Chủ tịch Hồ Chí Minh với mối quan hệ hữu nghị đoàn kết đặc biệt Lào – Việt Nam

Xamản Vinhakệt

 Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Trưởng ban Chỉ đạo công tác tư tưởng, lý luận và văn hóa Trung ương,

Trưởng ban chỉ đạo biên soạn lịch sử quan hệ đặc biệt Lào – Việt Nam, Việt Nam – Lào (1930-2007) 

Hội thảo quốc tế với chủ đề: Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay là Hội thảo có ý nghĩa quan trọng góp phần vào việc nâng cao nhận thức toàn diện về những cống hiến to lớn về lý luận và thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, sự phát triển văn minh, tiến bộ của nhân loại trong thời đại ngày nay và tiếp tục tuyên truyền mạnh mẽ những đóng góp của Người đối với sự nghiệp phát triển đất nước và nhân loại ngày nay.

Trong bài viết này tôi chỉ đi vào một vấn đề có liên quan trực tiếp đến cuộc cách mạng Lào: ''Chủ tịch Hồ Chí Minh với mối quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam'' mà đây cũng là một chủ đề trong dự án biên soạn lịch sử lớn mà hai Đảng, hai Chính phủ chúng ta đang tổ chức phối hợp với nhau biên soạn.

Lào - Việt Nam là hai nước láng giềng, cùng sống chung trên bán đảo Đông Dương, núi liền núi, sông liền sông, cùng uống chung dòng nước Mê Kông, cùng dựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ và có mối quan hệ gắn bó với nhau từ lâu đời để cùng đấu tranh chống kẻ thù chung là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, những đặc điểm đó đã gắn kết hai nước chúng ta lại với nhau thành một khối thống nhất, có mối quan hệ khăng khít với nhau, cùng chia sẻ ngọt bùi và đồng cam cộng khổ với nhau trong suốt thời gian qua và đến tận ngày nay.

Ngay từ năm 1921 đến năm 1925, khi truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin trong phong trào giải phóng các dân tộc thuộc địa, các dân tộc bị áp bức Á Đông, Nguyễn Ái Quốc đã bền bỉ tố cáo chế độ thực dân Pháp và đã mô tả nỗi khổ chung của nhân dân Lào và nhân dân Việt Nam trong chế độ bắt phu đi làm tạp dịch, làm đường tại Đông Dương thuộc Pháp. Người viết: "Ở Luông Prabang nhiều phụ nữ nghèo khổ thảm thương phải mang xiềng đi quét đường chỉ vì một tội không nộp nổi thuế"1.

Chế độ tạp dịch liên miên cùng với chế độ trưng tập phu làm đường làm cho nhân dân Lào khốn khổ, sống trong cảnh luôn luôn nơm nớp lo sợ... điều đáng chú ý là chế độ bắt phu làm đường của thực dân Pháp vô cùng hà khắc, chúng không hề có sự phân biệt ai là Việt, ai là Lào mà chỉ có dân Đông Dương thuộc Pháp; nếu trốn đi phu hay nổi dậy chống lại đều bị bắn chết, những ai ốm đau đều phải gửi xác lại nơi “rừng xanh, núi đỏ”. Trên các đoạn đường xuyên Đông Dương đều có xác phu Việt bên cạnh xác phu Lào. Đó là những con đường được gọi là đường Lào-Việt hoặc đường Việt-Lào, nối liền bờ Biển Đông của Việt Nam đến tận bờ sông Mê Kông, từ Tây Bắc Việt Nam đến Bắc và Đông Bắc Lào. Điều đó đã tạo cho nhân dân hai nước Lào - Việt Nam đoàn kết nhau cùng đấu tranh chống Pháp từ đầu thế kỷ XX. Đó là  cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Nam Lào do Ông Kẹo lãnh đạo (1901), ông Cômạđăm lãnh đạo (1907-1937), cuộc khởi nghĩa ở miền Bắc, từ Mường Thanh, Sơn La, Lai Châu của Việt Nam đến Húa Phăn - Xiêng Khoảng do Chạuphạ Pắtchay lãnh đạo (1918-1922).

Như vậy, trước 1930, đã xuất hiện đoàn kết Lào-Việt cùng chiến đấu chống kẻ thù chung, nhưng lúc đó chỉ dừng lại ở tính chất tự phát do hạn chế về trình độ nhận thức và điều kiện lịch sử. Nhưng  đã được phát triển mạnh mẽ và liên tục từ khi có chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường, đặc biệt là từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng của hai dân tộc Lào-Việt NamNgười đã coi trọng tình đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt-Lào, đó vừa là nghĩa vụ quốc tế, vừa là lợi ích sống còn của mỗi nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chăm chú theo dõi và dìu dắt, giúp đỡ phong trào cách mạng ở Lào: “Giúp bạn là tự giúp mình” trong tư tưởng chỉ đạo và hoạt động thực tiễn, Người luôn nêu cao tính độc lập và chủ động của đồng bào các bộ tộc Lào.

Từ khi mới ra đời, tại Hội nghị Trung ươngĐảng Cộng sản Đông Dương (10-1930) đã xác định đường lối cách mạng của ba nước Đông Dương: ba nước đều là thuộc địa của Pháp... Nên cần đoàn kết chống ách thống trị của bọn thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc... và cũng tại Hội nghị này, với tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một số đảng viên của Đảng từ Việt Nam và Thái Lan đã sang hoạt động xây dựng cơ sở cách mạng ở Lào, một số chi bộ cộng sản đã được thành lập ở Xavẳn Nakhệt, Thà Khẹc, Viêng Chăn. Đến tháng 9/1934, Đảng bộ Đảng Cộng sản Đông Dương đã được thành lập tại Lào, chịu trách nhiệm lãnh đạo phong trào cách mạng Lào, các sự kiện đó là những mốc son lịch sử trong quan hệ Việt Nam - Lào gắn bó với nhau và ngày càng phát triển trong tình đoàn kết chiến đấu và tạo nên cơ sở cho tình đoàn kết đặc biệt giữa hai Đảng và hai nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ gắn chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, Người luôn nhận thức sâu sắc mối quan hệ củacách mạng hai nước,  phát huy sáng tạo tài tình sức mạnh chung của hai nước để tiến hành thắng lợi cách mạng tháng Tám ở Lào cũng như thắng lợi Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam và tiến tới giành độc lập của hai nước năm 1945.

Ngày 2-9-1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.

Ngày 12-10-1945 tại Thủ đô Viêng Chăn Chính phủ lâm thời Lào Ítxala được thành lập, thông qua Hiến pháp và tuyên bố nền độc lập trước thế giới. Việt Nam là nước đầu tiên đã gửi điện chúc mừng và tuyên bố thừa nhận Chính phủ Lào độc lập. Ngày 14-10-1945 và ngày 30-10-1945hai nước đã ký Hiệp ước Hợp tác tương trợ Việt – Lào, với Hiệp ước này, quan hệ Việt - Lào đã chính thức chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn mà mối quan hệ đoàn kết giữa hai dân tộc anh em không chỉ giữa nhân dân hai nước mà còn gắn bó giữa hai nhà nước độc lập vừa mới hình thành.

Tháng 10-1945, không chỉ là một niên đại lịch sử quan trọng đối với người Lào yêu nước, mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với cách mạng Việt Nam, đối với người Việt Nam yêu mến đất nước Lào, mà Chủ tịch Xuphanuvông cũng đã nói: “Quan hệ Lào-Việt từ nay sẽ mở ra một kỷ nguyên mới”kỷ nguyên của mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Lào-Việt Nam giúp đỡ nhau vì mục tiêu chung của hai dân tộc. Cũng ngày 30-10-1945, Chính phủ hai nước quyết định thành lập Liên quân Lào-Việt Nam.

Thắng lợi đó của nhân dân hai nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương là thắng lợi của nhân dân hai nước cùng chung lý tưởng, cùng chung mục tiêu, đoàn kết gắn bó với nhau, cùng đấu tranh, cùng giành thắng lợi. Đó là bài học lịch sử đầu tiên vô cùng quý giá trong lịch sử cách mạng giải phóng của hai dân tộc anh em.

Sau ngày tuyên bố độc lập (1945) không được bao lâu, Chính phủ Lào Ítxala chưa kịp thành lập hệ thống cơ quan chỉ huy từ Trung ương đến địa phương, chưa kịp xây dựng căn cứ địa Trung ương, chưa thành lập lực lượng quân đội, thì năm 1946 thực dân Pháp lại trở lại xâm lược  Đông Dương hai nước Lào - Việt Nam lần thứ hai và hai dân tộc lập tức cùng sát cánh bên nhau chống ngoại xâm.

Trước tình hình đó, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và Chủ tịch Hồ Chí Minh  đã nhận thấy:

- Làm cách mạng giải phóng dân tộc là trong khuôn khổ của mỗi nước (Việt Nam, Lào và Miên) (Hội nghị Trung ương tháng 5-1941) phải xây dựng ở từng Đảng cách mạng thích hợp để lãnh đạo cuộc kháng chiến mỗi nước thắng lợi (Đại hội II của Đảng, tháng 2-1951).

Để đẩy mạnh cuộc kháng chiến ở Làophải xây dựng tại đây một vùng căn cứ địa của cả nướcđể tập trung các đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Mặt trận nhằm hình thành cơ cấu lãnh đạo công cuộc cách kháng chiến của Lào.

- Trên cơ sở lực lượng đã có, tích cực xây dựng phát triển lực lượng vũ trang, trong đó có Quân đội quốc gia Lào.

Thực hiện chủ trương trên: Sm Nứa (Húa Phăn) đã được chọn để xây dựng căn cứ địa Trung ương của cách mạng Lào. Sau một quá trình chuẩn bị, ngày 20-1-1949, Quân đội Lào Ítxala, quân đội cách mạng Lào do Đảng Mác-Lênin lãnh đạo được tuyên bố chính thức thành lập, do đồng chí Cayxỏn Phômvihản trực tiếp chỉ huy, đó là một sự kiện quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của lực lượng vũ trang Lào.

Ngày 13-8-1950, thành lập Mặt trận “Neo Lào Ítxala” và thành lập “Chính phủ kháng chiến Lào”, Hoàng thân Xuphanuvông được cử làm Chủ tịch Mặt trận kiêm Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 11-3-1951, Hội nghị nhân dân ba nước Việt – Miên - Lào thành lập Mặt trận Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào, nêu lên những nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Đông Dương là đánh đuổi thực dân Pháp và can thiệp Mỹ làm cho ba nước hoàn toàn độc lập.

Tháng 9-1952, tại Hội nghị cán bộ Mặt trận Liên minh nhân dân Việt – Miên - Lào, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Việt Nam đoàn kết chặt chẽ, Lào đoàn kết chặt chẽ, Miên đoàn kết chặt chẽ, cả ba nước đoàn kết chặt chẽ thì nhất định sẽ đánh tan bọn xâm lược Pháp và can thiệp Mỹ, giành độc lập, tự do cho mỗi nước.

Những sự kiện lớn đó, là những bước đi quan trọng để chuẩn bị cho cuộc đấu tranh cách mạng Lào, phối hợp cùng hoạt động, đoàn kếtchiến đấu với nhân dân Việt Nam đấu tranh giành thắng lợi Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử (1954), buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp địnhGiơnevơ trả lại độc lập tự do cho ba nước Đông Dương.

Đó là bước đi ban đầu rất quan trọng trên con đường tự lực của cách mạng Lào để chuẩn bị cho việc thành lập Đảng riêng của Lào sau này, theo Quyết định của Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2-1951).

Bằng việc xây dựng hệ thống quan điểm và chỉ đạo thực tiễn thực hiện liên minh đoàn kết chiến đấu đặc biệt giữa Việt Nam và Lào, cũng như sự quan tâm phát hiện và xây dựng nhân tố bên trong cho cách mạng Lào đã tiến tới thành lập Đảng Nhân dân Lào ngày (22-3-1955), sau này là Đảng Nhân dân cách mạng Lào (tháng 2-1972). Nguyễn Ái Quốc – Chủ tịch Hồ Chí Minh thực sự đã đặt nền móng cho mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam. Đó là mối quan hệ vừa bảo đảm lợi ích dân tộc, vừa bảo đảm kết hợp hài hòa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, để cùng hướng tới mục tiêu chung là giải phóng dân tộc và tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa. Đúng như Chủ tịchCayxỏn Phômvihản đánh giá: “Năm 1930, Đảng Cộng sản Đông Dương do đồng chí Hồ chí Minh sáng lập đã ra đời, là bước ngoặt lịch sử của cách mạng ba nước Đông Dương. Từ đó trở đi, dưới sự lãnh đạo của Đảng Mác-Lênin chân chính và với ngọn cờ cách mạng dân tộc, dân chủ, cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân các bộ tộc Lào đã bước vào thời kỳ mới và với chất lượng mới hoàn toàn”.

Điều đó, để chúng ta thấy rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người không chỉ đóng góp về lý luận, đường lối, phương hướng cách mạng mà Người còn quan tâm đến cả việc tổ chức, chỉ đạo thực tiễn cách mạng Lào. Trong Điếu văn đọc tại lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Sầm Nưa ngày 5-9-1969, Cố Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Lào nói: “Đối với cách mạng Lào chúng ta, đồng chí Hồ Chí Minh đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo cho Đảng bộ Đảng Cộng sản Đông Dương tại Lào trước đây, cũng như sau này cho Đảng Nhân dân Lào khi Đảng đã được thành lập. Đồng chí trực tiếp giúp cho chúng ta những ý kiến quan trọng về chiến lược, sách lược, về phương thức hoạt động. Nhờ đó mà trong tình thế vô cùng gay go gian khổ, Đảng Cộng sản Đông Dương đã ra sức vận động quần chúng, tổ chức và lãnh đạo nhân dân Lào đứng lên làm Cách mạng Tháng Tám thành công giành chính quyền về tay mình, tuyên bố nền độc lập của Lào ngày 12/10/1945. Tiếp đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tận tình cuộc đấu tranh cứu nước của nhân dân ta...

Đồng chí Hồ Chí Minh đã chú ý hướng dẫn việc chuyển hướng trọng tâm hoạt động trong từng thời kỳ, việc xây dựng cơ sở nhân dân, phát động quần chúng nông dân, xây dựng các khu căn cứ kháng chiến, xây dựng lực lưng vũ trang cách mạng, mở rộng mặt trận thống nhất, xây dựng Đảng Mác-Lênin chân chính, nhất là vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ có đạo đức cách mạng và có năng lực công tác.

Trong những cuộc đấu tranh để thành lập Chính phủ Liên hiệp dân tộc có lực lượng cách mạng Lào tham gia, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ân cần dặn dòvào hòa hợp là thắng lợi về sách lược, vấn đề chủ yếu quan trọng có ý nghĩa về chiến lược là phải quan tâm củng cố và phát triển lực lượng cách mạng để sẵn sàng đối phó với mọi tình huống, không ngừng đưa cách mạng tiến lên”.

Thấm nhuần chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Nhân dân Lào (Đảng Nhân dân cách mạng Lào sau này), một Đảng cách mạng chân chính do Tổng Bí thư Cayxỏn Phômvihản đứng đầu, đã lãnh đạo cuộc cách mạng phát triển mạnh mẽ và từng bước giành những thắng lợi toàn diện, tạo nên những nhân tố quyết định đảm bảo cho thắng lợi hoàn toàn của cách mạng Lào 1975.

Sự nghiệp cách mạng của hai nước Lào-Việt Nam có mối quan hệ và ảnh hưởng lẫn nhau một cách đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhìn nhận thấy từ lâu và thường dạy: “Cách mạng Lào không thể thiếu sự giúp đỡ của cách mạng Việt Nam và cách mạng Việt Nam cũng không thể thiếu sự giúp đỡ của cách mạng Lào”Với quan hệ đoàn kết, liên minh chiến đấuViệt Nam-Lào với thiện chí chân tình, thông cảm nhau sâu sắc trên tình đồng chí anh em: “Giúp bạn là tự giúp mình, Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã cử hàng chục vạnngười con yêu quý của mình sang công tác và phối hợp với quân và dân Lào chiến đấu tại các chiến trường của Lào, máu của biết bao anh hùng, liệt sĩ Việt Nam hòa quyện với máu của quân và dân Lào để đem lại thắng lợi vẻ vang cho hai dân tộc. Cũng với tình cảm đặc biệt, Đảng, Chính phủ và nhân dân Lào đã dành phần đất của mình để giúp Việt Nam xây dựng “Đường Hồ Chí Minh”, “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”; giải phóng miền Nam – Việt Nam thống nhất đất nước năm 1975 và tạo điều kiện cho cách mạng Lào giành thắng lợi hoàn toàn, thiết lập nên nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào ngày 2-12-1975.

Thắng lợi to lớn và có ý nghĩa lịch sử trọng đại đó, là minh chứng hùng hồn cho tình hữu nghị đoàn kết đặc biệt, thủy chung, trong sáng và khẳng định lời chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Việt Nam kháng chiến có thành công, thì kháng chiến Miên, Lào mới thắng lợi; và kháng chiến Miên, Lào có thắng lợi, thì kháng chiến Việt Nam mới hoàn toàn thắng lợi”.

Tình hữu nghị và đoàn kết đặc biệt Lào-Việt NamViệt Nam-Lào là kết quả của việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin của Đảng Cng sản Đông Dương, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào hoàn cảnh thực tiễn cách mạng Việt Nam và Lào, là một trong những thành quả cách mạng của hai dân tộc, do hai dân tộc cùng nhau xây dựng nên và được xây đắp bằng công sức, xương máu của hai dân tộc, đó là di sản vô cùng quý giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại.

Sau khi hai nước giành được độc lập năm 1945 và làm chủ đất nước của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn căn dặn hai nước Lào – Việt Nam phải đoàn kết, giúp đỡ nhau xây dựng cuộc sống mới: “Hai dân tộc Việt và Lào sống bên nhau trên cùng một dải đất, cùng có chung một dãy núi Trường Sơn. Hai dân tộc chúng ta nương tựa vào nhau, giúp đỡ nhau như anh em. Trải qua nhiều năm đấu tranh gian khổ và anh dũng, nhân dân hai nước chúng ta giành được độc lập, đã làm chủ đất nước của mình. Ngày nay chúng ta lại đang giúp nhau để xây dựng một cuộc sống mới. Tình nghĩa láng giềng anh em Việt – Lào thật là thắm thiết không bao giờ phai nhạt được”2.

Kế thừa di sản quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ sau ngày hai nước được hoàn toàn giải phóng, quan hệ hai nước bước vào giai đoạn mới chặt chẽ hơn, toàn diện hơn, giúp nhau khắc phục những hậu quả nặng nề của chiến tranh, xây dựng đất nước hòa bình, độc lập, dân chủ với nền kinh tế, văn hóa, khoa học phát triển, bảo vệ an ninh bền vững và chống lại sự bao vây cấm vận, phá hoại của các thế lực thù địch. Hai Đảng, hai Nhà nước nhận rõ là: “Lào có ổn định thì Việt Nam mới ổn định và ngược lại”.

Vì vậy hai nước đã ký kết Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Lào ngày 18-7-1977, đó là cơ sở pháp lý, đánh dấu mốc phát triển mới của mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh bảo đảm cho sự nghiệp xây dựng phát triển và bảo vệ đất nước của mỗi nước.

Trải qua hơn 30 năm thực hiện, nhất là từ khi hai nước thực hiện công cuộc đổi mới, trong tình hình hội nhập với nhiều biến động, nhiều khó khăn và thách thức của tình hình thế giới và khu vực, với truyền thống tốt đẹp của mối quan hệ đặc biệt và dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào và Đảng Cộng sản Việt Nam, quan hệ giữa hai nước ngày càng được tăng cường, mở rộng từ Trung ương đến địa phương  giữa các tỉnh của hai nước nhất định sẽ vượt qua một thử thách giành được những thắng lợi to lớn hơn, chất lượnghơn và hiệu quả cao hơn, thiết thực hơn, để vun đắp cho mối quan hệ hữu nghị đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện Lào-Việt Nam mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững như câu thơ bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

“Thương nhau mấy núi cũng trèo,

Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua.

Việt-Lào hai nước chúng ta,

Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”3.

Chủ tịch Cayxỏn Phômvihn cũng đã khẳng định: “Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng tình đoàn kết giữa hai dân tộc Việt Nam-Lào mãi mãi bền vững.”

Trong suốt cuộc hành trình lịch sử này, Đảng, Chính phủ và nhân dân Lào chúng tôi mãi mãi ghi nhớ công ơn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam. Chúng tôi nguyện cùng với nhân dân Việt Nam tiếp tục tăng cường củng cốvun đắp và tăng cường tuyên truyền cùng với nhân dân Việt Nam tiếp tục tăng cường tuyên truyền giáo dục cho các tầng lớp nhân dân, thế hệ trẻ hiểu biết sâu sắc và bảo vệ phát triển mối quan hệ hữu nghị đặc biệt đó. Bởi vì, quan hệ hữu nghị đặc biệt Lào-Việt Nam mãi mãi là tài sản vô giá, là hành trang không thể thiếu của hai dân tộc trên con đường xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Ngày nay, trong điều kiện khu vực và quốc tế có nhiều biến đổi phức tạp, nhiều thách thức với kinh tế thị trường và hội nhập, nhưng Đảng, Chính phủ và nhân dân Lào chúng tôi luôn luôn kề vai sát cánh cùng với Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam giữ gìn, bảo vệ và phát triển tình hưu nghị đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Lào – Việt Nam lên tầm cao mới, quyết không để cho các thế lực phản động nào phá hoại, đáp ứng nguyện vọng và mục đích chung của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Nhân dịp này, thay mặt Bộ Chính trị, Chính phủ và nhân dân Lào, xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc nhất tới Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam anh em, đã giành sự giúp đỡ to lớn và có hiệu quả trong sự nghiệp cách mạng giải phóng đất nước, cũng như trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng phát triển đất nước Lào chúng tôi ngày nay.

Cảm ơn Ban Tổ chức Hội thảo quốc tế của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đã dành cho chúng tôi những tình cảm tốt đẹp, sự đón tiếp ân cần và chu đáo. Chúc các đồng chí mạng khỏe, thành công trong công tác để góp phần to lớn vào việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và thực hiện “Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ và văn minh”.

Chúc các đồng chí đại biểu mạnh khỏe, thành đạt.

Chúc Hội thảo thành công tốt đẹp.

Sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong sự nghiệp cách mạng của chúng ta.

Tình hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước Lào – Việt Nam mãi mãi xanh tươi và đời đời bền vững.

Chân thành cảm ơn!

__________

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2002, t.2, tr.76.

2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2002, t.11, tr.37.

3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2002, t.11, tr.44. 

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website