Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời về nhân sinh quan cách mạng. Điều đó đã được thể hiện và chứng minh qua hành trình đầy gian lao của Người đề tìm đường cứu dân, cứu nước.
Trong tác phẩm “Đường cách mệnh'' (1927) Hồ Chí Minh chỉ rõ: Muốn làm cách mạng thành công, người cách mạng trước hết phải có tư cách cách mạng. Tư cách của người cán bộ cách mạng là sự thống nhất biện chứng 3 mối quan hệ cơ bản nhất của con người: quan hệ với mình, quan hệ với mọi người và quan hệ với công việc Tự mình phải: cần, kiệm, hòa mà không tư, cả quyết sửa chữa lỗi mình, cẩn thận mà không nhút nhát; hay hỏi, nhẫn nại (chịu khó); hay nghiên cứu xem xét, vị công vong tư, không hiếu danh, không kiêu ngạo, nói thì phải làm, giữ chủ nghĩa cho vững, hy sinh, ít lòng tham muốn về vật chất; bí mật. Đối với người phải: với từng người thì khoan thứ, với đoàn thể thì nghiêm, có lòng bày vẽ cho người. Trực mà không táo bạo, hay xem xét người. Làm việc phải: xem xét hoàn cảnh kỹ càng, quyết đoán, dũng cảm, phục tùng đoàn thể. (Tuyển tập HCM - tập l, Đường cách mệnh, trang 23l).
Năm l945, khi đề cập đến công an, Chủ tịch Hô Chí Minh đã xác định công an Việt Nam là công an cách mệnh'', Người xác định nhân sinh quan cách mạng của người công an cách mệnh qua 6 mối quan hệ: Đối với tự mình phải: cần, kiệm, liêm, chính
Đối với đồng sự phải: thân ái giúp đỡ
Đối với Chính phủ phải: tuyệt đối trung thành
Đối với nhân dân phải: kính trọng, lễ phép
Đối với công việc phải tận tụy
Đối với địch phải: cương quyết khôn khéo. Nội dung 6 điều dạy của Bác toát lên nhân sinh quan, lẽ sống của người công an cách mạng. Tư cách người công an cách mạng không chỉ biểu hiện ở cách ăn, ở, cư xử, phẩm chất đạo đức mà bao hàm cả nhân cách, tài năng với những phẩm chất chính trị đặc biệt. Đây là điều kiện cần thiết để người công an cách mạng hoàn thành nhiệm vụ nặng nề nhưng vẻ vang mà Đảng và nhân dân giao phó. Nội dung 6 điều Bác dạy CAND mang tính tư tưởng và tính thực tiễn vô cùng sâu sắc.
Đã là người cách mạng thì phải tự xác định cho mình nhân sinh quan của người cách mạng. Trong đời sống riêng tư, trong cuộc sống với đồng đội, đồng sự, trong giao tiếp với nhân dân, trong trách nhiệm đối với cấp trên cao nhất, dù có sự kiểm tra, kiểm soát hay không của cấp trên, đều tỏ ra hết lòng, hết sức với trách nhiệm, không nề gian khổ, không ngại hy sinh, để thực thi nhiệm vụ thì phải thường xuyên đấu tranh với kẻ địch, nên phải có lập trường và phương pháp đúng đắn mới mong giành được thắng lợi.
Nội dung 6 điều dạy của Bác Hồ chứa đựng cả nhân cách nghề nghiệp, tài năng, đức độ, trình độ nghiệp vụ chuyên môn. Nhân sinh quan của người công an cách mạng là nêu cao ý thức toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân. CAND phải thực sự là của dân, do dân và vì dân. CAND phải làm cho dân yêu, dân tin, dân phục để nhân dân giúp đỡ công an hoàn thành nhiệm vụ. Người công an cách mạng phải thường trực ý chí tiên công cách mạng, kiên quyết và khôn khéo đánh thắng địch trong mọi tình huống.
Phẩm chất chính trị đặc biệt trong nhân cách nghề nghiệp của người công an cách mạng là tuyệt đối trung thành với Đảng, với chế độ XHCN.Người công an cách mạng cần phải có phân chất chính trị cao, lập trường giai cấp vững vàng, một lòng tận trung với Đảng, tận hiếu với dân, quyết tâm phấn đấu, sẵn sàng hy sinh vì nền độc lập, tự do và CNXH, như lời cố Tổng Bí thư Lê Duẩn: “Công an chỉ biết còn Đảng thì còn mình''.
6 điều Bác dạy đã phác thảo rõ nét chân dung người công an cách mạng. Nó mở ra phương hướng đúng đắn cho công tác xây dựng lực lượng công an nhân dân trong sạch, vững mạnh, nhất là trong tình hình hiện nay.
Theo Vũ Lâm
Báo Cà Mau