Nhiệm vụ cơ bản về củng cố quốc phòng, xây dựng quân đội nhân dân trong tình hình mới

Tình hình thế giới những năm tới, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Mặt khác, những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, tranh chấp về lãnh thổ và tài nguyên thiên nhiên vẫn tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi với tính chất ngày càng phức tạp. 

Đối với nước ta, 5 năm phấn đấu thực hiện Nghị quyết Đại hội IX đã đạt được những thành tựu rất quan trọng và 20 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 2006) đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, làm thay đổi rõ rệt bộ mặt của đất nước, cải thiện đáng kể đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tuy vậy, nước ta hiện nay vẫn còn đang đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp, không thể xem thường bất cứ thách thức nào. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí là nghiêm trọng. Các thế lực thù địch vẫn đang ráo riết thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta. 

Trước tình hình đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định rõ: “Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh toàn diện; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng-văn hóa và an ninh xã hội; duy trì trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội, giữ vững ổn định chính trị của đất nước; ngăn chặn, đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, không để bị động, bất ngờ”. Và do đó phương thức bảo vệ Tổ quốc ngày nay là cần phải kết hợp chặt chẽ đấu tranh vũ trang với đấu tranh phi vũ trang, kết hợp bảo vệ với xây dựng, lấy xây dựng đất nước giàu mạnh, hoàn thành thắng lợi mọi mục tiêu kinh tế - xã hội, coi đó là gốc của bảo vệ và bảo vệ là bộ phận hợp thành của xây dựng; xây dựng gắn với bảo vệ, bảo vệ phải nhằm mục đích xây dựng, phát triển tốt hơn. Vì vậy, nhiệm vụ củng cố quốc phòng trong tình hình mới, trước hết phải xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân (QPTD), kết hợp với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng nền QPTD phải là nền quốc phòng của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; mang tính chất toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ và ngày càng hiện đại, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành thống nhất của Nhà nước. Có thể nói, điểm mới trong tư duy về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng bảo vệ Tổ quốc của Đảng, Nhà nước ta qua những năm đổi mới là: đã chuyển dần sang tư duy một cách toàn điện hơn về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong thời bình, về xây dựng nền QPTD trong thời bình, về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND), xây dựng Quân đội nhân dân (QĐND) phù hợp với thời bình; về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc đánh bại mọi âm mưu và hành động của các thế lực thù địch trong thời bình, bằng biện pháp phi vũ trang là chính, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, củng cố hòa bình, ổn định đồng thời sẵn sàng tiến hành thắng lợi chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, chủ động ứng phó thắng lợi trong mọi tình huống, kể cả chống lại chiến tranh xâm lược trên các quy mô. Luôn luôn nêu cao ý chí độc lập, tự chủ, tự lực tự cường, dựa vào sức mình là chính để củng cố quốc phòng, xây dựng nền QPTD ngày càng hiện đại. 

Nói đến củng cố quốc phòng, xây dựng nền QPTD ngày càng hiện đại, trước hết, phải nói đến xây dựng con người. Đó là những con người có giác ngộ chính trị, có lòng yêu nước và luôn nêu cao ý thức tự tôn dân tộc; có trình độ tác chiến và chuyên môn kỹ thuật- khoa học quân sự, nghệ thuật quân sự, cập nhật với phát triển mới của tình hình. Đi đôi với việc xây dựng con người là việc xây dựng tiềm lực, thực lực quân sự, quốc phòng mạnh và hiện đại, trong đó phải hiểu là tổng thể cả vật chất và tinh thần của đất nước; khả năng huy động những tiềm lực, thực lực đó để phục vụ cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng bảo vệ Tổ quốc. Hai là, tiềm lực, thực lực quân sự, quốc phòng mạnh và hiện đại phải là sức mạnh của QPTD và chiến tranh nhân dân, sức mạnh của toàn dân đánh giặc, có LLVTND ba thứ quân làm nòng cất, dựa trên sức mạnh toàn diện của cả nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Ba là, tiềm lực, thực lực quân sự, quốc phòng mạnh và hiện đại gắn chặt với đẩy mạnh việc hiện đại hoá là đặc trưng sức mạnh tổng hợp của nền QPTD Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước. 

Vì vậy, nhiệm vụ xây dựng tiềm lực mọi mặt của đất nước với nhiệm vụ củng cố quốc phòng, xây dựng nền QPTD, xây dựng QĐND luôn luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau. Tiềm lực mọi mặt của đất nước là cơ sở để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và cũng là cơ sở của sức mạnh củng cố quốc phòng, xây dựng nền QPTD, xây dựng QĐND trong tình hình mới. Mặt khác, sự nghiệp xây dựng đất nước và sự nghiệp củng cố, tăng cường sức mạnh quốc phòng lại có những yêu cầu khác nhau. Cho nên, vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để khi cần thiết có thể nhanh chóng tổ chức và động viên được tiềm lực mọi mặt của đất nước chuyển tiềm lực đó thành thực lực quân sự - quốc phòng, thành sức mạnh tổng hợp của nền QPTD, chiến tranh nhân dân, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới. Do vậy việc củng cố quốc phòng, tăng cường xây dựng nền QPTD trước hết và căn bản là phải dựa trên cơ sở chính trị ổn định và sự vững chắc của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, mà nền tảng là liên minh công nông và trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chăm lo xây dựng thế trận lòng dân, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đó là một yêu cầu cơ bản nhất của sự nghiệp xây dựng và củng cố nền QPTD hiện nay. 

Quá trình thực hiện yêu cầu nhiệm vụ đó, trước hết phải tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới xây dựng CNXH trên mọi lĩnh vực, đẩy mạnh thực hiện CNH, HĐH đất nước; xây dựng tiềm lực mọi mặt, tăng cường sức mạnh toàn diện của đất nước kết hợp chặt chẽ với việc phát huy quyền dân chủ của nhân dân, lấy đó làm cơ sở để tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh. Cần coi trọng việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa xây dựng tiềm lực quân sự với xây dựng thực lực quân sự; giữa xây dựng QĐND, LLVTND làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong thời bình với xây dựng khả năng tiềm tàng của đất nước về mọi mặt, sẵn sàng huy động khi có chiến sự; kết hợp chặt chẽ giữa yêu cầu thời bình với yêu cầu thời chiến. Chú trọng xây dựng một cách toàn diện cả tiềm lực chính trị, tinh thần, tiềm lực kinh tế, tiềm lực khoa học- công nghệ, khoa học- nghệ thuật quân sự, v.v. Mỗi tiềm lực tuy có vai trò, vị trí khác nhau, nhưng đều là những nhân tố cơ bản tạo nên tiềm lực quốc phòng, sức mạnh quốc phòng bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, xây dựng, phát triển đất nước cần quán triệt sâu sắc nhiệm vụ quốc phòng, an ninh kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội với củng cố quốc phòng-an ninh. 

Mục tiêu và phương hướng tổng quát của 5 năm 2006 - 2010 mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề ra là: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho CNH, HĐH đất nước; phát triển văn hóa; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; tăng cường quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội; sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Phấn đấu thực hiện mục tiêu đó, các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương trong xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cơ bản lâu dài từ nay đến năm 2010 - 2020, cần chú trọng có sự kết hợp với quốc phòng, an ninh ngay trong quá trình xây dựng các quy hoạch và kế hoạch đó, nhất là ở những vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp tập trung, các cơ sở liên doanh với nước ngoài; cơ sở hạ tầng, bến cảng, sân bay... Cần xây dựng, hoàn thiện và chấp hành nghiêm chỉnh cơ chế phối hợp giữa Bộ Quốc phòng với các bộ, ban, ngành ở Trung ương với địa phương trong nhiệm vụ này, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội với củng cố quốc phòng và do đó tạo cho đất nước vừa có kinh tế mạnh, vừa có quốc phòng, an ninh mạnh. 

Trong quá trình đẩy mạnh thực hiện CNH, HĐH, phải tích cực xây dựng nền công nghiệp quốc phòng trong nền công nghiệp chung của cả nước theo hướng hiện đại hóa. Đồng thời phải có kế hoạch động viên công nghiệp và động viên nền kinh tế khi đất nước bị xâm lược. Đẩy mạnh xây dựng các khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố, tiếp tục phát triển các khu kinh tế -quốc phòng, xây dựng các khu quốc phòng -kinh tế với mục tiêu tăng cường quốc phòng, an ninh là chủ yếu, tập trung vào các địa bàn trọng điểm chiến lược và những khu vực nhạy cảm trên biên giới đất liền, hải đảo. 

Đi đôi với việc thực hiện tất những nhiệm vụ trên, cần tập trung sức xây dựng QĐND, tạo một bước chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng của QĐND. Trước hết phải là chất lượng chính trị, chất lượng đó không phải chỉ là cơ sở để nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của QĐND, mà còn là sức mạnh chiến đấu trực tiếp, đấu tranh chống lại mọi âm mưu và thủ đoạn trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên mặt trận chính trị, tư tưởng, văn hóa, lối sống, hòng trung lập hóa, “phi chính trị hóa” đi đến vô hiệu hóa quân đội, chia rẽ quân đội với Đảng, Nhà nước, chia rẽ quân đội với công an, chia rẽ quân đội với nhân dân. Quân đội ta là quân đội cách mạng, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, bảo đảm cho quân đội tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước, với nhân dân, với dân tộc kiên định, vững vàng trong mọi tình huống; củng cố mối quan hệ gắn bó máu thịt quân dân, giữ vững phẩm chất “bộ đội Cụ Hồ” và niềm tin yêu của nhân dân. Tiếp tục học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu vận dụng phát triển trong củng cố quốc phòng, xây dựng quân đội trong thời kỳ mới. Đồng thời tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết số 51 của Bộ Chính trị về tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng; thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên trong QĐND. 

Trên cơ sở xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, tiếp tục chấn chỉnh, đổi mới, hoàn thiện tổ chức quân đội, tổ chức ba thứ quân cho phù hợp với yêu cầu thời bình và sẵn sàng đối phó với mọi tình huống. Hoàn thiện và đổi mới tổ chức các đơn vị trong thời bình đáp ứng yêu cầu thời bình và sẵn sàng mở rộng khi thời chiến. Đổi mới công tác huấn luyện và đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng huấn luyện, đẩy mạnh xây dựng chính quy, đáp ứng với yêu cầu tác chiến trong điều kiện chiến tranh hiện đại, đối phương sử dụng vũ khí công nghệ cao. 

Xây dựng đội ngũ cán bộ cân đối, đồng bộ, có đầy đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, kiến thức, năng lực, đặc biệt là năng lực đổi mới và trị tuệ ngang tầm với yêu cầu mới của nhiệm vụ quân đội, của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, kể cả đảng viên là cán bộ chỉ huy, quản lý, cán bộ chính trị, chuyên môn kỹ thuật... đều phải kết hợp giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức với trình độ học vấn, năng lực nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật, nghệ thuật quân sự, năng lực tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong thời kỳ mới; bảo đảm sự chuyển tiếp vững chắc các thế hệ cán bộ. 

Chú trọng bảo quản, sửa chữa, khai thác, cải tiến những trang bị vũ khí và phương tiện kỹ thuật hiện có; sản xuất một số trong khả năng công nghiệp quốc phòng của ta. Đồng thời dành một phần ngân sách thích đáng mua sắm một số vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại cần thiết cho yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Giải quyết kịp thời các vấn đề chính sách, đời sống, bảo đảm kỹ thuật, tài chính, vật tư. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, khoa học- kỹ thuật quân sự, nghệ thuật quân sự, khoa học xã hội và nhân văn, áp dụng những thành tựu nghiên cứu đó để nâng cao chất lượng bộ đội, nâng cao chất lượng lãnh đạo, quản lý, chỉ huy. Với tiềm năng hiện có và trình độ tổ chức, ý thức kỷ luật cao, quân đội ta có khả năng lao động sản xuất không chỉ để cải thiện đời sống, mà còn góp phần xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, cũng như góp phần phát triển kinh tế, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Đồng thời phải biết tận dụng những thành tựu của CNH, HĐH để thúc đẩy quá trình hiện đại hóa quân đội và tăng cường tiềm lực quốc phòng. 

Chức năng quân đội ta là đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất. QĐND phải luôn luôn là lực lượng nòng cốt của nền QPTD, bảo vệ sự nghiệp CNH, HĐH, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Trong tình hình hiện nay, cán bộ, chiến sĩ phải thực hiện tốt chức năng đội quân công tác; nghiên cứu, quán triệt, nắm vững những nội dung cơ bản trong các nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quân lần thứ VIII; chú trọng giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ thống nhất nhận thức trong điều kiện hiện nay; nắm vững đường lối, quan điểm của Đảng, yêu cầu nhiệm vụ và nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần cảnh giác cách mạng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Trên cơ sở đó tuyên truyền vận động nhân dân, nhất là đối với nhân dân ở các địa bàn trọng điểm, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số và vùng tôn giáo hiểu và thực hiện đúng đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước; nhận rõ âm mưu, thủ đoạn nham hiểm của các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta; củng cố và xây dựng niềm tin vững chắc của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới. Thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế- xã hội, góp phần giúp dân xóa đói, giảm nghèo, phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, cháy rừng. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các đoàn thể, các ngành, các cấp lám tất công tác vận động quần chúng trên từng địa bàn, xây dựng cơ sở chính trị địa phương vững mạnh, góp phần giữ vững ổn địrth an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng chống có hiệu quả chiến lược “diễn biến hòa bình” và âm mưu, thủ đoạn khủng bố của các thế lực thù địch. 

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ những nhiệm vụ cơ bản về quốc phòng, an ninh; về củng cố quốc phòng, xây dựng QĐND, LLVTND, phản ánh những phát triển mới, yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Điều đó đặt ra cho QĐND, mà trước hết là đội ngũ cán bộ, đảng viên phải tận dụng thời gian, quyết tâm nghiên cứu học tập, vừa nhuần nhuyễn các kinh nghiệm truyền thống đã được tổng kết từ thực tiễn trong quá trình chiến đấu và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, vừa chú trọng nâng cao toàn diện kiến thức hiện đại; nắm vững khoa học quân sự và quốc phòng tiên tiến rèn luyện bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng, chỉ huy nhạy bén, sắc sảo, không để bị bất ngờ; nâng cao trình độ tổ chức hiệp đồng, quản lý và rèn luyện bộ đội. Làm cho mọi cán bộ, chiến sĩ vừa nắm chắc, sử dụng thông thạo những vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện có, vừa huấn luyện, học tập nâng cao trình độ hiểu biết về khoa học - kỹ thuật quân sự hiện đại; củng cố quốc phòng, xây dựng QĐND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, luôn nêu cao ý thức cảnh giác, không một phút lơi lỏng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ cuộc sống lao động hòa bình và hạnh phúc của nhân dân trong thời kỳ mới. 

Theo Thượng tướng Phùng Quang Thanh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website