Raymon Aubrac - Cộng hòa Pháp
Mùa hè năm 1946, trong thời gian diễn ra Hội thảo ">Tôi đã gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những buổi gặp khác diễn ra ở Bắc Kinh vào mùa hè năm 1955 và ở Hà Nội năm 1967. Tôi đã từng kể lại những cuộc gặp gỡ này trong cuốn tự truyện Những miền ký ức (ed.odile Jacob, 1986).
Khiêm tốn và giản dị, Bác Hồ 1à một chính khách mà rất nhiều người mong muốn làm được như vậy.
Trước hết, Người bị thôi thúc bởi tình yêu đối với đất nước của mình, đó là thứ tình yêu được biết đến giống như tình cảm của mỗi người đàn ông hay mỗi một phụ nữ. Người biết cách miêu tả và làm cho người đối thoại với mình hiểu được những tình cảm đó. Trong những buổi tâm sự dài với mẹ vợ tôi, một nông dân vùng Bourgogne, Người đã kể về hoàn cảnh sống của người nông dân Việt Nam và chia sẻ những điều tương tự về điều kiện sống của người nông dân Pháp.
Bác Hồ có một mục tiêu mà Người thường xuyên nhắc nhở và căn dặn dân tộc mình: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Nhưng để đạt được mục tiêu đó, cần phải vượt qua những trở ngại. Trước hết, những thế lực quân sự: bao gồm thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Chưa kể đến các thế lực thù địch, lôi kéo và các phần tử chống đối của Chính phủ Pháp và Mỹ.
Người cũng đã biết cách thể hiện sách lược của mình và kêu gọi sự ủng hộ của Liên Xô và Trung Quốc trong các cuộc chiến đấu, đó là điều không hề đơn giản khi các mối quan hệ giữa các thế lực lớn này không phải là màu hồng.
Trong các chiến lược chính trị và quân sự của các cuộc đấu tranh vì nền độc lập, Bác Hồ luôn luôn tìm kiếm các cơ hội để thiết lập nền hòa bình. Là người đứng đầu Chính phủ, trong các cuộc gặp gỡ nhà báo và trong các buổi công khai ngôn luận, Người luôn biết cách chứng minh với dư luận thế giới rằng Người từ chối việc sỉ nhục kẻ thù và luôn đề nghị các giải pháp cho phép họ giữ được thể diện.
Trong những ngày trú tại Soisy, Montmorency, sự hiểu biết của Người về các nền văn hóa khác nhau đã được minh chứng bằng việc Người có thể đọc được tất cả các tờ báo nước ngoài được mang đến hàng ngày, mà những ngôn ngữ và văn hóa của nó luôn rất gần gũi đối với Người.
Trong suốt cuộc đời của Người, và kể cả sau khi Người đã ra đi, người dân Việt Nam không ngừng chứng minh và thể hiện lòng tôn kính đối với Hồ Chí Minh. Và điều đáng ấn tượng nhất, đó là sự tôn trọng cùng với sự tưởng nhớ về Người ở cả hai quốc gia đối thủ mà Người đã chiến thắng, đó là Pháp và Mỹ.
Trong một tác phẩm xuất bản năm 2007 của Trung tâm Lưu trữ quốc gia Pháp là Những tài liệu quan trọng của lịch sử nước Pháp, có minh họa một bức chân dung duy nhất của một người nước ngoài, đó chính là Hồ Chí Minh. Phía dưới bức ảnh, có ghi dòng chữ:
“Il s’agit à tout le moins d’un example édifiant de l’amitié loyale entre adversaires politiques sachant reconnaitre le mérite du camp adverse et de ses chefs”.
“Đây là một điển hình hiếm có nhất về tình bạn trung thành giữa các đối thủ chính trị, được ghi nhận công lao từ phía bên kia và từ lãnh đạo của phía đối lập”.