Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) - International Criminal Police Organization

Tái lập năm 1946, sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai dưới tên gọi chính thức International Police, gọi tắt là Interpol. Đến năm 1956,đổi tên thành Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế,nhưng trên thực tế, vẫn được quen gọi là Interpol. Từ ngày 01-5-1989 Tổ chức Interpol chuyển về Trung tâm quốc tế của thành phố Lyon (Cité Internationale de Lyon Pháp). Tại đó có một thư viện lưu trữ hồ sơ tội phạm quốc tế và cũng là nơi tổ chức các cuộc họp định kỳ. Đồng thời Interpol cũng có văn phòng đại diện ở bảy quốc gia: Argentine, Cameroun, Côte d'Ivoire, El Salvador, Kenyavà Thái Lan và cũng có đại diện tại Trụ sở Liên hơp quốc ở New-York. Interpol là tổ chức liên chính phủ, bao gồm 188 thành viên, tất cả là lực lượng cảnh sát của các quốc gia thành viên, nhằm phối hợp các nước với nhau trên mặt trận chống tội phạm quốc tế như buôn người, rửa tiền, buôn bán ma túy, khủng bố....

Về tổ chức: Đại hội đồng là cơ quan cao nhất, Ủy ban hành pháp do một chủ tịch đứng đầu, Cơ quan thường trực do một tổng thư ký đứng đầu. Ngân sách hoạt động do các nước thành viên đóng góp. Thông qua hoạt động của Interpol các quốc gia thành viên, chỉ tính riêng năm 2001 đã có 1.400 người đã bị bắt giữ vì liên quan tới các hoạt động phạm tội theo các lệnh truy nã của Interpol.

Tôn chỉ và mục tiêu hoạt động

Tôn chỉ hoạt động

Interpol hoạt động độc lập theo tôn chỉ tôn trọng chủ quyền các quốc gia thành viên, không can thiệp vào công việc nội bộ. Đối tượng điều tra chỉ làtội phạm hình sự. Lực lượng này không điều tra các vấn đề liên quan đến chính trị, tôn giáo, quân đội, kỳ thị chủng tộc...

Mục tiêu hoạt động

Tổ chức Interpol không phải là một tổ chức cảnh sát thuần túy vì Interpol chỉ là một cơ quan đâù não chuyên về điều tra, theo dõi, cung cấp tư liệu liên quan đến tội phạm hình sự, khủng bố. Interpol không tham gia vào công việc bắt bớ hay bất kỳ một hoạt động can thiệp vũ trang nào. Các hoạt động đó đêù do cơ quan cảnh sát địa phương của quốc gia có liên quan xử lý. Nhưng, Interpol có thể giúp đỡ các tổ chức cảnh sát địa phương trong việc theo dõi tiến trình hoạt động của các kẻ bị truy nã và phát lệnh truy nã cho các quốc gia thành viên.

Công việc chính của Interpol là theo dõi, điều tra phát hiện các tội phạm nhưrửa tiền,buôn bán người, trẻ em, buôn bán ma tuý,vũ khí, chốngtội phạm công nghệ cao, chống tội phạm có tổ chức, chốngkhủng bố... nhằm góp phần giữ gìn trật tự xã hội trên toàn cầu.

Ngôn ngữ sử dụng

Ngôn ngữ sử dụng: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ả Rập. Tạp chí "Cảnh sát hình sự quốc tế" xuất bản hàng tháng bằng bốn thứ tiếng trên.

Thành viên

Là một trong những tổ chức quốc tế lớn nhất toàn cầu, ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới là thành viên của tổ chức này. Đến tháng 3 năm 1999 có 186 nước tham gia, trong đó Việt Nam là thành viên thứ 158 và tham gia từ năm 1991.

Afghanistan

Ai Cập

Albania

Algérie

Andorra

Angola

Antigua và Barbuda

Argentina

Armenia

Aruba

Australia

Áo

Azerbaijan

Bahamas

Bahrain

Bangladesh

Barbados

Belarus

Bỉ

 

Belize

Bénin

Bolivia

Bosna và Herzegovina

Botswana

Bồ Đào Nha

Brasil

Brunei

Bulgaria

Burkina Faso

Burundi

Campuchia

Cameroon

Canada

Cabo Verde

Tchad

Chile

Colombia

Comoros

Costa Rica

Côte d'Ivoire

Cộng hòa Dân chủ Congo

Croatia

Cuba

Kypros

Cộng hòa Séc

Djibouti

Dominica

Cộng hòa Dominican

Đan Mạch

Đông Timor

Đức

Ecuador

El Salvador

Guinea Xích Đạo

Eritrea

Estonia

Ethiopia

Fiji

Gabon

Gambia

Gruzia

Ghana

Grenada

Guatemala

Guinée

Guiné-Bissau

Guyana

Haiti

Hoa Kỳ

Hàn Quốc

Honduras

Hungary

Hy Lạp

Iceland

Ấn Độ

Indonesia

Iran

Iraq

Ireland

Israel

Italia

Jamaica

Jordan

Kazakhstan

Kenya

Kuwait

Kyrgyzstan

Lào

Latvia

Liban

Lesotho

Liberia

Libya

Liechtenstein

Litva

Luxembourg

Madagascar

Malawi

Malaysia

Maldives

Mali

Malta

Quần đảo Marshall

Mauritania

Mauritius

Mexico

Moldova

Monaco

Mông Cổ

Maroc

Mozambique

Myanma

Namibia

Nauru

Nepal

Hà Lan

Hà Lan Antilles

New Zealand

Nga

Nhật Bản

Nicaragua

Niger

Nigeria

Na Uy

Oman

Pakistan

Panama

Papua New Guinea

Paraguay

Peru

Philippines

Ba Lan

Qatar

Romania

Rwanda

Saint Kitts và Nevis

Saint Lucia

Saint Vincent và Grenadines

São Tomé và Príncipe

Ả Rập Saudi

Sénégal

Serbia

Seychelles

Sierra Leone

Singapore

Slovakia

Slovenia

Somalia

Cộng hòa Nam Phi

Tây Ban Nha

Sri Lanka

Sudan

Suriname

Swaziland

Thụy Điển

Thụy Sĩ

Syria

Tajikistan

Tanzania

Thái Lan

Togo

Tonga

Trinidad và Tobago

Tunisia

Thổ Nhĩ Kỳ

Turkmenistan

Uganda

Ukraina

Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland

Uruguay

Uzbekistan

Venezuela

Việt Nam

Yemen

Zambia

Zimbabwe

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng

(ĐCSVN) - Ngày 10/10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Quyết định số 190-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng.

Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW ngày 08/10/2024 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Tập trung tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu thông tin chính xác, kịp thời với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, phong phú, sinh động gắn với tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2024, 2025.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website