Tất cả mọi quyền bính đều thuộc về nhân dân

Nhân dân là quý nhất! 

Đến từ Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư Hoàng Văn Hảo cho rằng: ''Truyền thống chính trị lấy dân làm gốc là nét độc đáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh nhân quyền''. Trong quan niệm của Người, nhân dân là ''những người lao khổ'', là nhân dân lao động, những người sáng tạo ra của cải vật chất và ''trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân''. Giáo sư Hảo khẳng định: ''Người trực tiếp kế thừa và phát triển truyền thống chính trị ''lấy dân làm gốc'' của dân tộc, truyền thống nhân ái và khoan dung. Truyền thống đó hình thành và phát triển trong suốt lịch sử dân tộc từ ''Hội nghị Diên Hồng" đến ''chở thuyền, lật thuyền cũng là dân'' rồi thành nền tảng vững chắc ''lấy dân làm gốc''. Về sau, tư tưởng độc đáo ấy của Người còn được chính Người diễn đạt bằng những câu ca đơn giản, mộc mạc: "Dễ mười lần không dân cũng chịu/Khó trăm lần dân liệu cũng xong''. Với cách tiếp cận tổng thể, toàn diện vấn đề quyền con người, Hồ Chí Minh không chỉ đòi quyền tự do cho cá nhân như thường diễn ra ở nhiều nước phương Tây mà còn đòi quyền cho cả dân tộc, đòi nhân quyền cho cả dân tộc, quyền tự quyết dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc. Và ngay sau khi giành được chính quyền, Bác chỉ đạo chuyển khẩu hiệu chiến lược một cách mau lẹ và tự nhiên là ''chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm''. Và Giáo sư Hảo kết luận ''Với cách tiếp cận nhân quyền này thì chắc chắn nhân quyền gắn liền với phát triển và do đó gắn với hợp tác quốc tế". 

Giải phóng và bình quyền cho phụ nữ 

Tiến sĩ Trần Văn Quảng - Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ (Bộ Tư pháp) thì đi sâu nghiên cứu, phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng nam nữ và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ ngành Tư pháp. Theo ông, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên đã gắn liền cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc với cuộc đấu tranh cho bình đẳng, tự do và phát triển của phụ nữ; đặt vấn đề giải phóng phụ nữ trong mối quan hệ chặt chẽ với sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Về điểm này, Hồ Chí Minh viết: ''Nói phụ nữ là nói phân nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người, nếu không giải phóng phụ nữ thì xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa'' và ''nếu phụ nữ chưa được giải phóng thì xã hội chưa được giải phóng cả''. Tiến sĩ Quảng nhận xét: ''Tư tưởng thực hiện nam nữ bình đẳng của Người xuất phát từ lòng thương và cảm thông sâu sắc với những nỗi thống khổ, thiệt thòi của người phụ nữ Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp và bọn phong kiến tay sai; từ sự nhận thức, đánh giá đúng về vai trò của phụ nữ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất nước''. Với vai trò là người trực tiếp tham gia và các hoạt động xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật, phụ nữ tư pháp vừa là người thụ hưởng quyền bình đẳng do pháp luật quy định vừa là người góp phần quan trọng tạo lập, thực thi và hoàn thiện môi trường pháp luật vì sự bình đẳng, tiến bộ của giới mình. Theo Tiến sĩ Quảng, trong ngành Tư pháp, đội ngũ công chức nữ chiếm 28,8% trong tổng số hơn 23.000 cán bộ, công chức của cơ quan-bộ, các cơ quan thi hành án và các đơn vị tư pháp địa phương; trong đó, tỷ lệ công chức nữ ở cơ quan Bộ chiếm tới 48,9%. Phần lớn công chức nữ của ngành có trình độ từ đại học trở lên, nhiều chị đã có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Hơn một nửa số công chức nữ có độ tuổi dưới 40 và nhiều chị đang giữ các chức vụ lãnh đạo trong các đơn vị và các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ chủ chốt của ngành. 

Nhà nước của dân, do dân, vì dân 

Theo GS.Song Thành - nguyên Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh- thì khái niệm trên được Bác Hồ dùng lần đầu tiên vào đầu năm 1927, thời kỳ ở Quảng Châu, khi Người nói đến ý tưởng của nhà cách mạng Tôn Trung Sơn muốn ''thành lập Trung Quốc một chính phủ của dân, do dân, vì dân''. Khi nói đến luận điểm này, hầu hết các chuyên gia, các nhà khoa học đều tâm đắc với những gì Bác Hồ đã thể hiện trong Hiến pháp 1946: "Tất cả mọi quyền bính đều thuộc về nhân dân", ''Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia do nhân dân phán quyết'' và đặc biệt là ''nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ ''. ''Nhà nước của dân là Nhà nước do dân làm chủ''. Trong Nhà nước dân chủ, dân là chủ còn cán bộ nhà nước, từ chức Chủ tịch nước trở xuống đều là ''công bộc'' của dân" - Người dạy. Thế nào là Nhà nước do dân? GS.Song Thành trả lời: ''Nhà nước ta do dân xây dựng, ủng hộ, đóng thuế cho Nhà nước hoạt động; do dân phê bình, kiểm soát, bãi miễn nếu nó không đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng của dân''. Thế còn Nhà nước vì dân? ''Đó là một Nhà nước không có đặc quyền, đặc lợi, trung thành, tận tụy vì quyền lợi của dân, trong sạch, chí công vô tư. Nói như Hồ Chí Minh, phải thi hành một nền chính trị liêm khiết, kiên quyết đấu tranh vì 3 thứ ''giặc nội xâm'' là tham nhũng, lãng phí, quan liêu'' - GS.Song Thành khẳng định. 

Từ việc nghiên cứu, am hiểu Tư tưởng Hồ Chí Minh, nhiều chuyên gia, nhà khoa học tập trung làm rõ những giá trị tư tưởng của Người tình hình thực tiễn hiện nay. ''Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta là đúng nhưng tại sao mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và nhà nước lại chưa thật bền chặt và đang đứng trước thách thức mới? Ai đã làm mất lòng dân? Chính là những cán bộ có chức, có quyền tha hóa biến chất, mắc vào các vụ tham ô lớn, nêu gương xấu trong dân; sau đó là những cán bộ quan liêu, hách dịch, cửa quyền. Trong thi hành công vụ, thi hành chính sách và pháp luật, những công chức hành chính trực tiếp với dân ở xã, phường, những cán bộ trong các ngành Công an, Hải quan Tư pháp, Địa chính...'' - GS Song Thành nêu vấn đề thực tế. Ông nói: ''Ngay sau khi ta mới có chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết hàng chục bài báo chỉ để nhắc nhở một câu ''Sao cho được lòng dân'', vì mất lòng dân là mất tất cả. Nay ta cũng cần mở lại chiến dịch này, xây dựng lại từ gốc văn hoá cầm quyền, "văn hóa công sở''. Trước thực trạng nền hành chính nhà nước còn những rơi rớt của thời kỳ bao cấp, GS.Song Thành một mặt khẳng định tầm quan trọng của việc cải cách hành chính, cải cách thể chế nhưng mặt khác, ông đặc biệt nhấn mạnh vai trò của con người - tức đội ngũ cán bộ, công chức, những ''công bộc của dân'' . Thể chế chặt chẽ sẽ góp phần ràng buộc con người nhưng có vận hành theo thể chế hay không cũng là do con người. Nếu họ không được giáo dục, đào tạo tốt theo tinh thần Hồ Chí Minh: Cán bộ nhà nước là công bộc của dân, phải có đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, thiếu các gốc đó thì thể chế nào rồi cũng sẽ bị vô hiệu hóa...''. 

Thật vậy, tư tưởng vì con người, nhân dân lao động, lấy nhân dân làm nền tảng của Nhà nước, pháp luật và xã hội của Chủ tịch Hồ Chí Minh càng ngày càng chứng tỏ những giá trị ưu việt, bất biến. Tư tưởng và những lời dạy giản dị mà sâu sắc, nhẹ nhàng mà thấm thía của Người đã và sẽ còn là ngọn đèn soi đường cho mỗi chúng ta... 

Theo Chí Công,Báo Pháp luật Việt Nam ngày 16/05/2005

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác với cán bộ cấp dưới

(ĐCSVN) - Ngày 23/5/2024, đồng chí Lương Cường đã ký ban hành Quy định 148-QĐ/TW về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Quy định về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

(ĐCSVN) - Ngày 9/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website