Bác Hồ với Nhà thương Vân Đình
Thǎm bệnh xá, Bác vào thǎm phòng các bà mẹ sinh con, phòng chǎm sóc trẻ mới đẻ và lần lượt các cháu nhỏ đang nằm chữa bệnh ở khoa nhi, hỏi han các cụ già, các bệnh nhân đang nằm điều trị trong bệnh xá, sau đó Bác đến thǎm nhà bếp, vào nhà trẻ, nhà vệ sinh của bệnh xá, Bác khen: các cháu giữ sạch, cố gắng làm tốt hơn nữa. Chúng tôi cùng Bác đứng xung quanh hòn non bộ ở giữa sân bệnh xá, Bác dặn chúng tôi: trong công tác phục vụ cần coi trọng cả hai mặt vật chất và tinh thần. Có thuốc hay, thức ǎn ngon còn cần có thái độ phục vụ tốt, coi người bệnh như ruột thịt. Cần đặc biệt chú ý việc phòng bệnh, tuyên truyền, giải thích cho đồng bào quanh nhà thương và trong huyện biết cách giữ gìn vệ sinh, làm cho mỗi người bệnh khi khỏi bệnh biết cách phòng bệnh cho họ và gia đình họ, huyện ứng Hoà làm được như lời Bác nói là cả nước sẽ làm theo. 

Lời dạy của Bác giản dị, dễ hiểu, thấm sâu vào lòng người và thôi thúc mỗi chúng tôi từ thầy thuốc đến y tá, hộ sinh, hộ lý, cấp dưỡng, giữ trẻ đến người gác cổng đều quyết tâm làm thật tốt phần việc của mình ở nhà thương, và dành thời gian về xã cùng với các cán bộ y tế cơ sở làm thật chu đáo lời dạy của Bác..." tuyên truyền, giải thích cho đồng bào quanh nhà thương và trong huyện biết cách gìn giữ vệ sinh, làm cho mỗi người bệnh khi khỏi bệnh biết cách phòng bệnh cho họ và gia đình họ...". 

Để lời dạy của Bác được nhanh chóng trở thành hiện thực, Nhà thương đã thành lập tổ "giáo dục sức khoẻ và xã hội hoá y tế" gồm nǎm thầy thuốc và nǎm y tá, trực thuộc sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc Nhà thương thực hiện những nhiệm vụ sau: 

Hằng ngày, vào đầu giờ buổi chiều tổ chức nói chuyện, phổ biến kiến thức vệ sinh cho các bệnh nhân khỏi bệnh chuẩn bị ra về và người nằm chờ đẻ, bà mẹ trông nom con ốm, người nhà đang chǎm sóc bệnh nhân... 

Xây dựng tiêu chuẩn "gia đình gương mẫu vệ sinh phòng bệnh" và vận động công nhân viên chức của Nhà thương và các gia đình ở xung quanh thực hiện. 

Phối hợp với phòng y tế huyện cử người về các xã xây dựng phong trào y tế nông thôn: 

- Xây dựng mạng lưới y tế từ gia đình, y tế đội sản xuất đến trạm y tế hộ sinh xã. 

- Xây dựng công trình vệ sinh tại gia đình: hố xí hai ngǎn ủ phân tại chỗ; giếng khơi; nhà tắm; hố rác, chuồng lợn, chuồng trâu xa nhà, xa giếng nước. 

- Quản lý sức khoẻ và khám chữa bệnh tại nhà đến mỗi người, mỗi gia đình, trong những nǎm đầu ưu tiên quản lý các đối tượng: bà mẹ trẻ em, thanh niên chuẩn bị nhập ngũ (từ 15-25 tuổi), các cụ già. 

- Lập kế hoạch định kỳ bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ y tế xã - chủ yếu là trưởng trạm và nữ hộ sinh bằng cách chuyển đổi thầy thuốc của nhà thương về xã làm công việc thay cho cán bộ y tế xã về học và làm tại Nhà thương cho tới khi thuần thục những công việc chủ yếu sau: 

+ Biết cách chǎm sóc sức khoẻ đến mỗi người, mỗi gia đình ngay từ lúc còn khoẻ mạnh bằng thể dục dưỡng sinh. 

+ Biết phát hiện bệnh sớm ngay từ lúc cơ thể có thay đổi bất thường, bệnh chớm mắc, bệnh còn nhẹ. 

+ Biết điều trị các bệnh thông thường, bệnh mãn tính, bệnh xã hội, bệnh cần quản lý tại nhà (có hướng dẫn của thầy thuốc) - bằng thuốc, và các phương pháp không dùng thuốc: xoa bóp, bấm huyệt, thể dục dưỡng sinh, kết hợp với thuốc nam tự trồng tự kiếm tại địa phương. 

+ Biết phát hiện bệnh có nguy cơ cao cần can thiệp bằng phẫu thuật, hoặc thuốc đặc trị để gửi gấp về Nhà thương để cứu chữa kịp thời. 

+ Thành thạo việc đỡ đẻ thường tại trạm y tế hộ sinh xã, phát hiện sớm trường hợp đẻ có nguy cơ cao để chủ động gửi đi đẻ tại Nhà thương. 

+ Biết làm tốt các mục tiêu bảo vệ sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, dân số kế hoạch hoá gia đình. 

+ Thực hiện tiêm chủng phòng bệnh cho các đối tượng. 

Việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ đã được thực hiện thường xuyên, liên tục, với phương châm "cứ mỗi việc đều phải học và làm đi, làm lại, làm lại, làm mãi, làm mãi" để xoá những tai biến do kỹ thuật. 

Những lời dạy của Bác trở thành định hướng trong hành động, là động lực thúc giục chúng tôi - những thầy thuốc, nhân viên của Nhà thương cũng như cán bộ y tế xã luôn hết lòng phục vụ nhân dân, thực hiện lương y như từ mẫu. 

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Điều chỉnh phạm vi, đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư vừa ký Thông báo kết luận số 75-TB/TW ngày 7/3/2025 của Bộ Chính trị về điều chỉnh phạm vi và đối tượng áp dụng chính sách, chế độ...

Tạm dừng tuyển dụng, quy hoạch, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm cho đến khi hoàn thành sắp xếp đơn vị hành chính các cấp

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Kết luận số 128-KL/TW ngày 7/3/2025 về chủ trương công tác cán bộ.

Bộ Chính trị yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

Một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị, Ban Bí thư vừa ban hành Kết luận số 126-KL/TW ngày 14/2/2025 về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025.

Bộ Chính trị yêu cầu không xử lý kỷ luật trường hợp sinh con thứ ba trở lên

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương tham mưu, sửa đổi Quy định liên quan đến việc xử lý vi phạm chính sách dân số và chủ động sửa đổi Hướng dẫn số 05-HD/TW, ngày 22/11/2022 theo hướng không xử lý kỷ luật trường hợp sinh con thứ ba trở lên, đồng bộ với việc sửa đổi các quy định của pháp luật.

Liên kết website