Hội đồng Liên minh nghị viện Hiệp hội các nước Đông Nam Á (AIPA) - The ASEAN Inter-Parliamentary Assembly (AIPA)

Cùng với việc đổi tên, AIPO 27 đã bổ sung các điều lệ mới về tổ chức. AIPO có một Tổng thư ký chuyên trách có nhiệm kỳ 3 năm, Ban Chấp hành và các uỷ ban chuyên đề nhưUỷ ban Phụ nữ, Uỷ ban Kinh tế, Uỷ ban Chính trị, Uỷ ban Xã hội, Uỷ ban Tổ chức …. Đối với nghị quyết do AIPO đưa ra, nghị viện các nước bắt buộc phải phổ biến tới các nghị viện và chính phủ của mình, đồng thời nghị viện các nước thành viên có trách nhiệm báo cáo với AIPO việc các nghị quyết của AIPO đã và đang được thực hiện như thế nào. Chủ tịch AIPO và chủ tịch Uỷ ban thường trực ASEAN sẽ tham dự các hoạt động lớn của nhau…Đây là những thay đổi nhằm tiến tới xây dựng khu vực Đông Nam Á thành một cộng đồng chung quan tâm và chia sẻ, hoạt động có hiệu quả và thực chất hơn trên hai trụ cột lập pháp và hành pháp. Có tất cả 33 nghị quyết được AIPO 27 đưa ra và được nêu trong Thông cáo chung. Bên cạnh những vấn đề về tổ chức, các nghị quyết khác khẳng định cam kết của các nước trong việc tăng cường cơ hội thương mại, đầu tư nội khối; bảo vệ môi trường và sức khoẻ người dân; chống khủng bố thông qua đối thoại giữa các tôn giáo, tín ngưỡng.

Trải qua hơn 30 năm hoạt động, AIPA đã không ngừng được củng cố và phát triển. Hiện nay, AIPA có 9 nghị viện thành viên gồm Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Lào, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po, Thái Lan, Việt Nam (Quốc hội Việt Nam tham gia AIPO năm 1995 sau khi Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN) và Bru-nây Đa-rút-xa-lam (là thành viên chính thức của AIPA từ ngày 4-8-2009; trước đây Bru-nây Đa-rút-xa-lam và Mi-an-ma là 2 nước quan sát viên đặc biệt của AIPA).

Chương trình hoạt động:Trong bối cảnh các quốc gia ASEAN đã thông qua Hiến chương ASEAN và đang nỗ lực thúc đẩy quá trình xây dựng cộng đồng ASEAN vào năm 2015, AIPA có nhiều đóng góp tích cực cho tiến trình hội nhập, đoàn kết khu vực và hỗ trợ ASEAN trong việc hài hòa hệ thống pháp luật, thúc đẩy hợp tác giữa các nước thành viên.

Ngày 4-8-2009, tại Pattaya (Thái Lan) đã khai mạckỳ họp Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Hiệp hội các nước Đông Nam Á (AIPA) lần thứ 30. Đại hội đồng AIPA - 30 là kỳ họp thường niên đầu tiên của AIPA sau khi các nước thành viên ASEAN phê chuẩn Hiến chương ASEAN (Hiến chương có hiệu lực từ tháng 12-2008). Khai mạc đúng vào thời điểm tình hình khu vực và thế giới đang có nhiều biến động phức tạp, Đại hội đồng AIPA - 30 thảo luận về các nội dung liên quan đến chính trị, an ninh, kinh tế, thương mại và hợp tác trong khu vực Đông Nam Á. Trước yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động của AIPA nhằm phát huy vai trò của tổ chức này trong tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, với vai trò là nước chủ nhà, theo chương trình, Thái Lan dự kiến hướng thảo luận của các nghị viện thành viên vào các chủ đề tổ chức và hoạt động của AIPA; vai trò và đóng góp của AIPA trong việc thực hiện Hiến chương ASEAN; củng cố dân chủ và thúc đẩy quyền con người; tín ngưỡng và đối thoại để giải quyết xung đột; hội nhập kinh tế khu vực và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước ASEAN; các vấn đề an ninh lương thực và an ninh năng lượng; các biện pháp ứng phó với khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu; xây dựng bản sắc ASEAN...

Với tư cách nước giữ chức Chủ tịch AIPA nhiệm kỳ 2009- 2010, theo kế hoạch, Việt Nam sẽ đề xuất với Đại hội đồng AIPA - 30 ba nội dung liên quan đến vai trò của AIPA trong việc thực hiện Hiến chương ASEAN; vai trò của AIPA đối với cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới; các mục tiêu Thiên niên kỷ vì an ninh con người bền vững. Đây là những nội dung mang tính thời sự và đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới. Với đề xuất một dự thảo nghị quyết về vai trò của AIPA trong việc thực hiện Hiến chương ASEAN, Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam muốn nhấn mạnh vai trò tích cực của AIPA trong tiến trình hội nhập ASEAN và những nỗ lực của AIPA nhằm góp phần xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 dựa trên những nguyên tắc đồng thuận, tôn trọng độc lập, chủ quyền và nhân quyền. Đồng thời, mong muốn tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa AIPA và ASEAN trong việc giải quyết các vấn đề của khu vực, nhất là trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính hiện nay. Mong muốn này được thể hiện rõ hơn trong đề xuất của Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam về một dự thảo Nghị quyết về khủng hoảng kinh tế. Trong đó, khẳng định, nghị viện đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chính phủ thực hiện các biện pháp kinh tế nhằm vượt qua khủng hoảng bằng việc xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, chính sách pháp luật - một trong những chức năng cơ bản và cũng là thế mạnh của nghị viện, cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân.

Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam khẳng định cam kết chủ động, tích cực trong việc tham gia các hoạt động ngoại giao nghị viện đa phương, góp phần phát huy vai trò và vị thế của Việt Nam cũng như thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác tốt đẹp giữa Quốc hội và nhân dân Việt Nam với Quốc hội và nhân dân các nước ASEAN.

Theo cơ chế luân phiên của AIPA, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam sẽ đảm nhiệm chức Chủ tịch AIPA nhiệm kỳ 2009 - 2010 và đăng cai tổ chức Đại hội đồng AIPA - 31 vào năm 2010. Khác với các chuyến tham dự kỳ họp thường niên của AIPA trước, chuyến tham dự Đại hội đồng AIPA - 30 lần này của Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam sẽ có thêm hoạt động tiếp nhận chức Chủ tịch AIPA - 31 do Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Thái Lan, Chủ tịch AIPA - 30 chuyển giao. Việc Quốc hội Việt Nam tiếp nhận và đảm nhiệm chức Chủ tịch AIPA - 31 là thực hiện nghĩa vụ của một thành viên AIPA, là dịp để phát huy vai trò của Quốc hội Việt Nam trong hợp tác liên nghị viện giữa các nước ASEAN. Tham dự Đại hội đồng AIPA - 30 cũng là bước chuẩn bị quan trọng cho việc Việt Nam đăng cai tổ chức Đại hội đồng AIPA - 31 vào năm 2010.

Để mở rộng hợp tác giữa ASEAN với các đối tác ngoài khu vực Đông Nam Á, tại các kỳ họp thường niên của Đại hội đồng, AIPA tổ chức các phiên họp đối thoại với nghị viện các nước quan sát viên như Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân, Ca-na-đa, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pa-pua Niu Ghi-nê, Liên bang Nga và Nghị viện châu Âu. Tại Đại hội đồng AIPA - 30 lần này, chủ đề chính của các cuộc thảo luận giữa AIPA với nghị viện các nước quan sát viên là "Vai trò của các quan sát viên hướng tới Cộng đồng ASEAN". Theo đó, AIPA và các nước quan sát viên sẽ cùng thảo luận về tình hình chính trị, an ninh khu vực và thế giới; hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư nước ngoài; an ninh con người, xã hội khỏe mạnh, y tế công cộng và các nguy cơ do các bệnh truyền nhiễm gây ra; môi trường và phát triển bền vững; công nghệ thông tin.

 

Các từ khóa theo tin:

VT (tổng hợp)

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website