Cơ sở và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về y tế Việt Nam

GS. Đỗ Nguyên Phương, PTS. Nguyễn Khánh Bật, BS. Nguyễn Cao Thâm

I. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về y tế Việt Nam 

Trong lý tưởng và trong hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn hướng tới một chủ nghĩa nhân vǎn cao cả và trong sáng. Điều đó đã trở thành hoài bão, mục tiêu, động lực suốt cả cuộc đời chiến đấu và bất khuất kiên cường của Người. Mục tiêu lý tưởng của chủ nghĩa nhân vǎn Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và đi đến giải phóng triệt để con người. Hồ Chí Minh cho rằng, con người là gốc của mọi công việc. Do vậy, cả cuộc đời đấu tranh cách mạng, mối quan tâm lớn nhất, xuyên suốt của Hồ Chí Minh là vấn đề con người. Hồ Chí Minh quan tâm, bồi dưỡng con người rất toàn diện, trong đó sức khoẻ là vốn quý nhất. Điều đó cắt nghĩa vì sao trong quá trình hoạt động cách mạng vô cùng phức tạp và khó khǎn, cùng với việc hình thành hệ thống những nội dung tư tưởng phong phú của mình, Hồ Chí Minh cũng đề xuất những tư tưởng, quan điểm về sức khoẻ, về xây dựng và phát triển ngành y tế Việt Nam. Hồ Chí Minh thâu thái những tinh tuý vǎn hoá dân tộc và nhân loại về y học và con người để hình thành tư tưởng, quan điểm của mình về y tế Việt Nam. 

1. Về truyền thống y học dân tộc 

Dân tộc Việt Nam đã trải qua mấy ngàn nǎm lịch sử. Suốt thời gian đó, nhân dân Việt Nam đã tích luỹ được một bề dày phong phú về nhiều lĩnh vực, trong đó có những tri thức bảo vệ sức khoẻ, duy trì và phát triển nòi giống. Thành công này là nguyên nhân đầu tiên cắt nghĩa vì sao dù điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt và thời gian chống giặc ngoại xâm nhiều hơn thời gian sống trong hoà bình mà dân tộc Việt Nam vẫn trường tồn phát triển. 

Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, với bề dày kinh nghiệm về bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và phát triển y học dân tộc, nhân dân ta đã sản sinh ra nhiều danh y nổi tiếng. Đó là sự kết tinh rực rỡ nhất của dân tộc về bảo vệ sức khỏe và xây dựng nền y học Việt Nam. Tiêu biểu nhất cho các danh y của dân tộc là hai đại danh y Tuệ Tĩnh (thế kỷ thứ XIII) và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (thế kỷ XVIII). Các danh y đã để lại cho hậu thế của dân tộc một khối lượng tri thức phong phú về y lý, y đức, y thuật và những bài thuốc quý. Quan niệm y học dân tộc mà các danh y tổng kết là thuốc Nam chữa cho người Nam chính là một phát kiến từ rất sớm cho thấy mối quan hệ hữu cơ của sức khoẻ con người với môi trường thiên nhiên. Cũng trong quá trình xây dựng nền y học dân tộc, các danh y của ta đã khẳng định yếu tố cơ bản, yếu tố gốc của người thầy thuốc là y đức. Làm nghề y là theo phương châm trị bệnh cứu người. Con người là vốn quý nhất phải được đối xử bình đẳng trong chữa trị bệnh. Đi liền với y lý, y đức, ông cha ta đã khám phá ra nhiều cách chữa trị bệnh thật tài tình và những bài thuốc quý được lấy ngay từ những cây, con vô cùng phong phú của thiên nhiên nước ta. 

Nửa cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp đặt được ách thống trị ở Việt Nam. Từ đây, Tây y vào Việt Nam. Cũng từ đây, thực dân Pháp không chỉ không quan tâm mà hơn thế chúng còn coi thường y học dân tộc của ta. Y học dân tộc Việt Nam lâm vào thời kỳ khó khǎn, bế tắc. Tuy vậy, việc chǎm sóc sức khoẻ, chữa bệnh của tuyệt đại đa số nhân dân ta khi đó vẫn dựa vào kinh nghiệm và các bài thuốc của cha ông để lại, thực dân Pháp không thể tiêu diệt được nó. Khắp nơi trên đất nước Việt Nam, cách chẩn trị của y học dân tộc và những bài thuốc Nam, thuốc Bắc vẫn được nhân dân ta sử dụng trong việc chǎm sóc, bảo vệ sức khoẻ toàn dân. 

Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong lúc y học dân tộc bị chính quyền thực dân Pháp khinh thường, o ép. Trong hoàn cảnh đó, Hồ Chí Minh vẫn nhận thấy một thực tế là mọi người không chỉ trong gia đình mình, mỗi khi trái nắng trở trời, bằng kinh nghiệm và bài thuốc dân tộc mà vượt qua. Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - người cha kính yêu của Hồ Chí Minh chẳng những giàu lòng nhân ái, cái quý nhất của y đức Việt Nam, mà còn có hiểu biết về các cây, con thuốc và cách chữa bệnh của dân tộc. Khi rời bỏ quan trường, Cụ Nguyễn Sinh Sắc đã chọn nghề thuốc dân tộc để trị bệnh cứu người. Với kiến thức y học dân tộc và lòng thương dân sâu sắc, Cụ Nguyễn Sinh Sắc đã đi nhiều nơi ở miền Trung và miền Nam của đất nước, chữa trị cho nhiều người bệnh. Ngay người chị và anh ruột của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã tiếp thu được những kiến thức y học dân tộc cổ truyền và cũng làm thuốc trị bệnh cứu người. 

Sau ba thập niên (1911-1941), hoạt động trong phong trào cách mạng thế giới, mùa xuân 1941, Hồ Chí Minh trở về Tổ quốc trực tiếp lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc. Ngày ngày, Người sống gắn bó với thiên nhiên, cây cỏ và được sự che chở chǎm sóc của đồng bào các dân tộc. Thời gian này, Người trực tiếp chứng kiến tiềm nǎng y học của dân tộc, từ phòng bệnh tới trị bệnh với những bài thuốc Nam hiệu nghiệm. Bản thân Hồ Chí Minh đã được cứu sống bằng thuốc Nam và cách trị bệnh của dân tộc. Đó là vào đầu mùa thu nǎm 1945, trong khí thế sôi sục của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, khi thời cơ ngàn nǎm có một đang đến thì Hồ Chí Minh, người chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam, lâm bệnh nặng. Người sốt cao kéo dài, người gầy rộc, nhiều lúc mê sảng. Khi đó, có một lương y với kinh nghiệm chữa trị và bài thuốc cổ truyền dân tộc đã cứu Người thoát khỏi hiểm nguy. Thoát hiểm, Hồ Chí Minh đã lãnh đạo toàn dân làm Cách mạng Tháng Tám nǎm 1945 thành công, đưa dân tộc ra khỏi thảm hoạ nô lệ chết dần, chết mòn, vươn tới một xã hội tự do - một xã hội mà con người được sống hạnh phúc thực sự và được phát triển đầy đủ cả về thể chất lẫn tinh thần, một xã hội với những con người có sức khoẻ thực sự. 

2. Kế thừa y học thế giới 

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, dưới ách thống trị tàn ác của thực dân Pháp, dân tộc ta quằn quại trong đêm trường nô lệ. Phong trào nối tiếp phong trào, nhưng con đường cứu nước của các bậc tiền bối đầy khí tiết vẫn không tránh được ngõ cụt, như đêm tối mò mò chẳng có lối ra. Trong bối cảnh đó, Hồ Chí Minh đã quyết định đi tìm một con đường cứu nước mới với khát vọng độc lập thực sự cho dân tộc và tự do hoàn toàn cho nhân dân. Ngày 5-6-1911, mảnh đất phương Nam thiêng liêng của Tổ quốc đã tiễn người con yêu dấu của mình - Nguyễn Tất Thành - Vǎn Ba - Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh - đi tìm con đường cứu giống nòi ra khỏi hoạ diệt vong của thực dân đế quốc Pháp. Bôn ba khắp thế giới tìm con đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã vượt qua ba đại dương lớn nhất của hành tinh và đi tới tất cả các châu lục, từ châu á đến châu Âu, châu Phi, châu Mỹ. Đó cũng là con đường tự kiếm sống đi liền với ý chí kiên cường trong tự học và rèn luyện của Hồ Chí Minh. Người kiên trì học tập và hoạt động thực tiễn để nâng cao trình độ hiểu biết toàn diện của mình và để đi đến cùng trong nghiên cứu thế giới tư bản, thế giới thuộc địa và lịch sử nhân loại. ở Mỹ, ở Anh, ở Pháp và bất cứ ở nước nào, Hồ Chí Minh đều gắn mình với phong trào của những người công nhân, những người lao khổ thuộc đủ tầng lớp. ở bất cứ đâu, Hồ Chí Minh đều có những người bạn thân thiết. Đó là những nhà chính trị, những nhà lãnh đạo của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, những nhà vǎn, nhà báo, nhà khoa học, những nhà hoạt động xã hội... Trí tuệ uyên bác, phương pháp tư duy độc lập, sáng tạo, với một chủ nghĩa nhân vǎn cao cả đã đưa Hồ Chí Minh vượt lên trên những hạn chế đương đại mà nhiều người xuất sắc trên thế giới không vượt qua được. Điều đó giúp cho Hồ Chí Minh, khi nghiên cứu xã hội tư bản chủ nghĩa, đã nhận rõ được tính hai mặt của các phong trào dân chủ tư sản. Đây là cơ sở giúp Hồ Chí Minh nhìn nhận thế giới là một chỉnh thể thống nhất trong mối quan hệ biện chứng. Trung thành với quan điểm của Lênin, Hồ Chí Minh khẳng định, người cộng sản chân chính là người biết thu hái những gì là tinh hoa của nhân loại. Hồ Chí Minh nhận rõ mặt tích cực, cách mạng, những tư tưởng tiến bộ, cũng như những thành tựu khoa học - kỹ thuật của các cuộc cách mạng tư sản không phải là của riêng giai cấp tư sản mà đó là di sản tiến bộ của nhân loại. Phương pháp này đã giúp cho Hồ Chí Minh nhận rõ giai cấp tư sản giương cao những tư tưởng tiến bộ như tự do - bình đẳng - bác ái để khi giành được chính quyền lại thiết lập một chế độ tư bản đầy rẫy bất công, bất bình đẳng và tàn ác, trong nước thì bóc lột công nông, ngoài nước thì áp bức thuộc địa. Giai cấp tư sản đã lợi dụng kết quả, những bước phát triển khoa học - kỹ thuật để phục vụ cho đặc quyền đặc lợi của giai cấp mình. 

Hồ Chí Minh nhận rõ trong quá trình đấu tranh để tồn tại và phát triển, từ rất sớm dân tộc Việt Nam không bó hẹp trong khuôn khổ dân tộc hạn hẹp mà đã mở cửa giao lưu với nhiều dân tộc, nhất là với các nước láng giềng. Con đường đó đã làm phong phú hơn lên những kinh nghiệm, những tri thức về y học của dân tộc Việt Nam. Nhờ vậy, nhân dân ta không chỉ biết cách trị bệnh, biết các bài thuốc Nam mà còn có tri thức về trị bệnh và các bài thuốc Bắc. Trong những nǎm 20, 30 và 40 của thế kỷ XX, khi hoạt động ở Trung Quốc, Thái Lan..., Hồ Chí Minh càng nhận rõ giá trị quý báu những kinh nghiệm của cha ông mình và những giá trị phổ quát trong y học của các dân tộc. 

Với phương pháp nhận thức như vậy, trong quá trình nghiên cứu các xã hội tư bản Âu - Mỹ, Hồ Chí Minh nhìn nhận nền y học phương Tây như một bước tiến bộ vượt bậc trong việc chǎm sóc và bảo vệ sức khoẻ con người. Thành tựu đó là của chung loài người. Đồng thời, Hồ Chí Minh cũng không phủ nhận những giá trị to lớn của y học phương Đông, nhất là để chữa trị cho người phương Đông. Do vậy, Hồ Chí Minh nhận định nền y học phương Tây là bước phát triển, tiến bộ vượt bậc, song không phải thầy thuốc và thuốc "Tây" là chữa được mọi thứ bệnh. Cũng có bệnh thầy thuốc và thuốc "Tây" không chữa được mà Đông y, thuốc "ta" chữa được và ngược lại. Do vậy, Đông - Tây y cần phải phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc chǎm sóc sức khoẻ và chữa trị bệnh cho mọi người. Hồ Chí Minh cũng chỉ ra việc giai cấp tư sản biến những thành quả cao nhất của y học hiện đại để bảo vệ sức khoẻ và chữa bệnh cho riêng giai cấp của mình là điều mà loài người phải đấu tranh tẩy trừ. Đó là những phương pháp nhìn nhận thế giới hết sức đặc sắc, rất biện chứng, khoa học và cách mạng của Hồ Chí Minh. 

3. Chủ nghĩa nhân vǎn cộng sản 

Để tìm ra bài thuốc cứu nhân dân mình thoát khỏi kiếp sống nô lệ dưới ách thống trị của thực dân đế quốc Pháp, Hồ Chí Minh với hai bàn tay trắng và trái tim nồng nàn đã đi sang phương Tây. Ngay buổi đầu tiên đặt chân lên nước Pháp hoa lệ, Hồ Chí Minh đã có ngay nhận xét: ở nước Pháp cũng có những người nghèo khổ như ở xứ mình. Rồi Hồ Chí Minh tới Anh, đi vòng quanh các nước châu Phi và ở lại nước Mỹ giàu có hơn một nǎm. Tới đâu, Hồ Chí Minh cũng nhận thấy những người lao động bị bóc lột thậm tệ và bị đoạ đày đau khổ, ốm yếu bệnh tật. Đối lập lại là bọn tư bản giàu có "ngồi mát ǎn bát vàng", ǎn chơi phè phỡn, tham lam và tàn ác như lũ quỷ dữ. Ngay trên nước Mỹ có tượng Thần Tự do toả sáng lên bầu trời, thì dưới chân tượng, những người phụ nữ, những người da đen bị phân biệt đối xử, bị tra tấn theo lối hành hình trung cổ, thân hình tiều tuỵ. Từ những thực tiễn đó, Hồ Chí Minh đã kết luận: trên đời này chỉ có hai giống người - giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Nguyên nhân sự đau khổ, sự đe doạ diệt vong và nhiều loại dịch bệnh xuất hiện trong những người lao động khắp thế giới, trong các dân tộc thuộc địa chỉ là một: đó là chủ nghĩa tư bản - chủ nghĩa đế quốc. 

Nǎm 1917, Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga bùng nổ và thắng lợi, Hồ Chí Minh từ Anh trở lại Pari (thủ đô nước Pháp) - một trung tâm chính trị, kinh tế, vǎn hoá của châu Âu. Tại đây, Hồ Chí Minh đã lǎn lộn hoạt động trong phong trào công nhân, trong các tổ chức chính trị - xã hội Pháp. Thực tiễn học tập, đấu tranh và rèn luyện phong phú đã giúp Hồ Chí Minh tiếp cận với chủ nghĩa Mác-Lênin. Hồ Chí Minh nhận rõ, lúc đó chỉ có Lênin và Quốc tế Cộng sản chủ trương ủng hộ, giúp đỡ các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc đấu tranh thoát khỏi ách đế quốc thực dân, mang lại đời sống tự do và hạnh phúc thực sự cho con người. Trong Đảng Xã hội Pháp, nơi mà Hồ Chí Minh là đảng viên đã diễn ra cuộc đấu tranh tư tưởng gay gắt: nên tiếp tục duy trì Đảng Xã hội Pháp trong Đệ nhị Quốc tế, hay thành lập Đảng Cộng sản Pháp tham gia vào Quốc tế Cộng sản. Trong cuộc đấu tranh ấy, Hồ Chí Minh đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Từ đây, Hồ Chí Minh hoàn toàn tin và đi theo chủ nghĩa Mác-Lênin, một chủ nghĩa nhân vǎn cao cả. 

Là người cộng sản đầu tiên của một xứ Việt Nam thuộc địa, Hồ Chí Minh đã nắm bắt được tính khoa học và cách mạng, tính nhân vǎn cao cả của lý tưởng cộng sản chủ nghĩa như Các Mác đã vạch ra: sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người. Chính trong nhận thức đó, Hồ Chí Minh đã thấy được trong chủ nghĩa xã hội - chủ nghĩa cộng sản có cả các lý tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người. Vì vậy, Hồ Chí Minh đã chọn cho dân tộc mình con đường cách mạng vô sản. Người khẳng định rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng các dân tộc, mới cứu được nhân loại. Đó chính là con đường phù hợp với xu thế của thời đại, phù hợp với nguyện vọng của dân tộc và nhân dân Việt Nam. Đó là con đường mang lại độc lập thực sự cho dân tộc và tự do hạnh phúc hoàn toàn cho nhân dân Việt Nam. Con đường đó cũng sẽ giải thoát cho dân tộc ta khỏi thân phận nô lệ, bị đầu độc, huỷ hoại, bị chết dần chết mòn bởi bị giết hại, bởi bệnh tật và đói khát. Con đường đó sẽ mang lại cho con người Việt Nam sự phát triển toàn diện - cả về thể chất và tinh thần, làm cho mỗi con người và cả dân tộc Việt Nam tráng kiện về thể chất, thoải mái về tinh thần. 

Tư tưởng nhân vǎn Hồ Chí Minh hình thành và phát triển trên cơ sở kế thừa truyền thống nhân ái của dân tộc và chủ nghĩa nhân vǎn Mác-Lênin. Đến lượt mình, chính tư tưởng nhân vǎn Hồ Chí Minh là một trong những cơ sở vững chắc cho tư tưởng, quan điểm của Người về y tế Việt Nam. Hồ Chí Minh cho rằng: "NHÂN là thật thà thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí và đồng bào"1 . Có thể nói thật thà, thương người, hết lòng giúp đỡ mọi người lúc khó khǎn, ốm đau, hoạn nạn là nhiệm vụ, yêu cầu hàng đầu đặt ra đối với mỗi cán bộ, nhân viên và toàn ngành y tế. 

Điều thật có ý nghĩa là từ những cách tiếp cận khác nhau, các nhà hoạt động chính trị và khoa học trong nước cũng như nước ngoài đều đi đến khẳng định có một chủ nghĩa nhân vǎn Hồ Chí Minh. Theo Phạm Vǎn Đồng thì Hồ Chí Minh là người của chủ nghĩa nhân đạo theo ý nghĩa đầy đủ nhất: thương yêu, kính trọng, tin tưởng, biết đòi hỏi và biết phát huy con người... Hồ Chí Minh luôn luôn sống giữa cuộc đời và không có cái gì thuộc về con người đối với Hồ Chí Minh lại là xa lạ. 

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một trong những học trò, người đồng chí xuất sắc của Hồ Chí Minh, người có nhiều công trình, bài viết sâu sắc về chủ nghĩa nhân vǎn Hồ Chí Minh cho rằng sở dĩ tư tưởng Hồ Chí Minh là "linh hồn", "ngọn cờ", "lương tâm của thời đại" có sức sống bền vững, ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của nhân dân Việt Nam và nhiều dân tộc khác trên thế giới, cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai, chính vì tư tưởng Hồ Chí Minh đã thấm đượm một chủ nghĩa nhân vǎn cao cả. Đại tướng nhấn mạnh: cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh là một tấm gương, một biểu hiện tiêu biểu nhất cho chủ nghĩa nhân vǎn và cộng sản. 

Không chỉ người Việt Nam và những người cộng sản khẳng định chủ nghĩa nhân vǎn Hồ Chí Minh mà ngay cả nhiều người ở "phía bên kia" cũng thừa nhận như thế. Edmond Michelett, Bộ trưởng các quân chủng Pháp, người được uỷ nhiệm tiếp Hồ Chí Minh ở Pari, 1946, đã viết: "Đó là một người cộng sản theo lý tưởng... Tôi thấy ông dường như luôn luôn chịu ảnh hưởng của các tác gia lớn của ông là Mác, chắc chắn là cả Lênin nữa... Nhưng trong ông có Giôre... Ông là người đã chọn chủ nghĩa cộng sản, đúng thế, nhưng có một chủ nghĩa nhân vǎn sâu sắc". Đó là "một chủ nghĩa cộng sản có tình người..., một chủ nghĩa cộng sản tôn trọng cá nhân, biết khóc, biết cười, biết ngâm vịnh"1 . 

Chính trên cơ sở chủ nghĩa nhân vǎn cộng sản mà Hồ Chí Minh khi vừa trở thành đảng viên Đảng Cộng sản, đã kêu gọi những người lao động ở các nước thuộc địa và chính quốc đoàn kết chặt chẽ để cùng chống thực dân đế quốc, kẻ phá hoại sự phát triển và sức khoẻ của con người. Suốt cả cuộc đời, Hồ Chí Minh đã chiến đấu không mệt mỏi cho lý tưởng đó. Trước khi vĩnh biệt thế giới này, Hồ Chí Minh còn cǎn dặn Đảng và dân tộc ta phải coi công việc đầu tiên sau chiến tranh chống Mỹ cứu nước là công việc đối với con người, làm sao cho nhân dân ta được sống "một đời hạnh phúc", no đủ và phát triển toàn diện, cả thể chất lẫn tâm hồn. 

4. Thực tiễn xã hội Việt Nam 

Hồ Chí Minh nhận thức được bản chất nhân vǎn của chủ nghĩa xã hội khoa học là giải phóng triệt để con người. Nhưng dân tộc Việt Nam của Người khi đó lại là một xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Muốn đi đến một xã hội mà con người được phát triển toàn diện, hoàn toàn khoẻ mạnh thì trước hết dân tộc Việt Nam phải được giải phóng khỏi ách thống trị của đế quốc thực dân Pháp. Trong quá trình tìm đường cứu nước, đồng thời với việc nghiên cứu tỉ mỉ, sâu sắc và toàn diện các xã hội tư bản chủ nghĩa, Hồ Chí Minh cũng tìm hiểu cặn kẽ các dân tộc thuộc địa. Cả đời mình, Hồ Chí Minh chỉ có một ham muốn là thủ tiêu chế độ thực dân, giải thoát cho dân tộc mình và tất cả các dân tộc thuộc địa khác khỏi ách thực dân. Vì thế vấn đề thu hút tất cả tâm trí của Hồ Chí Minh trong hoạt động lý luận và thực tiễn là phanh phui xã hội thuộc địa và đi tới thủ tiêu triệt để nó. Trong chế độ thuộc địa, sự tàn ác dã man của bọn thực dân đã đạt tới đỉnh điểm, nhân phẩm con người bị chà đạp và sự đe doạ diệt vong từng dân tộc đã trở nên hiện thực. Với những tài liệu điều tra xác thực, Hồ Chí Minh đã viết Bản án chế độ thực dân Pháp nhằm phanh phui tận cùng, làm lộ tất cả bộ mặt thật của chế độ thực dân Pháp giả nhân, giả nghĩa, tàn ác và độc địa. Tác phẩm không chỉ tố cáo chế độ thực dân Pháp nói riêng mà còn tố cáo chế độ thực dân trên toàn cầu nói chung. Hồ Chí Minh cũng là người thi hành bản án với chế độ thực dân Pháp trên quê hương mình, mở ra thời kỳ sụp đổ không thể cưỡng nổi của hệ thống thuộc địa trên toàn thế giới. Không phải tự nhiên mà nhà sử học Pháp Phuriê coi Hồ Chí Minh là bậc thầy của Đảng Cộng sản Pháp về vấn đề thuộc địa. Cũng không phải ngẫu nhiên mà Hồ Chí Minh được thừa nhận là người đã phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề thuộc địa. Việc nhân loại tôn vinh Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc là kết cục của một lôgíc tất yếu. 

Dưới giác độ sức khoẻ và xây dựng, phát triển ngành y tế thì việc thủ tiêu chế độ thực dân Pháp ở Việt Nam là một tiền đề để hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về y tế. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, chế độ thực dân đế quốc là thế lực xâm hại đến đời sống vật chất và tinh thần của tất cả các dân tộc thuộc địa. Chế độ thực dân Pháp ở Việt Nam là nguyên nhân gây nên sự huỷ hoại con người Việt Nam cả về thể chất lẫn tinh thần, đe doạ sự tồn vong của cả nòi giống dân tộc. Vì vậy, ngay từ tháng 5-1928, Hồ Chí Minh đã viết: "Ta có thể kết luận rằng mọi chế độ thực dân đế quốc đều tiêu diệt hết các nòi giống bản xứ, và muốn cứu vãn những nòi giống này, ta phải lật đổ chủ nghĩa đế quốc!". 

Chế độ thực dân đế quốc xâm hại đến đời sống vật chất và tinh thần, huỷ hoại thể chất và tâm hồn các dân tộc bản xứ. Để có thể lý giải vấn đề này, Hồ Chí Minh đã khảo cứu toàn diện, triệt để và sâu sắc chế độ cai trị của chủ nghĩa thực dân ở bản xứ. Ta có thể xem xét một vài nét chính trong khảo cứu của Người: 

Trước hết, về chính trị - vǎn hoá - xã hội, chế độ thực dân đẩy người bản xứ vào vòng ngu dốt. Dưới chế độ thực dân Pháp, ở Việt Nam "nhà tù nhiều hơn trường học, lúc nào cũng mở cửa và chật ních người. Bất kỳ người bản xứ nào có tư tưởng xã hội chủ nghĩa cũng đều bị bắt và đôi khi bị giết mà không cần xét xử. Cái gọi là công lý Đông Dương là thế đấy". Hồ Chí Minh chỉ rõ về hành chính và pháp lý "người bản xứ thì bị bịt mõm và bị buộc dây dắt đi, chỉ có quyền phải phục tùng, không được kêu ca; vì nếu anh ta dám phản đối thì anh ta liền bị tuyên bố là kẻ phản nghịch hoặc là một tên cách mạng, và bị đối xử đúng với tội trạng ấy. Càng khốn khổ hơn cho người bản xứ nào xuất ngoại để thoát khỏi cái chế độ dịu hiền ấy: gia quyến anh ta bị hành hạ; bản thân anh ta, nếu bị bắt, thì bị tù khổ sai hoặc bị đẩy lên máy chém. Thậm chí để đi lại trong nước, từ địa phương này đến địa phương khác theo luật, người bản xứ phải mang theo giấy phép". Hồ Chí Minh tố cáo: "người Âu nào đã giết chết, tàn sát hoặc cưỡng dâm người bản xứ" thì trong mọi trường hợp họ đều vô tội. Người bản xứ không có quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận, ngay cả quyền tự do hội họp và lập hội cũng không có. Người bản xứ không có quyền cư trú và du lịch ra nước ngoài; họ phải sống trong cảnh ngu dốt tối tǎm vì họ không có quyền tự do học tập. 

Khi đế quốc Pháp bị cuốn hút vào Chiến tranh thế giới lần thứ nhất thì những người bản xứ An Nam "bẩn thỉu" lập tức biến thành những đứa "con yêu", những người "bạn hiền" của các bậc quan cai trị của "nước mẹ" và cũng lập tức họ bị trưng tập và bắt buộc đưa sang nước Pháp, hoặc đi nơi khác. Bộ máy chiến tranh của Pháp đã hút hàng trǎm ngàn người lao động ở thuộc địa phục vụ chiến tranh. Đã có 700.000 người bản xứ đặt chân lên đất Pháp, trong số ấy, 80.000 người không bao giờ nhìn thấy mặt trời trên quê hương mình nữa, chỉ vì một lý do đơn giản là họ đã chết. 

Dân bản xứ có tín ngưỡng bị bộ máy chế độ thực dân vi phạm nghiêm trọng. Không những bị vi phạm thô bạo về tín ngưỡng mà ngay cả thể xác của họ cũng không được bảo toàn. "Có những sĩ quan đã giật râu thầy cúng ngay trong lúc họ làm lễ". 

Phụ nữ là người trực tiếp sinh thành, bảo tồn nòi giống. ở Việt Nam, người phụ nữ được quý trọng vì theo truyền thống dân tộc thì "nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra". Và ở nước Pháp có câu: không nên đánh phụ nữ dù đánh bằng một bông hồng. Nhưng ngược lại, phụ nữ bản xứ An Nam, trong chế độ thực dân Pháp thì không một chỗ nào thoát khỏi những hành động bạo ngược. Ngoài phố, trong nhà, giữa chợ hay ở thôn quê, đâu đâu họ cũng vấp phải những hành động tàn nhẫn của bọn quan cai trị, sĩ quan, cảnh binh, nhân viên nhà đoan, nhà ga... Nǎm 1922, Hồ Chí Minh viết: "Chế độ thực dân, tự bản thân nó, đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu rồi. Bạo lực đó, đem ra đối xử với trẻ em và phụ nữ, lại càng bỉ ổi hơn nữa. Trong Bản án chế độ thực dân Pháp, Hồ Chí Minh đã dẫn ra nhiều sự kiện, tư liệu về sự tàn sát, hãm hiếp phụ nữ dã man tàn bạo của bọn thực dân, từ đó Người đi đến kết luận: "Người ta thường nói: "chế độ thực dân là ǎn cướp". Chúng tôi xin thêm: là hiếp dâm và giết người". Thiết nghĩ những dẫn chứng do Hồ Chí Minh nêu lên không chỉ là sự tố cáo chế độ thực dân đối với các dân tộc thuộc địa, trong đó có Việt Nam, đặc biệt là đối với phụ nữ bản xứ, mà còn là bằng chứng về sự huỷ hoại thể xác và tâm hồn, huỷ hoại sức khoẻ của toàn dân tộc. 

Hai là, chế độ thuộc địa bóc lột tàn nhẫn người dân bản xứ. Họ phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt trong những lao động nặng nhọc nhất và bạc bẽo nhất để kiếm sống và bằng sức của mình, họ tạo nên mọi ngân quỹ của bộ máy chính quyền thực dân. Những người Pháp và người nước ngoài đều được đi lại tự do, tự giành cho mình tất cả các tài nguyên của xứ thuộc địa, chiếm đoạt toàn bộ xuất nhập khẩu và tất cả các ngành nghề béo bở nhất. Chúng bóc lột trâng tráo trong cảnh dốt nát, nghèo khốn, bệnh tật của nhân dân bản xứ. 

Bọn thực dân còn tước hết ruộng đất của dân bản xứ để sau đó buộc họ phải lao động như một kẻ nô lệ. Người thuộc địa là những người khổ nhất hành tinh, còn người nông dân là hạng người đứng đầu của những người khổ nhất đó. 

Nạn sưu cao thuế nặng dưới chế độ thực dân đổ lên đầu người bản xứ, dồn họ vào cảnh sống cùng cực và bị hành hạ. Chỉ vì không có tiền nộp đủ các thứ thuế vô lý mà từng đoàn dài ông già, đàn bà có mang, trẻ con cứ hai người một trói vào với nhau, bị dẫn về Hà Nội hay Hải Phòng... 

Ba là, chế độ thuộc địa đã đầu độc một cách có hệ thống người bản xứ bằng rượu cồn và thuốc phiện. Chính sách này của thực dân Pháp về mặt kinh tế là thêm một biện pháp cưỡng bức để tǎng thêm một khoản tài chính khổng lồ; về mặt xã hội, chúng đẩy người dân bản xứ đến ngưỡng cửa của sự suy tàn nòi giống, ngu muội, hết sức chống đỡ trước những ngọn đòn của chế độ thực dân. 

Tại Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp, Hồ Chí Minh đã tố cáo thực dân Pháp ở Đông Dương, Người nói: "Các đồng chí đều biết rằng chủ nghĩa tư bản Pháp đã vào Đông Dương từ nửa thế kỷ nay; vì lợi ích của nó, nó đã dùng lưỡi lê để chinh phục đất nước chúng tôi. Từ đó, chúng tôi không những bị áp bức và bóc lột một cách nhục nhã, mà còn bị hành hạ và đầu độc một cách thê thảm. Tôi xin nhấn mạnh từ "đầu độc" bằng thuốc phiện, bằng rượu, v.v..". Biện pháp của chúng là cưỡng bức. Cứ theo số dân ở từng địa phương chúng bổ đầu mỗi người từ trẻ nhỏ đến ông bà già phải mua từ 23 đến 24 lít rượu mỗi nǎm. "Lúc đó có một nghìn nǎm trǎm ty rượu và thuốc phiện cho một nghìn làng, trong khi chỉ có mười trường học cũng cho bấy nhiêu làng". Đích thân tên toàn quyền Đông Dương cũng đi kiểm tra xem các địa phương đã mở đủ các đại lý bán rượu và thuốc phiện chưa. Ông ta luôn yêu cầu phải đặt thêm các đại lý đó. Chính quyền thuộc địa cấm ngặt người bản xứ nấu rượu. Như thế chưa đủ, chúng còn mang rượu giấu vào ruộng, vào vườn của dân bản xứ rồi phạt nặng họ về tội nấu rượu lậu. Khi bán rượu "bọn chủ độc quyền còn ra thông tư bắt nhân viên của chúng pha thêm nước lã vào rượu đem bán; cứ mỗi héctôlít rượu pha thêm 8 lít nước lã... Như thế chỉ cần mở vòi nước lã không thôi, mỗi nǎm công ty cũng thu được một món lãi nho nhỏ 432.000 đồng, hay 4 triệu phrǎng". Bán thuốc phiện thì chúng không khử những chất độc hại trong đó mà còn trộn thêm vào những bột kim loại để được tǎng cân. Hồ Chí Minh viết: "Rượu cồn và thuốc phiện cùng báo chí phản động của bọn cầm quyền bổ sung cho cái công cuộc ngu dân của Chính phủ. Máy chém và nhà tù làm nốt phần còn lại". 

Hồ Chí Minh lên án bọn cá mập thực dân Pháp ở Đông Dương đã không từ một thủ đoạn nào đầu độc, huỷ hoại cả một dân tộc để làm đầy túi tiền của chúng. Chính sách đó của thực dân gây ra hậu quả nghiêm trọng cho dân tộc Việt Nam. Nạn đói triền miên, bệnh dịch hoành hành khắp nơi, nòi giống đứng trước thảm hoạ suy tàn. Dân số giảm đi nhanh chóng vì đói kém, dịch tả... Số người chết nhiều hơn gấp bội so với số người sinh ra. Số trẻ em chết thật là khủng khiếp. Trong các bài viết của mình, Hồ Chí Minh đã dẫn số liệu thống kê hồi tháng 7-1927, tại thành phố Hải Phòng, số người sinh ra là 147. Cũng thời gian trên, tại Hải Phòng có 204 người chết, trong đó 84 là trẻ em. Tháng 8-1927, các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi đều bị nạn dịch tả hoành hành làm cho nhân dân hoảng sợ; nhà thương Huế mỗi ngày có hàng trǎm người ốm đưa đến tỉnh Quảng Nam có 7.000 người bị mắc bệnh. Để bảo vệ người Pháp ở Hà Nội không bị cảnh lụt lội khi mùa mưa lũ đến, Chính phủ thuộc địa đã cho phá vỡ đê Gia Lâm, tháo nước về phía ấy. Họ làm như vậy mà không báo cho người bản xứ biết trước, nên 20.000 người An Nam đã bị cơ quan cai trị của Pháp làm cho chết đói. 

Hồ Chí Minh nhận định: lịch sử của nhiều chế độ thực dân đã cho thấy rằng nhiều dân tộc bản xứ bị tiêu diệt hoàn toàn khi tiếp xúc với nền vǎn minh của người da trắng. Dân tộc bản xứ An Nam không phải là ngoại lệ của cái xu hướng đau xót đó. 

Thực hiện chính sách đô hộ hà khắc, độc ác, thực dân Pháp nghĩ rằng, dân bản xứ Đông Dương "bị đầu độc cả về tinh thần lẫn về thể xác, bị bịt mồm và bị giam hãm, người ta có thể tưởng rằng cái bầy người ấy cứ mãi mãi bị dùng làm đồ để tế cái ông thần tư bản, rằng bầy người đó không sống nữa, không suy nghĩ nữa và là vô dụng trong việc cải tạo xã hội". 

Hồ Chí Minh với chủ nghĩa nhân vǎn cao cả và niềm tin vững chắc vào dân tộc mình, khẳng định rằng: "Không: người Đông Dương không chết, người Đông Dương vẫn sống, sống mãi mãi. Sự đầu độc có hệ thống của bọn tư bản thực dân không thể làm tê liệt sức sống, càng không thể làm tê liệt tư tưởng cách mạng của người Đông Dương... Đau khổ, nghèo đói và sự đàn áp tàn bạo là những người thầy duy nhất của họ... Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ đến. Bộ phận ưu tú có nhiệm vụ phải thúc đẩy cho thời cơ mau đến". 

Với niềm tin đó, Hồ Chí Minh đã suốt đời hoạt động không mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc khỏi thân phận nô lệ, trong sự gắn bó chặt chẽ với giải phóng nhân dân khỏi đói nghèo, dịch bệnh. Thật có ý nghĩa ta thấy ngay từ nǎm 1926, Hồ Chí Minh đã so sánh "chúng tôi muốn nói rằng, cách mạng cũng giống như khám bệnh vậy, trước hết phải biết cǎn nguyên của bệnh". 

II- Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về y tế Việt Nam 

Tư tưởng Hồ Chí Minh về y tế Việt Nam được hình thành, phát triển trong quá trình hoạt động cách mạng của Người. Quá trình đó diễn ra qua các thời kỳ chủ yếu như sau: 

1. Từ 1890 đến 6-1911 

Đây là thời kỳ Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Hơn hai mươi nǎm này, Hồ Chí Minh gắn bó với gia đình, quê hương, đất nước. Đây là thời gian Hồ Chí Minh tích luỹ được nhiều tri thức, trong đó có những tri thức về y học dân tộc, từ người cha, anh, chị trong gia đình đến suốt dọc dài đất nước, những nơi Người đến sống và làm việc. Đây cũng là thời gian Người nhận thức sâu sắc nỗi thống khổ cùng cực, chết dần chết mòn của dân tộc Việt Nam trước chính sách thống trị bạo tàn của thực dân Pháp. Từ đó đã hình thành ở Hồ Chí Minh lòng thương dân, yêu nước, một ý chí, một hoài bão và quyết tâm ra đi tìm con đường giải phóng dân tộc, cứu dân mình ra khỏi thân phận nô lệ, tạo nên các thế hệ người Việt Nam khỏe mạnh về thể chất lẫn tinh thần. 

2. Từ 1911 đến 1941 

Tháng 6-1911, Hồ Chí Minh đi ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Suốt 10 nǎm đầu, Người sống và làm việc ở gần 30 nước trên thế giới. Người dừng lại ở Mỹ, Anh và Pháp lâu nhất. Xuất phát từ mục đích tìm đường cứu nước, cứu nòi giống dân tộc mình, qua học hỏi, hoạt động thực tiễn, Người đã gặp và đi theo chủ nghĩa Mác - Lênin và đây chính là con đường giải phóng dân tộc và khỏi hoạ diệt vong. Con đường đó còn mở ra một kỷ nguyên mới cho mỗi con người và cả dân tộc được sống tự do, hạnh phúc, tạo những điều kiện cho con người phát triển toàn diện và hoàn toàn khoẻ mạnh. 

Đây cũng là thời kỳ Hồ Chí Minh tiếp xúc và nhận thức được những thành tựu y học của phương Tây. Những nǎm tháng hoạt động cách mạng ở các nước tư bản chủ nghĩa, trên đất nước Xôviết và nhiều nước phương Đông như Trung Quốc, Thái Lan, Singapo... càng tạo điều kiện giúp Hồ Chí Minh có thêm hiểu biết về những tri thức y học phong phú của mỗi nước cũng như trên thế giới. 

3. Từ 1941 đến 1969 

Tháng 1-1941, Hồ Chí Minh về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Người tích cực xây dựng lực lượng bên trong, chủ động nắm bắt thời cơ. Tháng 8-1945, Hồ Chí Minh lãnh đạo nhân dân ta làm cách mạng thành công. Với thắng lợi này, đời sống của người Việt Nam, nhất là đời sống tinh thần, một thành tố tạo nên sức khoẻ đã có sự thay đổi cǎn bản. Mặc dầu ngay sau đó hết Pháp rồi đến Mỹ cố tình dùng vũ lực để huỷ hoại thể xác và tâm hồn người Việt Nam, nhưng chúng không thể đảo ngược được xu thế tất thắng của con đường cách mạng Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta lựa chọn. Đó là con đường duy nhất đúng đắn để dân tộc Việt Nam tồn tại và phát triển. Cách mạng Tháng Tám thành công mở ra thời kỳ mới trong việc phục hồi và phát triển sức khoẻ của nhân dân ta. Đây cũng là thời kỳ Hồ Chí Minh để nhiều tâm sức cho việc quan tâm chǎm lo sức khoẻ toàn dân. Đây còn là quá trình Người đề xuất và hoàn thiện những quan điểm về sức khoẻ và xây dựng, phát triển ngành y tế Việt Nam. 

Tư tưởng Hồ Chí Minh về y tế Việt Nam là toàn diện, sâu sắc, chuẩn xác và nhiều vấn đề đi trước thời gian. Chúng ta cần phải nghiên cứu đi sâu tìm hiểu những nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh về y tế Việt Nam và việc Đảng, Nhà nước quán triệt, vận dụng tư tưởng đó trong quá trình chǎm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. 

Vấn đề sức khoẻ và trách nhiệm của ngành y tế trong công tác chǎm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh 

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề sức khoẻ con người, trước hết là sức khoẻ của những người lao động. Người coi đây là một nhân tố rất quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự cường thịnh của quốc gia. Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới làm thành công". 

Trong thời kỳ lãnh đạo toàn dân tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và xây dựng Nhà nước dân chủ nhân dân (1945-1954), Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: "Sức khoẻ của cán bộ và nhân dân được bảo đảm thì tinh thần càng hǎng hái. Tinh thần và sức khoẻ đầy đủ thì kháng chiến càng nhiều thắng lợi, kiến quốc càng mau thành công". 

Để toàn dân khoẻ mạnh đưa kháng chiến đến thắng lợi, kiến quốc thành công, Người động viên toàn dân trai gái, già trẻ, ai ai cũng cố gắng thường xuyên tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ, coi đó là bổn phận của mỗi người dân yêu nước; về phần mình, như Người nói: "tự tôi, ngày nào tôi cũng tập". Giữa nǎm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh "báo cáo với chiến sĩ và đồng bào" rằng Người đã 60 tuổi, nhưng "cũng còn thanh niên chán", "vẫn đủ tinh thần và sức khoẻ để cùng chiến sĩ và đồng bào đánh đuổi giặc Pháp, tranh lại độc lập và thống nhất thực sự cho Tổ quốc, hợp sức với các nước bạn để giữ gìn dân chủ và thế giới hoà bình". Những dẫn chứng trên đây cho thấy Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của sức khoẻ. 

Quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sức khoẻ bao hàm một ý nghĩa rộng lớn và toàn diện. Người cho rằng sức khoẻ của mỗi một người dân là một bộ phận hợp thành sức khoẻ của toàn xã hội. Người chỉ rõ: "Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khoẻ, tức là cả nước mạnh khoẻ". Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, sức khoẻ của nhân dân là nhân tố quyết định sự hưng thịnh hoặc suy vong của đất nước. Người nói: "Dân cường thì quốc thịnh". 

Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm sức khoẻ bao gồm sự lành mạnh cả về thể xác lẫn tinh thần. Nǎm 1946, Người viết: "khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khoẻ". 

Các chuyên gia y tế Việt Nam cho rằng định nghĩa sức khoẻ như trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh là hoàn toàn thống nhất với định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organisation - WHO) nêu ra trong Tuyên ngôn Alma Ata nǎm 1978: "Sức khoẻ là trạng thái thoải mái về tâm hồn, về thể xác, về xã hội", nghĩa là hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tinh thần và quan hệ xã hội chứ không phải chỉ là tình trạng không có bệnh tật hoặc không bị chấn thương. 

Ông cha ta từ xưa đã tổng kết bệnh tật do 6 yếu tố bên ngoài là gió, lạnh, nóng, ẩm, khô, nắng và sáu yếu tố bên trong cơ thể là yêu, ghét, giận, đau thương, vui thú, ham muốn gây ra. Như vậy, trên cơ sở thành tựu y học dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh có quan niệm rất chính xác về sức khoẻ và quan niệm này đã được đưa ra trước quan niệm của thế giới hiện đại hơn ba mươi nǎm. Điều này cho thấy Hồ Chí Minh có tầm nhìn xa, trông rộng, vượt trước thời gian. 

Như chúng ta đã biết, Chủ tịch Hồ Chí Minh với cách tiếp cận tinh thần mácxít đã xem xét con người vừa là một thực thể tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội, trong môi trường thống nhất các yếu tố tự nhiên và xã hội. Vì vậy, chǎm sóc và bảo vệ sức khoẻ con người phải bằng những biện pháp tổng hợp cả vật chất lẫn tinh thần. Điều này cũng đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ trong thư gửi Hội nghị Quân y tháng 3-1948: "Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu". 

Quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sức khoẻ có ý nghĩa chỉ đạo to lớn đối với nhận thức về vấn đề sức khoẻ và công tác chǎm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, nâng cao chất lượng giống nòi Việt Nam. Theo quan niệm này, vấn đề sức khoẻ là vấn đề của toàn xã hội, của cả dân tộc. Vấn đề này liên quan trực tiếp, toàn diện đến việc xây dựng con người phát triển toàn diện; những con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức. Với Hồ Chí Minh, con người vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng thời vừa là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Công tác chǎm sóc, bảo vệ sức khoẻ, nâng cao chất lượng giống nòi cần được xác định là trách nhiệm của toàn xã hội chứ không phải chỉ là trách nhiệm riêng của ngành y tế. Tuy nhiên, theo Hồ Chí Minh, ngành y tế là lực lượng đi tiên phong trên mặt trận đánh giặc ốm. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Chữa bệnh tật, chǎm sóc sức khoẻ của nhân dân, bảo vệ "sự khang kiện của giống nòi" là trách nhiệm vẻ vang của cán bộ, nhân viên y tế được Chính phủ phó thác cho. 

Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, mấy chục nǎm qua, ngành y tế có nhiều cố gắng trong việc hoàn thành trọng trách được giao. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII), nǎm 1993 "Về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chǎm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân" đã chỉ rõ: Trong sự nghiệp chống ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ngành y tế đã có nhiều đóng góp to lớn, đã đạt được nhiều thành tựu. Nhiều bệnh dịch và bệnh xã hội đã được khống chế hoặc loại trừ, sức khoẻ và tuổi thọ của nhân dân tǎng. Công tác chǎm sóc sức khoẻ nhân dân đã góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với chế độ ta. Tuy nhiên, việc chǎm sóc sức khoẻ còn những vấn đề lớn phải giải quyết. Đó là tình trạng phát triển thể lực chậm, tỷ lệ người suy dinh dưỡng và mắc bệnh còn cao, v.v.. Trong khi đó, ngành y tế có nhiều biểu hiện xuống cấp, có mặt khá nghiêm trọng... 

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện mới, Hội nghị Trung ương lần thứ tư nêu lên những quan điểm cơ bản, những mục tiêu của sự nghiệp chǎm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Về trách nhiệm của ngành y tế trong sự nghiệp chǎm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, Hội nghị nhấn mạnh: 

- Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; vì vậy, phải phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chǎm sóc sức khoẻ. 

- Sự nghiệp chǎm sóc sức khoẻ là trách niệm của cộng đồng và mỗi người dân, là trách nhiệm của các cấp uỷ đảng và chính quyền, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội, trong đó, ngành y tế giữ vai trò nòng cốt. 

- Sự nghiệp chǎm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân được thực hiện theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", đa dạng hoá các hình thức chǎm sóc sức khoẻ (Nhà nước, tập thể, nhân dân) trong đó y tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. 

- Mục tiêu tổng quát là giảm tỷ lệ người mắc bệnh, nâng cao thể lực, tǎng tuổi thọ, làm cho giống nòi ngày càng phát triển. 

Trong các mục tiêu cụ thể, Hội nghị nhấn mạnh việc thực hiện công bằng xã hội trong công tác chǎm sóc sức khoẻ, quan tâm tới những người có công với nước, những người nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số, bảo vệ chǎm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em. 

Quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII), ngày 20-6-1996 Chính phủ ra Nghị quyết số 37/CP "Về định hướng chiến lược công tác chǎm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong thời gian 1996 - 2000 và chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam". Kèm theo Nghị quyết số 37/CP còn có hai vǎn bản: "Định hướng chiến lược công tác chǎm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân từ nay đến nǎm 2000 và 2020", và "Chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam". 

Vǎn bản thứ nhất nhấn mạnh: một trong những quan điểm chỉ đạo công tác chǎm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân là "bản chất nhân đạo và định hướng xã hội chủ nghĩa của hoạt động y tế đòi hỏi sự công bằng trong chǎm sóc sức khoẻ. Thực hiện sự công bằng là bảo đảm cho mọi người đều được chǎm sóc sức khoẻ, phù hợp với khả nǎng kinh tế của xã hội, đồng thời Nhà nước có chính sách khám chữa bệnh miễn phí và giảm phí đối với người có công với nước, nước nghèo, người sống ở các vùng có nhiều khó khǎn và đồng bào các dân tộc thiểu số". Định hướng chiến lược còn nêu rõ mục tiêu tổng quát và mục đích cụ thể phát triển sự nghiệp chǎm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân theo quan điểm của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII). 

Như vậy, theo tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng, Nhà nước ta hiện nay thì trách nhiệm của ngành y tế trong công tác chǎm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân là rất to lớn. Ngành y tế vừa phải chủ động giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết, nâng cao chất lượng giống nòi, vừa chǎm lo khám chữa bệnh cho nhân dân, đảm bảo công bằng xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 

Về việc giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết, nâng cao chất lượng giống nòi. 

Đây là trách nhiệm lớn và có nhiều khó khǎn khi thực hiện của ngành y tế. 

Nước ta là nước ở vùng nhiệt đới nắng lắm, mưa nhiều, lại là nước đang phát triển. Vì vậy, vừa có những bệnh tật có tính chất đặc trưng của vùng nhiệt đới, vừa có những bệnh tật của một nước công nghiệp. Hiện nay, trong khi những bệnh tật gây dịch và bệnh do ký sinh trùng chưa được loại trừ hoặc làm giảm, thì những loại bệnh trong mô hình bệnh tật của nước phát triển lại có xu hướng ngày một gia tǎng. Một vài thí dụ: số người mắc bệnh tả nǎm 1993 là 2.278 người, nǎm 1996 còn 471 người; số người mắc bệnh thương hàn nǎm 1993 là 13.633 người, nǎm 1996 tǎng lên 24.217 người; số người mắc bệnh viêm não Nhật Bản nǎm 1993 là 2.343 người, nǎm 1996 là 2.429 người...; số người mắc bệnh ung thư, bệnh tâm thần, bệnh nghề nghiệp ngày một tǎng lên. 

ở nước ta từ nǎm 1990 đến nay, cǎn bệnh thế kỷ chưa có phương thức cứu chữa HIV/AIDS đã phát triển và lan rộng rất nhanh. Nếu như cuối tháng 12-1990 chúng ta mới phát hiện một người bị nhiễm ở Thành phố Hồ Chí Minh thì đến cuối tháng 12-1997 đã phát hiện 7.819 người bị nhiễm ở 57/61 tỉnh, thành trên cả nước. Riêng tháng 11-1997 đã phát hiện 2.585 trường hợp, chiếm khoảng 54% tổng số người phát hiện bị nhiễm trong cả bảy nǎm đó. Đáng chú ý là trong số những người bị nhiễm HIV/AIDS có tới 80% ở độ tuổi 29, là độ tuổi lao động chính trong gia đình và xã hội. Điều cần nói thêm là đến giữa tháng 12-1998, 60/61 tỉnh, thành cả nước đã có người mắc phải cǎn bệnh thế kỷ. 

Những con số nêu trên cho thấy ở nước ta hiện nay, đại dịch HIV/AIDS đang lan ra với tốc độ nhanh trên cả nước. Theo con số dự báo dịch tễ học Việt Nam và quốc tế, đến nǎm 2000 số người bị nhiễm HIV/AIDS ở nước ta sẽ là 300.000. 

Đại dịch HIV/AIDS không loại trừ một quốc gia nào trên thế giới và ở các nước nghèo, tỷ lệ người bị nhiễm thường rất cao vì thiếu điều kiện phòng chống. Chẳng hạn, ở Zimbabuê hoặc ở Nigiêria, hiện nay cứ nǎm người dân có một người bị nhiễm; trên toàn châu Phi cứ 15 người có một người bị nhiễm HIV. Đại dịch HIV/AIDS đang tàn phá những gì mà nhân dân châu Phi đã làm được. Thực tế trên đây đáng để Việt Nam nói chung, ngành y tế nước ta nói riêng lưu tâm xem xét. Bởi vì, theo dự báo của Liên hiệp quốc thì đại dịch HIV/AIDS đã bắt đầu chuyển trung tâm từ châu Phi sang Nam á và Đông - Nam á là khu vực đang diễn ra quá trình đô thị hoá, phát triển kinh tế, thương mại, du lịch, phân hoá giàu nghèo... kèm theo sự phát triển mạnh mẽ của ma tuý, mại dâm. Hiện nay, Thái Lan đã có trên một triệu người nhiễm HIV/AIDS, tính ra cứ 6,6 người dân Thái Lan có một người nhiễm HIV/AIDS, ấn Độ có khoảng ba triệu người bị nhiễm, Campuchia đang là nơi HIV/AIDS hoành hành nghiêm trọng... Điều đó cho thấy đại dịch HIV/AIDS đang là hiểm hoạ rất gần của dân tộc ta. Vấn đề cấp bách đặt ra đối với cả nước và ngành y tế Việt Nam là đi đôi với việc đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, cần có những biện pháp để ngǎn chặn, đẩy lùi HIV/AIDS. 

Hiện nay, nghiện ma tuý và mại dâm là những tệ nạn xã hội đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta. Theo số liệu của Cục phòng chống tệ nạn xã hội thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, nǎm 1996 cả nước đã có 183.155 người nghiện ma tuý và khoảng 200.000 gái mại dâm các loại. Các nhà chuyên môn trong nước và quốc tế đã chỉ rõ những hậu quả do hai tệ nạn xã hội này gây ra cho xã hội, dân tộc ta như sau: 

- Trước hết, ma tuý và mại dâm làm kiệt quệ sức khoẻ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến giống nòi. Những người nghiện ma tuý thì suy kiệt toàn diện về sức khoẻ, giảm hẳn trí thông minh và không còn khả nǎng lao động. Gái mại dâm thì tàn tạ thể xác, mỏi mệt tinh thần. Con cái của họ khi sinh ra thường mang di tật, ốm yếu, chết yểu, nếu còn sống cũng mang những di chứng nặng về tinh thần. 

- Ma tuý và mại dâm huỷ hoại đạo đức xã hội nghiêm trọng. Con nghiện làm khuynh gia bại sản, dễ sa vào con đường tội lỗi để thoả mãn cơn nghiện. Gái mại dâm làm mất nhân phẩm, thuần phong mỹ tục, đạo đức Việt Nam. 

- Ma tuý và mại dâm gắn liền với tội phạm. Ma tuý sinh ra những đường dây buôn bán ma tuý với những tên maphia tàn bạo. Mại dâm sinh ra bọn chủ chứa, mua bán, thậm chí bắt cóc phụ nữ... 

- Ma tuý và mại dâm ảnh hưởng lớn đến quan hệ gia đình. Nhiều gia đình có người nghiện ngập hoặc làm nghề mại dâm tan cửa nát nhà, vợ chồng ly dị, con cái bơ vơ, gây thêm gánh nặng cho xã hội. 

- Đặc biệt ma tuý và mại dâm quan hệ với HIV/AIDS như hình với bóng. Trong các con đường dẫn đến nhiễm HIV/AIDS thì ma tuý hiện đang đứng đầu, sau đến mại dâm. Cả hai đều là môi trường tốt nhất cho đại dịch HIV/AIDS lan rộng nhanh chóng. ở Pháp, đến cuối nǎm 1996, cứ hai người nghiện ma tuý thì có một người nhiễm HIV/AIDS. ở nước ta, nǎm 1994 qua khảo sát ở thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hoà cho thấy hầu hết số người nhiễm HIV/AIDS đều là những người nghiện ma tuý. ở các vùng giáp với biên giới Tây Nam, nhất là ở An Giang thì sự bùng nổ HIV/AIDS lại chủ yếu do mại dâm. Điều đó cho thấy khả nǎng nhiễm HIV/AIDS từ mại dâm là rất lớn. 

Hiện nay, sự nghiệp phát triển đất nước cũng như yêu cầu ngǎn chặn đại dịch HIV/AIDS đều đòi hỏi Đảng, Nhà nước, ngành y tế cần quan tâm, vận dụng quan điểm mà Hồ Chí Minh đã để lại trong Di chúc. Người viết đối với những tệ nạn xã hội "như trộm cắp, gái điếm, cờ bạc, buôn lậu, v.v., thì Nhà nước phải dùng vừa giáo dục, vừa dùng pháp luật để cải tạo họ, giúp họ trở nên những người lao động lương thiện". 

Nước ta là một nước nghèo, nông nghiệp lạc hậu và còn ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh ác liệt, kéo dài trước đây. Thu nhập GDP hiện nay tính theo đầu người chưa đến 300 USD/nǎm; trong số gần 80 triệu dân thì có tới 80% sống ở nông thôn. Nhìn chung đời sống nhân dân ta còn nhiều khó khǎn, trình độ dân trí thấp. Trên cả nước, tỷ lệ đói nghèo còn tới gần 20% tổng số hộ, tỷ lệ mù chữ còn tới 12% số dân... Vì vậy, các chỉ tiêu cơ bản về sức khoẻ của người Việt Nam hiện nay còn rất thấp so với các nước trên thế giới. Về tuổi thọ trung bình nam nữ nước ta nǎm 1991 là 65; trong khi đó ở Malayxia là 70; ở Hàn Quốc là 71; ở Trung Quốc, Nhật Bản là 70; ở Pháp là 77. 

Kết quả điều tra nǎm 1992 cho thấy tỷ lệ chết của trẻ em Việt Nam dưới một tuổi là 37% o, trong khi đó ở Malayxia là 14% o, Mỹ là 9% o, Nhật là 4% o.

Trẻ sơ sinh Việt Nam có trọng lượng dưới 2500g còn chiếm tỷ lệ tới 12% trong tổng số trẻ sinh ra. 

Tỷ lệ trẻ em Việt Nam dưới nǎm tuổi bị suy dinh dưỡng còn chiếm khoảng 40%. Đây là một tỷ lệ khá cao so với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. 

Các chỉ số về chiều cao trung bình, trọng lượng trung bình của người Việt Nam cũng còn kém so với bình quân trên thế giới. 

Tuy nhiên, theo báo cáo nǎm 1999 của Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP) thì chỉ số phát triển con người (HDI) ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu khá vững chắc. Nǎm 1999, Việt Nam được xếp ở vị trí thứ 110 trong tổng số 174 nước, trong khi mức thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam còn thấp xếp ở vị trí 133/174. 

Tóm lại, do đặc điểm kinh tế- xã hội và hoàn cảnh của đất nước, tình hình bệnh tật và thể chất của người Việt Nam hiện đang đặt ra những vấn đề vừa cấp bách, vừa lâu dài. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, để cho giống nòi được khang kiện, dân tộc Việt Nam sánh vai cùng các cường quốc nǎm châu, ngay trên lĩnh vực sức khoẻ, đòi hỏi Đảng, Nhà nước, mỗi người chúng ta, đặc biệt là cán bộ, nhân viên và toàn ngành y tế cần cố gắng nhiều hơn, cần học tập, vận dụng sáng tạo quan điểm về sức khoẻ của Người. 

Về việc khám chữa bệnh cho nhân dân, đảm bảo công bằng xã hội trong chǎm sóc sức khoẻ, theo định hướng xã hội chủ nghĩa 

Khám chữa bệnh cho gần 80 triệu dân, trong đó có tới 80% sống ở nông thôn với tình hình bệnh tật rất phức tạp, đa dạng là rất khó. Việc đảm bảo công bằng xã hội trong việc chǎm sóc sức khoẻ trong điều kiện thực hiện cơ chế thị trường thực sự là một thách thức, một trách nhiệm lớn và cũng rất nặng nề của ngành y tế. 

Khám chữa bệnh cho nhân dân trước hết phải kể tới vai trò chủ đạo của hệ thống y tế nhà nước, trong đó quan trọng nhất là các bệnh viện - "bộ mặt" của ngành y tế. 

Cả nước ta hiện có 815 bệnh viện, bao gồm 27 bệnh viện trực thuộc Bộ, 199 bệnh viện tỉnh, 545 bệnh viện huyện, 44 bệnh viện các ngành, một bệnh viện Trung ương, một bệnh viện liên doanh... với 103.801 giường bệnh và 4,41 bác sĩ trên 10.000 dân, có 806 phòng khám đa khoa công và 17.000 phòng khám tư. Cả nước có 24.000 bác sĩ phục vụ trong các bệnh viện, trong đó 7.404 trên đại học bao gồm chuyên khoa I, chuyên khoa II; 188 phó tiến sĩ, phó giáo sư và giáo sư; có khoảng 29.976 y tá điều dưỡng với tỷ lệ bác sĩ/y tá là 1/1,24. 

Việc khám chữa bệnh luôn đòi hỏi một hệ thống các xí nghiệp dược kèm theo để cung ứng các loại thuốc thích hợp. Hiện nay, nước ta có các xí nghiệp dược phẩm trong Liên hiệp các xí nghiệp dược Việt Nam đủ khả nǎng cung ứng thuốc thiết yếu cho nhân dân. Với hệ thống các bệnh viện và xí nghiệp dược như vậy, ngành y tế có thể đáp ứng nhu cầu chǎm sóc sức khoẻ ngày càng cao, ngày càng đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân. 

Theo điều tra nǎm 1996 của Vụ Điều trị và Ngân hàng thế giới đối với 656 bệnh viện và 84.608 giường bệnh trong ngành y tế cho thấy các bệnh viện đã khám chữa ngoại trú được 29.443.272 lần, điều trị nội trú cho 4.112.930 lượt người bệnh với 30.313.582 ngày điều trị, thực hiện 1.021.128 ca phẫu thuật, 8.705.627 trường hợp xét nghiệm và 831.647 lần chụp X quang. Qua đó, ta thấy rõ vai trò cũng như khả nǎng khám chữa bệnh của hệ thống y tế nhà nước ta trong công tác khám chữa bệnh cho nhân dân. 

Trong chǎm sóc sức khoẻ toàn dân, vấn đề quan trọng hàng đầu là bảo đảm công bằng xã hội. Vấn đề này có liên quan tới cơ chế thị trường và sự phân hoá giàu nghèo đang diễn ra với mức độ ngày càng lớn ở nước ta. 

Quá trình đổi mới đã đem lại sự phát triển cho nền kinh tế đất nước, nhưng mặt trái của nó lại dẫn tới sự phân hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp nhân dân. Theo tính toán của các nhà chuyên môn thì hiện nay chênh lệch về thu nhập giữa người có thu nhập cao và người có thu nhập thấp ở nước ta là bảy lần. Cái nghèo của người có thu nhập thấp chính là khó khǎn lớn cho ngành y tế khi thực hiện công bằng xã hội trong chǎm sóc sức khoẻ. Cứu chữa con người là việc làm nhân đạo. Hành nghề trên lĩnh vực y học trong một nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa càng cần quán triệt điều đó. 

Trong công tác y tế ở nước ta hiện nay, quan điểm hàng đầu cần phải quán triệt là chǎm sóc và bảo vệ sức khoẻ toàn dân, trong đó người có công với nước, người nghèo, đồng bào sống ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa phải được quan tâm chǎm sóc chu đáo. Họ là những người bị mất mát, bị tổn thương, bị thiệt thòi nhiều về thể chất và tinh thần. Do đó, xã hội và ngành y tế cần bù đắp, giúp đỡ họ. Đây chính là nội dung chủ yếu của chính sách công bằng xã hội trong chǎm sóc sức khoẻ. Ngành y tế không thực hiện tốt chính sách này là chệch hướng xã hội chủ nghĩa, đánh mất bản chất nhân đạo của ngành. 

Chǎm sóc sức khoẻ toàn dân, bảo đảm công bằng xã hội thực chất là sự vận dụng quan điểm về sức khoẻ của Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Alma Ata dưới góc độ yếu tố xã hội của sức khoẻ. 

Công bằng trong chǎm sóc sức khoẻ phải được hiểu đúng, nghĩa là mức độ chǎm sóc và điều trị bệnh phải cǎn cứ vào tình trạng bệnh tật nặng nhẹ của người bệnh hay người bị chấn thương, đồng thời phải quan tâm tới những người chịu thiệt thòi trong xã hội. Người thiệt thòi nhiều hơn phải được quan tâm, bù đắp nhiều hơn. 

Trong điều kiện hiện nay, công bằng xã hội trong chǎm sóc sức khoẻ còn cần phải tính đến nhu cầu khám chữa bệnh và khả nǎng thanh toán viện phí của người bệnh khi được chǎm sóc, điều trị. Người giàu và người nghèo đều có nhu cần khám chữa bệnh, nhưng khả nǎng thanh toán viện phí của người giàu và người nghèo khác nhau. Thực tế trong xã hội ta hiện nay có một bộ phận không nhỏ dân nghèo không đủ khả nǎng thanh toán viện phí nhưng vẫn có nhu cầu khám chữa bệnh. Bản chất nhân đạo và tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta đòi hỏi Đảng và Nhà nước, các cấp, các ngành phối hợp với ngành y tế đề ra những chính sách và biện pháp bảo đảm cho người nghèo, người có công cũng phải được khám chữa bệnh. 

Thực tế cho thấy, người nghèo, trong đó không ít người có công với nước và đồng bào sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa... thường mắc nhiều bệnh tật, nhưng lại không có khả nǎng thanh toán viện phí. Hiện nay ở nước ta có hàng chục triệu người nghèo không có khả nǎng mua bảo hiểm y tế hay trả tiền viện phí, trong đó chỉ có khoảng sáu triệu người rất nghèo thuộc diện được miễn viện phí. Số người còn lại không có khả nǎng mua bảo hiểm y tế nhưng cũng không thuộc diện được miễn viện phí. Chǎm sóc sức khoẻ cho những đối tượng này không chỉ vì tính nhân đạo, không chỉ là đòi hỏi của đạo đức ngành y mà còn là sự thể hiện trên thực tế chính sách xã hội của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân của nước ta đã nêu rõ mọi người dân đều có quyền khám chữa bệnh, vì vậy, nếu số người nghèo có nhu cầu khám chữa bệnh thì Nhà nước phải chi bù và cộng đồng cần hỗ trợ viện phí cho họ. Việc này đòi hỏi Nhà nước phải chi phí, cộng đồng phát huy tinh thần tương thân tương ái đùm bọc lẫn nhau, lo tới chất lượng giống nòi; đòi hỏi các thầy thuốc phải có trách nhiệm cao, không vì thấy bệnh nhân nghèo mà tắc trách. Theo hướng này, việc thành lập những bệnh viện khám, chữa bệnh cho người nghèo, bệnh viện miễn phí là một chủ trương đúng đắn. 

Nhằm tạo nên sự chuyển biến cǎn bản trong việc giải quyết khó khǎn khi khám, chữa bệnh cho người nghèo, Chính phủ đã quyết định dành 120 tỷ đồng để cấp thẻ bảo hiểm cho khoảng 4.000.000 người nghèo nhất. Số này được khám, chữa bệnh miễn phí. Quyết định này thể hiện tính ưu việt của nền y tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, sự quan tâm thiết thực của Đảng, Chính phủ đối với những người gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khǎn. Vấn đề đặt ra hiện nay là ngành y tế cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan, sớm đưa quyết định trên đây của Chính phủ vào cuộc sống. 

Việc khám chữa bệnh, chǎm sóc sức khoẻ cho người nghèo, người có công với nước liên quan chặt chẽ với công bằng xã hội trong cung ứng thuốc phòng chữa bệnh cho các đối tượng này. Người nghèo phần đông sống ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa... mà đây lại là những địa bàn mà công tác y tế và cung ứng thuốc gặp nhiều khó khǎn, nhưng người bệnh lại nhiều, yêu cầu về thuốc lại lớn. 

Nǎm 1996, bình quân trên cả nước, mỗi người dân được sử dụng khoảng nǎm USD thuốc chữa bệnh, nhưng trên thực tế sự phân bổ lại không công bằng giữa miền núi, vùng sâu, vùng xa và đô thị. Nǎm 1998, trung bình mỗi người dân miền núi, vùng sâu, vùng xa chỉ được khoảng một USD, trong khi đó mỗi người dân Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được khoảng 17 USD. Ngay trong lĩnh vực thuốc chữa bệnh, chúng ta thấy rất rõ việc quan tâm tới miền núi, vùng sâu, vùng xa vẫn chưa trở thành hiện thực. Yêu cầu đặt ra là vẫn phải tǎng cường hơn nữa mức hưởng thụ thuốc chữa bệnh bình quân theo đầu người trên phạm vi cả nước. Điều này tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, việc có thể làm ngay là khắc phục sự chênh lệch quá lớn nói trên giữa đô thị và nông thôn, cần sớm giải quyết sự bất công bằng này. Theo Hồ Chí Minh, một trong những đặc điểm của chủ nghĩa xã hội là làm cho nhân dân lao động ốm đau có thuốc chữa bệnh. 

Để bảo đảm công bằng xã hội trong cung ứng thuốc chữa bệnh, cần kết hợp nhiều biện pháp sau: 

- Nhà nước bù lỗ, bù giá thuốc và vận chuyển đủ thuốc cho miền núi, vùng sâu, vùng xa. 

- Chú trọng sản xuất thuốc thiết yếu, thông thường, rẻ tiền, nguyên liệu tại chỗ, dễ trồng, dễ kiếm và đưa thuốc trực tiếp đến tận tay đồng bào. 

- Hướng dẫn cho đồng bào cách trồng và sử dụng cây thuốc Nam, thuốc Đông y... sẵn có, dễ trồng ở địa phương. 

- Quản lý chặt chẽ các cơ sở cung cấp thuốc, cả của Nhà nước và tư nhân. 

- Xây dựng mạng lưới y tế cơ sở đến tận xã, thôn bản. 

Những biện pháp này vừa phù hợp với đặc điểm và tình hình kinh tế đất nước, vừa đạt được mục tiêu người có công, người nghèo, đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa được chǎm sóc sức khoẻ nhiều hơn; đồng thời thể hiện tính ưu việt của nền y học theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 

Từ những phân tích trên đây, có thể đi tới kết luận rằng trách nhiệm của ngành y tế nước ta trong chǎm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân hiện nay là rất to lớn, nặng nề: vừa phải đảm bảo cho mọi người dân đều được chǎm sóc sức khoẻ theo đúng bản chất xã hội chủ nghĩa của chế độ ta để mỗi một người dân mạnh khoẻ, cả dân tộc mạnh khoẻ, mạnh khoẻ cả về thể chất, tinh thần; vừa phải nâng cao chất lượng giống nòi Việt Nam trong hoàn cảnh đất nước còn nghèo, dân trí chưa cao, các chỉ tiêu cơ bản về sức khoẻ nhân dân còn thấp, tình hình bệnh tật rất phức tạp, đa dạng, các tệ nạn xã hội chưa bị đẩy lùi. 

Hiện nay, hơn lúc nào hết, ngành y tế cần học tập, quán triệt hơn nữa lời cǎn dặn của Hồ Chí Minh vào đúng ngày thầy thuốc Việt Nam, cách đây 44 nǎm, ngày 27-2-1955: "Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khoẻ cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ vẻ vang".

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng

(ĐCSVN) - Ngày 10/10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Quyết định số 190-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng.

Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW ngày 08/10/2024 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Tập trung tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu thông tin chính xác, kịp thời với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, phong phú, sinh động gắn với tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2024, 2025.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website