Na Uy (Norway)

Vương quốc Na Uy (The Kingdom of Norway)

Mã vùng điện thoại: 47            Tên miền Internet: .no

center

Quốc kỳ Vương quốc Na Uy


 

Vị trí địa lý: Nằm trên bán đảo Xcan-đi-na-vi-a ở phía bắc châu Âu, phía tây và nam giáp biển Bắc, phía đông giáp Thụy Điển và phía bắc giáp Phần Lan và Nga. Có khoảng 50.000 hòn đảo phía ngoài bờ biển hình răng cưa; có vị trí chiến lược gần các tuyến đường biển và đường hàng không ở Bắc Đại Tây Dương. Tọa độ: 62000 vĩ bắc, 10000 kinh đông. 

Diện tích: 323.802 km2 (đất liền 304.282 km2, nước 19.520 km2)

Thủ đô: Ốt-xlô (Oslo)

Lịch sử: Người Viking Na Uy là những người đầu tiên khai phá đất đai mở cõi từ trước thế kỷ XII. Hai thế kỷ bị Đan Mạch thống trị. Từ năm 1397 Na Uy nằm trong liên minh với Đan Mạch và từ năm 1814 đến 1905 nằm trong liên minh với Thụy Điển. Na Uy giành được độc lập vào năm 1905. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Na Uy bị Đức chiếm đóng. Tháng 10-1944, quân đội Liên Xô giải phóng miền Bắc Na Uy, Ngày 8-5-1945, quân đội Đức đầu hàng, Na Uy hoàn toàn giải phóng. Năm 1960 Na Uy gia nhập khối Mậu dịch tự do (EFTA).

Quốc khánh: 17-5 (1814)

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Quân chủ lập hiến.

Các khu vực hành chính: 19 tỉnh: Akershus, Aust-Agder, Buskerud, Finnmark, Hedmark, Hordaland, More og Romsdal, Nordland, Nord-Trondelag, Oppland, Oslo, Ostfold, Rogaland, Sogm og Fjordane, Sor-Trondelag, Telemark, Troms, Vest-Agder, Vestfold.

Các lãnh thổ phụ thuộc: Đảo Bouvet, Jan Mayen, Svalbard.

Hiến pháp: Thông qua ngày 17-5-1814, sửa đổi năm 1884.

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước: Quốc vương.

Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng.

Bầu cử: Na Uy theo chế độ quân chủ cha truyền con nối; sau khi bầu cử Quốc hội, thủ lĩnh của đảng chiếm đa số hay thủ lĩnh của liên minh chiếm đa số thường được Quốc vương bổ nhiệm làm Thủ tướng với sự phê duyệt của Quốc hội.

Cơ quan lập pháp: Quốc hội (165 ghế, được bầu theo phổ thông đầu phiếu theo tỷ lệ đại diện, nhiệm kỳ 4 năm).

Cơ quan tư pháp: Tòa án Tối cao, các thẩm phán do Quốc vương bổ nhiệm.

Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.

Các đảng phái chính: Đảng Lao động, Đảng Bảo thủ, Đảng Trung tâm, Đảng Nhân dân Thiên chúa giáo, Đảng XHCN cánh tả, Đảng Cộng sản Na Uy, Đảng Tiến bộ, Đảng Tự do, v.v..

Khí hậu: Ôn đới dọc theo bờ biển, dòng hải lưu Bắc Đại Tây Dương có ảnh hưởng đến khí hậu; trong đất liền lạnh hơn; mưa quanh năm ở bờ biển phía tây. Nhiệt độ trung bình tháng 1: từ -2 đến -40C, tháng 7: 10 - 170C. Lượng mưa trung bình: 300 - 3.000 mm.

Địa hình: Khoảng 2/3 diện tích là núi, bị đóng băng; ở các cao nguyên và vùng núi có các thung lũng màu mỡ; đồng bằng nhỏ nằm rải rác; bờ biển hình răng cưa; vùng lãnh nguyên ở phía bắc.

Tài nguyên thiên nhiên: Dầu mỏ, đồng, khí tự nhiên, pirít, niken, sắt, kẽm, chì; cá, gỗ, tiềm năng thuỷ điện.

Dân số: 5,109 triệu (ngày 01/01/2014)

Các dân tộc: Người Na Uy (97%), các dân tộc khác (3%)

Ngôn ngữ chính: Tiếng Na Uy; tiếng Anh và tiếng Phần Lan cũng được sử dụng.

Tôn giáo: Đạo Tin lành dòng Luther chiếm khoảng 96% dân số, công giáo La Mã, Hồi giáo

Kinh tế: Na Uy có nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có, nhất là về năng lượng (dầu khí và thuỷ điện), thuỷ hải sản và rừng. Dân số ít nên nội thương nhỏ, ngoại thương đóng vai trò rất quan trọng, xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ chiếm tới 46,6% GDP. Hiện kinh tế Na Uy có tốc độ tăng trưởng cao vào loại bậc nhất ở châu Âu. Nền kinh tế là sự kết hợp hài hoà giữa hoạt động của thị trường tự do và sự can thiệp của chính phủ. Chính phủ kiểm soát các lĩnh vực chủ chốt như khu vực dầu mỏ (thông qua các xí nghiệp nhà nước có quy mô lớn) và trợ cấp nhiều cho nông nghiệp, nghề cá và các vùng có nguồn lực hạn chế. Na Uy duy trì hệ thống phúc lợi rộng rãi với các chi phí cho khu vực công cộng lớn hơn 50% của GDP và vì vậy là một trong những nước có mức thuế trung bình vào loại cao nhất thế giới. Là một quốc gia phụ thuộc nhiều vào thương mại quốc tế, Na Uy xuất khẩu nguyên liệu thô (dầu mỏ đứng thứ hai thế giới về sản lượng sau A-rập Xê-út) và bán thành phẩm. Na Uy nhập khẩu hơn một nửa các nhu cầu về thực phẩm.

Sản phẩm công nghiệp: Dầu mỏ và khí tự nhiên; thực phẩm; tàu thuỷ, bột giấy và giấy, kim loại, hóa chất, gỗ, hàng dệt.

Sản phẩm nông nghiệp: Yến mạch, ngũ cốc, thịt bò, sữa, cá.

Đơn vị tiền tệ: NOK (cua-ron Na Uy); 1 USD = 6,1 NOK (tháng 01/2014)

Văn hóa: Văn hóa Na Uy chịu ảnh hưởng của nhà thờ Tin lành và văn hóa Đức trong suốt thời Trung Đại, văn hóa Pháp trong thế kỷ XVIII, và các nước nói tiếng Anh sau Thế chiến II. Trong suốt 30 năm qua, Na Uy đã biến chuyển từ một xã hội dân tộc thuần nhất sang một xã hội có nền văn hóa đa dạng với cộng đồng người nhập cư đông đảo.

Na Uy có 7 địa điểm nằm trong danh sách Di sản Văn hóa Thế giới: bến tàu Bryggen ở Bergen, Thị trấn mỏ Roros, Các hình khắc trên đá ở Alta, Nhà thờ Urnes Stave, Quần đảo Vega, Vịnh hẹp Tây Na Uy (West Norwegian Fjords) và Vòng cung Struve Geodetic Arc.

Trong thế kỷ XX, đã có 3 nhà văn Na Uy nhận được Giải Nobel Văn học. Đó là Bjornstjerne Bjornson năm 1903, Knut Hamsun năm 1920 và Sigrid Undset năm 1928.

Giáo dục: Ở Na Uy, việc học tập được miễn phí và bắt buộc đối với tất cả trẻ em trong 9 năm. Sáu năm đầu học chương trình tiểu học, ba năm sau là chương trình trung học cơ sở. Chương trình trung học cấp cao mở rộng đối với tất cả mọi người. Theo chương trình này, học sinh học cả các môn chung và học nghề. Kết thúc chương trình trung học, một số khác học tiếp đại học, cao đẳng hoặc vào các trường nghệ thuật. Có bốn trường đại học tổng hợp ở Ô-xlô, Bergen, Trondheim và Tromso.

Các thành phố lớn: Bergen, Trondheim, Stavanger...

Quan hệ quốc tế: Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 25/11/1971. Tham gia các tổ chức quốc tế AfDB, BIS, EBRD, ECE, EFTA, FAO, IADB, IAEA, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, IMO, IOC, ISO, ITU, NATO, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WHO, WIPO, WMO, WTrO, v.v..

Danh lam thắng cảnh: Thủ đô Ôxlô, Cung điện nhà vua, Viện bảo tàng nghệ thuật quốc gia, Viện bảo tàng hải dương học, Viện bảo tàng lịch sử, Viện bảo tàng địa chất, Trung tâm nghệ thuật Eni-Ôxtát, v.v..

Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: ngày 25/11/1971

Địa chỉ Đại sứ quán;

Đại sứ quán Na Uy tại Hà Nội:

Địa chỉ: Tầng 8th, Tháp Hà Nội, 49 Hai Bà Trưng, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: (84-04) 39748900

Fax: (84-04) 39743301

Email: www.emb.hanoi@mfa.no

Website: www.norway.org.vn

 

Đại sứ quán Việt Nam tại Na Uy:

Địa chỉ: 21 St. Olavsgate, 0165 Oslo, Norway

Điện thoại: +47-2- 2203300

Fax: +47-2-2203301

Email: vietnamnorway@gmail.com

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website