Công tác y tế với sự nghiệp bảo vệ an ninh trật tự ở các vùng dân tộc thiểu số
Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, chống chiến tranh biên giới, đồng bào các dân tộc thiểu số đã được giải phóng khỏi ách áp bức bóc lột của đế quốc phong kiến và chính sách "chia để trị" của kẻ thù. Nhưng đến nay ở nhiều vùng dân tộc thiểu số, nhất là ở những vùng cao, vùng sâu biên giới, còn có những vấn đề phức tạp. Nguyên nhân của những diễn biến phức tạp trong vùng dân tộc thiểu số hiện nay là: 

Một là, tình trạng du canh du cư không chỉ do điều kiện đất đai, sản xuất khó khǎn mà còn do sự đe doạ của tình trạng ốm đau, bệnh tật. Nhiều nơi đồng bào không bám "trụ" được ở những vùng xa, vùng sâu, vùng biên giới xung yếu hoặc không định cư được tại nơi mới đến cũng do không có điều kiện đảm bảo sức khoẻ. Họ coi đó là đất "không lành" nên không "đậu". 

Hai là, trong khi vấn đề du canh du cư về đời sống vật chất đang tiếp diễn phức tạp. Trong một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang diễn ra tình trạng "du cư" về đời sống tín ngưỡng, tâm linh. Một bộ phận quần chúng đang rời bỏ tín ngưỡng tôn giáo cổ truyền để tìm đến tín ngưỡng tôn giáo mới. Nguyên nhân của tình hình đó có phần do sự bất lực của đồng bào trước sự đe doạ của bệnh tật, tệ nạn có hại cho sức khoẻ. Trong quan niệm của đồng bào các dân tộc thiểu số mà đa số theo tín ngưỡng đa thần cổ truyền, sự đau ốm hay khoẻ mạnh của con người tuỳ thuộc ở thần linh, ma quỷ. Từ đó, không ít người đã trở thành nạn nhân của những kẻ lợi dụng mê tín, lợi dụng tôn giáo để lừa đảo, lôi kéo đồng bào. Xét từ một góc độ khác, sự mê tín lạc hậu của họ là một điều kiện để loại tội phạm này tồn tại. Một số ít do cuồng tín đã tích cực bao che, bảo vệ số này trốn tránh pháp luật. Nguy hiểm hơn, sự phân hoá về tín ngưỡng, tôn giáo đã gây ra sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ nhân dân, giữa những người vẫn giữ tín ngưỡng cổ truyền và những người từ bỏ nó. Do đó cũng từ bỏ nhiều giá trị vǎn hoá truyền thống và các mối quan hệ liên kết cộng đồng gắn với tín ngưỡng cổ truyền. Tình hình đó cộng thêm sự lợi dụng của phần tử xấu vì mục đích chia rẽ dân tộc hoặc vụ lợi cá nhân đã gây mất ổn định xã hội ở nhiều nơi. 

Ba là , niềm tin của đồng bào đối với Đảng, Nhà nước là cơ sở cǎn bản nhất tạo nên nền tảng an ninh nhân dân. Sau khi nguyện vọng bức bách về độc lập, thống nhất đất nước đã được thực hiện, thì nhu cầu lợi ích cụ thể của đời sống cá nhân ngày càng nổi trội. Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số hiện nay, đó là vấn đề xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống và chǎm sóc sức khoẻ. Đối với mọi người thuộc mọi dân tộc, sức khoẻ là vốn quý, là lợi ích thiết thân thường xuyên của họ. Vì vậy, việc chǎm lo sức khoẻ của nhân dân là một yếu tố trực tiếp quyết định niềm tin của quần chúng đối với Đảng, chế độ ta. Đảng và Nhà nước ta đã có chính sách ưu tiên đối với đồng bào dân tộc thiểu số trong việc khám chữa bệnh nhưng việc thực hiện trong thực tiễn còn nhiều tồn tại và kết quả đạt được còn ở mức rất thấp so với nhu cầu. Có nơi đồng bào dường như bị bỏ rơi. Những khuyết điểm tồn tại đó trong công tác y tế làm cho niềm tin của một bộ phận quần chúng với Đảng bị giảm sút. Cũng do đó, tinh thần tham gia của quần chúng với các phong trào ở địa phương nói chung và phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc nói riêng bị hạn chế. 

Thực tiễn kể trên ở các vùng dân tộc thiểu số cho thấy giữa nhiệm vụ phòng bệnh và chữa bệnh, bảo vệ sức khoẻ con người với nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự có mối liên quan với nhau, tác động lẫn nhau. Đó là mối quan hệ khách quan, biện chứng. Sự nghiệp bảo vệ an ninh trật tự ở các vùng dân tộc không thể giải quyết được một cách cơ bản vững chắc nếu như không giải quyết đúng đắn mối quan hệ này. Điều đó đòi hỏi trong nhận thức và thực tiễn công tác an ninh ở các vùng dân tộc - nhất là công tác vận động tổ chức phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc - cần lưu ý giải quyết tốt một số vấn đề chủ yếu sau: 

Một là, cần nhận thức và quán triệt sâu sắc quan điểm: sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân; phải trên cơ sở phát huy sức mạnh tổng hợp của các biện pháp, các lực lượng, trong đó công tác y tế đóng một vai trò trực tiếp. Việc chǎm sóc sức khoẻ của đồng bào các dân tộc không chỉ có ý nghĩa giúp cho họ tǎng cường khả nǎng đề kháng với bệnh tật, với những nhân tố tác động có hại đến thể chất con người mà còn có ý nghĩa nâng cao khả nǎng tự đề kháng đối với các tác động tiêu cực về mặt xã hội. Do đó, trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, chính trị, ổn định xã hội ở các vùng dân tộc thiểu số, công tác y tế thực sự là một "mặt trận" quan trọng và mỗi cán bộ y tế là một chiến sĩ trên mặt trận đó. Việc xây dựng nền an ninh nhân dân, củng cố sự ổn định chính trị - xã hội ở các vùng dân tộc cần phải có sự tham gia thiết thực của lực lượng này. 

Hai là, xuất phát từ mục tiêu lý tưởng cách mạng của Đảng và quán triệt bài học "lấy dân làm gốc", cần xác định rõ mục tiêu phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc hướng vào việc bảo vệ lợi ích của nhân dân. Trong đó có nội dung bảo vệ, chǎm lo sức khoẻ của đồng bào. 

Ba là, trong hoạt động cụ thể, mỗi cán bộ chiến sĩ làm công tác vận động, tổ chức quần chúng tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc phải thực sự quan tâm đến lợi ích, sức khoẻ của nhân dân. Trong thực tiễn công tác bảo vệ an ninh ở các vùng dân tộc thiểu số qua nhiều thời kỳ, trải qua các cuộc đấu tranh chống gián điệp, biệt kích, gây phỉ... đến chống xâm lược, bảo vệ chủ quyền biên giới, nhiều cán bộ chiến sĩ công an nhân dân, quân đội nhân dân do làm tốt công tác dân vận, luôn gắn bó với quần chúng, hết lòng chǎm lo đến đời sống, sức khoẻ của quần chúng, nên được đồng bào tin cậy, cưu mang.

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website