Môn-đô-va (Moldova)

Cộng hòa Môn-đô-va (Republic of Moldova)

Mã vùng điện thoại: 373                    Tên miền Internet: .md

c

Quốc kỳ Cộng hòa Môn-đô-va

Vị trí địa lý: Nằm ở Đông Âu, giáp U-crai-na và Ru-ma-ni. Tọa độ: 47o00 vĩ bắc, 29o00 kinh đông

Diện tích: 33.843 km2

Thủ đô: Ki-si-nhốp (Chisinau)

Lịch sử: Môn-đô-va đã từng bị Đế quốc La Mã thống trị. Năm 1484, Thổ Nhĩ Kỳ xâm lược Môn-đô-va lần thứ hai. Năm 1812, Nga đánh đuổi quân Thổ Nhĩ Kỳ và khôi phục quyền kiểm soát ở Môn-đô-va. Năm 1940, Môn-đô-va tuyên bố là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xôviết và là thành viên của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết. Ngày 25-12-1991, Môn-đô-va tách khỏi Liên Xô (cũ), trở thành nước độc lập.

Quốc khánh: 27-8 (1991)

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Cộng hòa.

Các khu vực hành chính: 10 hạt, 1 thành phố* là 1 khu tự trị**: Balti, Cahul, Chisinau, Chisinau*, Dubasari, Edinet, Gagauzia**, Lapusna, Orhei, Soroca, Tighina, Ungheni.

Hiến pháp: Thông qua ngày 28-7-1994.

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước: Tổng thống.

Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng

Bầu cử: Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 4 năm. Theo hiến pháp của Môn-đô-va, trên cơ sở tư vẫn của Quốc hội, Tổng thống đề cử Thủ tướng và trong vòng 15 ngày kể từ ngày đề cử, Thủ tướng sẽ đề nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm cho chương trình làm việc của mình và toàn bộ các thành viên chính phủ.

Cơ quan lập pháp: Quốc hội (101 ghế, các đảng phái và các khối bầu cử cũng như các ứng cử viên độc lập cạnh tranh nhau trong cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 4 năm).

Cơ quan tư pháp: Tòa án Tối cao, Tòa án Hiến pháp.

Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.

Các đảng phái chính: Khối những người vì Môn-đô-va dân chủ và thịnh vượng (PMDO); Mặt trận Nhân dân dân chủ Thiên chúa giáo (FPCD); Đảng Cộng sản (PCM); Hội nghị Dân chủ của Môn-đô-va (CDM); Đảng của các lực lượng dân chủ (PFD).

Khí hậu: ôn đới lục địa. Nhiệt độ trung bình tháng 1 là -4 độ C, tháng 6 là +28 độ C.

Địa hình: Thảo nguyên, dốc, thoải về phía biển Đen ở miền Nam.

Tài nguyên thiên nhiên: Than non, phốtphorit, thạch cao.

Dân số: khoảng 3,56 triệu người (số liệu năm 2011).

Các dân tộc: Người Môn-đô-va/Ru-ma-ni (64%), người U-crai-na (13,8%), người Nga (13%), các dân tộc khác (8,7%).

Ngôn ngữ chính: Tiếng Môn-đô-va; tiếng Nga được sử dụng rộng rãi.

Tôn giáo: Đạo Chính thống (98,5%), Đạo Do Thái (1,5%).

Kinh tế: Đất đai và khí hậu của Môn-đô-va thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Hoa quả, rau xanh, rượu vang, thuốc lá là những sản phẩm chính. Môn-đô-va phải nhập khẩu toàn bộ dầu mỏ, than đá, khí tự nhiên, chủ yếu là từ Nga.

Sản phẩm công nghiệp: Thực phẩm, máy nông nghiệp, thiết bị đúc, máy lạnh và thiết bị lạnh, máy giặt, hàng dệt kim, đường, dầu thực vật, giày dép.

Sản phẩm nông nghiệp: Rau xanh, hoa quả, rượu vang, ngũ cốc, củ cải đường, hạt hướng dương, thuốc lá; thịt bò, sữa.

Đơn vị tiền tệ: đồng Leu (MDL), 1 USD = 12,63 MDL (tháng 12/2013)

Văn hóa: Về mặt địa lý, do nằm trên ngã tư đường của La-tinh, Sla-vơ và các nền văn hoá khác, Môn-đô-va đã làm giàu thêm nền văn hoá của mình bằng cách chấp nhận và duy trì một số truyền thống của các nước láng giềng và các nguồn ảnh hưởng khác.

Di sản văn hoá của nước này đáng chú ý ở số lượng nhiều nhà thờ và tu viện được nhà cai trị Môn-đô-va Stephen the Great xây dựng hồi thế kỷ 15, và bởi các tác phẩm của những tác gia thời phục hưng như Varlaam và Dosoftei, và của các học giả sau này như Grigore Ureche, Miron Costin, Nicolae Milescu, Dimitrie Cantemir, Ion Neculce.

Giáo dục: Trẻ em ở Môn-đô-va đến trường tiểu học từ 6 hoặc 7 tuổi và kết thúc trung học 11 năm. Những học sinh không học hoặc không tốt nghiệp trung học có thể vào trường học nghề. Thậm chí, ở trường trung học, học sinh cũng có thể học một hoặc vài nghề ở các trung tâm dạy nghề. Những học sinh giỏi được nhận bằng học nghề sau khi tốt nghiệp trung học. Bậc trung học, học sinh phải đua tranh để được vào học đại học.

Các thành phố lớn: Tirasopol, Dubasari, Balti...

Danh lam thắng cảnh: Bảo tàng Puskin, thủ đô Ki-sinh-ốp, Khải hoàn môn, nhà thờ lớn ở Nativity, v.v..

Quan hệ quốc tế: Tham gia các tổ chức quốc tế BIS, CIS, EBRD, ECE, FAO, IAEA, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, Interpol, IOC, ITU, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WHO, WIPO, WMO, v.v..

Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: ngày 11/6/1992

Đại sứ quán Việt Nam tại U-crai-na kiêm nhiệm Mô-đô-va

Ðịa chỉ: Uraine, 25011- Kiev, 5, Leskova str

Ðiện thoại/Fax: 294 80 87

Code: 00-380

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác với cán bộ cấp dưới

(ĐCSVN) - Ngày 23/5/2024, đồng chí Lương Cường đã ký ban hành Quy định 148-QĐ/TW về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Quy định về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

(ĐCSVN) - Ngày 9/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website