Thi đua thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân

Sinh thời Bác Hồ rất quan tâm việc xây dựng lực lượng Công an nhân dân (CAND). Mong muốn của Bác là mỗi cán bộ, chiến sĩ không ngừng rèn luyện để xứng đáng với danh hiệu công an của nhân dân. 

Trong khoảng thời gian từ năm 1946 đến 1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có 49 bài viết, bài nói chuyện, thư gửi cán bộ, chiến sĩ công an với tâm huyết là công an làm sao phục vụ đất trước, phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn, rèn luyện, nêu gương sáng và luôn gắn bó máu thịt với nhân dân. Đặc biệt trong thư gửi đồng chí Giám đốc Công an Khu 12 (ngày 11-3-1948), Bác đã nêu lên tư cách người công an cách mệnh là: 

Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính. 

Đối với đồng sự phải thân ái, giúp đỡ. 

Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành. 

Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép. 

Đối với công việc, phải tận tụy. 

Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo. 

Cán bộ, chiến sĩ CAND nhận thức đây là niềm vinh dự rất to lớn đồng thời cũng là nhiệm vụ rất nặng nề mà Bác Hồ đã chỉ ra, mà mỗi cán bộ, chiến sĩ phải luôn luôn phấn đấu thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy, coi đó là mục tiêu và là lẽ sống của mình. Từ đó phong trào học tập, thục hiện theo Sáu điều Bác Hồ dạy đã được khơi dậy trong toàn lực lượng, đặc biệt là Công an Nam Bộ lúc đó dưới sự chỉ đạo của đồng chí Phạm Hùng, Phó Giám đốc Sở - đã tổ chức học tập, quán triệt sâu rộng, đưa phong trào lên đỉnh cao, đem lại tình cảm, niềm tin, sức chiến đấu mới, góp phần vào thắng lợi cuộc kháng chiến. Và cũng từ đó phong trào thi đua học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy trong CAND tiếp tục duy trì và phát triển, trong bất cứ hoàn cảnh nào, điều kiện nào đều được coi là phong trào thi đua cốt lõi, mang tính truyền thống, là sự thể hiện tấm lòng kính yêu, tình cảm sâu sắc của cán bộ chiến sĩ CAND đối với Bác Hồ. Và chính phong trào đã tạo lên động lực to lớn để CAND vượt qua nhiều chặng đường khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, làm nên truyền thống vẻ vang qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. 

Bước vào thời kỳ đất nước hòa bình, thống nhất và nhất là những năm đổi mới, trước yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự - an toàn xã hội đặt ra rất to lớn cũng như nhiệm vụ xây dựng lực lượng CAND đặt ra rất bức thiết của giai đoạn mới, cần thiết phải duy trì và đẩy mạnh hơn nữa phong trào thi đua học tập thực hiện theo Sáu đều Bác Hồ dạy. Đảng ủy Công an T.Ư và lãnh đạo Bộ Công an đã tập trung chỉ đạo đưa phong trào đi vào thường xuyên, nền nếp. Cứ hai năm Bộ tổ chức sơ kết một lần, xét khen thưởng biểu dương những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, và ra chỉ thị mới. Nét nổi bật của phong trào là hành động cách mạng. Thực hiện khẩu hiệu chung của cả nước là ''Sống, chiến đấu lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại'', cán bộ, chiến sĩ CAND càng thấm nhuần sâu sắc hơn về Sáu điều Bác Hồ dạy, và hiểu rằng cần thiết hơn là phải đi vào hành động - nói phải đi đôi với làm. 

Vì vậy ở nhiều đơn vị, địa phương đã dấy lên các phong trào thi đua hành động cách mạng theo Sáu đều Bác Hồ dạy, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Thể hiện trước tiên là thi đua lập công xuất sắc. Trong những thời điểm cuộc đấu tranh bảo vệ ANTT diễn ra quyết liệt thì thi đua lập công xuất sắc càng thể hiện rõ. Những năm gần đây, lực lượng CAND đã chủ động và tích cực đấu tranh làm thất bại âm mưu và hoạt động ''Diễn biến hòa bình'' của các thế lực thù địch, ngăn chặn được các hoạt động lợi dụng vấn đề ''dân chủ'', ''nhân quyền'' để kích động gây rối, gây bạo loạn, góp phần rất quan trọng vào ổn định chính trị, phục vụ công cuộc đổi mới. Đồng thời lực lượng công an cũng ra sức đấu tranh chống tội phạm để giữ vững trật tự xã hội và cuộc sống bình yên của nhân dân. Nổi lên là đấu tranh với các loại tội phạm về kinh tế, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng đã phát hiện và đấu tranh thắng lợi với nhiều vụ tham ô, tiêu cực lớn trong ngành xây dựng dầu khí, ngân hàng, trong các liên doanh, trong hoạt động thương mại..., góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của toàn Đảng, toàn dân chống tệ nạn tham nhũng, tiêu cực. 

Thi đua lập công xuất sắc ở nhiều đơn vị, địa phương còn được thể hiện ở kết quả đấu tranh, khám phá nhiều vụ án buôn bán, vận chuyển ma túy, các tệ nạn xã hội... Đã xuất hiện nhiều tập thể, nhiều cá nhân lập công xuất sắc trong cuộc đấu tranh chống tội phạm, chống địch phá hoại và cả trong công tác, rèn luyện đạo đức tác phong, tận tụy, vượt khó trong cuộc sống, sáng tạo không ngừng nâng cao hiệu suất công tác. Tiêu biểu cho những tập thể và cá nhân đó là hơn 570 tập thể và hơn 280 cá nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND. Hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ, hàng trăm đơn vị được Nhà nước tặng thưởng huân, huy chương, được Bộ Công an, UBND các cấp tặng cờ và bằng khen. Có những tấm gương mãi mãi đi vào lòng dân như Anh hùng liệt sĩ Lê Thanh A (Hải Phòng), Anh hùng liệt sĩ Phạm Văn Cường (Lai Châu) - một trinh sát dũng cám tiến công địch, hy sinh lúc tuổi đời chưa đầy 30; Anh hùng liệt sĩ Phạm Văn Bình cứu hàng chục đồng bào giữa cơn lũ quét, còn anh đã bị lũ cuốn đi mất xác; Anh hùng liệt sĩ Đặng Văn Ngữ (Hà Nội) xông vào trừng trị tội phạm trên đường đi tới trụ sở làm việc... Đó là những tấm gương tiêu biểu, kế tiếp bước chân anh hùng của các thế hệ trước như Võ Thi Sáu, Bùi Thị Cúc, Lê Bình, là biểu hiện rõ nhất về học tập thực hiện theo Sáu điều Bác Hồ dạy. 

Đối chiếu với Sáu đều Bác Hồ dạy, lực lượng CAND nhận rõ trong bước trưởng thành rất đáng tự hào cũng còn những mặt cần phải cố gắng vươn lên hơn nữa; còn những hạn chế, thiếu sót phải khắc phục, sửa chữa. Trong những năm kháng chiến, trước những khó khăn, mỗi lần phát động phong trào thi đua học tập thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy là một lần chỉnh huấn, chỉnh quân. Những năm gần đây, lãnh đạo Bộ Công an thường xuyên chỉ đạo tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị. Lấy sinh hoạt chính trị làm nội dung chính trong phong trào thi đua. Sinh hoạt chính trị là sinh hoạt Đảng, sinh hoạt nội bộ, đề cao việc tự phê bình và phê bình, qua đó mỗi đơn vị, mỗi cá nhân không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị, trau dồi đạo đức phẩm chất, rèn luyện tư cách tác phong để vững vàng trước mọi khó khăn và thử thách.. Qua sinh hoạt chính trị cũng chính để mỗi cá nhân, tập thể, mỗi cấp lãnh đạo thấy được cả hai mặt ưu điểm và khuyết điểm, ưu điểm thì phát huy còn khuyết điểm ra sức khắc phục. Nhất là những vấn đề dư luận xã hội phê phán, những góp ý của nhân dân, những vấn đề báo chí nêu... Bằng những biện pháp cụ thể để xây dựng công an các cấp thật sự trong sạch, vững mạnh. Thực tế các đợt sinh hoạt chính trị vừa qua đã.có tác dụng và hiệu quả. 

Năm 2005 là năm kỷ niệm 60 năm thành lập CAND cũng là năm kỷ niệm 115 năm Ngày sinh của Bác Hồ kính yêu. Thực hiện chỉ đạo của bộ, phong trào thi đua học tập thực hiện theo Sáu đều Bác Hồ dạy trong CAND được đẩy mạnh lên bước mới. Đó vừa là thể hiện tình cảm thiêng liêng của CAND với Bác Hồ, đồng thời cũng chính là để phát huy truyền thống vẻ vang 60 năm qua để CAND tiếp tục phát triển đi lên. Gần sáu tháng qua, lực lượng CAND đã thể hiện được quyết tâm đó, đã bảo vệ tuyệt đối an toàn các hoạt động, các sự kiện chính trị quan trọng và các lễ hội, bảo đảm an ninh - trật tự, không để tình hình phức tạp xảy ra. Nhất là trong dịp đón Tết cổ truyền Ất Dậu và gần đây nhất là các hoạt động chào mừng 30 năm giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, đỉnh cao là cuộc mít-tinh trọng thể và diễu hành tại TP Hồ Chí Minh vào đúng ngày 30-4-2005. Kết quả đó là sự cố gắng rất to lớn của lực lượng CAND các cấp, vừa tiến hành các biện pháp tích cực phòng ngừa vừa chủ động tiến công tội phạm, đẩy mạnh các biện pháp quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội, vận động quần chúng tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc... Những nỗ lực đó đã trực tiếp góp phần làm cho hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn được an toàn, nhân dân cả nước yên tâm, vui mừng trong ngày lễ hội, càng có ý nghĩa lớn khi mà tình hình khu vực và quốc tế đang tiếp tục có nhiều diễn biến đột xuất. Với kết quả đó, sẽ giúp cho lực lượng CAND tiếp tục phát huy, lập nhiều thành tích, chiến công mới. 

Theo Phạm Văn Thạch 

Báo Nhân dân

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website