Cô-mo (Comoros)

Liên bang Cô-mo (Union of the Comoros)

Mã vùng điện thoại: 269           Tên miền Internet: .km

 

Quốc kỳ Liên bang Cô-mo

Vị trí địa lý: Là nước hải đảo nằm ở vịnh Môdămbích trên Ấn Độ Dương. Cô-mo có vị trí quan trọng ở đầu phía bắc của eo biển Mô-dăm-bích. Tọa độ: 12010 vĩ nam, 44015 kinh đông.

Diện tích: 2.170 km2.

Khí hậu: Nhiệt đới biển; mùa mưa từ tháng 11 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.000 - 3.000 mm.

Địa hình: Các đảo núi lửa; núi dốc và đồi thấp trong nội địa.

Tài nguyên thiên nhiên: Cá, gỗ.

Dân số: 734.900 người (ước tính 2013)

Mật độ dân số: Khoảng 295 người/km2

Các dân tộc: Người Antalote, Cafre, Makoa, Oimatsaha, Sakalava.

Ngôn ngữ chính: Tiếng A-rập và tiếng Pháp; tiếng Cô-mo (pha trộn giữa tiếng Swahili và tiếng A-rập) cũng được sử dụng.

Lịch sử: Thế kỷ XIX, Pháp chiếm Cô-mo làm thuộc địa. Sau đó Cô-mo hợp nhất với Ma-đa-ga-xca về mặt hành chính. Đến năm 1946 tách ra độc lập. Năm 1961 Cô-mo được hưởng quy chế "lãnh thổ hải ngoại" của Pháp, đến năm 1968 được tự quản về các vấn đề đối nội. Năm 1975, Viện đại biểu Cô-mo tuyên bố Cô-mo là nước độc lập, nhưng Pháp vẫn quản lý đảo May-ốt.

Tôn giáo: Đạo Hồi dòng Sunni (98%), đạo Thiên chúa (2%)

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Cộng hòa.

Các khu vực hành chính: 3 hòn đảo: Grande Comore (Njazidja), Anouan (Nzwani) và Moheli (Mwali).

Có 4 thành phố là Domoni, Fomboni, Moroni và Moutsamoudou.

Hiến pháp: Thông qua ngày 20/10/1996.

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước: Tổng thống.

Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng.

Bầu cử: Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm; Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm.

Cơ quan lập pháp: Quốc hội gồm 2 viện: Thượng viện (15 ghế, mỗi đảo 5 ghế, được lựa chọn từ các Hội đồng khu vực, nhiệm kỳ 6 năm) và Hội đồng liên bang (43 ghế, được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm).

Cơ quan tư pháp: Tòa án tối cao (2 thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm, 2 thẩm phán do Hội đồng liên bang cử, 1 thẩm phán do Hội đồng mỗi đảo lựa chọn và Tổng thống cũ của nước Cộng hòa).

Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.

Các đảng phái chính: Đại hội quốc gia vì sự phát triển (RND), Mặt trận dân tộc vì luật pháp (FNJ).

Kinh tế:

Tổng quan: Cô-mo là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Tài nguyên thiên nhiên ít ỏi, dân số tăng nhanh. Khai thác lâm sản và đánh bắt cá đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Hàng năm phải nhập khẩu một lượng lớn lương thực đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Sản phẩm công nghiệp: Đồ gỗ, vật liệu xây dựng, hàng dệt may.

Sản phẩm nông nghiệp: Dừa, chuối, sắn.

Giáo dục: Hệ thống giáo dục dựa trên khuôn mẫu của Pháp. Việc học tập được miễn phí. Chỉ có khoảng 1/3 số trẻ em là học hết tiểu học và một số ít tiếp tục vào trung học. Số học lên cao còn ít hơn nữa. Có các trường sư phạm, nhưng không có trường đại học hay trường kỹ thuật do nhà nước tài trợ.

Thủ đô: Mô-rô-ni (Moroni)

Đơn vị tiền tệ: franc Cô-mo (CF); 1 CF = 100 centime

Quốc khánh: 6-7 (1975)

Danh lam thắng cảnh: Núi lửa Grande Comore đang hoạt động gần Mô-rô-ni, v.v.

Quan hệ quốc tế: Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 12/11/1975. Tham gia các tổ chức quốc tế AfDB, ECA, FAO, G-77, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, IOC, ITU, OAU, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WHO, WMO, v.v..


Ban Tư liệu - Văn kiện
 

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website