Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề dân tộc và con người

TS. Phạm Hồng Chương
Viện Hồ Chí Minh

 

"Cái mà tôi cần nhất trên đời là :
Đồng bào tôi được tự do,
Tổ quốc tôi được độc lập".

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói như vậy và Người đã phấn đấu suốt cả cuộc đờí cho điều giản dị chân lý ấy ; độc lập cho Dân tộc và tự do cho Con người Việt Nam. Đó là điểm xuất phát của quá trình nhận thức, là tiêu chuẩn lựa chọn một học thuyết, một con đường tranh đấu: là hạt nhân chi phối các hoạt động lý luận và thực tiễn, là mục tiêu phấn đấu của Hồ Chí Minh đồng thời cũng là cội nguồn thắng lợi của cách mạng nước ta dưới sự dẫn dắt của Người. Nghiên cứu, học tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào các hoạt động thực tiễn phải chú trọng vấn đề hạt nhân đó: vấn đề dân tộc và con người.

1 . Chúng ta đều biết, Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân xuất phát từ lòng yêu nước - thương dân tha thiết với khát vọng giải phóng dân tộc - con người Việt Nam, Nguồn lực tinh thần là chủ nghĩa yêu nước - nhân văn Việt Nam ấy được hun đúc qua hàng nghìn năm dựng nước - giữ nước, lao động - sáng tạo, bảo tồn - phát triển của dân tộc ta.

Với hành trang đó, Hồ Chí Minh tiến hành cuộc tìm tòi lịch sử và cuộc hành trình ra thế giới để xem xét họ làm thế nào nhằm trở về "giúp đồng bào chúng ta", đã mở rộng nhận thức của Người về vấn đề dân tộc và con người. Người đã thấy không chỉ dân tộc mình mất tự do mà nhiều dân tộc khác cũng "cùng chịu chung một nỗi đau khổsự bạo ngược của chế đô thực dân"2và không chỉ đồng bào mình bị đối xử như nô lệ mà nhân dân lao động các nước khác không kể chủng tộc, màu da hay quốc tịch cũng "đều là nạn nhân của một kẻ sát nhân chủ nghĩa tư bản quốc tế"3Người nhận xét : "Vậy là dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống ngườigiống người bóc lột và giống người bị bóc lột, mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôiTình hữu áí vô sản"4.Từ nhận thức chung đó, Hồ Chí Mmh coi vấn đề giải phóng dân tộc và con người không chỉ là vấn đề của dân tộc mình mà phải là vấn đề toàn cầu "Mặc dầu chúng ta là những người khác giống: khác nước, khác tôn gíáo... chúng ta đấu tranh vì một lý tưởng chunggiải phóng đồng bào chúng ta và giành độc lập cho Tổ quốc chúng ta" và trong cuộc chiến đấu đó "chúng ta không đơn độc vì chúng ta có tất cả các dân tộc của chúng ta ủng hộ"5.Có thể nói, hiểu biết của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và con người Việt Nam đã mở rộng ra tầm thế giới và nhân loại nó đã bổ sung thêm tiêu chuẩn cho Hồ Chí Minh trong sự lựa chon con đường cho cách mạng Việt Nam trước thời đại lịch sử mới: con đường đó phải giải quyết vấn đề dân tộc và con người không chỉ cho dân tộc và con người Việt Nam mà cho tất cả các dân tộc bị áp bức và nhân dân lao động bị bóc lột trên toàn thế giới.

Trước khi bắt gặp chủ nghĩa Mác - Lênin và đi theo con đường của Cách mạng Tháng Mười Nga, với hành trang chủ nghĩa yêu nước - nhân văn truyền thống và với những nhận thức mới có tính nhân loại về vấn đề dân tộc - con người. Hồ Chí Minh đã tìm hiểu nhiều học thuyết và xem xét các hình mẫu cách mạng điển hình như cách mạng tư sản Pháp và Mỹ, nhưng Người đều chối từ. Sự từ chối đó xuất phát từ nguyên nhân căn bản là những học thuyết tư sản và mẫu hình cách mạng dân tộc và xã hội này đã không giải quyết "đến nơi" vấn đề con người như tuyên ngôn cách mạng của nó: công nông vẫn cực khổ và chỉ là sự thay đổi kẻ bóc lột mà thôi.

Từ hiện thực trái ngược với những tuyên ngôn của hai cuộc cách mạng xã hội ở Pháp và giải phóng dân tộc ở Mỹ và khi yêu sách của nhân dân Việt Nam mà Người gửi tới Hội nghị Vécxây năm 1918 bị phớt lờ. Hồ Chí Minh đã thấy rõ những tuyên bố của giai cấp tư sản "chỉ là trò bịp lớn"6Từ thực tiễn đó. Người càng khẳng định ý tưởng phải giải quyết vấn đề dân tộc và con người theo một học thuyết khoa học - cách mạng khác các học thuyết tư sản và bằng một con đường cách mạng triệt để.

Hồ Chí Minh nhận xét Cách mạng Tháng Mười Nga, từ sự thành công của nó, "mà cơ sở của quyền tự do chân chính và quyền bình đẳng thực sự đã được đặt ra cho loài người"(7). Do vậy, theo Người. "Tiếng sấm Cách mạng Tháng Mười Nga đã vang dội làm chấn động địa cầuNhân dân lao động đã làm chủ nước nhà, những dân tộc nhỏ yếu đã giành được độc lập ruộng đất về tay dân cày. Tiếng sấm ấy đã thúc đẩy những người Việt Nam yêu nước hướng về phía Liên Xô: hấp thụ lý luân vĩ đại của chủ nghĩa Lênin"8.

Từ thực tiễn giải quyết triệt để vấn đề dân tộc và con người của cách mạng Nga, Hồ Chí Minh đã nhanh chóng thâu nhận học thuyết giải phóng dân tộc và con người của thời đại mới - Chủ nghĩa Mác - Lênin - vì đó "là chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất"9. Theo Người "muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản"10 và tiến tới CNCS vì "chỉ có CNCS mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc"(11)Từ nhận thức đó, Hồ Chí Minh đã trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản pháp, tham gia Quốc tế III và trở thành người cộng sản tranh đấu không chỉ vì lợi ích của dân tộc con người Việt Nam mà còn vì lợi quyền thực sự của các dân tộc và nhân dân lao động toan thế giới.

Như thế, từ và vì vấn đề dân tộc - con người của Việt Nam để đi ra thế giới, hòa nhập vào nhân loại và hướng theo dòng tiến hóa của thời đại quan niệm của Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc: giải phóng xã hội, giải phóng con người theo học thuyết cách mạng khoa học, bằng con đường cách mạng vô sản hướng tới CNXH với đầy đủ các yếu tố Dân tộc - Nhân loại - Thời đại. Sự thống nhất đó đã khẳng định ngay từ đầu những nhân tố cơ bản cho sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Như vậy, con đường của cách mạng hướng đến CNXH ở Việt Nam không phải là ý muốn chủ quan nào mà là đòi hỏi nội tai của dân tộc, phù hợp với hướng tiến hóa của nhân loại trong thời đại mới sau Cách mạng Tháng Mười, nó hội đủ các yếu tố thiên thời - địa lợi - nhân hòa. Điều đó giải thích tại sao trong khi các học thuyết khác không có cơ hội bám rễ ở Việt Nam thì chủ nghĩa Mác - Lênin: con đường cách mạng vô sản được Hồ Chí Minh truyền bá vào nước ta đã được tiếp nhận nhanh chóng, phát triển vững chắc và cuộc cách mạng ở Việt Nam luôn được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của các dân tộc và nhân dân lao động toàn thế giới. Điều đó cũng lý giải vai trò dẫn dắt dân tộc của Hồ Chí Minh lại được chính những nhà ái quốc như Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu thừa nhận và gửi gắm kỳ vọng,

2 . Vấn đề Dân tộc - Con người trong thang giá trị truyền thống của văn hóa Việt Nam cùng vời lý luận Mác - Lênin không chỉ là cơ sở là tiêu chí quyết định con đường cách mạng hướng tới mục tiêu XHCN vì Dân tộc - Con người của Hồ Chí Minh mà còn giúp Người giải quyết một cách sáng tạo trong cách mạng nước ta, từ xây dựng lý luận cách mạng đến chỉ đạo hoạt động thực tiễn: từ việc xây dựng đường lối, hoạch định chính sách, tổ chức lực lượng, xác định phương pháp cách mạng đến bước đi của cách mạng Việt Nam, trong cả sự nghiệp giải phóng dân tộc và phục hưng đất nước, thích hợp với điều kiện trong nước và sự vận động của quan hệ quốc tế.

Sự sáng tạo được thể hiện ngay trong việc Hồ Chí Minh xây dựng, hình thành sự kết hợp các nhân tố dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam: Chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào yêu nước và phong trào của giai cấp công nhân. Trong Chính cương Sách lược Điều lệ vắn tắt của Đảng, Hồ Chí Minh xác định mục tiêu cuối cùng là xây dựng CNCS ở Việt Nam, đồng thời Người cũng cụ thể hóa mục tiêu là làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, giải phóng công nông khỏi áp bức của đế quốc và phong kiến, thiết lập nền dân chủ mới trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, thực hiện giải phóng dân tộc giải phóng xã hội và giải phóng con người và tạo ra những điều kiện phát triển mới vì lợi ích dân tộc và con người Việt Nam. Không chỉ dừng ở đường lối, vấn đề dân tộc - con người còn thấm sâu vào việc tổ chức lực lượng và chỉ đạo các hoạt động thực tiễn. Quyết định của Hồ Chí Minh năm 1941 về sự chuyển trọng tâm của cách mạng Việt Nam là đặt lợi ích giải phóng dân tộc lên trên hết nhưng trong Chương trình Việt Minh vẫn có đầy đủ mục tiêu "Việt Nam độc lập" và về con người là "làm cho dân Việt Nam được sung sướng, tự do". Khơi dậy nguồn lực mạnh mẽ nhất tiềm ẩn trong dân tộc - chủ nghĩa yêu nước nhân văn Việt Nam, và với lợi ích dân tộc, lợi ích của các giai tầng, của mỗi con người được xác định thống nhất, Hồ Chí Minh đã đoàn kết được toàn thể dân tộc làm Cách mạng Tháng Tám thành công, thiết lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với tiêu chí phấn đấu là Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Cho đến nay tiêu chí đó vẫn là mục tiêu của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và con người còn được khẳng định trước toàn thế giới qua Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Người khởi thảo. Thừa nhân những lời bất hủ trong Tuyên ngôn Độc lập Mỹ (1776) và"những lẽ phải không ai chối cãi được" trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp (1789) về quyền con người, Hồ Chí Minh đã đi tới kết luận phản ánh nguyện vọng chung của dân tộc Việt Nam, của các dân tộc, đồng thời thể hiện rõ tư tưởng của mình khi Người viết rằng: "Tất cả các dân tộc trên thế gíới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tư do"12Nâng quyền tự nhiên của con người lên quyền dân tộc và gắn quyền con người với quyền dân tộc, với Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh đặt nền tảng cho một trật tự và pháp lý quốc tế mới về quyền con người, quyền dân tộc và sự bình đẳng giữa các quốc gia, dân tộc. Cần phải nhấn mạnh sự đóng góp này của Hồ Chí Minh, vì 15 năm sau khi Tuyên ngôn Độc lập được công bố, tới cuối năm 1960, khi mà vấn đề độc lập không thể không được đặt ra sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Liên Hợp Quốc mới có tuyên ngôn trao trả độc lập cho các dân tộc và phải 10 năm sau đó nữa Liên Hợp Quốc mới có nghị quyết để thi hành Tuyên ngôn năm 1960.

Mục tiêu của Nhà nước ta ghi trên quốc hiệu đã được thực thi ngay trong những ngày tháng đầu tiên của chế độ mớí. Chỉ 1 ngày sau khi tuyên bố độc lâp, ngày 3-9-1945, Hồ Chí Minh đã đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách để giải quyết ngay các vấn đề quan hệ tới vận mệnh của dân tộc và sự sinh tồn của mỗi người Việt Nam. Ngày 17-10-1945, trong thư gửi ủy ban Nhân dân các cấp, sau khi nêu lên việc kiến thiết nước nhà là lâu dài nhưng Người đã chỉ thị "ngay từ bước đầu chúng ta phải giữ đúng phương châm"là "gắng sức /àm cho ai nấy đều có phần hạnh phúc"(13).Phát biểu tại phiên họp đầu tiên của ủy ban nghiên cứu kế hoạch kiến quốc, ngày 10-1-1946, Người nói: "Chúng ta tranh được tự độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no mặc đủ"(14).Vì vậy, Người khẳng định: "Chúng ta phải làm sao thực hiện ngayLàm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân có học hành. Cái mục đích chúng ta đi đến là ở đó, đi đến để dân ta xứng đáng với tự do độc lập và giúp vào tự do độc lập"(15).Từng bước thực hiện mục tiêu Tự do - Hạnh phúc của con người Việt Nam. Hồ Chí Minh đã làm gia tăng gấp bội sức mạnh dân tộc để vượt qua mọi thử thách, đưa Tổ quốc ta bước vào điểm xuất phát của kỷ nguyên Độc lập Tự do- Hạnh phúc.

Tinh thần dân tộc mạnh mẽ đó đã phát huy thành những phong trào thi đua chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm và tạo nên nền tảng vững chắc nhất trong lòng dân tộc để Hồ Chí Minh và Đảng ta thực thi thành công các sách lược nhằm bảo tồn chế độ vừa mới được dựng xây sau Cách mạng Tháng Tám. Thành công đó còn được Hồ Chí Minh và Đảng ta phát huy trong công cuộc Kháng chiến Kiến quốc, trong sự nghiệp chiến đấu vì chân lý Không có gì quý hơn độc lập tự do và trong xây dựng xã hội XHCN. Như thế, vấn đề Dân tộc - Con người không chỉ là mục tiêu, là tiêu chí trong xây dựng lực lượng cách mạng, làcơ sở để vạch ra và thực thi các phương pháp cách mạng đặng đưa dân tộc Việt Nam tới các mục tiêu giải phóng, là lý do cho sự ra đời và tồn tại của Nhà nước của dân, do dân và trong tổ chức xã hội mới mà còn là động lực chủ trong công cuộc giải phóng, phục hưng dân tộc hướng tới xã hội XHCN vì dân tộc, vì con người.

3 . Chúng ta đặc biệt nhấn mạnh tới vấn đề dân tộc - con người qua cách trình bày của Hồ Chí Minh về mục tiêu của CNXH, một xã hội vì dân tộc, vì con người trong khái niệm cặp đôi của nó Người nói: "CNXH là làm sao cho dân giàu, nước mạnh"16,"là sung sướng tự do"(17), "làm cho mọi người dân được ấm no, hạnh phúc và học hành tiến bộ"(18)CNXH là "xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt"(19)Những mục tiêu cụ thể trên đây đươc Hồ Chí Minh khái quát một cách súc tích và nhất quán khi Người khẳng định XHCN không có bóc lột và áp bức dân tộc", là "một xã hội đảm bảo cho đất nước phát triển rực rỡ một cách nhanh chóng chưa từng thấy, đưa quần chúng đến một cuộc sống xứng đáng, vẻ vang và ngày càng phồn vinh làm cho mọi người lao động có một tổ quốc tự do, hạnh phúc và hùng cường, hướng tới những chân trời tươi sáng, mà trước kia không thể nghĩ tới"(20).Những mục tiêu trên đây thể hiện một cách tổng quát và chính xác tư tưởng Hồ Chí Minh CNXH: độc lập dân tộc được bảo đảm bằng sự phát triển hùng cường của tổ quốc tự do với một xã hội ngày càng tăng tiến về điều kiện vật chất, tốt đẹp hơn về tinh thần, bảo đảm cho con người phát triển và có cuộc sống xứng đáng, vinh quang. Đây cũng là nội dung đầy đủ nhất của mục tiêu Độc lập - Tự do - Hạnh phúc mà Hồ Chí Minh đề ra cho chế độ mới. Đó là điểm chung cho toàn dân tộc, là tiêu điểm để đoàn kết toàn dân, thống nhất dân tộc, phấn đấu tiến tới hoàn chỉnh những mục tiêu của CNXH vì lợi ích lâu dài của mọi người Việt Nam. Những mục tiêu của CNXH đã khắc thành tiêu chí trên đây chỉ có được đầy đủ khi đã đạt tới sự phát triển hoàn chỉnh của xã hội XHCN. Nhưng với mẫu số chung về lợi ích đó - ngay từ khi mới bắt đầu xây dựng chế độ này - nó đã được thể hiện và phát huy tác dụng để mọi người dân nhận thấy bản chất của xã hội mới, được hưởng thụ thành quả về vật chất và tinh thần của sự giải phóng dân tộc giải phóng xã hội, giải phóng con người trong từng bước đi lên của xã hội XHCN. Do vậy, thông qua những lợi ích chung và thiết thực đó, niềm tin của toàn dân lo lý tưởng XHCN được củng cố đồng thời tạo ra một hiệu ứng tích cực, phát huy lòng tự tôn dân tộc, làm gia tăng tối đa sức mạnh dân tộc vượt qua mọi khó khăn khi phải đối diện trước bất kỳ một thử thách cam go nào trong sự nghiệp phục hưng dân tộc theo CNXH. Với mục tiêu lý tưởng nhưng rất hiện thực đó. Hồ Chí Minh đã khơi dậy những tiềm năng bị chôn vùi phát huy sức mạnh sẵn có, làm nảy nở những cái mới, cái hay, cái đẹp của cả dân tộc, của mỗi con người trong sự nghiệp xây dựng đất nước theo CNXH. Do đó có thể khẳng đinh rằng tư tưởng Hồ Chí Minh về muc tiêu vì dân tộc - con người của xã hội XHCN ở Việt Nam là sự sáng tạo và thể hiện đúng bản chất đích thực của CNXH mà chủ nghĩạ Mác - Lênin đã đề cập tới. Từ mục tiêu chung và dài lâu là Độc lâp - Tự do - Hạnh Phúc, ở từng giai đoạn nhất định của cách mạng, các mục tiêu chiến lược lại được diễn đạt cụ thể sát hợp với tình hình, nhiệm vụ nhưng không tách rời tiêu chí vì độc lập dân tộc, tự do hạnh phúc cho con người của xã hội XHCN. Xây dựng một nước Víệt Nam hòa bình, thống nhất, đôc lập, dân chủ và gíàu mạnh trong khẩu hiệu chiến lược của Đảng từ sau chiến thắng Điện Biên Phủ và được ghi lại trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh như là "điều mong muốn cuối cùng" của Người chính là mục tiêu của CNXH ở nưởc ta.

Để tiến tới xã hội XHCN có đầy đủ các điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm thực hiện được hoàn chỉnh tiêu chí của xã hội XHCN cần có thời gian và phải trải qua thời kỳ quá độ. Tuy nhiên, ở những thời kỳ đầu, mục tiêu của CNXH đã dần dần được thể hiện khi từng bước hình thành một chế độ chính trị dân chủ, một nền kinh tế hiên đại dựa trên cơ sở "gắn liền với sự phát triến khoa hoc và kỹ thuật với sự phát triển văn hóa của nhân dân"(21) và có sự "công bằng hợp lý"(22) về mặt xã hội. Hồ Chí Minh đã nói : "chúng ta tiến lên xây dựng một nước XHCN tức là một nước có một cuộc đời ấm no, bình đẳng, tự do và độc lập tức là nước Việt Nam hòa bình thống nhất, độc lập dân chủ vả giàu mạnh"(23) . Đó là sự định hướng XHCN trong tất cả các lĩnh vực và tất cả đều phải xuất phát, phải dựa trên những đặc điểm, giá trị văn hóa Viêt Nam, không bao giờ xa rời mục tiêu Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Mục tiêu đó không chỉ là tiêu chí của tương lai, nó phải được thể hiện từng bước trong thực tiễn để xây đắp nền tảng vật chất và tinh thần cho sự tồn tại của chể độ XHCN nên đồng thời còn là động lực chính thúc đẩy cuộc cách mạng sáng tạo ở nước ta. Như vậy, mục tiêu của CNXH ở Việt Nam không chỉ thấm đậm yếu tố Dân tộc - Con người mà còn hiện rõ các nhân tố cấu thành Dân tộc - Nhân loại - Thời đại.

4.Từ thang giá trị truyền thống của chủ nghĩa yêu nước - nhân văn Việt Nam về vấn đề dân tộc và con người mà Hồ Chí Minh tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, lựa chọn con đường cho cách mạng nước ta. Trên cơ sở đó, Người đã giải quyết một cách sáng tạo vấn đề dân tộc và con người trên cả phương diện lý luận và hoạt động thực tiễn phù hợp với điều kiện Việt Nam và sự tiến hóa của nhân loại, đáp ứng được những đòi hỏi của thời đại. Do đó, Người đã khơi dậy nguồn động lực mạnh mẽ nhất của dân tộc, huy động được tối đa sức mạnh toàn dân và đã giành đươc sự ủng hộ vô cùng to lớn của nhân dân thế giới. Sức mạnh của dân tộc nhờ đó kết hợp được với sức mạnh thời đại tạo nên thế và lực tổng hợp cưc kỳ to lớn để Việt Nam đi tới mục tiêu của mình. Hồ Chí Minh đã coi chân lý là những gì có lợi cho Tổ quốc, cho nhân dân. Độc lập Tự do - Hạnh phúc trong mục tiêu của CNXH ở Việt Nam chính là thước đo, là hệ quy chiếu, là tiêu chuẩn của chân lý cho tất cả các hoạt động của chúng ta.

Lịch sử về chính trị của nhân loại trong thế kỷ XX không có gì khác hơn là lịch sử đấu tranh vì quyền cơ bản của các dân tộc và con người. Hồ Chí Minh đã nhìn thấy vấn đề dân tộc và con người của \/iệt Nam, của nhân loại xuyên qua moị thời gian và đã có phương thức giải quyết thích hợp. Người đã chiến thắng khi dựa trên nền tảng văn hóa của dân tộc và giá trị chung của nhân loại. Kinh nghiệm của cách mạng \/iệt Nam và thế giới trong thế kỷ XX cho thấy ở những nơi và thời điểm nào đó mà vấn đề dân tộc và con người không được giải quyết đúng đắn, tự nó sẽ hạn chế, triệt tiêu động lực và thậm chí cả những thành quả cách mạng được xây đắp trong nhiều thập kỷ.

 

Tạp chí Thông tin lý luận, 5/2000

1. T.Lan: Vừa đi đường vừa kể chuyện, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1976, tr.15. 
(2), (3) Hồ Chí Minh toàn tập, t.1, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.191, 200. 
(4),(5),(6) Hồ Chí Minh… Sách đã dẫn. t.1. tr.266, 191, 416. 
(7), (9) Như trên, t.2, tr 6, 268 
(8),(10) Như trên, t. 9, tr. 314 
(11) Hồ Chí Minh… Sách đã dẫn, t.1, tr 461 
(12) Hồ Chí Minh... Sách đã dẫn, t.3, tr.555 
(13),(14), (15) Như trên, t.4, tr.56, 152 
(16),(17),(20) Hồ Chí Minh…Sách đã dẫn, t.8,tr.226, 396, 560, 559. 
(18),(19) Như trên, t.10, tr.97, 591. 
(21).(22).(23) Hồ Chí Minh Sách đã dẫn, t 9. tr 586. 175.

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác với cán bộ cấp dưới

(ĐCSVN) - Ngày 23/5/2024, đồng chí Lương Cường đã ký ban hành Quy định 148-QĐ/TW về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Quy định về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

(ĐCSVN) - Ngày 9/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website