Ê-ri-tơ-ri-a (Eritrea)

Nhà nước Ê-ri-tơ-ri-a (State of Eritrea)

Mã vùng điện thoại: 291        Tên miền Internet: .er

c

Quốc kỳ Nhà nước Ê-ri-tơ-ri-a

Vị trí địa lý: Nằm ở Đông Phi, giáp biển Đỏ, Gi-bu-ti, Ê-ti-ô-pi-a và Xu-đăng. Ê-ri-tơ-ri-a vó vị trí địa - chính trị chiến lược dọc theo các tuyến đường thuỷ tấp nập nhất thế giới. Tọa độ: 15000 vĩ bắc, 39000 kinh đông.

Diện tích: 121.320 km2

Thủ đô: Ax-ma-ra (Asmara)

Quốc khánh: 24/5 (1993)

Lịch sử: Đây là một vùng đất có nền văn hoá lâu đời ở châu Phi. Từ cuối thế kỷ XIX Ê-ri-tơ-ri-a là thuộc địa của I-ta-li-a. Năm 1941, Hội quốc liên giao cho Anh quản lý Ê-ri-tơ-ri-a. Năm 1950, Liên hợp quốc buộc Anh phải trao trả độc lập cho Ê-ri-tơ-ri-a và đặt Ê-ri-tơ-ri-a nằm trong liên bang với Ê-ti-ô-pi-a. Năm 1952, Liên bang Ê-ti-ô-pi-a – Ê-ri-tơ-ri-a được thành lập. Năm 1962, vua H.Xê-lát-xi-ê dùng vũ lực sáp nhập Ê-ri-tơ-ri-a thành tỉnh thứ 14 của Ê-ti-ô-pi-a. Từ ngày 23 đến ngày 25/4/1993, dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc Ê-ri-tơ-ri-a tiến hành trưng cầu ý dân về nền độc lập của mình. Ngày 24/5/1993, Ê-ri-tơ-ri-a chính thức tuyên bố độc lập.

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Chính phủ chuyển tiếp

Các khu vực hành chính: 8 tỉnh: Akale, Guzay, Barka, Denkel, Hamasen, Sahil, Semhar, Senhit, Seraye.

Hiến pháp: Hiến pháp chuyển tiếp, ký ngày 19-5-1993, được hiến pháp mới thay thế từ tháng 5-1997.

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước và Chính phủ: Tổng thống

Bầu cử: Tổng thống do Quốc hội bầu.

Cơ quan lập pháp: Quốc hội (150 ghế, thời hạn nhiệm kỳ chưa xác định).

Cơ quan tư pháp: Tòa án Tối cao, Tòa án tỉnh,Tòa án huyện.

Các đảng phái chính: Mặt trận Nhân dân vì dân chủ và công bằng (PFDJ).

Khí hậu: Sa mạc nóng, khô dọc theo bờ biển Đỏ; lạnh và ẩm hơn trong vùng núi cao ở trung tâm; bán khô cằn ở vùng đồi và đất thấp phía tây. Nhiệt độ trung bình: 250C.

Địa hình: Là phần tiếp theo của dải núi cao hướng bắc - nam của Ê-ti-ô-pi-a.

Tài nguyên thiên nhiên: Vàng, bồ tạt, kẽm, đồng, muối, cá.

Dân số: Khoảng 6.333.000 người (ước tính năm 2013)

Các dân tộc: Người Tigrinya (50%), Tigre và Kunama (40%), Afar (4%), Saho (3%)

Ngôn ngữ: Tiếng Afar, Amharic, A-rập, Tigre, Kunama, Tigrinya, v.v..

Tôn giáo: Đạo Hồi, ĐạoThiên chúa, Đạo Cơ đốc, Đạo Tin lành.

Kinh tế:

Tổng quan: Sau khi giành được độc lập, E-ri-tơ-ri-a phải đối mặt với tình hình kinh tế khó khăn của một nước châu Phi nhỏ và nghèo. Nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp tự cung tự cấp với hơn 70% dân số tham gia trồng trọt và chăn nuôi. Khu công nghiệp nhỏ bé, chủ yếu là công nghiệp nhẹ với công nghệ lạc hậu.

Sản phẩm công nghiệp: Thực phẩm, đồ uống, quần áo và hàng dệt.

Sản phẩm nông nghiệp: Lúa miến, đậu lăng, rau, ngô, bông, thuốc lá, cà phê; gia súc, cá.

Văn hoá: Ê-ri-tơ-ri-a có sự giao lưu thương mại từ lâu đời với nhiều quốc gia trên thế giới, do đó có một nền văn hóa đa dạng. Thủ đô Asmara là nơi diễn ra sự giao lưu mạnh mẽ nhất. Tại đây có sự hiện diện của văn hoá ẩm thực I-ta-li-a, đồng thời hiện diện sự pha trộn văn hóa bản xứ của người Tigrinya với văn hóa I-ta-li-a. Điều này gần như không thấy xuất hiện tại các vùng nông thôn.

Giáo dục: Do sự tàn phá của chiến tranh nên rất ít trẻ em được đến trường. Khoảng 1/4 số trẻ em đi học hoàn thành bậc tiểu học và chỉ có một số rất ít hoàn thành bậc trung học. Trong những năm đầu, học sinh được học bằng ngôn ngữ bản xứ, nhưng sau đó có thể được học bằng tiếng Anh hay tiếng A-rập. Sau bậc tiểu học, học sinh phải học bằng tiếng Anh.

Thành phố lớn: Mitsiwa

Đơn vị tiền tệ: nafka; 1nafka = 100 cent

Quan hệ quốc tế: Tham gia các tổ chức quốc tế AfDB, ECA, FAO, G-77, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, IMO, ITU, OUU, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WFTU, WHO, WIPO, WMO, v.v..

Cơ quan đại diện:

Đại sứ quán Ê-ri-tơ-rê-a tại Trung Quốc kiêm nhiệm Việt Nam:

Địa chỉ: BEIJING, 2-10-1 Ta Yuan Office Building, No. 14 South Liang Mahe Road Beijing, P.R.China

Điện thoại: +86-10-65326534/5

Fax: +86-10-65326532 



Ban Tư liệu – Văn kiện

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website