Tư tưởng Hồ Chí Minh với việc xây dựng và củng cố mạng lưới y tế cơ sở
Những cán bộ y tế được đào tạo gấp rút để đưa về các trạm xá của các địa phương. Tính đến nǎm 1962 - 1963, hầu hết ở các xã ở miền Bắc đều có trạm xá. Những cán bộ y tế phục vụ trong các trạm xá đều là những cán bộ gương mẫu yêu nghề, tận tuỵ với việc chǎm lo sức khoẻ nhân dân theo tinh thần mà Bác đã dạy "lương y phải như từ mẫu". Trong điều kiện đất nước còn hết sức khó khǎn, nhưng chúng ta đã xây dựng được một mạng lưới y tế xuống tận các xã và thực hiện tốt việc chǎm sóc sức khoẻ ban đầu của nhân dân. Các bệnh xá ở các địa phương vừa thực hiện chức nǎng khám và chữa những bệnh thông thường cho nhân dân, vừa thực hiện việc vận động nhân dân xây dựng nếp sống vǎn hoá mới. Đặc biệt là mấy nǎm gần đây với chủ trương tǎng cường mạng lưới y tế cơ sở của Đảng và Nhà nước, nhân dân mọi miền đất nước đã được hưởng những thành tựu to lớn của nền y học thế giới và y học nước nhà. Nhiều huyện đã hình thành các trung tâm y tế như trung tâm y tế dân tộc, trạm cấp cứu, trạm hộ sinh và các phòng khám và điều trị. Hầu hết trẻ em ở mọi miền đất nước đã được uống thuốc phòng các bệnh hiểm nghèo như uốn ván, bại liệt, bạch hầu, lao... ở các tỉnh vùng cao, các cơ sở y tế đã đưa muối iốt lên phục vụ nhân dân chống bệnh bướu cổ. Các tỉnh đều có trường trung học hoặc cao đẳng y tế đào tạo cán bộ y tế, y sĩ, phục vụ cho các cơ sở y tế ở địa phương. Gần đây Bộ Y tế đã có chủ trương đưa các bác sĩ về các trạm y tế xã, đảm bảo phấn đấu trong vài nǎm tới mỗi trạm xá xã có một bác sĩ trực tiếp khám và chữa bệnh cho nhân dân. Đây là một chủ trương rất đúng đắn phù hợp với tinh thần tư tưởng Hồ Chí Minh. Đối với những người mắc các bệnh xã hội như ma tuý, mại dâm, hoặc các bệnh khác đều được đưa vào các trạm cai nghiện hoặc phục hồi nhân phẩm. Gần đây mô hình tổ chức cai nghiện ma tuý tại cộng đồng đang được tổng kết và mở rộng trong phạm vi cả nước. 

Việc chǎm lo sức khoẻ cho nhân dân đã được quan tâm toàn diện từ phòng bệnh đến chữa bệnh ở khắp các địa phương cả nước. Do có sự cố gắng vượt bậc như vậy, nên mặc dù điều kiện kinh tế còn khó khǎn, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam tǎng nhanh so với thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám. Gần đây, Nhà nước còn chủ trương cho phép việc mở rộng các phòng khám tư nhân trong các địa phương. Đó là giải pháp nhằm tạo thêm những điều kiện thuận lợi để nhân dân được chǎm lo về sức khoẻ. Tuy vậy, trong điều kiện hiện nay, với việc chuyển sang nền kinh tế thị trường và những khó khǎn về tài chính, hệ thống mạng lưới y tế cơ sở của ta còn có những mặt hạn chế. Trước hết, về cơ sở vật chất kỹ thuật ở các trạm xá địa phương còn quá nghèo nàn và lạc hậu, không đủ các điều kiện cần thiết để chǎm lo sức khoẻ ban đầu của nhân dân. Hai là, đội ngũ cán bộ y tế ở các địa phương nhất là ở vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa còn nhiều mặt bất cập về trình độ, về chuyên môn. Chế độ ưu đãi cán bộ y tế cơ sở rất thấp nên không khuyến khích những cán bộ có nǎng lực về công tác ở các địa phương. Ba là, ngân sách chi cho các hoạt động y tế cơ sở rất hạn chế cho nên nhiều nhu cầu khám, chữa bệnh của dân còn chưa đáp ứng kịp. Bốn là, công tác tuyên truyền phòng bệnh và rèn luyện sức khoẻ làm chưa tốt, chưa đều đặn, chủ yếu chạy theo thời vụ và theo phong trào.... 

Để khắc phục tình trạng trên cần giải quyết tốt một số vấn đề có tính cấp bách hiện nay. Một là , cần có những chủ trương mới củng cố lại mạng lưới y tế cơ sở. Nhà nước nên có chính sách đầu tư nhiều hơn nữa cả về tài chính và cán bộ cho mạng lưới y tế này. Hai là, cần khuyến khích những bác sĩ, y sĩ, y tá có chuyên môn cao về làm việc tại các cơ sở trên tinh thần đảm bảo những lợi ích tối thiểu cho họ, đặc biệt là điều kiện làm việc và phát huy tài nǎng. Ba là, nên chǎng cần phải thực hiện củng cố mạng lưới y tế cơ sở trên nguyên tắc Nhà nước và nhân dân cùng làm; kêu gọi các thành phần kinh tế cùng đầu tư xây dựng mạng lưới y tế cơ sở. Bốn la , ngân sách đầu tư cho mạng lưới y tế cơ sở phải được bổ sung. Nǎm là , những người phục vụ lâu nǎm trong các trạm xá, trung tâm y tế ở các xã phải được hưởng chế độ ưu đãi. Nhà nước cần dành một khoản ngân sách ưu đãi cho vùng núi, vùng sâu, vùng xa cho các đối tượng chính sách, người nghèo. Sáu là, bên cạnh việc đầu tư của ngân sách cần phải xây dựng cơ chế mới để có thể mở các bệnh viện tư, bệnh viện liên doanh và các trung tâm y tế do các tổ chức nước ngoài tài trợ. Để thực hiện tốt điều này cần phải có một chính sách rõ ràng cụ thể đối với người có khả nǎng mở các phòng khám và các bệnh viện tư nhân trong đó quy định rõ phạm vi hoạt động và trách nhiệm đối với bệnh nhân. Đẩy mạnh quá trình xã hội hoạt động y tế vừa đảm bảo được việc nâng cao các chỉ số cơ bản về sức khoẻ của nhân dân, vừa phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường là một phương hướng mới cần phải được đặc biệt quan tâm. Bảy là, trong công tác tuyên truyền giáo dục ngoài việc đề cao hoạt động phòng bệnh trong nhân dân cần phải giáo dục truyền thống y đức của dân tộc "lương y phải như từ mẫu" để mọi cán bộ làm việc trong lĩnh vực y tế thấy rõ được nghĩa vụ trách nhiệm và vai trò xã hội to lớn của họ, qua đó khơi dậy lương tâm và trách nhiệm đối với người bệnh. Hoạt động y tế phải vừa mang tính chất kinh tế, vừa mang tính nhân đạo, trong đó trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp phải được đặt lên hàng đầu. Tám là, cùng với quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, ngành y tế phải được coi là một khâu quan trọng trong chính sách xã hội của đất nước. Hiện đại hoá nền y học trên cơ sở kế thừa những kinh nghiệm y học dân tộc cổ truyền với những thành tựu y học hiện đại là một yêu cầu cấp bách. Điều này cũng phải được bắt đầu từ các cơ sở. Chúng ta phải phấn đấu để trong vòng vài nǎm tới những nhu cầu khám chữa bệnh chất lượng cao của nhân dân được đáp ứng. 

Chiến lược chǎm sóc sức khoẻ nhân dân đến nǎm 2000 và 2020 phải là chiến lược y tế hướng về cộng đồng, hướng về cơ sở như ý kiến đồng chí Bộ trưởng Bộ Y tế đã phát biểu tại hội nghị tổng kết y tế nǎm 1996.

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Hà Nội chính thức tăng diện tích tách thửa đất ở tối thiểu lên 50m2

(ĐCSVN) - Ngày 27/9/2024, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định 61/2024/QĐ-UBND quy định về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tập trung tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu thông tin chính xác, kịp thời với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, phong phú, sinh động gắn với tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2024, 2025.

Bộ Chính trị yêu cầu tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh, sinh viên. Tiếp tục hoàn thiện và triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới, tập trung đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người dạy và người học.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website