Kết quả bước đầu tổ chức nghiên cứu, quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh

Quán triệt tinh thần Chỉ thị 23-CT/TW ngày 27 tháng 3 năm 2003 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới", Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương đã khẩn trương chuẩn bị văn bản hướng dẫn thực hiện, mời các nhà khoa học tham gia xây dựng đề cương, viết tài liệu theo 10 nội dung về tư tưởng Hồ Chí Minh được đề cập trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Sau 2 lớp đầu tiên do Ban Bí thư tổ chức cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt và báo viên, Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương đã tổ chức rút kinh nghiệm và ban hành 02 Hướng dẫn 2998- HD/TTVH ngày 25 tháng 4 năm 2003 và Hướng dẫn 3022- HD/TTVH ngày 5 tháng 5 năm 2003 về việc tổ chức đợt tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh. 

Tính đến nay, toàn bộ 61 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 9 đảng uỷ khối các cơ quan Trung ương đã tổ chức quán triệt xong cho cán bộ chủ chốt và hiện nay đang tổ chức quán triệt đến các đối tượng là cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. 

Đánh giá chung kết quả đạt được 

Theo báo cáo của các địa phương, dư luận chung đánh giá cao chủ trương tổ chức tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh lần này. Ở hầu hết các địa phương, lớp nghiên cứu cho cán bộ chủ chốt được tiến hành nghiêm túc, đúng quy định của TW. Qua việc tổ chức học tập đã tạo ra sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân thông qua việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh. Có thể nói, đây là lần đầu tiên tư tưởng Hồ Chí Minh được toàn Đảng, toàn dân nghiên cứu, học tập với phạm vi, quy mô rộng nhất. Trên thực tế trước đây chúng ta cũng nói nhiều về khái niệm, nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh qua sách báo, trong các văn kiện, tuy nhiên hiểu cụ thể về vấn đề này thì phần lớn còn chưa rõ. Bởi vậy, đợt học tập, nghiên cứu lần này giúp cho người học thấy được đầy đủ cơ sở khoa học, nguồn gốc, quá trình hình thành và vị trí, vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. 10 nội dung được đề cập trong tư tưởng Hồ Chí Minh gắn với quá trình đi tìm đường cứu nước, với 24 năm trên cương vị là người đứng đầu Đảng và Nhà nước, là những quan điểm sâu sắc và toàn diện của Bác về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, đã được thực tiễn cách mạng nước ta kiểm nghiệm. 

Việc nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh còn giúp cho cán bộ, đảng viên củng cố hơn nữa lòng tin vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong bối cảnh thế giới ngày nay, từ những bài học kinh nghiệm của các nước, cũng như vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trước đây và hiện nay đối với cách mạng nước ta, giúp cho cán bộ, đảng viên thêm tin tưởng, tự hào về Đảng kiểu mới của Chủ tịch Hồ Chí Minh, do Chủ tịch Hồ Chí Minh dầy công xây dựng nên. 

Nghiên cứu các nội dung của 10 chuyên đề tư tưởng Hồ Chí Minh giúp cho cán bộ, đảng viên tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới hiện nay. Có thể thấy rằng, các vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam như: giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; về đại đoàn kết toàn dân tộc; về đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh... qua thu hoạch của các lớp, tổng hợp từ báo cáo của các địa phương cho thấy, các quan điểm này có cơ sở khoa học sâu sắc từ việc vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê nin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, sự kế thừa những tinh hoa văn hoá của nhân loại và các giá trị truyền thống quý báu của dân tộc. Những quan điểm đó đã được thực tiễn cách mạng nước ta kiểm nghiệm, và cho đến nay, các chủ trương, đường lối của Đảng vẫn tiếp tục kế thừa và phát triển như một dòng chảy liên tục, đi liền với nó là những thành tựu to lớn, đưa đất nước ta vượt qua khó khăn, thử thách để tiếp tục đi lên. Một số vấn đề hay được mọi người liên hệ như : 

Vấn đề độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, từ tư tưởng Hồ Chí Minh đến thực tiễn cách mạng nước ta được Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng và phát triển, trở thành một trong những bài học quan trọng của cách mạng Việt Nam. Thử hỏi nếu năm 1991 thời điểm có tính chất bước ngoặt, khi mà các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông âu và Liên Xô cũ bị sụp đổ, Đảng ta không kiên định mục tiêu này thì có thành quả của công cuộc đổi mới như ngày hôm nay không? 

Vấn đề sức mạnh của nhân dân và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ giúp cho cán bộ, đảng viên thấy được quan điểm đúng đắn, tầm nhìn xa của Hồ Chí Minh trong việc phát huy sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết toàn dân để giải quyết những vấn đề lịch sử của cách mạng Việt Nam. Qua việc nghiên cứu, đối với những địa phương, cấp uỷ đảng có hiện tượng bè phái, mất đoàn kết có dịp kiểm điểm lại, nhận thức cho đúng; đối với cán bộ, đảng viên nói chung thấy được sự cần thiết, sức mạnh to lớn của nhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân trước kia cũng như hiện nay, trên cơ sở đó liên hệ với sự vận dụng của Đảng ta, đặc biệt qua Nghị quyết TW 7 lần 2 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh... càng được nhân dân tin tưởng hơn. Phương châm “cầu đồng tồn dị”, “ vừa đoàn kêu vừa đấu tranh”, “đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu”, “Chỉ sợ lòng mình không rộng chứ không sợ người ta không theo mình”... hay được mọi người nhắc tới . 

Vấn đề về đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư , từ việc nghiên cứu các quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh cho thấy, đây cũng 1à một nội dung thu hút được sự quan tâm học tập của nhiều người, điều này không chỉ ở tấm gương của Bác - một con người giản dị, một hình ảnh đầy sức thuyết phục trong lòng mỗi người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế về đạo đức cách mạng mà còn có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc cho công cuộc đổi mới hôm nay. Hồ Chí Minh rất quan tâm chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên”, người học liên hệ với thực tiễn buổi đầu cách mạng, những lúc gay go ác liệt, đội ngũ cán bộ được Bác rèn luyện, giáo dục là nòng cốt đưa sự nghiệp cách mạng Việt Nam tiến lên, được nhân dân tin yêu, quý trọng với yêu cầu chặn đứng tình trạng tham nhũng, sự suy thoái về đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên hiện nay. Ngay từ buổi đầu cách mạng, Hồ Chí Minh đã lưu ý phải chống “giặc nội xâm”, “giặc trong lòng” cũng cần kíp như đánh giặc ở ngoài mặt trận; rằng “tham ô, lãng phí, quan liêu dù cố ý hay không cũng là bạn đồng hành của thực dân, phong kiến... tội lỗi ấy cũng nặng như tội của việt gian, mật thám”. 

Vấn đề tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân cũng là chuyên đề được nhiều người quan tâm. Tính thuyết phục trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng một chính Đảng kiểu mới ở nước ta được Bác nêu ra trong quá trình đi tìm đường cứu nước cho đến khi Đảng ta ra đời, được Bác trực tiếp sáng lập, rèn luyện và lớn mạnh như hôm nay. Những luận điểm như: “Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam”; Đảng muốn lãnh đạo cách mạng thành công phải có “lập trường, quan điểm và phương pháp cách mạng đúng đắn”; Đảng Cộng sản Việt Nam phải lấy “chủ nghĩa Mác - Lê nin làm nòng cốt”; 5 nguyên tắc để xây dựng một chính Đảng kiểu mới, để Đảng ta “vừa là đạo đức, vừa là văn minh”. Vận dụng chủ nghĩa Mác - Lê nin phải “nắm tinh thần, quan điểm, phương pháp chứ không giáo điều câu chữ”... Có thể thấy rằng, từ thực tiễn cách mạng nước ta và bài học kinh nghiệm các nước, mọi ý kiến đều khẳng định rằng, ở Việt Nam đến nay không có một tổ chức chính trị nào có thể thay thế vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trên cơ sở đó, càng tin tưởng hơn nữa vào sự lãnh đạo của Đảng, góp phần đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, những phần tử cơ hội cũng như sự chống phá của các thế lực thù địch. 

Tuy còn có những hạn chế, thiếu sót cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện, song có thể khẳng định rằng, đợt nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh lần này thu được kết quả to lớn, đây là đợt sinh hoạt chính trị quan trọng trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân tiếp thu một cách đầy đủ, hệ thống về nguồn gốc, cơ sở hình thành, nội dung, giá trị và vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng nước ta. Trên cơ sở đó nâng cao nhận thức về các giá trị lý luận, thực tiễn của các luận điểm trong tư tưởng Hồ Chí Minh, góp phần làm cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân tin tưởng hơn vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thành công của sự nghiệp đổi mới. 

TS. Phạm Văn Linh
Phó Vụ trưởng Vụ NC, GDLLCT
Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác với cán bộ cấp dưới

(ĐCSVN) - Ngày 23/5/2024, đồng chí Lương Cường đã ký ban hành Quy định 148-QĐ/TW về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Quy định về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

(ĐCSVN) - Ngày 9/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website