Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự tự phê bình và phê bình công khai trên báo chí

TS. Nguyễn Văn Dũng
Phó trưởng khoa Báo chí, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Chính trị quốc gia HCM

Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho các thế hệ người Việt Nam nhiều di sản quý báu. Mỗi người dân Việt Nam đều gọi Hồ Chí Minh bằng tên gọi thân thiết, gần gũi với lòng biết ơn và kính trọng: Bác Hồ. 

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh và qua hoạt động của Người, báo chí cách mạng có một vị thế xã hội rất quan trọng. Trong đó, cán bộ báo chí giữ vai trò quyết định. Nhưng khi nói đến cán bộ báo chí cũng đồng thời Bác Hồ nói tới đạo đức của người làm báo. Đó là nền tảng của các phẩm chất nghề nghiệp báo chí. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt vấn đề rằng, báo chí không chỉ "để tuyên truyền giải thích đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ", mà còn là vũ khí tự phê bình và phê bình rất lợi hại. Bác Hồ kính yêu của chúng ta không chỉ là nhà chính trị, vị lãnh tụ thiên tài của Đảng Cộng sản và dân tộc Việt Nam, không chỉ là nhà văn hóa kiệt xuất của thế kỷ 20, mà trước hết, Người là một nhà báo đích thực, vĩ đại. Trong một chuỗi hoạt động cách mạng bôn ba, nghề nghiệp Bác Hồ khai, rất đơn giản: làm báo. Trong tư tưởng của Người, làm báo đồng nghĩa với làm cách mạng. Do miệt mài học tập từ những bước đi đầu tiên, tập viết những dòng tin cho đến khi rất thành thạo và tinh tường trong "công nghệ viết báo", cho nên Hồ Chí Minh để lại một di sản về "cách viết". Đó là phong cách báo chí Hồ Chí Minh. 

Năm 1951, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đang ở giai đoạn khó khăn ác liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài "Tự phê bình" (báo Nhân Dân ngày 20-5-1951). 

Bác Hồ viết: 

"Dao có mài, mới sắc. 
Vàng có thui, mới trong. 
Nước có lọc, mới sạch. 
Người có tự phê bình, mới tiến bộ. 
Đảng cũng thế".
 

Cách ví von giản dị, lô-gích hiển nhiên đã biểu hiện tính khách quan, cần thiết của việc tự phê bình. Đó là điều mà "Ai cũng cần tắm rửa cho mình mẩy sạch sẽ. Thì ai cũng cần tự phê bình cho tư tưởng và hành động được đúng đắn". 

Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu vấn đề và chính Bác tự giải đáp: "Tự phê bình là gì? Là thật thà nhận, công khai nhận trước mặt mọi người những khuyết đểm của mình để tìm cách sửa chữa". Theo Bác Hồ, "Điều đó nói thì dễ, nhưng làm thì khó. Khó là vì người ta hay có lòng tự ái. Thừa nhận cái sai cái dốt, cái kém của mình, thì sợ mất thể diện, mất uy tín, mất địa vị". 

Tự phê bình chính là cuộc cách mạng diễn ra ngay trong mỗi con người chúng ta, là đấu tranh với chính bản thân mình. Nhưng phải làm việc đó trước mặt tập thể, trước mọi người để mọi người cùng học tập, cùng rút kinh nghiệm. Bởi vì "Thật thà tự phê bình chẳng những giúp cho mình sửa chữa, giúp cho mình tiến bộ mà còn giúp cho người khác biết để mà tránh". Hồ Chí Minh chống thói qua loa đại khái, hình thức trong tự phê bình, chỉ chỉ trích người khác, còn ai nêu khuyết đểm của mình đã không cám ơn lại còn khó chịu, trù dập. 

Trong bài "Đạo đức cách mạng" đăng trên tạp chí Học tập, số 12 năm 1958, Hồ Chí Minh nhấn mạnh "Chủ nghĩa cá nhân là một trở ngại lớn cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cho nên thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân". Vì "chủ nghĩa cá nhân đẻ ra lắm thứ bệnh nguy hiểm: quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan, tham ô, lãng phí..." Tư tường Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê bình đã thể hiện thành một trong những phương châm xây dựng Đảng. Nhưng không chỉ trong sinh hoạt đảng, mà Hồ Chí Minh luôn đặt vấn đề tự phê bình và phê bình công khai trên báo chí. 

Nếu như tự phê bình và phê bình trong nội bộ không có mấy ý kiến phải bàn luận, vì nó như cơm ăn, nước uống, như "rửa mặt hằng ngày" thì vấn đề tự phê bình và phê bình công khai trên báo chí lại lắm ý kiến. Có người cho ràng phê bình công khai là vạch áo cho người xem lưng, là cho kẻ thù lợi dụng. Hồ Chí Minh cũng đã kiên quyết chống lại những biểu hiện tư tường trên đây. Trong tư tưởng của Người, phê bình công khai là "thuốc đắng dã tật", có những cán bộ tưởng rằng: Nếu công khai phê bình những khuyết đểm của mình thì sẽ có hại vì: 

- Kẻ địch sẽ lợi dụng để phản tuyên truyền. 

- Giảm bớt uy tín của đoàn thể và chính quyền. 

- Làm mất thể diện của cán bộ đã phạm khuyết đểm ấy. 

- Chỉ phê bình qua loa ở nội bộ là đủ rồi. 

Thế là tưởng lầm, thế là ốm mà sợ thuốc... một khi đã phạm đến khuyết đểm, thì dù mình muốn bưng bít người ta cũng biết. Phải nhớ câu tục ngữ "sừng có vạch, vách có tai"... Cán bộ nào không dám công khai thừa nhận khuyết đểm của mình, e sợ lời phê bình của đồng sự và của nhân dân... thì người đó không xứng đáng là cán bộ, việc phê bình phải từ trên xuống và từ dưới lên. 

Phê bình công khai có làm "suy giảm bớt uy tín của đoàn thể và chính quyền" không? chắc chắn là có. Nhưng có "giảm bớt" này là tạm thời để rồi uy tín lại tăng lên, nếu biết thật thà tự phê bình. Còn nếu sợ mà không phê bình thì như Hồ Chí Minh nói "Người ốm giấu bệnh". Mặt khác, trong tư tưởng của Bác, tự phê bình và phê bình là việc làm như cơm "ăn cho khỏi đói", như "rửa mặt cho khỏi bẩn". Đó là công việc hàng ngày, hiển nhiên cần thiết, tất yếu như vòng tuần hoàn chu chuyển trong cơ thể con người ta. 

Tuy nhiên, tự phê bình và phê bình công khai trên báo chí cũng còn phải chống một khuynh hướng nữa. Đó là khuynh hướng "đao to búa lớn", có bé xé ra to, hoặc lợi dụng tự phê bình và phê bình để hạ bệ nhau, mạt sát nhau. Đó là kiểu phê bình như Bác Hồ viết, là "không nghiêm chỉnh", không có tinh thần "phụ trách", không phải "trị bệnh cứu người". Trong kinh tế thị trường, những biểu hiện phức tạp của phê bình công khai còn nguy hiểm hơn. Đó là có lúc, có nơi, do sự chi phối của sức mạnh đồng tiền hay vì động cơ cá nhân mà đổi trắng thay đen, uốn cong ngòi bút và thậm chí có biểu hiện "đâm thuê chém mướn". Những biểu hiện này tuy rất ít nhưng gây tác hại nghiêm trọng đến uy tín của báo giới. 

Hồ Chí Minh không chỉ đưa ra các yêu cầu cần thiết có tính nguyên tắc cho yiệc tự phê bình và phê bình công khai trên báo chí, mà còn rất quan tâm hiệu quả, cách thức giải quyết các vụ việc do báo chí nêu ra. Khi báo chí nêu ra các vụ việc, Bác yêu cầu xử lý ngay, không đánh trống bỏ dùi hoặc theo kiểu "sống chết mặc bây". Có lần, "đọc tờ báo Vùng mỏ của tỉnh Quảng Ninh, có đăng bài phê phán một cán bộ xã 27 tuổi bắt mọi người gọi bằng ông. Có một cụ già 60 tuối có lần quên không gọi ông Chủ tịch xã bằng ông, đã bị khép vào tội: coi thường chính quyền, bị viết kiểm đểm, đưa đi dân công". Đọc bài báo, Bác Hồ đánh dấu nhiều chỗ... rồi giao cho văn phòng và yêu cầu kiểm tra, xử lý ngay. 

Nếu tư tưởng và phong cách này của Hồ Chí Minh được phát huy thì hiệu quả tác động báo chí sẽ rất lớn, các hiện tượng tiêu cực sẽ hạn chế, giảm bớt rất nhiều. 

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, tự phê bình và phê bình không chỉ nêu và phân tích khuyết đểm, thiếu sót mà còn một mặt khác, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đó là biểu dương người tốt, việc tốt. Đây là mặt cơ bản, là xu thế chủ yếu trong tự phê bình và phê bình. Bởi theo Bác, "Lấy gương tốt trong quần chúng nhân dân và cán bộ, đảng viên giáo dục lẫn nhau là một phương pháp lấy quần chúng giáo dục quần chúng rất sinh động và có sức thuyết phục rất lớn. Đó cũng là một cách thực hành đường lối quần chúng trong công tác giáo dục". Trong bài nói chuyện tại Đại hội lần thứ ba của Hội nhà báo Việt Nam, Bác Hồ không chỉ nêu ra các quan đểm, tư tưởng mà với tư cách là đồng nghiệp, "một đồng chí có ít nhiều kinh nghiệm về báo chí", Bác Hồ đã "xung phong phê bình các báo": 

"- Bài báo thường dài quá, dây cà ra dây muống". 

"- Thường nói một chiều và đôi khi thổi phồng các thành tích, mà ít hoặc không nói đúng mức đến khó khăn và khuyết đểm của ta". 

"- Đưa tin tức hấp tấp, nhiều khi thiếu thận trọng..." 

"- Khuyết đểm nặng nhất là dùng chữ nước ngoài quá nhiều và nhiều khi dùng không đúng". 

Những ý kiến phê bình của Bác Hồ thật chí lý, cho đến nay vẫn có ý nghĩa sống động, cấp thiết. Bởi vì không chỉ báo chí phê bình các hoạt động mà phê bình ngay chính bản thân báo chí. "Nói một chiều và đôi khi thổi phồng", "đưa tin hấp tấp, nhiều khi thiếu thận trọng..." trên báo hiện nay có cả. Ngay trong khi công cuộc kháng chiến đang gay go, Bác Hồ vẫn không sợ nói khuyết điểm và khó khăn của ta, miễn là nói đúng mức, đúng thực tế và đặc biệt là bệnh "dùng chữ nước ngoài", cho báo mình có vẻ sang trọng. Không chỉ trên báo chí mà trong xã hội, nhan nhản trên các đường phố, từ tên cơ quan, xí nghiệp đến các tổ chức - dịch vụ đâu đâu cũng chữ nước ngoài, lại còn viết tắt, dân không hiểu được là gì. Đó là căn bệnh sính ngoại, và trưởng giả học làm sang. Thậm chí có người đang nói cho người Việt nghe, chốc chốc lại "đá" vài từ nước ngoài ra cho oai, như kiểu tiếng Việt không có đủ từ để nói. 

Thời gian cứ trôi qua trôi qua..., nhưng những tư tưởng của Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê bình công khai trên báo chí đang ngày một tỏa sáng. Việc nghiên cứu một cách có chiều sâu, hệ thống, đặc biệt là việc quán triệt những tư tưởng của Người vào mọi hoạt động đang là đòi hỏi bức xúc, sống động của toàn Đảng, toàn dân Việt Nam chúng ta trong sự nghiệp đổi mới vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh theo định hướng XHCN.

Báo Nhân dân, ngày 12-6-2000

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5

(ĐCSVN) - Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; vi phạm quy định về khai thác thủy sản trong khu vực cấm bị phạt tới 90 triệu đồng;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

(ĐCSVN) - Đồng chí Trương Thị Mai vừa ký Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website