Liên đoàn Arập (AL) - League of Arab States (AL)

Tổ chức này được thành lập ngày 22 tháng 3 năm 1945 tại Cairô với sáu thành viênban đầu: Ai Cập, Irắc, Transjordan (sau được đổi tên thành Gióocdansau năm 1946), Liban, Arập Xêút và Syria. Sau đó, Yemengia nhập tổ chức này vàotháng 5 năm 1945, Libi (1953), Xuđăng (1956), Marôc (1956), Tuynidi (1956), Côoét (1961), Angiêri (1962), Baranh (1971), Quata (1971), Ôman (1971), Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (1972), Môritani (1973), Xômali (1974), Palétin (1976), Dibuti (1977) và Cômo (1993). Hiện nay Liên đoàn Arập có 22 thành viên, trụ sở đóng tại Cairô (Ai Cập), dân số ước tính khoảng 339.511.000 người, ngôn ngữ chính thức là tiếng Arập, Hội đồng là cơ quan tối cao của Liên đoàn, Tổng thư ký hiện nay là ông Amr Moussa.

 Mục đích của Liên đoàn là củng cố và phát triển các quan hệ hữu nghị giữa các nước trong Liên đoàn, phối hợp chính sách và hoạt động hướng tới mục tiêu chung là sự phồn thịnh của tất cả các nước Arập (bảo vệ nền độc lập, chủ quyền và hợp tác về kinh tế, tài chính, văn hoá, xã hội, v.v.).

 Thông qua một số cơ quan như Tổ chức Văn hóa - khoa học và giáo dục Liên đoàn Arập (ALESCO) hay Hội đồngthống nhất Kinh tế Arập (CAEU)..., Liên đoàn Arập soạn thảo, triển khai các chương trình chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, khoa học nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa các quốc gia trong thế giới Arập. Mặt khác, đó còn đóng vai trò là một diễn đàn cho các quốc gia thành viên nâng cao vị thế chính trị mỗi nước, giải quyết những vấn đề cần quan tâm chung, những mâu thuẫn bất đồng, hạn chế xung đột. Liên minh cũng giữ vai trò quyết định trong việc soạn thảo những văn bản quan trọng nhằm phát triển sự hợp tác kinh tế.

 Liên đoàn Arập đã đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng các chương trình giảng dạy tại các trường học, tổ chức nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội, đẩy mạnh phúc lợi xã hội dành cho trẻ em, khuyến khích các chương trình về thể thao, bảo tồn các di sản của các quốc gia Arập, thúc đẩy trao đổi văn hóa giữa các nước thành viên. Những chiến dịch xóa mù chữ được phát động, nhiều tác phẩm khoa học kĩ thuật hiện đại đã được dịch và trao đổi giữa các quốc gia thành viên. Liên đoàn khuyến khích những biện pháp chống tội phạm và nghiện hút, giải quyết những vấn đề về lao động - đặc biệt là với lao động nhập cư người Arập.

 VT

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Không tổ chức thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo

(ĐCSVN) - Ban Bí thư yêu cầu không tổ chức thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo; không tổ chức đoàn của Trung ương thăm, chúc Tết cấp ủy, chính quyền các tỉnh, thành phố; nghiêm cấm việc biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức; cán bộ lãnh đạo các cấp chỉ được dự lễ chùa, lễ hội khi được phân công...

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 131-QĐ/TW ngày 27/10/2023 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán.

Quy định mới về đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm tập thể, cá nhân

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 124-QĐ/TW, ngày 4/10/2023 về kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị.

Kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai vừa ký ban hành Quy định 114-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ.

Liên kết website