Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngành quân y
 Về đạo đức của người thầy thuốc quân đội. 

Quan hệ giữa người thầy thuốc và bệnh nhân. 

... Trong quân đội, quan hệ giữa thầy thuốc và nhân viên quân y với cán bộ và chiến sĩ là quan hệ đồng chí, đồng đội, đồng nghiệp, đồng cam cộng khổ, giúp đỡ nhau công tác và chiến đấu, chǎm sóc nhau khi đau ốm hay bị thương. Trong những lúc cứu chữa người ốm và người bị thương, cán bộ quân y không những thay mặt cho đơn vị, mà còn thay mặt cho bè bạn, cho gia đình những người đó. Người cán bộ quân y, muốn làm được việc đó, không những phải có tri thức y học quân sự đầy đủ, mà còn phải có trái tim của người bạn, hơn nữa của người mẹ hiền. Trong nhân dân, quan hệ giữa thầy thuốc và người bệnh, là quan hệ đồng bào. Trong cơ chế thị trường, bệnh nhân có khả nǎng có trách nhiệm thù lao cho thầy thuốc và góp sức vào việc xây dựng y tế. Tình hình này không ngǎn cản thầy thuốc tận tình, cứu chữa, chǎm sóc, an ủi bệnh nhân với tinh thần trách nhiệm cao, với trái tim của người mẹ hiền. Không thể để đồng tiền trở thành động cơ của sự hành nghề y: trong lịch sử y học đông tây ta không hề thấy những thầy thuốc có tự trọng để mình bị đồng tiền sai khiến, đến thiếu trách nhiệm hoặc tệ hơn nữa, đến táng tận lương tâm! 

Về quan hệ giữa những người trong ngành y - dược với nhau, Bác Hồ khuyên: trước hết phải thật thà đoàn kết, đoàn kết chặt chẽ, nêu cao tinh thần tập thể. 

Y học và y tế ngày càng đi vào chuyên sâu, thì tính tập thể của nó là một đòi hỏi khách quan và tinh thần đoàn kết, sự thực hiện đoàn kết là một điều kiện không thể thiếu được, nếu muốn thành công trong phòng bệnh và điều trị, trong nghiên cứu và đào tạo, trong việc xây dựng những phong trào bảo vệ sức khoẻ, phòng chống các bệnh xã hội. Đối với cán bộ quân y, đạo đức đoàn kết còn xuất phát từ đặc điểm của công tác cứu chữa thương binh, bệnh binh thời bình cũng như thời chiến, nhất là trong thời chiến. ở đây, cần thấy rõ trong việc thực hiện bậc thang điều trị cho hàng trǎm, hàng ngàn thương binh và bệnh binh, nhu cầu về đoàn kết và kỷ luật là rất cao. Trong lúc ta vẫn tôn trọng tính sáng tạo, tài nghệ riêng của mỗi người thầy thuốc, thì trong chiến tranh, ở cùng một hướng chiến dịch, ở cùng một chiến trường (do có thể có nhiều thương binh, bệnh binh về dồn dập, trong một thời gian ngắn, việc tổ chức cấp cứu, phân loại, vận chuyển, xử trí phẫu thuật, điều trị, phục hồi cơ nǎng ở các tuyến quân y, từ tuyến lửa đến tuyến sau, từ quân y đại đội đến các bệnh viện đa khoa hoặc chuyên khoa hậu phương), phải hình thành một sự cộng tác rất chặt chẽ, thông minh, tỉnh táo. Trong điều trị theo bậc thang, mỗi tuyến có nhiệm vụ của mình với những công đoạn nhất định, tuyến sau bổ sung cho tuyến trước và hoàn chỉnh công việc của tuyến trước. Tất cả các tuyến phải có quan niệm thống nhất về các vết thương chiến tranh và cách xử lý, phải có kỷ luật chuyên môn cao, kỷ luật hành chính cao và thực hiện đúng đắn, "điều lệ xử trí vết thương chiến tranh" đã được quy định. Theo cơ chế lãnh đạo của Đảng ta trong quân đội, cán bộ quân y muốn thành công phải đoàn kết với mọi thành phần cấu thành của quân đội, phải đoàn kết với dân y và nhân dân, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ, sự tham gia và giúp đỡ của đông đảo cán bộ và chiến sĩ, sự hiệp đồng của các ngành bảo đảm (trong cả hậu cần lẫn tham mưu, chính trị). Chỉ dựa vào điều lệnh và mệnh lệnh là không thể thành công, hoặc có thành công nào đó thì cũng chỉ là tạm thời... 

Về vai trò và trách nhiệm của người thầy thuốc trong xã hội, Bác Hồ đã viết trong bức thư gửi nam nữ học viên Trường y tá Liên khu I, tháng 2-1949, như sau: Việc giữ gìn và bồi dưỡng sức khoẻ của dân tộc, người y tá phải gánh một phần quan trọng. Vì vậy y tá là những chiến sĩ đánh giặc ốm, để bảo vệ sự khang kiện của giống nòi. 

Cán bộ quân y thực hiện lời dạy này của Bác Hồ như thế nào? 

Giúp cho Đảng, Chính phủ, ngành y tế trong việc chǎm sóc sức khoẻ của cộng đồng, trong các vấn đề lớn như bảo vệ môi trường, sinh đẻ có kế hoạch, bảo vệ quần thể gen của giống nòi và dân tộc, phòng chống các tệ nạn xã hội, phong trào thể dục thể thao, rèn luyện thanh niên trước khi vào quân đội, chǎm sóc người cao tuổi, tǎng tuổi thọ trung bình của người dân, v.v.. 

Trong quân đội, giúp cho các cấp uỷ Đảng và quân chính chǎm sóc sức khoẻ và sự trưởng thành của chiến sĩ và cán bộ. Nếu ta làm tốt thì mỗi chiến sĩ qua nghĩa vụ quân sự sẽ lớn lên một cách toàn diện, trở thành nòng cốt cho thanh niên. Khi từ bộ đội trở về, các y tá quân y hết nghĩa vụ có thể trở thành nòng cốt để đào tạo nhân viên y tế vùng cao, vùng sâu, là nơi bây giờ y tế còn yếu, nhất là y tế bản, làng. 

Giúp cho quân đội gương mẫu chấp hành chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước về các vấn đề có liên quan đến sức khoẻ của dân tộc. 

Ý kiến của Bác Hồ về sự khang kiện của giống nòi, về sức khoẻ của dân tộc, là những ý kiến rất lớn, chắc chắn là ngành y tế và ngành quân y, với ý thức trách nhiệm đầy đủ của mình, sẽ tham gia tích cực vào sự thực hiện ý kiến đó. 

Về cán bộ quân y. 

Trong dịp khai mạc khoá học viên quân y đầu tiên của Trường đại học y dược ngày 1-11-1946, Hồ Chủ tịch đã khuyên bảo anh em phải đoàn kết, kỷ luật, hǎng hái, bác ái, hy sinh. Suốt trên 50 nǎm nay, Đảng và quân đội đã rèn luyện cán bộ quân y theo tinh thần đó. Muốn có một ngành quân y mạnh, phải có một đội ngũ cán bộ, công nhân viên quân y mạnh về đạo đức, về tổ chức, về chuyên môn y học quân sự. Người cán bộ quân y phải kế thừa được bản chất và truyền thống của quân đội nhân dân với những đức tính như đoàn kết, kỷ luật, hǎng hái, hy sinh. Ngoài ra, do đặc trưng của nghề nghiệp, cán bộ quân y phải biểu lộ và thể hiện lòng bác ái của nhân dân ta. Vì lòng bác ái đó, ông cha ta đã đại xá cho kẻ thù bị bại trận cho chúng về nước, có lúc lại cho cả ngựa và thuyền. Vì lòng bác ái đó, trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, quân y Việt Nam cũng đã chạy chữa cho hàng binh, tù binh, trong những điều kiện có khi thiếu thốn về thuốc men, bông bǎng. 

Về xây dựng ngành quân y Việt Nam. 

Ngay từ nǎm 1948, Bác Hồ đã chỉ thị "phải có những cơ quan quân y lưu động" (thư gửi Hội nghị quân y tháng 3-1948). 

Là một ngành cần vụ trong quân đội, quân y là một bộ phận máu thịt của quân đội; quân y phải có những tổ chức tĩnh tại ở hậu phương hoặc cǎn cứ, lại phải có những tổ chức lưu động, có sức cơ động cao, bám sát được bộ đội trong chiến đấu và các chiến dịch. 

Trong kháng chiến chống Pháp, quân y đã có các tổ chức lưu động như đội phẫu thuật lưu động, các đội điều trị dã chiến cơ động của các đại đoàn hoặc của Tổng cục cung cấp, các bệnh viện dã chiến của chiến dịch (trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử). Trong kháng chiến chống Mỹ, các tổ chức lưu động của quân y đồng bộ hơn: đội phẫu thuật, đội điều trị, bệnh viện dã chiến, đội chuyển thương, đội vệ sinh phòng dịch, kho dã chiến, đội tẩy uế chiến trường, các đội chống sốt rét, điều tra dược liệu, thu mua thuốc, v.v.. 

Tất cả những tổ chức trên đã được thử thách ở các chiến trường, trong các chiến dịch, mà chiến dịch vĩ đại nhất, kết thúc chiến tranh là chiến dịch mang tên Bác Hồ. 

Bài học thấm thía trong tổ chức quân y Việt Nam là phải xuất phát từ những đặc điểm của nước Việt Nam nhiệt đới, xuất phát từ đặc điểm của các lực lượng vũ trang, từ chiến lược, nghệ thuật chiến dịch và cách đánh của quân đội nhân dân trong chiến tranh nhân dân. Nhưng điều quan trọng quyết định thành công là phải suy nghĩ bằng trái tim và khối óc Việt Nam, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện và đã dạy chúng ta.

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website