Cộng hòa Dân chủ Công-gô (Conggo)

Cộng hòa dân chủ Công-gô (Democratic Republic of the Congo)

c

Quốc kỳ Cộng hoà dân chủ Công-gô

Vị trí địa lý: Nằm ở Trung Phi, giáp Cộng hòa Trung Phi, Xu-đăng, U-gan-đa, Ru-an-đa, Bu-run-đi, Tan-da-ni-a, Dăm-bi-a, Ăng-gô-la, Đại Tây Dương và Cộng hòa Công-gô. Tọa độ: 0000 vĩ bắc, 25000 kinh đông.

Diện tích: 2.345.410 km2.

Thủ đô: Kin-xa-sa (Kinshasa)

Quốc khánh: 30-6 (1960)

Lịch sử: Năm 1908, Công-gô bị Bỉ chiếm làm thuộc địa. Ngày 30/6/1960, Công-gô giành độc lập. Năm 1971, Công-gô đổi tên thành Cộng hòa Daia. Tháng 8-1992, Daia đổi lại tên nước thành Cộng hòa Công-gô. Từ năm 1994, Cộng hòa Công-gô bị chia cắt do cuộc nội chiến và xung đột sắc tộc và do dòng người tị nạn từ Ru-an-da và Bu-run-đi tràn sang. Quân đội U-gan-đa, Ru-an-đa, Dim-ba-buê, Ăng-gô-la và Na-mi-bi-a đã can thiệp vào cuộc xung đột này. Từ tháng 5-1997, Cộng hòa Công-gô đổi tên thành Cộng hòa dân chủ Công-gô. Hiệp định ngừng bắn đã được ký kết ngày 10/7/1999, nhưng hoạt động quân sự vẫn chưa kết thúc.

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Trong giai đoạn quá độ đến chính phủ đại diện

Các khu vực hành chính: 10 tỉnh và 1 thành phố*: Bandundu, Bas-Congo, Equateur, Kasai-Occidental, Kasai-Oriental, Katanga, Kinshasa*, Maniema, Nord-Kivu, Orientale, Sud-Kivu.

Hiến pháp: Thông qua ngày 24-6-1967 và đã được sửa đổi nhiều lần vào các năm 1974, 1978, 1990;

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước và Chính phủ: Tổng thống.

Cơ quan lập pháp: Hội đồng lập hiệu quả độ 300 thành viên do Tổng thống chỉ định.

Cơ quan tư pháp: Tòa án tối cao.

Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.

Các đảng phái chính: Phong trào Cách mạng của nhân dân (MPR), Liên minh vì dân chủ và tiến bộ xã hội (UDPS), Đảng Lumumba thống nhất (PALU), Đảng Dân chủ xã hội Thiên chúa giáo (PDSC), v.v..

Khí hậu: Nhiệt đới; nóng và ẩm ở vùng xích đạo; khô ở các vùng đất cao phía nam; ẩm ướt ở các vùng cao nguyên phía đông. Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất: 24 - 280C, tháng lạnh nhất: 22 - 250C. Lượng mưa trung bình: 1.000 - 2.500 mm.

Địa hình: Vùng lòng chảo trung tâm rộng lớn là vùng cao nguyên thấp; các dãy núi ở phía đông.

Tài nguyên thiên nhiên: Cô ban, đồng, dầu mỏ, kim cương, vàng, bạc, kẽm, mangan, germanium, uranium, radium, bôxit, quặng sắt, than đá, tiềm năng thuỷ điện, gỗ, v.v..

Dân số: 67.513.000 người (ước tính 2013)

Mật độ dân số: Xấp xỉ 19 người/km2.

Các dân tộc: Trong số các nhóm dân tộc Phi, dân tộc Ban-tu chiếm đa số; có 4 bộ lạc lớn nhất là Mon-go, Lu-ba, Công-gô (tất cả thuộc dân tộc Ban-tu), và Mangbetu-Azande (Hamitic), chiếm khoảng 45% tổng số dân.

Ngôn ngữ chính: Tiếng Pháp; tiếng Lingala (một ngôn ngữ thương mại Pháp), tiếng Kingwana (tiếng thổ dân Kiswahili hay Swahili), tiếng Kikongo, tiếng Tshiluba cũng được sử dụng.

Tôn giáo: Đạo Thiên chúa (47%), đạo cổ truyền châu Phi (50%), Đạo Hồi (2%).

Kinh tế:

Tổng quan: CHDC Công-gô có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú: Côban, đồng, dầu lửa, kim cương, vàng, bạc, kẽm, uranium, gỗ, tiềm năng thuỷ điện. Chiến tranh và xung đột phe phái đã làm cho nền kinh tế suy giảm, lạm phát tăng, nợ nước ngoài càng lớn. Điều kiện kinh tế xã hội không thuận lợi cho đầu tư và phát triển. GDP (2003): 5,7 tỷ USD, trong đó công nghiệp 12,5%, nông nghiệp 58,7% và dịch vụ 28,8%.

Sản phẩm công nghiệp: Nước khoáng, hàng tiêu dùng, kim cương.

Sản phẩm nông nghiệp: Chuối, cà phê, đường, chè, cao su.

Giáo dục: Hệ thống giáo dục chưa phát triển, cơ sở vật chất nghèo nàn và rất thiếu cán bộ, tỷ lệ học sinh đến trường thấp. Tỷ lệ biết chữ rất thấp.

Các thành phố lớn: Lumunbashi, Kisangani...

Đơn vị tiền tệ: franc Công-gô (CF)

Danh lam thắng cảnh: Thủ đô Kin-xa-sa, sông Daia, công viêc quốc gia Kau-đi Bi-ê-ga và công viên Ga-ram-ba, khu rừng nhiệt đới Ma-gum-bê, hồ Ki-vu, đỉnh núi Nya-mu-la-gi-ra.

Quan hệ quốc tế: Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 13/4/1961. Tham gia các tổ chức quốc tế AfDB, ECA, FAO, G-77, IAEA, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, ITU, OAU, UN, UNTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WFTU, WHO, WIPO, WMO, v.v..

Cơ quan đại diện

Đại sứ Việt Nam tại An-giê-ri kiêm nhiệm Cộng hòa Dân chủ Công-gô

Địa chỉ: 30 Rue Chénoua, Hydra, Alger

Điện thoại: 213-2-692179

Fax: 213-2-693778

Email: sqvnalgeri@yahoo.com

Đại sứ quán Cộng hòa Dân chủ Công-gô tại Trung Quốc kiêm nhiệm Việt Nam

Địa chỉ: Beijing, 7 San Li Tun, Dong Si Jie, Chaoyang Dist, Beijing

Điện thoại: +86-10-65321387/65321417

Fax: +86-10-65322915

E-mail: ambacob@yahoo.fc

 

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website