Ủy ban châu Âu (EC) - European Commission (EC)

Ủy ban gồm 27 ủy viên hoạt động như một nội các chính phủ. Mỗi nước thành viên trong Liên minh có một ủy viên tham gia, các ủy viên này đại diện cho quyền lợi của toàn Liên minh, hơn là quyền lợi của nước mình. Trước khi đảm nhận nhiệm vụ, toàn bộ các ủy viên phải được Nghị viện châu Âu chấp thuận. Một trong số 27 uỷ viên làm Chủ tịch Ủy ban châu Âu được Hội đồng châu Âu bổ nhiệm với sự đồng ý của Nghị viện châu Âu. Chủ tịch Ủy ban Barroso nhậm chức từ cuối năm 2004 trong nhiệm kỳ 5 nămvàđược tái bổ nhiệmnhiệm kỳ hai hiện nay. Ủy ban có trụ sở chính tại Bruxelles, ngôn ngữ chính là tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Đức.

Ủy ban châu Âu có nguồn gốc từ một trong 5 thể chế then chốt được thiết lập trong hệ thống các quốc gia Cộng đồng châu Âu (nay là Liên minh châu Âu), theo đề nghị củaRobert Schuman, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, ngày 9.5.1950. Ủy ban đầu tiên bắt đầu hoạt động từ năm 1951 gồm 9 thành viên của "Giới chức cấp cao của Cộng đồng Than Thép châu Âu" dưới quyền của Chủ tịch Jean Monnet. Giới chức cấp cao là cơ quan hành pháp siêu quốc gia của Cộng đồng Than Thép châu Âu mới, nhận nhiệm vụ từ tháng 8.1952 ở Luxembourg. Năm 1958, Các hiệp ước Rome đã lập ra 2 cộng đồng mới là Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) và Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu (Euratom), cơ quan hành pháp của 2 cộng đồng mới này được gọi là ủy ban.

Cả 3 cơ quan tồn tại song song tới ngày 1.7.1967, khi có hiệp ước hợp nhất, thì hợp lại thành một cơ quan dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Jean Rey. Do việc hợp nhất nên Ủy ban Reytạm tăng lên 14 ủy viên, tuy nhiên tất cả các ủy ban sau này đều giảm xuống còn 9 ủy viên, theo công thức mỗi nước nhỏ 1 ủy viên và nước lớn 2 ủy viên. Ủy ban Rey đã lập Liên minh thuế quan của Cộng đồng vào năm 1968 và đấu tranh cho một Nghị viện châu Âu được dân bầu và có nhiều quyền hơn. Ủy ban Malfatti và Ủy ban Mansholt tiếp tục làm việc vì sự hợp tác tiền tệ và việc mở rộng Cộng đồng lần đầu tiên về phía bắc vào năm 1973. Việc mở rộng này, số ủy viên của Ủy ban tăng lên thành 13 người trong thời gianỦy ban Ortoli, nhằm xử lý các vấn đề của Cộng đồng mở rộng trong thời kỳ bất ổn về kinh tế và quốc tế lúc đó. Tiếp theo Ủy ban Jenkins,Ủy ban Thorn đã tiến hành việc mở rộng Cộng đồng xuống phía nam, và bắt đầu ban hành Bộ luật chung châu Âu.

Một trong số các ủy ban nổi tiếng nhất là Ủy ban Delors, do Jacques Delors lãnh đạo. Delors và các cộng sự của mình đã được coi là người sáng lập đồng tiền chung châu Âu-euro. Trong nhiệm kỳ thứ nhất, từ 1985 tới 1988, ông ta đã tập hợp châu Âu hướng tới thị trường chung, và khi được bổ nhiệm nhiệm kỳ 2, ông ta bắt đầu thúc đẩy người châu Âu hướng tới các mục tiêu nhiều tham vọng hơn của liên minh kinh tế, tiền tệ và chính trị. Người kế vị Delors là Jacques Santer. Sau một thời gian hoạt động, toàn bộ Ủy ban Santer đã bị Nghị viện buộc phải từ chức năm 1999 vì bị cáo buộc gian lận. Đây là lần đầu một ủy ban bị buộc phải từ chức toàn bộ. Tuy nhiên, Ủy ban Santer đã tiến hành công trình về Hiệp ước Amsterdam và đồng euro. Romano Prodi kế vị Santer. Hiệp ước Amsterdam đã tăng quyền của Ủy ban. Hiệp ước Nice năm 2001, đã dànhcho Chủ tịch Uỷ ban nhiều quyền hơn.

Năm 2004, José Manuel Barroso trở thành Chủ tịch Ủy ban. Để tạo điều kiện hành động thuận lợi, Barroso đã buộc phải cải tổ Ủy ban trước khi nhậm chức. Ủy ban Barroso cũng là ủy ban đầy đủ đầu tiên, từ khi mở rộng năm 2004, tới 25 ủy viên, trước đó số ủy viên vào cuối nhiệm kỳ Ủy ban Prodi đã đạt tới 30. Do kết quả của việc tăng nước thành viên, Hiệp ước Amsterdam đưa ra việc giảm ủy viên: mỗi nước thành viên chỉ cử 1 ủy viên (trước kia nước lớn được cử 2 ủy viên).

Ủy ban hoạt động như một chính quyền độc lập siêu quốc gia, tách riêng khỏi các chính phủ; được mô tả như "cơ quan duy nhất dành cho việc suy nghĩ tới châu Âu". Các ủy viên được các chính phủ của các nước thành viên bổ nhiệm, tuy nhiên các ủy viên này buộc phải hành động một cách độc lập-trung lập, không phụ thuộc vào ảnh hưởng của chính phủ đã bổ nhiệm mình. Điều này trái ngược với Hội đồng châu Âu đại diện cho chính phủ nước mình, Nghị viện châu Âu đại diện cho các công dân châu Âu và Uỷ ban Kinh tế-xã hội đại diện cho xã hội dân sự “có tổ chức” ở châu Âu. Uỷ ban châu Âu có các quyền:

- Quyền hành pháp của Liên minh do Hội đồng nắm giữ: Hội đồng trao cho Ủy ban một số quyền để hoạt động. Tuy nhiên, Hội đồng có thể rút lại các quyền này, tự mình trực tiếp hành động, hoặc áp đặt các điều kiệnchoviệc sử dụng chúng. Các quyền này được quy định ở các điều 211–219 của Hiệp ước Liên minh châu Âu và bị hạn chế nhiều hơn quyền hành pháp quốc gia.

- Ủy ban khác với các thể chế khác trong các trụ cột của Liên minh châu Âu ở chỗ riêng nó có quyền đề ra các sáng kiến lập pháp, nghĩa là chỉ Ủy ban mới có thể đưa ra các đề nghị chính thức về lập pháp. Ủy ban chia sẻ quyền này với Hội đồng về chính sách đối ngoại và an ninh chung, nhưng không có quyền về việc hợp tác tư pháp và cảnh sát trong các vấn đề tội phạm. Tuy nhiên trong Liên minh châu Âu, thì Hội đồng và Nghị viện có thẩm quyền đề nghị lập pháp; trong phần lớn các trường hợp, Ủy ban đề xưóng phần căn bản của các đề nghị này, điều đó bảo đảm việc dự thảo luật của Liên minh châu Âu được phối hợp chặt chẽ và mạch lạc.

Các quyền đề nghị luật của Ủy ban thường tập trung vào việc chỉnh đốn kinh tế,đề xuất nhiều điều chỉnh dựa trên "nguyên tắc phòng ngừa". Điều này có nghĩa là việc điều chỉnh chặn trước sẽ xẩy ra nếu có một nguy cơ tác động đến môi trường hoặc sức khỏe con người. Ví dụ việc xử lý vấn đề biến đổi khí hậu, hạn chế sử dụng sinh vật biến đổi gen (GMO). Trong nhiều trường hợp, Ủy ban đã đưa ra các điều chỉnh nghiêm ngặt hơn các nước khác. Do quy mô rộng lớn của thị trường châu Âu, nên trên thực tế, Ủy ban trở thành chủ thể điều chỉnh thị trường toàn cầu.

- Gần đây, Ủy ban đã xúc tiến soạn thảo luật tội phạm châu Âu. Năm 2007, một đề nghị luật chống tội phạm khác được xúc tiến là Chỉ thị về tăng cường các biện pháp chống tội phạm nhằm bảo đảm việc tôn trọng các quyền sở hữu trí tuệ. Khi luật pháp đã được Hội đồng và Nghị viện thông qua, thì Ủy ban có trách nhiệm bảo đảm việc thi hành, thông qua các nước thành viên hoặc qua các cơ quan của Liên minh. Ngoài ra, Ủy ban còn chịu trách nhiệm thi hànhNgân sách Liên minh châu Âu, cùng với Tòa Kiểm toán, bảo đảm quỹ của Liên minh được chi tiêu chính xác.

- Ủy ban có trách nhiệm bảo đảm các hiệp ước và luật được duy trì, bằng cách đưa các nước thành viên hoặc các cơ quan vi phạm ra trước Tòa án Liên minh châu Âu để xét xử.

- Ủy ban cũng có một số vai trò đại diện đối ngoại cho Liên minh, như đại diện trong các tổ chức như WTO. Chủ tịch Ủy ban cũng thường dự các cuộc họp của G8.

BVK (Tổng hợp)

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Bộ Chính trị yêu cầu tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh, sinh viên. Tiếp tục hoàn thiện và triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới, tập trung đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người dạy và người học.

Điều chỉnh quy định về tuổi nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý

(ĐCSVN) – Ngày 26/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 99/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm p khoản 1 Điều 2 Nghị định số 83/2022/NĐ-CP ngày 18/10/2022 của Chính phủ quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website