Phối hợp đa ngành trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân

Ngày 23-2-2005, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 46-NQ/TW về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. 

Nghị quyết đã nhấn mạnh: “Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân, mỗi gia đình và cộng đồng, là trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội, trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt về chuyên môn và kỹ thuật. 

Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các dịch vụ chăm sóc và nâng cao sức khỏe” với biện pháp chủ yếu là: “Đổi mới và tăng cường hiệu quả phối hợp liên ngành trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân”. Thực hiện Nghị quyết trên của Bộ Chính trị, cần phải tăng cường hơn nữa sự phối hợp đa ngành trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân ở nước ta với những lý do sau: 

- Từ định nghĩa “Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ là không có bệnh và tật (WHO, 1948)”, chúng ta thấy, sức khoẻ chịu tác động tổng hợp của các yếu tố thiên nhiên (vật lý, hoá học...), sinh học và kinh tế, xã hội. Sự thay đổi của môi trường sinh thái, đặc biệt là môi trường xã hội, gây ra những tác hại xấu lên tâm lý, tình cảm của con người và là nguyên nhân gây ra những biến đổi bệnh lý. Muốn bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cần phải nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đó lên trạng thái sức khoẻ của cộng đồng. Môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế-xã hội do nhiều ngành khác nhau phụ trách, do vậy, để nghiên cứu về sức khỏe một cách tốt nhất cần có sự phối hợp nghiên cứu nhiều ngành với nhau. 

- Chăm sóc sức khoẻ là sự quan tâm để cải thiện sức khoẻ cộng đồng, đồng thời, chăm sóc sức khỏe là một hoạt động đa ngành và được thực hiện bởi các dịch vụ y tế và ngoài y tế, dịch vụ y tế trong nước và liên doanh với nước ngoài. Các loại hình dịch vụ y tế và ngoài y tế đã phối hợp và hỗ trợ nhau khá tốt trong công tác CSSK nhân dân. 

Theo nghĩa hẹp, dịch vụ y tế là những chăm sóc sức khoẻ dành cho người ốm, là công tác chữa bệnh. Thực chất, dịch vụ y tế là những dịch vụ phân công cho ngành Y tế phụ trách, liên quan đến công tác bảo vệ, duy trì và nâng cao sức khoẻ của toàn dân, chứ không đơn thuần chỉ là công tác chữa bệnh. 

Dịch vụ ngoài y tế là những dịch vụ do các ngành khác phụ trách và có liên quan đến đời sống của toàn dân, có sự phối hợp và hỗ trợ của ngành Y tế.

Như vậy, chăm sóc sức khoẻ là một dịch vụ với nhiều nội dung, liên quan đến hoạt động của nhiều ngành, nhiều cấp, nên hoạt động của dịch vụ đòi hỏi phải có sự lồng ghép. Chính hoạt động lồng ghép này yêu cầu việc quản lý dịch vụ CSSK phải chặt chẽ, nhịp nhàng, đồng thời phải có sự phối hợp đa ngành. 

Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân khẳng định rõ sự cần thiết phải tổ chức các hoạt động đa ngành và lồng ghép các chương trình kinh tế xã hội và văn hoá với các hoạt động chăm sóc sức khoẻ do dân và vì dân. 

Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân quy định trách nhiệm của Nhà nước: “Uỷ ban nhân dân các cấp dành một tỷ lệ ngân sách thích đáng cho công tác bảo vệ sức khoẻ nhân dân ở địa phương, thường xuyên giám sát và kiểm tra việc tuân theo pháp luật về bảo vệ sức khoẻ nhân dân của các UBND, các tổ chức xã hội, các đơn vị sản xuất kinh doanh của Nhà nước, tập thể và tư nhân của mọi công dân trong địa phương, lãnh đạo các cơ quan y tế trực thuộc, chỉ đạo việc phối hợp giữa các ngành, các tổ chức xã hội trong địa phương để thực hiện những quy định của pháp luật về bảo vệ sức khoẻ nhân dân”. 

Phối hợp đa ngành là 1 trong 7 nguyên tắc thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu đã được nêu ra trong Tuyên ngôn Alma-Ata, năm 1978 của WHO. 

Lồng ghép và phối hợp đa ngành là vấn đề then chốt của xã hội hoá công tác y tế, song cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về phối hợp đa ngành. 

Phối hợp đa ngành trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân có thể được hiểu là sự cam kết và phối hợp hoạt động của nhiều người, nhiều ngành vào công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và được thực hiện dựa trên một chiến lược hoặc một chương trình hành động cụ thể với sự điều hành thống nhất. 

Lồng ghép và phối hợp đa ngành có ý nghĩa là xã hội hoá các nhóm tổ chức trong xã hội, như các ban, ngành và các tổ chức, đoàn thể xã hội khác. Các ban ngành và các tổ chức này có những chức năng nhiệm vụ, mục tiêu và điều lệ riêng của mình. Họ thường hoạt động trong một nhóm dân cư nhất định. Vì vậy việc lồng ghép và phối hợp các hoạt động của tất cả các ngành và tổ chức đó là cách làm việc để có hiệu quả cao hơn và phân công trách nhiệm tốt hơn, từ đó phối hợp tất cả các lực lượng tham gia được tốt hơn. 

Trong việc phối hợp đa ngành, cần chú ý xác định rõ chức năng và nhiệm vụ, các mục tiêu và các điều lệ, các nguồn lực hiện có của mỗi tổ chức, kể cả những đặc trưng và những ưu thế của nó. 

Các phương pháp phối hợp đa ngành có tính mềm dẻo, bắt đầu từ việc vận động hỗ trợ và thuyết phục để tạo ra được sự nhất trí về phương hướng tiến hành các hoạt động nâng cao sức khoẻ và cho đến việc dần dần đạt được sự cam kết của mỗi người cùng đồng tình với sự phân công trách nhiệm. 

Riêng ngành Y tế không thể đảm nhiệm được tất cả mọi công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ; tuy nhiên nó giữ vai trò nòng cốt, điều phối trong việc thực hiện xã hội hoá thông qua việc lồng ghép đa ngành này. Như vậy, phối hợp đa ngành là giải pháp tổng thể để: 

- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động; huy động sự tham gia có hiệu quả của tất cả các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. 

- Tạo ra sự đồng thuận và sự hiệp đồng, tránh phân tán và chồng chéo, nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. 

Để thực hiện giải pháp tổng thể này cần tổ chức thực hiện đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm của từng ngành và tổ chức; phải được thể hiện bằng sự tham gia của mọi ngành,mọi cấp trong sự phối hợp giữa các ngành với nhau; giữa các cơ quan, đơn vị ngay trong từng ngành và giữa các bộ phận trong mỗi cơ quan và đặt dưới sự điều phối của một tổ chức thích hợp. 

Tuy nhiên, để phát huy sức mạnh tổng hợp, tạo ra sự đồng thuận và sự hiệp đồng, tránh phân tán và chồng chéo của phối hợp đa ngành trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân cần xây dựng quy chế phối hợp đa ngành. Cho đến nay, hầu hết các tỉnh, thành phố, các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã đều thành lập Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe nhân dân của cấp mình, song hoạt động chưa đạt hiệu quả cao do thiếu cơ chế phối hợp, phần lớn các ban, ngành khác còn ỷ lại ngành Y tế. Để đạt hiệu quả tốt hơn, chúng tôi cho rằng, cần phải nhanh chóng xây dựng Quy chế phối hợp đa ngành trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân của Ban Chỉ đạo Chăm sóc sức khỏe nhân dân các cấp./. 

PGS, TS. Đào Văn Dũng , Ban Tuyên giáo Trung ương

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chỉ thị của Ban Bí thư về về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

(ĐCSVN) - Ngày 10/7, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường đã ký ban hành Chỉ thị số 37-CT/TW về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Nghị định quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang

(ĐCSVN) - Nghị định này quy định mức lương cơ sở áp dụng quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở là 2,34 triệu đồng/tháng thay cho mức 1,8 triệu đồng/tháng như hiện tại.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác với cán bộ cấp dưới

(ĐCSVN) - Ngày 23/5/2024, đồng chí Lương Cường đã ký ban hành Quy định 148-QĐ/TW về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website