trường phổ thông miễn phí ít nhất là 9 năm, sau đó có thể vào các trường hướng nghiệp hoặc hoàn thành 3 năm trung học. Nhiều học sinh tiếp tục học lên đại học. Tỷ lệ trẻ em đi học ở Phần Lan được xếp loại cao nhất thế giới. Trường Đại học Henxinki được thành lập từ năm 1640.

Các thành phố lớn: Tampere, Turku, Pori...

Quan hệ quốc tế: Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 25/01/1973. Tham gia các tổ chức quốc tế AfDB, AsDB, BIS, EBRD, ECE, EU, FAO, IADB, IAEA, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, ISO, ITU, OECD, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WFTU, WHO, WIPO, WMO, WTrO,v.v..

Danh lam thắng cảnh: Thủ đô Henxinki, thác nước Tamméccoxki, vùng hồ Xendinna, v.v..

Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: ngày 25/1/1973

Địa chỉ Đại sứ quán:

Đại sứ quán Việt Nam tại Phần Lan:

Địa chỉ: Kulosaarentie 12, 00570 Helsinki

Điện thoại : + 358 9 622 9900/9 56 26302

Fax: + 358 9 622 99022

Email: vietnamfinland@gmail.comn

Đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam:

Địa chỉ: 31 Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại : 04 38266788

Fax: 04 38266766

Email: sanomat.han@formin.fi

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website