Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở Việt Nam

(ĐCSVN)- Kế thừa và vận dụng sáng tạo những luận điểm cơ bản của học thuyết Mác- Lênin về sự quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN, tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở Việt Nam là một trong những bộ phận chủ yếu hợp thành toàn bộ tư tưởng của Người về CNXH và cách mạng XHCN ở Việt Nam cũng như toàn bộ hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung. Nhân kỷ niệm 116 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2006), bài viết này khái quát một số nét cơ bản nhất tư tưởng của Người về con đường phát triển “ rút ngắn “ đặc thù đó. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của Người qua nhiều thời kỳ khác nhau đã có những kiến giải thiết thực, dung dị mà sâu sắc về bản chất, mục tiêu và động lực của CNXH. Phương pháp tiếp cận CNXH của Người cũng đầy tính sáng tạo, đặc biệt là cách tiếp cận đạo đức học khi Người đặt CNXH đối lập với chủ nghĩa cá nhân, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân nhưng không bao giờ phủ nhận , xem thường cá nhân về mặt lợi ích và vai trò của nó. Nguời cũng nhấn mạnh tới hệ giá trị cơ bản của CNXH là Độc lập-Tự do và Hạnh phúc, coi mục đích cao nhất của CNXH là quyền sống, hạnh phúc của dân, quyền tự do dân chủ và làm chủ, sự phát triển mọi năng lực sáng tạo của nhân dân, từ mỗi người đến toàn thể cộng đồng. 

Song vấn đề đặt ra là , nhận thức về con đường đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN thì điều quan trọng không chỉ dừng lại ở nhận thức bản chất, mục tiêu, động lực của CNXH. Điều quan trọng là phải có cách làm, buớc đi cho thích hợp, biện pháp phải sáng tạo để CNXH từ một khả năng khách quan thành hiện thực sinh động trong đời sống của nhân dân, do nhân dân sáng tạo làm nên. 

Theo Hồ Chí Minh, đặc điểm lớn nhất của nước ta trong thời kỳ quá độ là từ một nuớc nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không phải kinh qua giai đoạn phát triển TBCN. Ở đây có hai điểm cần lưu ý: 

Thứ nhất, cần phải bỏ qua chế độ TBCN vì đó là một chế độ áp bức bóc lột, nô dịch con người. CNTB đã ra đời như một kiểu chế độ xã hội tất yếu từ cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp tư sản với giai cấp phong kiến. Do đó, CNTB đương nhiên cũng sẽ bị CNXH phủ định về nguyên tắc trong cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản. Tiến lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN vì thế là phù hợp với xu thế vận động khách quan của lịch sử. 

Thứ hai, “tiến thẳng” lên CNXH chỉ với nghĩa là bỏ qua tất cả những gì là mặt trái, là tiêu cực của chế độ TBCN. Giai cấp vô sản nhất thiết phải tận dụng, phát huy những ưu việt, tích cực đã có sẵn của CNTB. Với hoàn cảnh, điều kiện và trình độ phát triển của Việt Nam, “tiến thẳng” lên CNXH đòi hỏi phải tiến dần từng bước, từ từ từng bước một, không thể làm bừa, làm ẩu theo lối chủ quan, duy ý chí. Tại Đại hội II(1951) của Đảng, Người đã xác định: phải chuẩn bị những điều kiện để hoàn thành Cách mạng dân tộc dân chủ sau đó tiến dần lên CNXH. 

Người hình dung tính chất phức tạp, lâu dài của sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta: xây dựng CNXH là một cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, gian khổ, lâu dài. Một chế độ này biến đổi thành chế độ khác là cả một cuộc đấu tranh gay go, kịch liệt và lâu dài giữa cái xấu và cái tốt, giữa cái cũ và cái mới. 

Xây dựng CNXH do đó phải rất toàn diện, trên tất cả mọi lĩnh vực, riêng trong lĩnh vực kinh tế thì vấn đề mấu chốt là phát triển lực lượng sản xuất. Trong lĩnh vực chính trị là xây dựng chế độ, thể chế đảm bảo quyền làm chủ, dân chủ của dân, xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh, đoàn kết; xây dựng nhà nước pháp quyền dân chủ của dân, do dân và vì dân. 

Mấu chốt của vấn đề xã hội là đảm bảo công bằng xã hội hướng vào sự phát triển con người. Và, mấu chốt của văn hoá là xây dựng con người có đạo đức cách mạng, con người mới XHCN với đức-tài gắn bó hữu cơ với nhau, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, trung thành với sự nghiệp cách mạng, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH... 

Theo Hồ Chí Minh, cách làm tốt nhất là dựa vào dân, đem tài dân, sức dân mà mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân, làm lợi cho nhân dân, tránh cho dân những điều hại, những sai trái dù chỉ là một điều sai, một cái hại nhỏ. 

Tiến nhanh, tiến mạnh nhưng phải đúng quy luật, không làm bừa, làm ẩu. Phải cụ thể, thiết thực và tỷ mỷ. Phải điều tra, nghiên cứu để vạch kế hoạch, chương trình cho sát, cho đúng, chớ đem chủ quan của mình thay thế cho điều kiện khách quan. 

Kế hoạch mười phần, biện pháp phải cụ thể 20 phần, chỉ đạo sát sao phải 30 phần. Phải luôn nhìn xa, trông rộng, chú trọng thiên thời, địa lợi, nhân hoà mà nhân dân là gốc, là quyết định. 

Nguyên tắc thì giữ vững, nhất quán, kiên định mà biện pháp phải uyển chuyển, linh hoạt, mềm dẻo. Phải chăm chú học hỏi kinh nghiệm các nước anh em nhưng không được chủ quan, máy móc, giáo điều. Phải có tinh thần độc lập, sáng tạo. Ta không thể giống Liên Xô vì Liên Xô có phong tục tập quán khác, có lịch sử, địa lý khác. Ta có thể đi con đường khác để tiến lên CNXH. Con đường đi lên CNXH ở nước ta, tiến trình xây dựng CNXH ở nước ta luôn luôn phải gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, giữ gìn bản sắc truyền thống và vươn tới hiện đại, kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế. 

Nguời vạch ra một hệ thống những nhiệm vụ phải giải quyết trong công cuộc xây dựng CNXH phù hợp với đặc điểm nước ta như: 

- Ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống quan liêu, lãng phí, tham ô. 

- Đảng và Nhà nước phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế, văn hoá, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. 

- Cán bộ là khâu quyết định. Đào tạo cán bộ là công việc gốc của Đảng. 

- Thực hành dân chủ rộng rãi. Dân có quyền làm chủ thì cũng phải có nghĩa vụ của người làm chủ. 

- Đảng cầm quyền phải trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu cho đạo đức, văn minh của dân tộc. 

- Ra sức thực hành đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân... 

Tiến lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN là con đường đi lên của nước ta, tuy khó khăn, phức tạp nhưng nếu có cách làm đúng đắn, sáng tạo “đúng quy luật, thuận lòng dân, hợp thời đại” thì sẽ thành công. Những kết quả, thành tựu phát triển khả quan của 20 năm đổi mới vừa qua cũng đã chứng minh tư tưởng chỉ đạo đúng đắn, sáng tạo đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh đang tiếp tục soi sáng con đường đổi mới đi lên CNXH của chúng ta./. 

T S. Trần Anh Phương
(Thành viên Đề tài KHXH/01-04
"Tiến lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở Việt Nam")

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Liên kết website