1. Ý thức sâu sắc vai trò quan trọng đặc biệt của dân chủ trong sự nghiệp kiến thiết chế độ mới XHCN ở Việt Nam Hồ Chí Minh đã xác định phải thực hành dân chủ: đảm bảo cho nhân dân có quyền làm chủ, thực sự là người chủ, tham gia trực tiếp vào các công việc quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế và xã hội. Người còn nhấn mạnh: nhân dân đã có quyền làm chủ thì đồng thời cũng phải thực hiện nghĩa vụ của người chủ.
Quyền được đảm bảo bởi lợi ích và gắn liền với nghĩa vụ, bổn phận, trách nhiệm. Dân chủ gắn liền với pháp luật, kỷ luật, kỷ cương xã hội. Theo đó, dân chủ hóa đồng thời là pháp chế hóa xã hội, càng mở rộng và phát huy dân chủ bao nhiêu càng phải củng cố hiệu lực của tập trung, sức mạnh của pháp luật, kỷ luật bấy nhiêu. Những nhân tố này chế ước, chi phối lẫn nhau, đảm bảo cho dân chủ phát triển một cách lành mạnh, không bị biến dạng, lệch lạc thành những phản dân chủ với những biểu hiện như vi phạm dân chủ, dân chủ hình thức hay thói tự do vô chính phủ, coi thường pháp luật kỷ cương. Nó cũng đồng thời đảm bảo cho chế độ (hay nguyên tắc) tập trung dân chủ trong Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị của hệ thống chính trị có sức mạnh của tổ chức và hoạt động, không bị biến dạng thành tập trung quan liêu, tính cát cứ cục bộ, phường hội.
Như vậy, chỉ có dân chủ gắn liền với tập trung thành nguyên tắc tập trung dân chủ, được xây dựng thành những thể chế có tính pháp lý, có cơ sở xã hội của sự thống nhất, đồng thuận, tự giác trong cộng đồng thì mới đảm bảo được an ninh trật tự, giữ vững ổn định, làm cơ sở cho sự phát triển xã hội.
Đó là thực hiện đúng đắn sự ủy quyền của nhân dân vào Nhà nước. Dân chủ thực chất là dân ủy quyền cho Nhà nước để Nhà nước dựa trên đó mà điều hành, quản lý xã hội để thực hiện quyền lực nhân dân - một quyền lực tối cao, thống nhất không phân chia, để thực hiện chức năng công quyền của Nhà nước được hiến định và pháp định, nhằm phục vụ dân, bảo vệ dân, phát huy sức mạnh của toàn dân. Phát triển không ngừng sức dân, tức là phát triển năng lực của toàn xã hội, thực hiện tốt nhất quyền và lợi ích của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Những kiến giải trên cho thấy, một nền dân chủ kiểu mới, mang tính chất XHCN, tính chất giai cấp công nhân, thống nhất hữu cơ mật thiết với tính nhân dân và tính xã hội. Trong đó nhân dân lao động mà nòng cốt là liên minh giũa công nhân - nông dân - trí thức phải là chủ thể xã hội của chế độ dân chủ, đồng thời cũng là chủ thể của chế độ nhà nước. Một trong những đặc điểm đặc sắc trong tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh chính là khẳng định vai trò chủ thể, đia vi người chủ của nhân dân lao động. Người đã từng nói: nước ta là nước dân chủ. Trong chế độ dân chủ, địa vị cao nhất là dân. Nhà nước, Chính phủ và mọi cán bộ công chức, từ Chủ tịch đến nhân viên phục vụ đều là đầy tớ, công bộc của dân, phải hết lòng, hết sức, tận tâm tận lục phục vụ dân chúng. Đó là trách nhiệm nặng nề mà cũng rất vẻ vang do dân ủy thác. Người nhấn mạnh: Trong quan hệ với dân chúng ta phải luôn luôn ghi nhớ và thực hiện nghĩa vụ, bổn phận đó. Trong mỗi việc lớn, nhỏ hàng ngày, khi thi hành công vụ, mỗi người chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng “dân chủ” chứ không phải là “quan chủ”, làm cách mạng để phục vụ nhân dân chứ không phải lên mặt “quan cách mạng” để đè đầu, cưỡi cổ nhân dân. Phải luôn luôn gần gũi dân, học dân, hỏi dân, hiểu dân, vận động, tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục dân. Có như thế mới xứng đáng là người đầy tớ tận tụy, trung thành của nhân dân.
2. Quan niệm “dân là chủ và dân làm chủ” vừa khẳng định vị thế người chủ, vừa nhấn mạnh tới năng lực, hành động làm chủ của dân. Trong những luận điểm của các nhà kinh điển mác xít có ý nghĩa như những định nghĩa khoa học về dân chủ thì luận điểm nêu trên trong quan niệm của Hồ Chí Minh có thể nói là luận điểm tiêu biểu, điển hình nhất.
Luận điểm này thể hiện được bản chất, cốt lõi của dân chủ. Đó là dân ở địa vị người chủ chứ không phải nô lệ. Dân chủ là thành quả của cuộc đấu tranh giải phóng, làm cho nhân dân thoát khỏi tình trạng bị bóc lột, áp bức và nô dịch. Muốn có dân chủ thì nhân dân phải được tự do, tự mình tranh đấu để giành tự do, tự mình phải làm chủ, tự quyết định lấy vận mệnh của mình. Do đó, trong quá trình tìm đường cứu nước, giải phóng cho nhân dân Việt Nam, Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng tới đấu tranh giải phóng dan tộc, giành lấy độc lập dân tộc, giác ngộ cho dân chúng hiểu rõ “đem sức ta mà giải phóng cho ta”. Theo Hồ Chí Minh không thể thực hiện được dân chủ cho dân khi nước nhà còn trong cảnh nô lệ, mất độc lập chủ quyền. Đánh đuổi đế quốc thực dân xâm lược, xóa bỏ ách bóc lột, áp bức của tư bản và phong kiến, nhân dân phải nắm lấy mọi quyền bính trong tay mình, dựng lên một chính quyền nhà nước thực sự là của mình, đó là những tiền đề chính trị đầu tiên của tự do dân chủ. Dân chủ, tự nó bao hàm vấn đề thể chế Nhà nước, quan hệ qua lại giữa Nhà nước và công dân, được đảm bảo bởi luật pháp. Do đó, dân chủ được hình thành trước hết là vấn đề của chính trị và có tính pháp lý. Quan niệm dân chủ của Hồ Chí Minh thống nhất từ bản chất với quan niệm dân chủ của chủ nghĩa Mác - Lê nin.
Theo Hồ Chí Minh, muốn xây dựng xã hội hiện đại, muốn có dân chủ phải cải tạo xã hội cũ, xóa bỏ triệt để những tàn dư của chế độ phong kiến lỗi thời và cả những mặt tiêu cực, phản động của chế độ TBCN, xây dựng những thể chế đần chủ và những thiết chế xã hội, thực hiện trên thực tế “quyền lực của dân” - tức dân chủ XHCN.
Ngay từ năm 1919, trong bản yêu sách gồm 8 điểm đòi quyền tự đo dân chủ cho các dân tộc thuộc địa ở Đông Dương gửi tới Hội nghị Vécxây, Nguyễn Ái Quốc đã đòi thay thế chế độ ra sắc lệnh bằng việc ban hành các đạo luật. Đây là nền móng đầu tiên về tư tưởng nhà nước pháp quyền của Nguyễn Ái Quốc.
Sau này trong diễn ca về lịch sử, Người còn ghi rõ:
“Bảy xin Hiến pháp ban hành,
Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”
Cho đến nay, Hiến pháp 1946 do Người trực tiếp chỉ đạo biên soạn đặt nền móng cho chế độ dân chủ cộng hòa, vẫn là một mẫu mực của Hiến pháp dân chủ. Bản Hiến pháp sửa đổi năm 1959 với những dấu ấn trực tiếp của Người cũng vậy. Nó nhất quán với tư tưởng dân chủ. tôn trọng và bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân mà hồ Chí Minh đã nêu ra. Quan điểm dân chủ của Hồ Chí Minh còn thấm nhuần sâu sắc tính hiện thực, tính thực tiễn khi Người nhấn mạnh tới nội dung kinh tế - vật chất của dân chủ. Đó là vấn đề đảm bảo lợi ích thiết thân, hàng ngày cho dân chúng theo phương thức công bằng, bình đẳng. Người nói: dân chỉ biết đến dân chủ tự do khi mà dân được ăn no, mặc ấm. Người nhấn mạnh tới trách nhiệm của Nhà nước, phải làm sao cho dân có ăn, có mặc, có nhà ở, được học hành, được tự do đi lại, được chăm sóc sức khỏe và có đời sống hạnh phúc. Người coi đó là những việc cần kíp, cần làm ngay và làm thường xuyên. Nhà nước của dân, do dân, vì dân thì phải chăm lo cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Theo Hồ Chí Minh, nhà nước được độc lập tự do, mà dân chúng vẫn đói khổ nghèo nàn, lạc hậu thì tự do, độc lập ấy cũng chẳng làm gì. Điều đó có nghĩa là, Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng tới quyền dân chủ trong thực tế được đo bằng quyền lợi thực sự của dân, chứ không phải chỉ là quyền trên danh nghĩa và pháp lý.
Nếu dân chủ thể hiện ở quan hệ giữa công dân với Nhà nước về quyền và nghĩa vụ, thì việc đảm bảo thực hiện những quyền của công dân đó là nghĩa vụ, trách nhiệm của Nhà nước. Mặt khác, quyền quản lý của Nhà nước do dân chúng ủy quyền lại được đảm bảo thực hiện bởi nhân dân, nhân dân tự nguyện, tự giác thi hành nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước do chính mình là chủ và làm chủ. Vì thế, Hồ Chí Minh nhấn mạnh, nhân dân đã có quyền làm chủ thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ của người chủ. Những quyền và nghĩa vụ đó được thể hiện trong nội dung của dân chủ, từ dân chủ trong kinh tế đến dân chủ trong chính trị, dân chủ trong văn hóa tinh thần, trong quản lý xã hội.
Đó là bốn lĩnh vực ngang nhau của đời sống, không được xem nhẹ một lĩnh vực nào mà hạt nhân của dân chủ, đó là lợi ích và quan hệ lợi ích. Mục đích sâu xa của dân chủ không có gì khác là phục vụ dân, bảo vệ dân, phát triển sức dân, làm cho dân có quyền và được hưởng quyền hạnh phúc. Mục đích ấy được thực hiện bởi hoạt động sáng tạo và có tổ chức của chính nhân dân, thông qua các thể chế, luật pháp của Nhà nước hướng dẫn, quy định, điều chỉnh và điều tiết
3. Thực hiện dân chủ trong điều kiện có Nhà nước luôn luôn đồng hành với cuộc đấu tranh chống quan liêu, lãng phí, tham ô, tham nhũng. Thực hiện dân chủ không tách rời việc xây dựng, hoàn chỉnh luật pháp, giáo dục thực thi pháp luật, xét xử nghiêm minh những hành vi phạm tội. Sống theo luật, làm theo luật, xử theo luật là đòi hỏi của cuộc sống văn minh, là yêu cầu tất yếu của dân chủ. Luật pháp được coi là nhân tố đảm bảo của dân chủ, là giới hạn, hành lang vận động của đần chủ. Dĩ nhiên, luật pháp dù hoàn hảo đến đâu cũng không đủ để giải quyết mọi tình huống của cuộc sống. Cùng với pháp luật, phải tăng cường đạo đức, văn hóa đạo đức, kết hợp pháp trị với đức trị trong quản lý.
Để thực hiện dân chủ, phát huy quyền làm chủ của dân phải chú ý đảm bảo các điều kiện: dân sinh, dân trí, dân quyền để tiến tới dân chủ, để từng bước xây dựng văn hóa dân chủ, từ văn hóa công dân, văn hóa lao động đến văn hóa pháp lý, văn hóa đạo đức của cá nhân, gia đình, cộng đồng, xã hội. Kết hợp cả hai phương thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp, mở rộng các hoạt động tự quản và nâng cao năng lực tự quản cộng đồng của nhân dân. Để xây dựng nền dân chủ ở nước ta, cần phải thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, áp dụng các giải pháp mà nổi bật là: Phát triển sản xuất và kinh tế xây dựng thể chế pháp luật, các quy chế, cơ chế có tính pháp lý giáo dục ý thức chính trị, ý thức pháp luật và đạo đúc, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức theo đúng yêu cầu của Nhà nước pháp quyền; hoàn thiện các kỹ năng, phương Pháp quản lý, kiểm tra, kiểm soát dựa vào luật nước và năng lực của dân. Đây là cả một quá trình lâu dài, vừa xây dựng dân chủ, vừa chống quan liêu, tham nhũng. Đó là những điểm căn bản nhất về lý luận dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Người đã thâu tóm lý luận ấy trong phần mở đầu tác phẩm ''Dân vận » (1949): Bao nhiêu lợi ích đều là của dân. Bao nhiêu quyền hạn cũng thuộc về dân, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Chính quyền từ xã đến Trung ương do dân tổ chức nên, đoàn thể từ Trung ương đến xã cũng do dân xây dựng. Người còn chỉ rõ: Dân chủ thì mọi người có quyền tự do tư tưởng thảo luận, tranh luận cùng nhau tìm tòi chân lý. Khi chân lý đã tìm thấy, thì quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý. Hồ Chí Minh nhìn nhận dân chủ không chỉ là phương thức tổ chức đời sống và quản lý xã hội văn minh, mà còn là giá trị văn hóa. Chính vì lẽ đó, dân chủ không dừng lại ở tính pháp lý mà còn thấm nhuần tính nhân văn sâu sắc. Điều đó được thể hiện nổi bật ở những luận điểm của Hồ Chí Minh về dân chủ mà tính hiện đại, sức sống, ý nghĩa của nó sẽ còn mãi: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”. Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân”. Thực hành dân chủ rộng rãi là chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi khó khăn. Trong Đảng phải thực hành dân chủ, chấp hành dân chủ tập trung, gương mẫu đoàn kết gương mẫu thi hành pháp luật để làm gương cho dân chúng noi theo, để tiến bộ và phát triển.
Theo TS Đặng Thị Nhiệt Thu, tạp chí Lịch sử Đảng tháng 3/2005