Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) - United Nations Environment Programme (UNEP)

Tôn chỉ, mục đích, hoạt động của UNEP

UNEP là tổ chức duy nhất của hệ thống Liên hợp quốc được thành lập nhằm mục đích đưa ra những đường lối có tính chỉ đạo và các chương trình hành động toàn cầu nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống mà không gây tổn hại cho thế hệ tương lai; đóng vai trò xúc tác, điều phối; cung cấp tư vấn kỹ thuật, pháp lý và cơ cấu tổ chức cho các chính phủ nâng cao về khả năng xây dựng thể chế và các sáng kiến phát triển bền vững. Vai trò làm xúc tác và điều phối của UNEP càng được tăng cường từ khi Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về môi trường và phát triển (1992) thông qua Chương trình nghị sự 21.

Do nguồn vốn hạn chế và quy mô nhỏ, UNEP tập trung giải quyết các vấn đề môi trường được quy định trong Chương trình nghị sự 21: Bảo vệ bầu khí quyển, đối phó với sự thay đổi khí hậu và sự nóng lên của trái đất, tầng ô-zôn, ô nhiễm không khí; bảo vệ chất lượng nước sạch; bảo vệ đại dương và các vùng ven biển; bảo vệ tài nguyên đất đai, chống phá rừng và sa mạc hoá; bảo vệ đa dạng sinh học; quản lý các chất thải độc hại và hoá chất độc; bảo vệ sức khoẻ con người và chất lượng cuộc sống trước sự xuống cấp về môi trường; thương mại và môi trương v.v...

Về lĩnh vực trao đổi thông tin môi trường, UNEP đã xây dựng được hệ thống hướng dẫn toàn cầu (GEMS) và nguồn dữ liệu thông tin toàn cầu (GRID) hoạt động trên 142 nước. Hệ thống thông tin mặt đất (INFOTERRA) gồm các điểm quốc gia của 170 nước. Đăng ký quốc tế các hoá chất độc hại (IRPTC) giúp cho khi sử dụng biết được hoá chất đó là gì (khoảng 70.000 hoá chất được sử dụng) và UNEP có quan hệ với 120 nước.

UNEP đã đóng góp tích cực trong lĩnh vực xây dựng hệ thống pháp lý quốc tế. Hiện nay, UNEP đã hình thành một hệ thống các điều ước quốc tế về các lĩnh vực môi trường. Mỗi khi một điều ước tế có hiệu lực, thì một Ban Thư ký được hình thành để thúc đẩy việc thực hiện điều ước đó. Thí dụ: Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt là nơi cư trú của các loài chim; Công ước đa dạng sinh học; Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã có nguy cơ diệt chủng; Công ước Viên 1985 về bảo vệ tầng ô zôn; Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu, Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển chất thải nguy hại qua biên giới và việc tiểu huỷ chúng; Công ước chống hoang mạc hoá.

Môi trường ngày càng trở thành vấn đề toàn cầu và được toàn thế giới quan tâm. Nó cũng đặt ra cho nhân loại nhiều vấn đề đa dạng, phức tạp và nan giải. Đây cũng là một thách thức lớn cho toàn nhân loại. Do vây, UNEP cũng đang bàn nhiều về cải tổ lại cơ cấu tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động và quản trị quốc tế về môi trường để thích ứng với tình hình phát triển mới của vấn đề môi trường.

Cơ cấu tổ chức của UNEP

Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị gồm 58 nước thành viên với nhiệm kỳ 3 năm do Đại hội đồng Liên hợp quốc bầu theo phân vùng địa lý như sau: 16 ghế cho châu Phi; 13 ghế cho châu Á; 6 ghế cho Đông Âu; 10 ghế cho châu Mỹ Latinh; 13 ghế cho Tây Âu và các nước khác. Hội đồng quản trị họp mỗi năm một lần nhằm kiểm điểm việc thực hiện các nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc và đưa ra các chương trình hoạt động có tính chất chiến lược toàn cầu trong lĩnh vực môi trường.

Ban thư ký: Đứng đầu Ban Thư ký là Giám đốc chấp hành do Đại hội đồng Liên hợp quốc bầu ra với nhiệm kỳ 5 năm. Ngày 16/3/2006, theo đề nghị của Tổng hư ký LHQ, Đại hội đồng LHQ đã bầu ông  Achim Steiner (người Đức) làm giám đốc chấp hành UNEP với nhiệm ký từ ngày 15/6/2006 đến 15/6/2010.

Ban điều phối về môi trường: Ban điều phối về môi trường bao gồm những người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống Liên hợp quốc, do Giám đốc chấp hành của UNEP làm Chủ tịch. Qua Ban điều phối này, UNEP là tổ chức duy nhất của Liên hợp quốc thực hiện được vai trò phối hợp và xúc tác trong lĩnh vực môi trường.

Nguồn tài chính của UNEP

Theo Nghị quyết 2997 (XXVII) năm 1972 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, ngân sách của UNEP có từ hai nguồn: Từ ngân sách thường niên của Liên hợp quốc; Quỹ Môi trường (được thành lập theo Nghị quyết trên).

Phần ngân sách có được từ ngân sách thường kỳ của Liên hợp quốc chỉ đủ chi cho Hội động quản trị, Ban Thư ký và các hoạt động làm chính sách, quản lý, xây dựng chương trình và hỗ trợ chương trình. Phần ngân sách này cho năm 2002 là 4,5 triệu đô la (chiếm khoảng 3,9% tổng ngân sách hàng năm của UNEP).

Quỹ Môi trường do các nước đóng góp tự nguyện là nguồn ngân sách chủ yếu tài trợ cho việc thực hiện các chương trình của UNEP. Từ năm 2002 ta đã tăng mức đóng góp tự nguyện từ 1000 đô la lên 5000 đô la mỗi năm cho Quỹ Môi trường. Năm 2003, các nước cam kết đóng góp tự nguyện cho Quỹ Môi trường là 49,051,265 đô la.

Quan hệ Việt Nam – UNEP

UNEP là tổ chức trực thuộc Đại hội đồng Liên hợp quốc, nên các nước thành viên của Liên hợp quốc có đủ tư cách tham gia UNEP. Việt Nam tham gia UNEP từ năm 1977, khi Việt Nam trở thành thành viên của Liên hợp quốc.

UNEP đã hỗ trợ Việt Nam về kỹ thuật, chuyên gia tư vấn trong việc xây dựng luật lệ và chính sách về môi trường, cung cấp học bổng về môi trường của  để đào tạo nguồn nhân lực về môi trường của Việt Nam. Việt Nam đóng góp tự nguyện cho Quỹ Môi trường tự nguyện của UNEP với mức đóng góp 7.000 đô la Mỹ một năm. Đến nay, Việt Nam đã tham gia các điều ước quốc tế sau về môi trường: Công ước về thông báo sớm sự cố hạt nhân (9/1987); Công ước về trợ giúp trong sự cố hạt nhân hoặc cấp cứu phóng xạ (9/1987); Công ước liên quan đến bảo vệ các di sản văn hoá và tự nhiên (10/87); Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt là nơi cư trú của các loài chim (1/1989); Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tầu biển gây ra (5/1991); Công ước đa dạng sinh học (5/1993); Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã có nguy cơ diệt chủng (1/1994); Công ước Viên 1985 về bảo vệ tầng ô zôn (1994); Nghị định thư Montreal 1987 về các chất làm suy giảm tầng ô zôn (1/1994); Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (16/11/1994); Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển chất thải nguy hại qua biên giới và việc tiểu huỷ chúng (3/1995); Công ước chống hoang mạc hoá (1996); Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ (6/2002); Nghị định thư Kyoto (25/9/2002); Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học của Công ước đa dạng sinh học (01/2004); Công ước Rotterdam về các thủ tục thỏa thuận thông báo trước một số hóa chất và thuốc trừ sâu nguy hại trong thương mai quốc tế (PIC - có hiệu lực từ ngày 05/ 8/ 2007).

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

(ĐCSVN) - Ban Bí thư vừa ban hành Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 25/5/2023, về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới.

Chỉ thị của Ban Bí thư về lãnh đạo Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp

(ĐCSVN) - Ban Bí thư yêu cầu nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân về vai trò nòng cốt chính trị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Phát huy vai trò của Nhân dân trong ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ

(ĐCSVN) - Tại Kết luận số 54-KL/TW ngày 9/5/2023, Ban Bí thư yêu cầu thường xuyên thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân đóng góp ý kiến, phản ánh, giám sát biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong cán bộ, đảng viên.

Quy định mới của Bộ Chính trị về công tác cán bộ

(ĐCSVN) - Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng vừa ký ban hành Quy định số 80-QĐ/TW về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử. Quy định gồm 6 chương, 34 điều, thay thế cho Quy định số 105-QĐ/TW ngày 19/12/2017 của Bộ Chính trị.

Ban Bí thư quy định về cách thức sử dụng cờ Đảng

(ĐCSVN) - Ban Bí thư yêu cầu sử dụng cờ Đảng đúng mục đích, quy cách, phù hợp với tính chất sự kiện; tuyệt đối không sử dụng cờ Đảng hỏng, sờn, rách, xuống màu, bong tróc. Vị trí, địa điểm treo cờ Đảng cần bảo đảm mỹ quan, trang trọng, đồng bộ với không gian chung; tuyệt đối không để lá cờ chạm đất.

Liên kết website