Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) - The Asian Development Bank (ADB)

ADB là một thể chế phát triển tài chính đa phương với 66 thành viên bao gồm 47 nước trong khu vực và 19 nước ở các nơi khác trên khắp toàn cầu. ADB hướng đến viễn cảnh về một khu vực không có đói nghèo, và tự đặt cho nó sứ mệnh giúp đỡ các quốc gia thành viên đang phát triển giảm đói nghèo và nâng cao mức sống người dân.

Chức năng của ADB là hỗ trợ sự tăng trưởng kinh tế bền vững và công bằng, phát triển xã hội, quản lý kinh tế tốt.

Hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững và công bằng: tăng trưởng kinh tế không tự nhiên có tính bền vững và thường làm gia tăng mất công bằng. Để tăng trưởng bền vững và công bằng, cần có sự can thiệp trong khi vẫn đảm bảo một sự phát triển thân thiện vớithị trường.

Phát triển xã hội: giúp đỡ các cá nhân, nhóm, cộng đồng để giảm thiểu những rủi ro trong quá trìnhphát triển kinh tế.

Quản lý kinh tế tốt: thực hiên các chính sách kinh tế một cách có trách nhiệm, có sự tham gia, có khả năng dự đoán, và minh bạch, chốngtham nhũng.

Để thực hiện được chức năng nói trên, ADB đề ra các mục tiêu cho hoạt động của mình, bao gồm: bảo vệ môi trường, hỗ trợgiớivà phát triển, phát triển khu vực tư nhân, hỗ trợ hợp tác khu vực.

Bảo vệ môi trường: người nghèo ở thường bị buộc phải sống ở những khu vực có điều kiện môi trường bất lợi. Muốn xóa nghèo thì phải bảo vệ môi trường.

Hỗ trợ giới: ở nhiều nước, phần lớn người nghèo là phụ nữ. Hỗ trợ phụ nữ phát triển là một biện pháp xóa nghèo.

Hỗ trợ khu vực tư nhân: khuyến khích cải cách và hoàn thiện môi trường chính sách để tạo thuận lợi chokinh tế tư nhân, hỗ trợ sự hợp tác giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân, cho vay và hỗ trợ kỹ thuật cho cácxí nghiệptư nhân vàthể chế tài chínhtư nhân

Khuyến khích hợp tác và liên kết khu vực: khuyến khích sự hợp tác giữa các chính phủ để phát triển cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy thương mạivàđầu tư, ...

Hoạt động của ADB nhắm tới việc cải thiện phúc lợi cho người dân châu Á -Thái Bình Dương, đặc biệt là 1,9 tỉ người đang sống dưới mức 2 USD/ngày. Cho dù người ta có nói nhiều về những thành công đi chăng nữa, thì sự thật, châu Á Thái Bình Dương vẫn là nơi có đến 2/3 số người nghèo của thế giới.

ADB được xây dựng như một bản sao của World Bank, với nguồn vốn thành lập xuất phát từ Chính phủ các nước Mỹ, Nhật và Tây Âu. Nguồn tài trợ chính cho các khoản cho vay của ADB là từ việc phát hành trái phiếu trên thị trường châu Âu. Dù mức tăng trưởng kinh tế ở một số nước thành viên trong thời gian gần đây đã dẫn đến một số thay đổi nào đó, thì hầu như trong suốt lịch sử của ADB, ngân hàng này vẫn hoạt động trên cơ sở các dự án, đặc biệt là trong những lĩnh vực như đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phát triển nông nghiệp và cấp vốn vay cho các ngành công nghiệp cơ bản ở các nước thành viên. Trên lý thuyết, ADB là người cho vay của các Chính phủ và các tổ chức của Chính phủ, song nó còn tham gia vào quá trình nâng cao tính thanh khoản và tối ưu hoá hoạt động trong các khu vực tư nhân ở các nước thành viên trong khu vực.

Về cơ cấu tổ chức, cơ quan ra quyết định cao nhất của ADB là Ban Thống đốc do mỗi quốc gia thành viên đóng góp một đại diện. Đến lượt nó ban Thống đốc lại tự bầu ra trong số họ 12 thành viên của Ban Giám đốc và các cấp phó của họ. 8 trong số 12 thành viên này là đại diện của các quốc gia trong khu vực(các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương) và số còn lại là từ các quốc gia ngoài khu vực.

Ban Thống đốc còn bầu ra chủ tịch Ngân hàng, là người đứng đầu Ban Giám đốc và điều hành ADB. Mỗi chủ tịch giữ cương vị của mình trong một nhiệm kì kéo dài 5 năm và có thể được tái đắc cử. Theo truyền thống và vì Nhật Bản là một trong những cổ đông lớn nhất của ADB, cho nên chủ tịch của ADB đã luôn là người Nhật. Chủ tịch đương nhiệm của ADB là Haruhiko Kuroda.

Trụ sở của ngân hàng ADB đặt tại thành phố Mandaluyong, Metro Manila, Philippine, và có văn phòng đại diện trên khắp thế giới. Hiện ADB có khoảng 2400 nhân viên, đến từ 53 trên tổng số 66 quốc gia thành viên, và hơn một nửa số nhân viên của họ là người Philippin. CHXH Việt Nam là thành viên của ADB từ năm 1966.

Dưới đây là danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ thành viên của ADB. Con số sau mỗi tên nước hoặc vùng lãnh thổ là năm tham gia.

Châu Á và Thái Bình Dương

Afghanistan(1966)

Armenia(2005)

Australia(1966)

Azerbaijan(1999)

Bangladesh(1973)

Bhutan(1982)

Brunei Darussalam(2006)

Cambodia(1966)

Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa(1986)

Quần đảo Cook(1976)

Fiji(1970)

Hồng Kông, Trung Quốc(1969)

Ấn Độ(1966)

Indonesia(1966)

Nhật Bản(1966)

Kazakhstan(1994)

Kiribati(1974)

Hàn Quốc(1966)

Kyrgyzstan(1994)

Lào(1966)

Malaysia(1966)

Maldives(1978)

Quần đảo Marshall(1990)

Liên bang Micronesia(1990)

Mông Cổ(1991)

Myanma(1973)

Nauru(1991)

Nepal(1966)

New Zealand(1966)

Pakistan(1966)

Palau(2003)

Papua New Guinea(1971)

Philippines(1966)

Samoa(1966)

Singapore(1966)

Quần đảo Solomon(1973)

Sri Lanka(1966)

Đài Loan

Tajikistan(1998)

Thái Lan(1966)

Timor-Leste(2002)

Tonga(1972)

Turkmenistan(2000)

Tuvalu(1993)

Uzbekistan(1995)

Vanuatu(1981)

Việt Nam(1966)

Các vùng khác

Áo (1966)

Bỉ (1966)

Canada (1966)

Đan Mạch (1966)

Phần Lan (1966)

Pháp (1970)

Đức (1966)

Ý (1966)

Luxembourg (2003)

Hà Lan (1966)

Na Uy (1966)

Bồ Đào Nha (2002)

Tây Ban Nha (1986)

Thụy Điển (1966)

Thụy Sĩ (1967)

Thổ Nhĩ Kỳ (1991)

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (1966)

Hoa Kỳ (1966)

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website